Những câu hỏi liên quan
TH
Xem chi tiết
NN
19 tháng 3 2023 lúc 22:17

Gợi ý:

Mở bài: Nêu vấn đề cần trình bày

-Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông (xe đạp điện, xe máy) cần đội mũ bảo hiểm theo quy định.

-Nhưng hiện nay, còn một số học sinh đi xe đạp điện vẫn chưa chấp hành đúng quy định.

-Thân bài

1. Giải thích vấn đề:

-Khoa học công nghệ phát triển kéo theo sự ra đời của nhiều phương tiện giao thông hiện đại, trong đó có xe đạp điện.

-Với giá cả hợp lý, đa dạng mẫu mã thì xe đạp điện đã trở thành một phương tiện được giới trẻ yêu thích, đặc biệt là học sinh THCS và THPT.

-Tuy nhiên, khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện này phải đội mũ bảo hiểm đúng theo quy định của Luật giao thông đường bộ.

2. Thực trạng:

-Đa số học sinh đều có ý thức đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện.

-Tuy nhiên, tại các trường học, có thể dễ dàng quan sát thấy rõ nhất vào thời điểm tan học, hình ảnh một số học sinh đi xe đạp điện nhưng không đội mũ bảo hiểm.

-Hoặc có nhiều học sinh đội mũ bảo hiểm nhưng chỉ để đối phó: khi có sự giám sát của nhà trường, lực lượng cảnh sát giao thông…

3. Nguyên nhân:

-Các em học sinh chưa có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh Luật giao thông.

-Do còn xem nhẹ tính mạng của bản thân.

-Cho rằng đội mũ bảo rất nặng nề, nóng bức và cản trở tầm nhìn.

-Thích thể hiện mình khác người.

-Do sự giám sát của lực lượng giao thông, gia đình và nhà trường còn chưa chặt chẽ…

4. Hậu quả:

-Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, nếu xảy ra tai nạn sẽ gặp phải những chấn thương nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của bản thân.

-Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông làm mất đi nét đẹp văn minh đô thị.

5. Biện pháp:

-Tích cực tổ chức các buổi trò chuyện để tuyên truyền về Luật giao thông đường bộ: đặc biệt chú ý đến vai trò của chiếc mũ bảo hiểm đối với người tham gia điều khiển phương tiện giao thông (xe đạp điện, xe máy).

-Gia đình và nhà trường phải tích cực giám sát và phối hợp với lực lượng chức năng để xử lý những hành vi không chấp hành đúng quy định.

-Mỗi cá nhân phải tự ý thức chấp hành để bảo vệ bản thân và cũng là bảo vệ mọi người.

Kết Bài:

-Mỗi học sinh khi tham gia giao thông hãy nghiêm chỉnh chấp hành để xây dựng một đất nước văn minh, hiện đại.

-Đội mũ bảo hiểm chính là bảo vệ bản thân và gia đình.

Bình luận (0)
KT
13 tháng 4 lúc 19:55
I. Dàn ý Vấn đề ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

+ Mở bài:

Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là hành động bắt buộc đối với người đi đường được quy định trong các điều luật của bộ luật giao thông Việt Nam. Kể từ khi điều luật này có hiệu lực trên toàn quốc đã làm giảm đáng kể các vụ thương vong và thương tật do tai nạn giao thông gây ra đối với con người, xây dựng một văn hóa giao thông tiến bộ ở nước ta. Thế nhưng, vẫn còn có nhiều người không thực hiện quy định này, tỏ rõ thái độ khinh thường pháp luật, gây bức xúc trong xã hội.

+ Thân bài:

* Giải thích:

– Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nghĩa là khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông trên đường hay cùng ngồi trên phương tiện giao thông (thường bắt buộc đối với người điều khiển xa máy, xe đạp điện) phải đội mũ bảo hiểm để bảo vệ mình.

