Trình bày diễn biến chính của Chiến tranh thế giới thứ hai.
Trình bày diễn biến chính trong giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Thời gian | Chiến sự | Kết quả |
1914 | Ở phía Tây : ngay đêm 3.8 Đức tràn vào Bỉ, đánh sang Pháp. Cùng lúc ở phía Đông; Nga tấn công Đông Phổ. |
Đức chiếm được Bỉ, một phần nước Pháp uy hiếp thủ đô Pa-ri. Cứu nguy cho Pa-ri. |
1915 | Đức, Áo - Hung dồn toàn lực tấn công Nga. | Hai bên ở vào thế cầm cự trên một Mặt trận dài 1200 km. |
1916 | Đức chuyển mục tiêu về phía Tây tấn công pháo đài Véc-doong. | Đức không hạ được Véc-đoong, 2 bên thiệt hại nặng. |
Trình bày diễn biến chính trong giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
-phe Liên Minh chiếm ưu thế.
+ 3/8/1914, Đức đánh Bỉ rồi thọc sang Pháp, dự dịnh đánh bại Pháp, dự định đánh bại Pháp một cách chóp nhón.
+Đầu 9/1914, quân Pháp phản công, kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của Đức bị tan rã.
+1915, Đức, Aó-Hung, tấn công Nga, hai bên ở thế cầm cự và đều bị thiết hại nặng.
-Từ tháng 2-tháng 12- 1916, Đức tấn công Vác-đoong của Pháp nhưng không dành được thắng lợi.Từ cuối 1916, quân Đức chuyển sang thế phòng ngự.
Giai đoạn thứ nhất (1914-1916)
Ngày 28-7-1914, Áo-Hung tuyên chiến với Xéc-bi. Ngày 1-8, Đức tuyên chiến với Nga, ngày 3-8 tuyên chiến với Pháp. Ngày 4-8, Anh tuyên chiến với Đức. Chiến tranh đế quốc đã bùng nổ và nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh thế giới.
Mở đầu cuộc chiến, Đức dự định đánh bại Pháp một cách chớp nhoáng, sau đó quay sang đánh Nga. Vì vậy, Đức tập trung phần lớn binh lực ở Mặt trận phía Tây, và ngay trong đêm ngày 3-8-1914 đã tràn vào Bỉ-một nước trung lập-rồi đánh thọc sang Pháp. Đức chặn cả con đường ra biển không cho quân Anh sang tiếp viện, Pa-ri bị uy hiếp, quân Pháp có nguy cơ bị tiêu diệt.
Giữa lúc đó, ở Mặt trận phía Đông, quân Nga tấn công vào Đông Phổ, buộc Đức phải điều bớt quân từ Mặt trận phía Tây về chống lại quân Nga, Pa-ri được cứu thoát. Lợi dụng thời cơ, đầu tháng 9-1914, Pháp phản công và giành thắng lợi trên sông Mác-nơ. Quân Anh cũng đổ bộ lên lục địa châu Âu. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Đức đã thất bại. Quân của hai bên rút xuống chiến hào cầm cự nahu dai dẳng trên một chiến tuyến dài 780km, từ Biển Bắc tới biên giới Thụy Sĩ.
Năm 1915, Đức dồn binh lực sang Mặt trận phía Đông cùng Áo-Hung tấn công Nga quyết liệt, định đè bẹp Nga. Chế độ Nga hoàng đang khủng hoảng nghiêm trọng, nhưng Đức không đạt được mục đích loại Nga ra khỏi chiến tranh. Cuối năm, hai bên đều ở trong thế cầm cự trên một mặt trận dài 1 200km, từ song Đơ-nhi-ép đến vịnh R-ga.
Trong năm thứ hai của cuộc chiến tranh (1915), cả hai bên đều đưa ra những phương tiện chiến tranh mới như xe tăng, sử dụng máy bay để trinh sát và ném bom, thậm chí dùng cả hơi độc…Vì thế hai bên đều bị thiệt hại khá nặng nề, nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Năm 1916, không tiêu diệt được quân Nga, Đức lại chuyển trọng tâm hoạt động về Mặt trận phía Tây, mở chiến dịch tấn công Véc-doong, hòng tiêu diệt quân chủ lực của Pháp. Chiến sự ở đây diễn ra hết sức quyết liệt, kéo dài từ tháng 2 đến tháng 12-1916, làm gần 70 vạn người chết và bị thương. Quân Đức vẫn không hạ nổi thành Véc-doong, buộc phải rút lui.
