Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6


Những câu hỏi liên quan
BM
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
PH
10 tháng 5 2019 lúc 17:15
Thời gian Liên Xô Các nước Đông Âu
1945-1950

- Liên Xô tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

- 8/1/1949: Hội đồng tương trợ kinh tế được thành lập nhằm tăng cường sự hợp tác giữa các nước Xã hội chủ nghĩa.

- Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu tiến hành cải cách ruộng đất, ban hành các quyền tự do dân chủ, vai trò lãnh đạo của các Đảng Cộng sản ngày càng được khẳng định.
1950 - 1970

- Thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.

+ Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 thế giới.

+ Sản xuất nông nghiệp đạt được nhiều thành tựu.

+ Khoa học kỹ thuật: đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc.

+ Trình độ học vấn của người dân tăng cao.

+ Tiếp tục giúp đỡ các nước Xã hội chủ nghĩa.

- Thực hiện nhiều kế hoạch 5 năm.

- Từ những nước nghèo trở thành các quốc gia công - nông nghiệp.

Những năm 70 đến năm 1991

+ 1973: Khủng hoảng dầu mỏ ở Liên Xô.

+ Nền kinh tế Liên Xô dần bộc lộ dấu hiệu suy thoái.

+ 3/1985: M. Goócbachốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và nhà nước Liên Xô, tiến hành công cuộc cải tổ đất nước.

+ 1991: Sau 6 năm tiến hành cải tổ, Liên Xô lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện.

+ 8/1991: Chính biến nhằm lật đổ Goócbachốp diễn ra nhưng thất bại. Sau đó, Goócbachốp tuyên bố từ chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô.

+ 21/12/1991: Hiệp định thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập được ký kết. Nhà nước Liên bang Xô viết tan rã.

+ 25/12/1991: Đánh dấu sự chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại.

+ Cuộc khủng hoảng dầu mỏ ở Liên Xô tác động mạnh tới các nước Đông Âu.

+ Nền kinh tế Đông Âu lâm vào tình trạng trì trệ.

+ Ban lãnh đạo các nước Đông Âu lần lượt từ bỏ quyền lãnh đạo của Đảng.

+ Nước Đức được thống nhất(Cộng hòa Dân chủ Đức và Cộng hòa Liên bang Đức).

Bình luận (0)
SK
Xem chi tiết
VT
8 tháng 4 2017 lúc 10:03

Thời gian

Sự kiện

Kết quả

Tháng 3 - 1985

Goocbachop lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô, tiến hành công cuộc cải tổ đất nước

Sau 6 năm cải tổ, do phạm nhiều sai lầm nên Liên Xô lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện cả về kinh tế, chính trị và xã hội

Tháng 8 - 1991

Một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước tiến hành đảo chính Goocbachop

Cuộc đảo chính thất bại. Goocbachop từ chức Tổng Bí thư, giải tán Ủy ban Trung ương Đảng, đình chỉ hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô. Chính phủ Liên bang hầu như bị tê liệt

21 – 12 - 1991

Những người lãnh đạo 11 nước Cộng hòa kí hiệp định thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG)

Nhà nước Liên bang Cộng hòa XHCN Xô viết tan rã

25 – 12 - 1991

Goocbachop tuyên bố từ chức Tổng thống lá cờ búa liềm trên nóc điện Kremli bị hạ xuống

Đánh dấu sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại

Bình luận (5)
YL
8 tháng 10 2017 lúc 16:28
Ngày 4- 11/2/1945 diễn ra hội nghị Ianta với ba cường quốc Mĩ, Anh và Liên Xô. 1945- 1950: Liên Xô tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai. 1944 – 1945: Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu. Năm 1950: Tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước Đông Âu. Năm 1973: Liên Xô rơi vào cuộc khủng hoảng dầu mỏ nghiêm trọng. Tháng 3/1985: M.Goocbachop lên nắm quyền lãnh đạo nhà nước Liên Xô, đưa ra đường lối cải tổ. Tháng 12/1985: Cuộc cải tổ về kinh tế thất bại. Ngày 19/8/1991: Đảo chính M.Goocbachop thất bại Ngày 29/8/1991: Đảng Cộng Sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động. Ngày 25/12/1991: chế độ XHXN ở Liên Xô sụp đổ cùng với sự tan rã của Liên Bang Cộng hòa XHCN Xô viết. Năm 1980, các nước Đông Âu rơi vào suy thoái trầm trọng Ngày 28/6/1991: Hội đồng tương trợ Kinh tế tuyên bố giải thể. Ngày 1/7/1991: Tổ chức hiệp ước Vácsava chấm dứt hoạt động.
Bình luận (0)
HT
Xem chi tiết
HC
29 tháng 2 2016 lúc 13:30

-Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1950

Sau chiến tranh Tây Âu bị chiến tranh tàn phá nặng nề nhiều thành phố, nhà máy, khu công nghiệp đường giao thông bị tàn phá.

Về kinh tế : đến năm 1950, nền kinh tế đã được phục hồi, đạt mức trước chiến tranh, trong đó viện trợ Mĩ (kế hoạch Macsan) đóng vai trò quan trọng.

Về đ ối ngoại:

 Nhiều nước Tây Âu tham gia Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ cầm đầu.

Nhiều nước trở lại xâm lược thuộc địa cũ (Pháp quay lại xâm lược Đông Dương)

-Tây Âu từ năm 1950 đến năm 1973

Về kinh tế : nền kinh tế các nước Tây Âu có sự phát triển nhanh (Đức thư 3, Anh thứ 4, Phap thứ 5 TG) Tây Âu trở thành một TRONG 3 trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.

Về đối ngoại: các nước Tây Âu vẫn liên minh chặt chẽ với Mĩ, đồng thời đa dạng hoá quan hệ ngoại giao. Nhiều nước đã dần thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ như Pháp, Thuỵ Điển, Phần Lan.

-Tây Âu từ năm 1973 đến năm 1991

 Về kinh tế : do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng 1973, Tây Âu đã diễn ra  sự xen kẽ tăng trưởng và suy thoái, khủng hoảng và ngày càng vấp phải sự cạnh tranh của Mĩ, Nhật Bản và các nước công nghiệp mới.

       Về đối ngoại: Tây Âu ngả dần theo xu thế hòa hoãn như Hiệp định 11-1972 giữa hai Nhà nước Tây Đức và Đông Đức, Định ước Henxinki về an ninh và hợp tác châu Âu (1975), tháng 11-989, bức tường Béclin bị phá bỏ, sau đó nước Đức tái thống nhất (10-1990).

     - Tây Âu từ sau 1991 đến năm 2000

        Về kinh tế : Bước vào đầu thập kỉ 90, nền kinh tế nhiều nước Tây Âu đã trải qua một đợt suy thoái ngắn, từ khoảng năm 1994 trở đi, kinh tế Tây Âu có sự phục hồi và phát triển. Tây Âu vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới, chiếm 1/3 tổng sản phẩm công nghiệp thế giới (giữa thập kỉ 90)

        Về đối ngoại : Chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu có điều chỉnh quan trọng, chú ý đến cả với các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ Latinh cũng như với các nước Đông Âu và SNG.

 

Bình luận (0)
TM
Xem chi tiết
TS
25 tháng 10 2016 lúc 21:16

1, thành tựu kinh tế công nghiệp tăng bình quân 9,6% trên năm , đứng thứ hai thế giới khoảng 20% sản lượng thế giới

nông nghiệp có nhiều tiến bộ vượt bực

KH-KT phát triển mạnh đạt dc nhiều thành công vang dội

1957 phóng thành công vệ tinh nhân tạo

1961 là nc phóng thành công tau vũ trụ bay vòng quanh trái đất

Ý nghĩa : uy tín và địa vị dc đề cao;trở thành trụ cột của các nc XHCN và phong trào cách mạng thế giới

Bình luận (0)
TS
25 tháng 10 2016 lúc 21:29

2,tình hình chung của các nc châu Á sau 1945: cao trào cách mạng giải phóng dân tộc bùng nổ mạnh mẽ. Đến những năm 50 phần lớn các nc châu Á đã giành dc độc lập; gần suốt nửa sau thế kỉ XX tình hình châu Á ko ổn định bởi các cuộc chiến tranh xâm lược của các nc đế quốc nhất là khu vực Đông NAm Á và Tây Á; sau chiến tranh lạnh ở một số nc châu Á đã xảy ra những cuộc xung đột tranh chấp biên giới lãnh thổ hoặc các phong trào li khai với những hành động khủng bố tệ nạn; nhiếu nc châu á đã đạt dc sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế như NHật Bản, Hàn Quốc, TRung Quốc, SIn-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan.