* Hiện trạng ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông ở Việt Nam hiện nay:

 

– Hầu hết người Việt Nam khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông đều chấp hành đội mũ bảo hiểm đúng quy định. Họ thường lựa chọn những chiếc mũ bảo hiểm đạt chuẩn của các nhà sản xuất uy tín, chắc chắn, có chức năng bảo vệ an toàn cho vùng đầu. Việc chấp hành đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đã hạn chế được tổn thương và thương vong, góp phần ổn định trật tự an toàn giao đường bộ của đất nước.

– Thế nhưng, vẫn còn nhiều người cố tình không chấp hành quy định này. Họ ngang nhiên điều khiển phương tiện giao thông trên đường mà không đội mũ bảo hiểm. Đó là một hành động vi phạm pháp luật, xem thường luật pháp, có thể gây nguy hiểm đối với xã hội. Hầu hết những người vi phạm đều ở lứa tuổi thanh thiếu niên.

– Việc vi phạm qui định đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đã gây không ít khó khăn đối với cơ quan quản lí, gây bức xúc trong xã hội hiện nay.

* Nguyên nhân:

– Không có ý thức tôn trọng quy định của pháp luật và xã hội.

– Xem thường tính mạng của mình và người khác.

– Lối sống buông thả, xem thường pháp luật.

– Thích làm nổi mình một cách hợm hĩnh, khác thường.

– Ngại đội mũ, sợ làm hỏng tóc.

– Chiếc mũ cồng kềnh, nặng nề, thường gây nóng và ngứa đầu.

 

– Lực lượng quản lí giao thông mỏng, thiếu, khó kiểm soát hết các tuyến đường.

– Xã hội chưa thật sự nghiêm khắc đối với những người có hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

– Vấn đề giáo dục, tuyên truyền chưa sâu rộng, các quy định chưa thật sự chặt chẽ và có sức mạnh cưỡng chế.

* Hậu quả:

– Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, nếu xảy ra tai nạn thường gây tử vong hoặc thương tật nặng, để lại những di chứng vô cùng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đối với tinh thần và đời sống của gia đình và xã hội.

– Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nêu gương xấu đối với xã hội. Hành vi bất chấp pháp luật này sẽ khiến nhiều người bắt chước, gây bất mãn trong xã hội nếu không bị nghiêm trị.

– Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông làm mất đi vẻ đẹp văn hóa giao thông, làm tăng tỉ lệ tai nạn, gây mất ổn định trật tự an toàn giao thông.

* Giải pháp khắc phục:

– Tăng cường giáo dục, tuyên truyền sâu trọng ý thức tuân thủ pháp luật trong cộng đồng, khuyến khích đội mũ bảo hiểm an toàn khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông trên đường.

– Tăng cường giám sát và xử phạt nghiêm khắc các trường hợp không tuân thủ quy định, làm gương cho xã hội.

– Nghiên cứu, sản xuất những chiếc mũ bảo hiểm chất lượng, phù hợp với thị hiếu và xu hướng thời trang người dùng. Đồng thời giảm giá bán để ai cũng có thể mua được một chiếc mũ bảo hiểm đúng chất lượng.

– Có chương trình giáo dục về ý thức an toàn khi tham gia giao thông cho mọi người, nhất là đối với lứa tuổi học sinh.

 

* Bài học:

– Có ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là tự bảo vệ chính mình.

– Tuân thủ pháp luật thể hiện lối sống lành mạnh, tiến bộ, dễ thành công hơn trong cuộc sống.

+ Kết bài:

Hãy đội mũ bảo hiểm mỗi khi tham gia giao thông trên đường. Hãy nhắc nhở mọi người cùng thực hiện hành động ý nghĩa này để cùng nhau xây dựng văn hóa giao thông an toàn, tiến bộ và văn minh.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
TA
3 tháng 9 2023 lúc 11:19

Tham khảo!

Việc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển phương tiện giao thông và mũ bảo hộ khi tham gia lao động ở một số công trường, nhà máy sẽ giúp bảo vệ não bộ – cơ quan quan trọng có vai trò sống còn bậc nhất trong cơ thể tránh khỏi được những tổn thương trong trường hợp có tai nạn xảy ra. Nhờ đó, việc này sẽ giúp giảm thiểu hậu quả do tai nạn gây ra, đặc biệt là giảm số ca tử vong do chấn thương sọ não – một trong những nguy cơ tử vong hàng đầu trong các tai nạn giao thông và tai nạn lao động

Bình luận (0)
DA
Xem chi tiết
Xem chi tiết
MN
16 tháng 5 2021 lúc 21:08

Câu 27: Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông là ?