Chiến cuộc năm 1916 không đem lại ưu thế cho bên nào mà vẫn duy trì thế cầm cự. Từ cuối năm 1916 trở đi, Đức, Áo-Hung từ thế chủ động chuyển sang phòng ngự trên cả hai mặt trận.
Trong giai đoạn thứ nhất của chiến tranh, tình trạng khốn cùng của nhân dân lao động ngày một thêm trầm trọng; đói rét; bệnh tật và những tai họa do chiến tranh gây ra ngày càng nhiều. Trong khi đó, bọn trùm công nghiệp chiến tranh đã giàu lên nhanh chóng nhờ buôn bán vũ khí. Mâu thuẫn xã hội trong các nước tham chiến trở nên vô cùng gay gắt. Chỉ hơn 2 năm chiến tranh, đã có gần 6 triệu người chết và hơn 10 triệu người bị thương. Phong trào công nhân, phong trào quần chúng phản đối chiến tranh phát triển nhanh chóng. Đến cuối năm 1916, tình thế cách mạng đã xuất hiện ở nhiều nước châu Âu.
Nêu diễn biến chính của giai đoạn đầu Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Từ ngày 1-9-1939 đến ngày 22-6-1941: Đức hoàn toàn nắm quyền chủ động chiến lược, đánh chiếm mootjloatj các nước Tây Âu, kể cả Pháp.
- Từ ngày 22-6-1941 đến cuối năm 1942: Đức tấn công và dần dần tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô. Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô bắt đầu
trình bày nguyên nhân diễn biến dẫn đến chiến tranh thế giới thứ 2
Sgk lịch sử 8 có mà bạn
CÁI NÀY LÀ KIẾN THỨC LỊCH SỬ LỚP 11 CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT MỚI LÀ LỚP 8
Hãy trình bày những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các đời tổng thống Mĩ bắt đầu từ Tru-man đã thi hành "chiến lược toàn cầu" phản cách mạng, nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc và thiết lập sự thống trị của Mĩ trên thế giới. Thực hiện chiến lược toàn cầu, Mĩ tiến hành "viện trợ" để lôi kéo, không chế các nước ; lập ra các khối quân sự ; chạy đua vũ trang, gây chiến tranh xâm lược.
Trong việc thực hiện "chiến lược toàn cầu", Mĩ đã gặp nhiều thất bại nặng nề, tiêu biểu nhất là thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Mặt khác, Mĩ cũng thực hiện được một số mưu đồ như góp phần làm tan rã chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu.
Sau khi Liên Xô bị sụp đổ, dựa vào ưu thế về quân sự, kinh tế, khoa học - kĩ thuật...
Các giới cầm quyền Mĩ ráo riết tiến hành nhiều chính sách, biện pháp để xác lập trật tự thế giới một cực do Mĩ hoàn toàn chi phối và khống chế. Nhưng giữa tham vọng và khả năng thực hiện vẫn có khoảng cách không nhỏ.
Hãy trình bày những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các đời tổng thống Mĩ bắt đầu từ Tru-man đã thi hành "chiến lược toàn cầu" phản cách mạng, nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc và thiết lập sự thống trị của Mĩ trên thế giới. Thực hiện chiến lược toàn cầu, Mĩ tiến hành "viện trợ" để lôi kéo, không chế các nước ; lập ra các khối quân sự ; chạy đua vũ trang, gây chiến tranh xâm lược..
- Trong việc thực hiện "chiến lược toàn cầu", Mĩ đã gặp nhiều thất bại nặng nề, tiêu biểu nhất là thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Mặt khác, Mĩ cũng thực hiện được một số mưu đồ như góp phần làm tan rã chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu.
