Dựa vào Hình 11.4, hãy phân tích đường đi của thức ăn trong ao nuôi thuỷ sản.
Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Nhận xét vai trò của mô hình V.A.C (Vườn, ao, chuồng) trong sản xuất thức ăn vật nuôi?
Dựa vào bảng, hãy chọn các cụm từ dưới đây và điền vào chỗ trống của các câu trong vở bài tập sao cho phù hợp với vai trò thức ăn.
Thức ăn cung cấp ...... cho vật nuơi hoạt động và phát triển.
Thức ăn cung cấp các chất ..... cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi như: thịt, cho ... đẻ trứng, vật nuôi cái tạo ra sữa nuôi con. Thức ăn còn cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi tạo ra lông, sừng móng.
- Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuơi hoạt động và phát triển.
- Thức ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi như: thịt, cho gia cầm đẻ trứng, vật nuôi cái tạo ra sữa nuôi còn. Thức ăn còn cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi tạo ra lông, sừng móng.
Dựa vào trang 20 Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy
a) Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành thuỷ sản của Đồng bằng sông Cửu Long
b) Giải thích tại sao Đồng bằng sông cửu Long lại có ngành thuỷ sản phát triển nhất nước ta.
a) Tình hình phát triển và phân hố ngành thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long
-Là vùng có sản lượng thuỷ sản lớn nhất so với các vùng trong cả nước (chiếm hơn 1/2 sản lượng thuỷ sản của cả nước)
-Nhiều tỉnh có sản lượng thuỷ sản khai thác lớn như Kiên Giang: 315.157 tấn, Cà Mau: 138.000 tấn, Bến Tre: 76.000 tấn, Tiền Giang: 75.000 tấn, Bạc Liêu: 69.000 tấn, Trà Vinh: 58.000 tấn (theo số liệu Atlat vào năm 2007)
-Nhiều tỉnh có sản lượng thuỷ sản nuôi trồng lớn: An Giang: 263.914 tấn, Đồng Tháp: 230.008 tấn, Cần Thơ: 150.000 tấn, Cà Mau: 150.000 tấn, Bạc Liêu: 130 nghìn tấn (theo số liệu Atlat vào năm 2007)
b) Đồng bằng sông Cửu Long có ngành thủy sản phát triển nhất nước ta là do các nguyên nhân sau
*Điều kiện tự nhiên
-Có vùng biển giàu tiềm năng thuộc Biển Đông và vịnh Thái Lan với trên 700 km đường bờ biển
+Ở vùng biển phía đông, trữ lượng cá lên tới trên dưới 90 - 100 vạn tấn với khả năng khai thác 42 vạn tấn vào thời gian từ tháng V đến tháng IX
+Trữ lượng ở vùng biển phía tây là 43 vạn tấn, với khả năng khai thác 19 vạn tấn vào mùa vụ từ tháng XI đến tháng IV
-Tập trung nhiều bãi tôm, bãi cá lớn
-Có ngư trường trọng điểm Cà Mau - Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan), gần ngư trường Bà Rịa - Vũng Tàu
-Khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm thuận lợi cho nhiều loài sinh vật biển phát triển, đặc biệt là ít khi có bão xảy ra nên tàu thuyền đánh bắt có thể hoạt động quanh năm
-Hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, nhiều bãi triều, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho việc nuôi thuỷ sản
-Lũ hàng năm của sông Mê Công dem lại nguồn thuỷ sản
*Điều kiện kinh tế - xã hội
-Người dân có truyền thống đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. thích ứng linh họat với sản xuất hàng hoá
-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ cho việc khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản ngày càng phát triển. Các cơ sở chế biến thủy, hải sản có năng lực sản xuất cao
-Sản phẩm trồng trọt, chủ yếu là trồng lúa, cộng với nguồn cá tôm phong phú chính là nguồn thức ăn để nuôi cá, tôm hầu hết các địa phương
-Chính sách nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển ngành thủy sản
-Thị trường trong nước và xuất khẩu rộng lớn,..
- Kể tên các loại thức ăn nhân tạo thường được dùng để nuôi động vật thuỷ sản. Gia đình hoặc địa phương em thường sử dụng thức ăn nào khi nuôi cá, tôm hoặc động vật thuỷ sản?
- Mô tả mối quan hệ giữa các loại thức ăn nuôi cá, tôm.
- Từ mối quan hệ dinh dưỡng của các loại thức ăn của cá và tôm, em hãy cho biết, làm thế nào để tăng nguồn thức ăn cho cá, tôm.
GIUSP MÌNH VỚI, MAI MÌNH HỌC RÙI !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
- Các loại thức ăn nhận tạo thường được dùng để nuôi động vật thủy sản.: Phân lân, phân đạm, cám,....
- Gia đình em thường dùng loại thức ăn để nuôi động vật thủy sản là: Cám, phân lân
- Mối quan hệ giữa các loại thức ăn nuôi cá, tôm có mối quan hệ mật thiết với nhau
- Cách làm tăng nguồn thức ăn cho cá tôm :
+ Vệ sinh tảy trừ ao trước khi cho nước sạch vào để thả cá tôm(giúp cá tôm ăn những loại thức ăn tốt, không ăn thức ăn vi sinh vật bệnh)
+ Cho thức ăn vào giàn, máng, và cho ăn theo 4 định, ăn ít-nhiều lần(tránh sự lãng phí thức ăn, tăng thức ăn nhiều cho cá tôm)
+ ......
Dựa vào hình 28.1, hãy:
- Xác định sự phân bố một số sản phẩm trồng trọt (lúa mì, nho, cây ăn quả…), ngành chăn nuôi (bò, cừu), ngành đánh bắt hải sản của Ô-xtrây-li-a.