ASEAN ra đời trong hoàn cảnh khu vực và thế giới trong nửa sau những năm 60 c của thế kỉ XX có nhiều biến động to lớn; sau khi giành độc lập đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước nhiều nc ĐNA chủ trương tổ chức 1 liên minh khu vực nhằm cùng hợp tác phát triển đồng thời hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài khu vực; ngày 8-8-1967 hiệp hội các quốc gia ĐNA ( ASEAN) dc thành lập tại Băng Cốc(Thái Lan) vs sự tham gia cuar 5 nc ( In-đô-nê-xi-a;phi-lip-pin;xin-ga-po;ma-lai-xi-a;thái lan)

nguyên tắc tôn thủ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ ko can thiệp vào công vc nội bội của nhau; giải quyết mọi tranh chấp bằng phương pháp hòa bình; hợp tác và phát triển

thời cơ:nâng cao vị trí, tiếng nói của VN trên trường quốc tế, giúp nền kinh tế VN hội nhập vs các nc

thách thức : sự chênh lệch về kinh tế giữa các nc và chế độ chính trị

Bình luận (0)
LL
Xem chi tiết
H24
14 tháng 9 2021 lúc 22:04

Tham khảo:

 + Công nghiệp:  LX trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mĩ, đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân và đã chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao trong nhiều lĩnh vực KH-KT

 + Nông nghiệp: Sản lượng nông phẩm tăng trung bình 16% .

 + Khoa học – Kĩ thuật:

 - 1957 LX là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo .

 - 1961 LX đã phóng con tàu vũ trụ  đưa nhà du hành Gagarin bay vòng quanh Trái đất, mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

+ Chính trị: ổn định

+ Xã hội có nhiều biến đổi: Công nhân chiếm 55% lao động cả nước, 3/4 dân số có trình độ trung học và đại học.

Bình luận (0)
LL
Xem chi tiết
YN
14 tháng 9 2021 lúc 21:47
Sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam trên lĩnh vực quân sự từ năm 1945 đến năm 1975

(LLCT) - Quan hệ Việt Nam - Liên Xô (cũ) trong những năm 1945-1975 là một quan hệ đặc biệt trong thời kỳ hiện đại. Liên Xô đã công nhận, đặt quan hệ ngoại giao, ủng hộ về tinh thần và viện trợ to lớn về vật chất cho quân và dân Việt Nam chiến đấu, góp phần quan trọng vào chiến thắng kẻ thù xâm lược là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô về quân sự đối với Việt Nam là toàn diện, hiệu quả trên các lĩnh vực viện trợ vũ khí, trang thiết bị, cử đội ngũ chuyên gia quân sự hùng hậu, nhận đào tạo, huấn luyện cho hàng chục nghìn cán bộ, chiến sĩ của Quân đội Việt Nam. Đây là biểu hiện của mối quan hệ hữu nghị đặc biệt được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng và dày công vun đắp. 

  

Từ khóa: giúp đỡ quốc tế, quan hệ Liên Xô - Việt Nam, viện trợ quân sự.

Năm 1945 đánh dấu bằng thắng lợi vĩ đại của cuộc Cách mạng Tháng Tám đưa đến sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, xây dựng nhà nước theo chế độ dân chủ nhân dân tiến lên CNXH do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Tuy nhiên, chỉ ba tuần lễ sau khi tuyên bố độc lập, nhân dân Việt Nam lại phải đứng lên chiến đấu chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp, được các thế lực đế quốc giúp sức, bảo vệ nền độc lập mới giành được.

Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ra đời đã nhanh chóng tích cực kêu gọi và đề nghị sự công nhận, ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế, trong đó có Liên Xô. Nhưng do các lý do, điều kiện khách quan, Liên Xô chưa công nhận, đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Vì thế, Việt Nam bước vào kháng chiến trong bối cảnh chưa có được sự công nhận và ủng hộ quốc tế, phải hoàn toàn dựa vào sức mình, dựa vào nội lực nên gặp rất nhiều khó khăn. Với đường lối lãnh đạo kháng chiến đúng đắn: toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính của Đảng, toàn dân và toàn quân Việt Nam đã quyết tâm kháng chiến với tinh thần “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, đưa cuộc kháng chiến từng bước tiến lên giành được thắng lợi quan trọng. Đến cuối năm 1949, cuộc kháng chiến kiến quốc của Việt Nam đã trải qua những thời khắc gian khó nhất, đang từng bước giành được thế chủ động trong chiến dịch và chiến đấu; lực lượng vũ trang chính quy được xây dựng lên quy mô cấp đại đoàn. Cuộc kháng chiến lớn mạnh cũng đồng nghĩa với nhu cầu ngày càng lớn về vũ khí, đạn dược, trang bị vật chất. Điều cấp bách đặt ra là phải tìm thêm được sự giúp đỡ từ bên ngoài.

1. Liên Xô công nhận Việt Nam, giúp vũ khí, trang bị chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược (1950-1954)

Từ giữa tháng 1-1950, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra tuyên bố sẵn sàng thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng và cùng có lợi. Ngày 18-1-1950, Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, tiếp đó, ngày 30-1-1950, Chính phủ Liên Xô ra tuyên bố công nhận Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đầu năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiến hành một chuyến đi bí mật sang Trung Quốc, sau đó sang Liên Xô. Tại cuộc hội kiến với lãnh đạo Liên Xô là Xtalin (có Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc là Mao Trạch Đông đang ở thăm Liên Xô cùng tham dự) vào đầu tháng 2-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thông báo rõ tình hình cuộc kháng chiến của Việt Nam và đề nghị hai nước Liên Xô, Trung Quốc trợ giúp Việt Nam kháng chiến, nhất là trợ giúp về quân sự. Lãnh đạo Liên Xô bày tỏ quan điểm công nhận Việt Nam, nhất trí sẽ viện trợ nhưng cho rằng về mặt địa lý, Liên Xô ở xa Việt Nam, nên đề nghị Trung Quốc viện trợ quân sự cho Việt Nam, Liên Xô sẽ hoàn trả cho Trung Quốc khối lượng vũ khí, trang bị, vật chất mà Trung Quốc giúp Việt Nam.

Việc Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp đến Liên Xô, làm cho Liên Xô hiểu rõ hơn tình hình cuộc kháng chiến của Việt Nam đang phát triển thuận lợi, việc Liên Xô ngày càng mâu thuẫn gay gắt với Mỹ, có yêu cầu và ý định mở.ộng ảnh hưởng ở châu Á (sau khi cách mạng Trung Quốc thành công) và khu vực Đông Nam Á, cùng với quan hệ giữa Liên Xô với Pháp ngày càng xấu đi khi mà Hiệp định giữa hai nước ký tháng 12-1944 không còn hiệu lực là những lý do dẫn đến việc Liên Xô công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một đất nước tuyên bố đi theo con đường xây dựng CNXH.

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
PH
23 tháng 11 2017 lúc 7:01

Đáp án cần chọn là: C

Về đối ngoại, Đảng và Nhà nước Xô Viết thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình và tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới: thực hiện chính sachs chung sống hòa bình, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước; đồng thời tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập tự do của các dân tộc bị áp bức

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
PH
21 tháng 4 2017 lúc 11:48

Đáp án A

Từ năm 1991 đến năm 2000, chính sách đối ngoại của nước Nga là ngả về phương Tây mong nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế.

Chú ý:

Ngoài ra, Nga còn khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN, …)

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
PH
2 tháng 1 2020 lúc 2:54

Đáp án A

Từ năm 1991 đến năm 2000, chính sách đối ngoại của nước Nga là ngả về phương Tây mong nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế.

Chú ý:

Ngoài ra, Nga còn khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN, …)

Bình luận (0)