- Sau khi Liên Xô bị sụp đổ, dựa vào ưu thế về quân sự, kinh tế, khoa học - kĩ thuật... Các giới cầm quyền Mĩ ráo riết tiến hành nhiều chính sách, biện pháp để xác lập trật tự thế giới một cực do Mĩ hoàn toàn chi phối và khống chế. Nhưng giữa tham vọng và khả năng thực hiện vẫn có khoảng cách không nhỏ.
Lập bảng thống kê những diễn biến chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Giai đoạn thứ nhất (1914 - 1916)
Thời gian | Chiến sự | Kết quả |
1914 | Ở phía Tây : ngay đêm 3.8 Đức tràn vào Bỉ, đánh sang Pháp. Cùng lúc ở phía Đông; Nga tấn công Đông Phổ. |
Đức chiếm được Bỉ, một phần nước Pháp uy hiếp thủ đô Pa-ri. Cứu nguy cho Pa-ri. |
1915 | Đức, Áo - Hung dồn toàn lực tấn công Nga. | Hai bên ở vào thế cầm cự trên một Mặt trận dài 1200 km. |
1916 | Đức chuyển mục tiêu về phía Tây tấn công pháo đài Véc-doong. | Đức không hạ được Véc-đoong, 2 bên thiệt hại nặng. |
Những năm đầu Đức, Áo - Hung giữ thế chủ động tấn công. Từ cuối 1916 trở đi. Đức, Áo - Hung chuyển sang thế phòng ngự ở cả hai mặt trận Đông Âu, Tây Âu.
- Giai đoạn thứ 2 (1917 - 1918)
Thời gian | Chiến sự | Kết quả |
2/1917 | Cách mạng dân chủ tư sản ở Nga thành công. | Chính phủ tư sản lâm thời ở Nga vẫn tiếp tục chiến tranh. |
2/4/1917 | Mĩ tuyên chiến với Đức, tham gia vào chiến tranh cùng phe Hiệp ước. | Có lợi hơn cho phe Hiệp ước. |
Trong năm 1917 chiến sự diễn ra trên cả 2 Mặt trận Đông và Tây Âu. | Hai bên ở vào thế cầm cự. | |
11/1917 | Cách mạng tháng 10 Nga thành công | Chính phủ Xô viết thành lập |
3/3/1918 | Chính phủ Xô viết ký với Đức Hiệp ước Bơ-rét Li-tốp | Nga rút khỏi chiến tranh |
Đầu 1918 | Đức tiếp tục tấn công Pháp | Một lần nữa Pa-ri bị uy hiếp |
7/1918 | Mĩ đổ bộ vào châu Âu, chớp thời cơ Anh - Pháp phản công. | Đồng minh của Đức đầu hàng: Bungari 29/9, Thổ Nhĩ Kỳ 30/10, Áo - Hung 2/11 |
9/11/1918 | Cách mạng Đức bùng nổ | Nền quân chủ bị lật đổ |
1/11/1918 | Chính phủ Đức đầu hàng | Chiến tranh kết thúc |
Trình bày những nét chính về quá trình đấu tranh giành độc lập của các quốc gia Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới lần thứ II và những biến đổi quan trọng của Đông Nam Á ?
1. Vài nét chung về quá trình đấu tranh giành độc lập.
-Đông Nam Á là thuộc địa của các đế quốc Âu Mỹ (trừ Thái Lan) ,sau đó là Nhật Bản .
-Trong thế chiến II bị Nhật chiếm đóng .
-Sau khi Nhật đầu hàng 1945, các nước Đông Nam Á đã đứng lên đấu tranh giành độc lập.
Thí dụ :
+ Việt Nam : Cách mạng thàng Tám thành công , tuyên bố độc lập 2-9-1945.
+ In-đô-nê-xi-a độc lập 17.08.1945
+ Lào 8/1945 nhân dân Lào nổi dậy ,12/10/1945 tuyên bố độc lập.
+ Miến Điện ,Mã lai, Phi líp pin giải phóng phần lớn lãnh thổ .