- Xác định sự phân bố một số trung tâm công nghiệp, một số ngành công nghiệp (công nghiệp khai thác điện tử, tin học, hóa chất, hóa dầu, thực phẩm…) của Ô-xtrây-li-a.
- Kể tên một số sân bay, cảng biển, đường giao thông, điểm du lịch của Ô-xtrây-li-a.
Tham khảo!
- Yêu cầu số 1:
+ Khu vực phía Đông Nam trồng nhiều loại cây ăn quả, cây lương thực.
+ Khu vực chăn nuôi gia súc ở khu vực phía Tây, Tây Nam, Đông và Đông Nam
+ Khu vực ven biển phát triển ngành đánh bắt hải sản tại một số vùng biển thuộc Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
- Yêu cầu số 2:
+ Một số trung tâm công nghiệp của Ô-xtrây-li-a là: Xit-ni, Men-bơn, A-đê-lai, Brix-ben…phân bố ở khu vực ven biển.
+ Một số ngành công nghiệp của Ô-xtrây-li-a là: điện tử - tin học, thực phẩm, cơ khí, sản xuất ô tô, hoá dầu…
- Yêu cầu số 3:
+ Một số sân bay của Ô-xtrây-li-a là: Rum, Het-len…
+ Một số cảng biển của Ô-xtrây-li-a là: Đac-uyn, Kep Biat-tơ-ri, Can-bê-ra,…
+ Một số điểm du lịch của Ô-xtrây-li-a là: Tảng đá U-lu-ru, Hẻm núi Ca-the-rin…
Bước 3 trong quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi thuỷ sản là:
A. Trộn theo tỉ lệ, bổ sung chất kết dính.
B. Hồ hoá và làm ẩm.
C. Đóng gói, bảo quản.
D. Ép viên và sấy khô.
Đáp án: B. Hồ hoá và làm ẩm.
Giải thích: Bước 3 trong quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi thuỷ sản là: Hồ hoá và làm ẩm – Hình 31.4 SGK trang 92
Bước 3 trong quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi thuỷ sản là:
A. Trộn theo tỉ lệ, bổ sung chất kết dính.
B. Hồ hoá và làm ẩm.
C. Đóng gói, bảo quản.
D. Ép viên và sấy khô.
Đáp án: B. Hồ hoá và làm ẩm.
Giải thích: Bước 3 trong quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi thuỷ sản là: Hồ hoá và làm ẩm – Hình 31.4 SGK trang 92
Dựa vào thông tin mục 1 và hình 11.4, hãy:
- Nêu đặc điểm dân cư nổi bật của khu vực Đông Nam Á.
- Phân tích tác động của đặc điểm dân cư tới phát triển kinh tế - xã hội khu vực.
Tham khảo!
Tác động của đặc điểm dân cư
- Thuận lợi:
+ Dân số đông tạo nên thị trường tiêu thụ lớn, thu hút các nhà đầu tư, thúc đẩy kinh tế phát triển.
+ Cơ cấu dân số trẻ, tạo nên nguồn lao động dồi dào, dự trữ lao động lớn.
+ Sự đa dạng về dân tộc tạo nên sự phong phú trong văn hóa, tập quán sản xuất.
+ Đô thị là nơi thu hút dân cư và lao động, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Hạn chế:
+ Quy mô dân số lớn đang là sức ép đối với nhiều nước trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường và giải quyết việc làm.
+ Một số quốc gia đang trong quá trình già hoá dân số, đặt ra các vấn đề về an sinh xã hội và chăm sóc y tế,... Điều này đòi hỏi các quốc gia trong khu vực cần có những chính sách dân số và phát triển kinh tế phù hợp.
+ Một số đô thị không cung cấp đủ việc làm, nơi ở, các dịch vụ cơ bản, hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng bị quá tải.
Dựa vào bảng số liệu SGK, hãy phân tích sự phát triển của ngành chăn nuôi và sự thay đổi trong cơ cấu sản lượng thịt qua các năm 1996, 2000 và 2005.
- Chuyển bảng số liệu đã cho thành bảng số liệu tương đối (%):
Cơ cấu sản lượng thịt các loại (%)
Năm | Tổng số | Thịt trâu | Thịt bò | Thịt lợn | Thịt gia cầm |
1996 | 100,0 | 3,5 | 5,0 | 76,5 | 15,0 |
2000 | 100,0 | 2,6 | 5,1 | 76,5 | 15,8 |
2005 | 100,0 | 2,1 | 5,1 | 81,4 | 11,4 |
- Phân tích sự phát triển
+ Chăn nuôi đủ các loại: gia súc lớn (trâu, bò), gia súc nhỏ(lợn,…), gia cầm.
+ Sản lượng thịt không ngừng tăng (năm 2005 gấp đôi năm 1996), tăng nhanh nhất là thịt lợn và thịt bò, đặc biệt vào giai đoạn 2000 – 2005.
- Sự thay đổi cơ cấu trong sản lượng thịt
+ Năm 1996 và năm 2000, tỉ trọng của sản lượng thịt lợn trong cơ cấu không đổi (76,5%), nhưng đến năm 2005, tỉ trọng tăng lên 81,4%.
+ Thịt gia cầm tăng từ 1996(15,0%) đến năm 2000(15,8%), sau đó giảm vào năm 2005(11,4%).
+ Thịt trâu giảm dần từ năm 1996(3,4%) đến năm 2000(2,6%) và năm 2005(2,1%).
+ Thịt bò có tỉ trọng trong cơ cấu gần như không thay đổi (năm 1996: 5,0%, năm 2000: 5,1%, năm 2005: 5,1%).