Chú ý sự thay đổi điểm nhìn và cách đánh giá về ông Diểu.
Phân tích những nét đáng chú ý trong cách người kể chuyện quan sát và miêu tả sự thay đổi các nhân vật (thể hiện ở các khía cạnh: điểm nhìn, lời kể và giọng điệu).
- Điểm nhìn:
+ Ban đầu, Kim Lân miêu tả nhân vật từ điểm nhìn bên ngoài để người đọc hình dung được ngoại hình, hoàn cảnh của nhân vật.
+ Sau đó, tác giả dùng điểm nhìn bên trong để thấy được suy nghĩ, cảm nhận của nhân vật.
- Lời kể: Lời người kể chuyện và lời nhân vật có sự cộng hưởng, kết nối với nhau, tạo nên một số hiện tượng trong văn bản: lời của người kể chuyện nhưng tái hiện ý thức giọng điệu của nhân vật.
- Giọng điệu: Mộc mạc, giản dị. Ngôn ngữ gần với khẩu ngữ, nhưng có sự chắt lọc kĩ lưỡng.
Hãy liệt kê các sự kiện chính của câu chuyện và cho biết:
a. Nhân vật ông Diểu được quan sát chủ yếu từ ngoại hình, hành động hay nội tâm; qua cái nhìn của ai, ngôi kể nào?
b. Cách sử dụng điểm nhìn, ngôi kể như vậy tạo ưu thế gì trong việc thể hiện nội dung câu chuyện?
* Các sự kiện chính
- Mùa xuân, ông Diểu đi săn. Ông bắn hạ khi bố.
- Khỉ bố bị thương nặng, khi mẹ quyết tâm cứu khỉ bố.
- Khỉ con xuất hiện cướp súng của ông Diểu và cùng rơi xuống vực với khẩu súng.
- Ông Diểu vác khỉ bố về trong tình trạng khi mẹ lẽo đẽo theo sau.
- Ông Diểu động lòng trước tình trạng và tình cảm của hai vợ chồng nhà khỉ, ông băng bó vết thương cho khỉ bố và tha cho nó.
- Ông Diểu trở về nhà trong làn mưa xuân dịu dàng và những đoá hoa tử huyển nở rộ mà 30 năm mới nở một lần.
a. Nhân vật ông Diểu được quan sát chủ yếu từ hành động và nội tâm (đặc biệt là độc thoại nội tâm) qua cái nhìn của tác giả với ngôi kể thứ ba hạn tri.
b. Cách sử dụng điểm nhìn, ngôi kể như vậy đã thể hiện được tính khách quan, tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện. Hành động, suy nghĩ và nội tâm của nhân vật qua ngôi kể thứ 3 đã được bao quát rõ hơn, người đọc sẽ cảm nhận được rõ hơn thông điệp tác phẩm.
Chú ý sự thay đổi trong quan niệm về “Xác” và “hồn” của Trương Ba.
Tham Khảo
- Gặp lại Đế Thích, hồn Trương Ba kiên quyết chối từ cảnh sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo, nêy rõ khát vọng “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.
- Nhưng khi hiểu ra, ông ta lại khuyên Trương Ba nên chấp nhận vì thế giới xung quanh vốn không phải toàn vẹn.
Phân tích những nét đáng chú ý trong cách người kể chuyện quan sát và miêu tả sự thay đổi của các nhân vật
Trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng cảnh biển có sự thay đổi như thế nào? Vì sao có sự thay đổi vậy?
Lần 1 : yêu cầu cái máng lợn ăn – biển gợn sóng êm ả.
Lần 2 : yêu cầu có tòa nhà đẹp – biển xanh đã nổi sóng.
Lần 3 : yêu cầu thành bà nhất phẩm phu nhân – biển nổi sóng dữ dội.
Lần 4 : yêu cầu thành nữ hoàng – biển nổi sóng mù mịt.
Lần 5 : yêu cầu làm Long Vương – biển nổi sóng ầm ầm.
Phân tích những nét đáng chú ý trong cách người kể chuyện quan sát và miêu tả sự thay đổi của nhân vật Tràng trong Vợ Nhặt
Nêu những điều cần chú ý về cách đọc truyện (truyện đồng thoại, truyện của An-đéc-xen và Pu-skin, truyện ngắn); thơ có yếu tổ tự sự, miêu tả; văn bản nghị luận và văn bản thông tin.
M: Văn bản nghị luận:
- Xác định và đánh giá được ý kiến. Lí lẽ và bằng chứng nêu trong văn bản.