 A. Uống rượu bia khi tham gia giao thông.

 B. Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

 C. Sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông.

 D. Cả A, B, C.

Câu 28: Biển báo cấm có dạng:

 A. hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng

 B. hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen

 C. hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu vàng

 D. hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng

Câu 29: Hình tròn, nền màu xanh lam, trên nền có hình vẽ màu trắng thuộc loại biển báo

nào ?

 A. Biển báo cấm.

 B. Biển báo nguy hiểm.

 C. Biển hiệu lệnh.

 D. Biển chỉ dẫn.

Câu 30: Hình chữ nhật/hình vuông, nền màu xanh lam thuộc loại biển báo nào ?

 A. Biển báo cấm.

 B. Biển báo nguy hiểm.

 C. Biển hiệu lệnh.

 D. Biển chỉ dẫn.

 

5

 

Câu31: Văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể về quyền học tập?

 A. Luật giáo dục và đào tạo.

 B. Luật trẻ em.

 C. Luật giáo dục nghề nghiệp.

 D. Luật giáo dục.

Bình luận (0)
H24
16 tháng 5 2021 lúc 21:09

27D

28B

29C

30D

31A

Bình luận (0)
H24
16 tháng 5 2021 lúc 21:09

Câu 27: Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông là ?

 A. Uống rượu bia khi tham gia giao thông.

 B. Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

 C. Sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông.

 D. Cả A, B, C.

Câu 28: Biển báo cấm có dạng:

 A. hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng

 B. hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen

 C. hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu vàng

 D. hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng

Câu 29: Hình tròn, nền màu xanh lam, trên nền có hình vẽ màu trắng thuộc loại biển báo

nào ?

 A. Biển báo cấm.

 B. Biển báo nguy hiểm.

 C. Biển hiệu lệnh.

 D. Biển chỉ dẫn.

Câu 30: Hình chữ nhật/hình vuông, nền màu xanh lam thuộc loại biển báo nào ?

 A. Biển báo cấm.

 B. Biển báo nguy hiểm.

 C. Biển hiệu lệnh.

 D. Biển chỉ dẫn.

Câu31: Văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể về quyền học tập?

 A. Luật giáo dục và đào tạo.

 B. Luật trẻ em.

 C. Luật giáo dục nghề nghiệp.

 D. Luật giáo dục.

Bình luận (0)
TL
Xem chi tiết

Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng mô tô, xe gắn máy, nhằm giảm thiểu hậu quả do tai nạn giao thông gây ra, đặc biệt là giảm số ca tử vong do chấn thương sọ não khi bị TNGT đối với người ngồi trên môtô, xe gắn máy.

Liện hệ bản thân:ở nơi em sống có rất nhiều người không đội mũ bảo hiểm khi tham ra giao thông mang đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng nhưng cũng có có một số người đi xe mô tô không may gặp tai nạn nhưng đã đội mũ bảo hiểm nên được may mắn cứu thoát khỏi tay tử thần.

Bình luận (1)
TC
Xem chi tiết
LQ
26 tháng 6 2018 lúc 7:31

Đáp án A

Bình luận (0)
TC
Xem chi tiết
LQ
8 tháng 7 2017 lúc 15:49

Đáp án A

Bình luận (0)
TC
Xem chi tiết
LQ
3 tháng 6 2019 lúc 17:10

Đáp án A

Bình luận (0)
TC
Xem chi tiết
LQ
19 tháng 4 2017 lúc 4:37

Đáp án A

Bình luận (0)
TC
Xem chi tiết
LQ
6 tháng 12 2018 lúc 12:29

Chọn đáp án B

Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong phạm vi cả nước và trong từng địa phương; quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy, trong trường hợp này, ông X đã thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

Bình luận (0)