-Nhưng thực dân Âu – Mỹ lại tái chiếm Đông Nam Á, nhân dân ở đây tiếp tục kháng chiến chống xâm lược . Chiến thắng Điện Biên Phủ ở Việt Nam và Hiệp Định Giơ ne vơ về Đông Dương , khiến Pháp phải rút khỏi Đông Dương ,năm 1975 Đông dương độc lập .
-Bru-nây độc lập tháng 01.1984,Indonesia 08.1945
2.Phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai.
-ĐNA gồm 11 nước , rộng lớn , đông dân , có vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên, có nét tương đồng về lịch sử , văn hoá.
-Trước Thế chiến II, Đông Nam Á là thuộc địa của các đế quốc Âu Mỹ trừ Thái Lan , phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh. Đảng Cộng sản thành lập ở In đô nê xia, Việt Nam .
-Trong thế chiến II bị Nhật chiếm đóng ,Đông Nam Á đã đứng lên đấu tranh giành độc lập.:Việt Nam 2-9-1945,In-đô-nê-xi-a độc lập 08.1945,Lào 10/1945 ,Miến Điện ,Mã lai, Phi líp pin giải phóng phần lớn lãnh thổ .
-Nhưng sau Thế chiến II ,thực dân Âu – Mỹ tái chiếm Đông Nam Á, nhân dân ở đây tiếp tục kháng chiến chống xâm lược và giành độc lập hoàn toàn.
Thí dụ :Phi-líp-pin 07.1946; Mi-an-ma10-.1947 tháng 01.1948 Liên bang Miến Điện tuyên bố độc lập ; Ma-lay-xi-a 08.1957,tháng 9-1963 Liên bang Mã lai ra đời ;Xingapo 06.1959- tháng1 8- 1965 tách khỏi Liên bang Mã Lai ; Đông Dương 1975; Bru-nây1984; Đông Timo 05.2002.
- Trong bối cảnh “Chiến tranh lạnh” tổ chức Hiệp ước phòng thủ Đông Nam Á (SEATO) do Mỹ lập ra (9-1954) để chống lại ảnh hưởng của Chủ nghĩa xã hội và phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á , sau thắng lợi của cách mạng Đông Dương , khối này giải thể ( 6-1977) 05.2002
* Quá trình đấu tranh giành độc lập của các quốc gia Đông Nam Á .
- Trước chiến tranh thế giới II: hầu hết là thuộc địa của các quốc gia Âu - Mỹ (trừ Thái Lan)
- Trong chiến tranh thế giới II: là thuộc địa của Nhật
- Sau chiến tranh thế giới II: các nước Đông Nam Á đã giành được độc lập như Inđônêxia, Việt Nam, Lào
- Sau đó, thực dân Âu – Mĩ tái chiếm Đông Nam Á, nhưng đã thất bại và buộc phải trao trả độc lập.
- Tới giữa những năm 50, nhiều nước Đông Nam Á giành được độc lập như Philippin, Miến Điện, In-đô-nê-xia…
- Năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp của ba nước Đông Dương giành thắng lợi, với Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết.
* Những biến đổi quan trọng:
- Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, lần lượt các nước Đông Nam Á giành được độc lập
- Sau khi giành độc lập các nước Đông Nam Á ra sức xây dựng, phát triển kinh tế đã đạt được những thành tựu to lớn , tiêu biểu như Singapo “Con rồng” Châu Á .
