Quan sát hình 15.7 và mô tả các bước bảo quản dài hạn tinh trùng của động vật thủy sản.
Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Quan sát Hình 20.4 và mô tả các bước bảo quản sữa tươi bằng phương pháp thanh trùng.
Bảo quản tươi bằng phương pháp thanh trùng:
- Bước 1: Chuẩn bị sữa nguyên liệu: sơ chế, tiêu chuẩn hóa.
- Bước 2: Thanh trùng: nâng nhiệt độ sữa lên 70oC đến 75oC thời gian từ 15 giây đến 20 giây
- Bước 3: Đóng gói: hạ nhiệt độ của sữa xuống 15oC đến 20oC và tiến hành đóng gói.
- Bước 4: Bảo quản: bảo quản trong điều kiện từ 4oC đến 6oC.
Quan sát Hình 20.5 và mô tả các bước bảo quản sữa tươi bằng phương pháp tiệt trùng. Nêu điểm giống và khác nhau giữa phương pháp thanh trùng và phương pháp tiệt trùng. Phân biệt sữa tươi thanh trùng và sữa tươi tiệt trùng.
* Các bước bảo quản sữa tươi bằng phương pháp tiệt trùng:
- Bước 1: Chuẩn bị sữa nguyên liệu: tiến hành sơ chế, tiêu chuẩn hóa.
- Bước 2: Tiệt trùng: nâng nhiệt độ của sữa lên 125oC đến 140oC, thời gian từ 3 giây đến 20 giây.
- Bước 3: Đóng gói: hạ nhiệt độ của sữa xuống 15oC đến 20oC và tiến hành đóng gói.
- Bước 4: Bảo quản: bảo quản ở nhiệt độ phòng.
* Điểm giống và khác nhau giữa phương pháp thanh trùng và phương pháp tiệt trùng:
So sánh | Phương pháp thanh trùng | Phương pháp tiệt trùng |
Giống nhau | - Đóng gói hạ nhiệt độ của sữa xuống 15oC đến 20oC. | |
Khác nhau | - Nâng nhiệt độ sữa lên 70oC đến 75oC thời gian từ 15 giây đến 20 giây. - Bảo quản trong điều kiện từ 4oC đến 6oC. | - Nâng nhiệt độ của sữa lên 125oC đến 140oC, thời gian từ 3 giây đến 20 giây. - Bảo quản ở nhiệt độ phòng.
|
Quan sát Hình 9.5 và mô tả các bước bảo quản thức ăn chăn nuôi bằng silo.
Các bước bảo quản thức ăn chăn nuôi bằng silo:
- Bước 1: thu hoạch nguyên liệu thô (cỏ, cây họ Đậu)
- Bước 2: Phơi héo, cắt ngắn, làm giàu dinh dưỡng.
- Bước 3: Thiết lập mô hình lên men, lên men.
- Bước 4: Đưa vào silo (ủ chua và bảo quản).
- Bước 5: Đánh giá chất lượng sản phẩm và sử dụng.
Quan sát Hình 9.3 và mô tả các bước bảo quản thức ăn (rơm) cho trâu, bò bằng phương pháp kiềm hóa và làm khô.
Các bước bảo quản thức ăn (rơm) cho trâu, bò bằng phương pháp kiềm hóa và làm khô:
- Bước 1: Lựa chọn rơm khô, đánh giá chất lượng.
- Bước 2: Ngâm rơm khô với nước vôi (1%).
- Bước 3: Rửa sạch nước vôi.
- Bước 4: Phơi, sấy rơm.
- Bước 5: Đánh giá chất lượng, bảo quản và sử dụng.
Quan sát Hình 20.6 và mô tả các bước sản xuất thịt hộp.
Các bước sản xuất thịt hộp:
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu: làm sạch, tách da, bỏ xương, làm nhỏ; bổ sung phụ gia và gia vị
- Bước 2: Xử lí nhiệt: làm chín nguyên liệu bằng các biện pháp phù hợp.