- Lưu ý khi đọc truyện:
+ Chú ý các yếu tố thuộc về nội dung của truyện: cốt truyện, nhân vật, tình tiết;
+ Chú ý các yếu tố thuộc về hình thức của truyện: điểm nhìn trần thuật, giọng điệu, ngôn ngữ.
- Lưu ý khi đọc văn bản thơ:
+ Nhận biết được những đặc điểm về hình thức (vần, nhịp, biện pháp tu từ, yếu tố tự sự và miêu tả,…).
+ Nhận biết được yếu tố nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,…) của thơ có sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả.
- Lưu ý khi đọc văn bản nghị luận:
+ Xác định và đánh giá được ý kiến. Lí lẽ và bằng chứng nêu trong văn bản.
+ Xác định nội dung về đề tài, vấn đề, tư tưởng, ý nghĩa của các văn bản nghị luận xã hội.
- Lưu ý khi đọc văn bản thông tin:
+ Xác định và nắm được những thông tin văn bản muốn thông báo.
+ Xác định hình thức trình bày các mục, sa pô của văn bản.
Chú ý sự luân phiên của các điểm nhìn (điểm nhìn của người kể chuyện và nhân vật, điểm nhìn bên ngoài và bên trong).
Đoạn văn có sự thay đổi linh hoạt về điểm nhìn:
- Điểm nhìn của người kể chuyện:
+ Hắn vừa đi vừa chửi … cả làng Vũ Đại
+ Không ai lên tiếng cả … không ai biết …
- Điểm nhìn của dân làng Vũ Đại: Chắc nó trừ mình ra
- Điểm nhìn bên ngoài:
+ Hắn vừa đi vừa chửi … Không ai lên tiếng cả
+ Đã thế, hắn … không ai ra điều
+ Phải đấy … không ai biết.
- Điểm nhìn bên trong:
+ Tức thật … Tức chết đi được mất
+ Mẹ kiếp … nông nỗi này.
Khi đang trên đường đến nhà bạn Lan để học nhóm, em thấy có năm ông thầy bói đang đánh, xô xát nhau. Nhìn kĩ lại em mới để ý cả năm ông thầy này đều bị mù. Em nói to:" Các thầy đừng đánh nhau nữa, có chuyện gì thế ạ?" Thế nhưng các ông vẫn giằng co nhau. Có mấy bác ở gần nghe em hỏi mới kể chuyện cho em nghe. Sau khi hiểu rõ câu chuyện, em bật cười vì cách nhận thức của 5 ông thầy bói này, em mới nói to lần nữa:" Các ông đang đánh nhau chuyện con voi đúng ko ạ? Để cháu nói cho nghe con voi nó như thế nào." Vừa nghe xong, năm ông thầy bói dừng tay lại ngay, hỏi lại em:" Thế hình thù con voi thế nào?" Em vội giảng giải cho các ông biết các ông đều nhận xét đúng các bộ phần mà mik đc sờ nhưng chưa đúng vs hình thù của voi do mỗi ông chỉ sờ mỗi bộ phận của nó, do vậy, cả năm ông đều nhận xét hình thù voi sai. Em cx khyên năm ông thầy bói này không nên chủ quan trong nhận thức, khi đưa ra ý kiến cần lắng nghe, và phải mềm mỏng khi đưa ra ý kiến. Đặc biệt khi nhận xét một sự vật cần xem xét vật một cách toàn diện. Năm ông thầy bói nghe xong liền im bặt, ko ai nói một câu nào. Và sau đó, em rời đi để đến nhà Lan. Qua câu chuyện của năm ông thầy bói, em cx rút ra đc bài hok cuộc sống cho bản thân.
( Tự làm, bn có thể tham khảo)
Từ "chú bé" được thay bằng từ "tráng sĩ" khi kể về Thánh Gióng. Sự thay đổi này trong lời kể có ý nghĩa gì?
Từ một “chú bé” ra đời trong hoàn cảnh kì lạ, có những biểu hiện khác thường thì khi đất nước lâm nguy, có giặc ngoại xâm, chú bé ấy bỗng lớn nhanh như thổi, vươn vai trở thành “tráng sĩ”. Cụm từ “tráng sĩ” dùng để chỉ người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn. Qua lối kể đó, thể hiện quan niệm của nhân dân ta về mong ước có một người anh hùng đủ sức mạnh để đáp ứng nhiệm vụ dân tộc đặt ra trong hoàn cảnh cấp thiết. Sự lớn lên của Gióng đã đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ cứu nước. Khi lịch sử đặt ra vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc vươn lên một tầm vóc phi thường thì dân tộc ta vụt lớn dậy như Thánh Gióng, tự mình thay đổi tư thế tầm vóc của mình.