- Đến nay hầu hết các quốc gia Đông Nam Á ( trừ Đông Ti Mo ) đã gia nhập tổ chức ASEAN
Cho tam giác ABC có AD là phân giác của góc BAC ( D thuộc BC). Đường thẳng qua D và song song với AC cắt AB tại M; đường thẳng qua D và song song với AB cắt AC tại N. CMR: DA là phân giác của góc MDN
P/s: mọi người giúp em nhé
Trình bày những nét nổi bật trong chính sách đối nội và đối ngoại của mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai
Lập bảng thống kê những diễn biến chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Bảng thống kê những diễn biến chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất
Thời gian | Chiến tranh | Kết quả |
1894- 1895 | Chiến tranh Trung-Nhật | Nhật chiếm Đài Loan, Triều Tiên, Mãn Châu,Bành Hồ |
1898 | Chiến tranh Mĩ-Tây Ban Nha | Mĩ cướp được Phi-lip-pin, Cu-ba, Ha-oai, Guy-a-na, Pu-éc-tô Ri-cô |
1899-1902 | Chiến tranh Anh -Bô ơ | Anh chiếm Nam Phi |
1904-1905 | Chiến tranh Nga-Nhật | Nhật thống trị Triều Tiên, Mãn Châu và một số đảo ở nam Xa-kha-lin |
Thời gian |
Chiến sự | Kết quả | |
2/1917 |
Cách mạng dân chủ tư sản ở Nga thành công. | Chính phủ tư sản lâm thời ở Nga vẫn tiếp tục chiến tranh. | |
2/4/1917 |
Mĩ tuyên chiến với Đức, tham gia vào chiến tranh cùng phe Hiệp ước. | Có lợi hơn cho phe Hiệp ước. | |
Trong năm 1917 chiến sự diễn ra trên cả 2 Mặt trận Đông và Tây Âu. | Hai bên ở vào thế cầm cự. | ||
11/1917 |
Cách mạng tháng 10 Nga thành công | Chính phủ Xô viết thành lập | |
3/3/1918 |
Chính phủ Xô viết ký với Đức Hiệp ước Bơ-rét Li-tốp | Nga rút khỏi chiến tranh | |
Đầu 1918 |
Đức tiếp tục tấn công Pháp | Một lần nữa Pa-ri bị uy hiếp | |
7/1918 |
Mĩ đổ bộ vào châu Âu, chớp thời cơ Anh - Pháp phản công. | Đồng minh của Đức đầu hàng: Bungari 29/9, Thổ Nhĩ Kỳ 30/10, Áo - Hung 2/11 | |
9/11/1918 |
Cách mạng Đức bùng nổ | Nền quân chủ bị lật đổ | |
1/11/1918 |
Chính phủ Đức đầu hàng | Chiến tranh kết thúc |
Bảng thống kê những diễn biến chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất
Thời gian | Chiến tranh | Kết quả |
1894- 1895 | Chiến tranh Trung-Nhật | Nhật chiếm Đài Loan, Triều Tiên, Mãn Châu,Bành Hồ |
1898 | Chiến tranh Mĩ-Tây Ban Nha | Mĩ cướp được Phi-lip-pin, Cu-ba, Ha-oai, Guy-a-na, Pu-éc-tô Ri-cô |
1899-1902 | Chiến tranh Anh -Bô ơ | Anh chiếm Nam Phi |
1904-1905 | Chiến tranh Nga-Nhật | Nhật thống trị Triều Tiên, Mãn Châu và một số đảo ở nam Xa-kha-lin |
Thời gian |
Chiến sự | Kết quả | |
2/1917 |
Cách mạng dân chủ tư sản ở Nga thành công. | Chính phủ tư sản lâm thời ở Nga vẫn tiếp tục chiến tranh. | |
2/4/1917 |
Mĩ tuyên chiến với Đức, tham gia vào chiến tranh cùng phe Hiệp ước. | Có lợi hơn cho phe Hiệp ước. | |
Trong năm 1917 chiến sự diễn ra trên cả 2 Mặt trận Đông và Tây Âu. | Hai bên ở vào thế cầm cự. | ||
11/1917 |
Cách mạng tháng 10 Nga thành công | Chính phủ Xô viết thành lập | |
3/3/1918 |
Chính phủ Xô viết ký với Đức Hiệp ước Bơ-rét Li-tốp | Nga rút khỏi chiến tranh | |
Đầu 1918 |
Đức tiếp tục tấn công Pháp | Một lần nữa Pa-ri bị uy hiếp | |
7/1918 |
Mĩ đổ bộ vào châu Âu, chớp thời cơ Anh - Pháp phản công. | Đồng minh của Đức đầu hàng: Bungari 29/9, Thổ Nhĩ Kỳ 30/10, Áo - Hung 2/11 | |
9/11/1918 |
Cách mạng Đức bùng nổ | Nền quân chủ bị lật đổ | |
1/11/1918 |
Chính phủ Đức đầu hàng | Chiến tranh kết thúc |