- Bước 3: Đóng hộp: cho nguyên liệu đã chín vào hộp, bài khí, ghép mí.
- Bước 4: Tiệt trùng: xử lí hộp bằng nhiệt độ khoảng 100 – 121oC trong khoảng 15 phút.
- Bước 5: Bảo quản: hạ nhiệt độ xuống khoảng 18 – 20oC, dán nhãn, đóng thùng và bảo quản.
Quan sát Hình 20.7 và mô tả các bước sản xuất sữa lên men.
Các bước sản xuất sữa lên men:
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu: sữa tươi, sữa thanh trùng, sữa tiệt trùng, men giống.
- Bước 2: Phối trộn: sữa/men giống = 9/1.
- Bước 3: Chiết rót vào hộp đã chuẩn bị.
- Bước 4: Đóng nắp.
- Bước 5: Ủ.
- Bước 6: Bảo quản và sử dụng.
Quan sát hình 32.1a , 32.1c:
- Mô tả quá trình sinh sản ở cây rau má và trùng đế giày.
- Sinh sản ở các sinh vật này có sự kết hợp của yếu tố đực và yếu tố cái không?Từ đó, em hãy cho biết:
- Các sinh vật này có hình thức sinh sản nào?
- Vì sao các cơ thể con sinh ra giống nhau và giống mẹ.
- Mô tả quá trình sinh sản ở cây rau má và trùng đế giày:
+ Quá trình sinh sản của cây rau má: Từ một phần thân bò của cây mẹ phát triển thành một cây con mới.
+ Quá trình sinh sản của trùng đế giày: Cơ thể mẹ phân đôi thành hai cơ thể trùng giày con.
- Sinh sản ở 2 sinh vật này (rau má và trùng đế giày) không có sự kết hợp của yếu tố đực và yếu tố cái.
- Các sinh vật này (rau má và trùng đế giày) có hình thức sinh sản vô tính.
- Cơ thể con sinh ra giống nhau và giống mẹ vì cơ thể con chỉ nhận được chất di truyền từ cơ thể mẹ nên chúng giống nhau và giống mẹ.
Quan sát xung quanh nơi em sinh sống, hãy lấy ví dụ về một cơ sở sản xuất cơ khí và mô tả các hoạt động trong cơ sở đó. Liên hệ với các bước của quá trình sản xuất cơ khí như Hình 11.2.
- Ví dụ về một cơ sở sản xuất cơ khí và mô tả hoạt động:
+ Ví dụ: Cơ sở sản xuất xe đạp.
+ Mô tả: Cơ sở sản xuất xe đạp bao gồm các quá trình chế tạo phôi, gia công tạo hình sản phẩm, xử lí cơ tính và bảo vệ bề mặt chi tiết, lắp ráp sản phẩm, đóng gói sản phẩm.
- Liên hệ với các bước của quá trình sản xuất:
+ Bước 1: Chế tạo phôi
+ Bước 2: Gia công tạo hình sản phẩm
+ Bước 3: Xử lí cơ tính và bảo vệ bề mặt chi tiết
+ Bước 4: Lắp ráp sản phẩm
+ Bước 5: Đóng gói sản phẩm.
Quan sát Hình 8.2 và mô tả các bước sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng bột.
Các bước sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng bột:
- Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu
- Bước 2: Làm sạch, sấy khô, nghiền nhỏ nguyên liệu
- Bước 3: Phối trộn nguyên liệu
- Bước 4: Đóng bao, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm
Quan sát Hình 6.3, mô tả các bước thụ tinh trong ống nghiệm ở bò.
Mô tả các bước thụ tinh trong ống nghiệm ở bò:
- Bước 1: Hút tế bào trứng từ buồng trứng.
- Bước 2: Nuôi để trứng phát triển và chín
- Bước 3: Thụ tinh nhân tạo
- Bước 4: Nuôi hợp tử phát triển đến giai đoạn phôi dâu và phôi nang.