Vẽ sơ đồ nội dung các giai đoạn của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.
Trình bày nội dung của trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX? Vì sao những đề nghị cải cách trên không thực hiện được? Em hãy liên hệ với công cuộc đổi mới của nước ta từ năm 1986 đến nay. MỌI NGƯỜI GIÚP MÌNH VỚI, MÌNH ĐANG CẦN GẤP. XIN CẢM ƠN !!!
3. Theo tác giả, Việt Nam chỉ “nhỏ bé” ở giai đoạn lịch sử nào?
A. Trước thế kỉ XX
B. Từ đầu thế kỉ XX đến trước năm 1945
C. Từ năm 1945 đến trước đổi mới (1986)
D. Từ năm 1986 đến năm 2006 (20 năm đổi mới)
3. Theo tác giả, Việt Nam chỉ “nhỏ bé” ở giai đoạn lịch sử nào?
A. Trước thế kỉ XX
B. Từ đầu thế kỉ XX đến trước năm 1945
C. Từ năm 1945 đến trước đổi mới (1986)
D. Từ năm 1986 đến năm 2006 (20 năm đổi mới)
Tác động lớn nhất của công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến tình hình Việt Nam là
A. Đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng, từng bước quá độ lên chế độ chủ nghĩa xã hội
B. Nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế
C. Việt Nam trở thành quốc gia đang phát triển
D. Củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ chủ nghĩa xã hội
Đáp án A
Trước năm 1986, Việt Nam đang lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, chủ nghĩa xã hội đứng trước nguy cơ sụp đổ. Tuy nhiên với những thành tựu Việt Nam đạt được trong thời kì đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay là đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng, từng bước quá độ lên chế độ chủ nghĩa xã hội. Đây là tác động lớn nhất của công cuộc đổi mới đến tình hình Việt Nam.
Công cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc (từ năm 1978) và đường lối đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986) có điểm giống nhau là
A. đều kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
B. xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc riêng của từng nước.
C. đều kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản.
D. xuất phát điểm là nền kinh tế lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
Đáp án A
- Đáp án A: Công cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc (từ năm 1978) và đường lối đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986) đều kiên trì sự lãnh đạo của Đảng.
- Đáp án B, C: đặc điểm công cuộc đổi mới của Trung Quốc.
- Đáp án D: là đặc điểm đường lối đổi mới ở Việt Nam.
Công cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc (từ năm 1978) và đường lối đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986) có điểm giống nhau là
A. đều kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
B. xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc riêng của từng nước
C. đều kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản
D. xuất phát điểm là nền kinh tế lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề
Đáp án A
- Đáp án A: Công cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc (từ năm 1978) và đường lối đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986) đều kiên trì sự lãnh đạo của Đảng.
- Đáp án B, C: đặc điểm công cuộc đổi mới của Trung Quốc.
- Đáp án D: là đặc điểm đường lối đổi mới ở Việt Nam
Những thành tựu Việt Nam đạt được trong công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến 2000 chứng tỏ điều gì?
A. Đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới cơ bản là phù hợp
B. Việt Nam đã thoát khỏi tình trang khủng hoảng kinh tế - xã hội
C. Đường lối đổi mới về cơ bản là đúng đắn cần phải có những bước đi phù hợp
D. Việt Nam đã giải quyết được sự mất cân đối của nền kinh tế
Đáp án A
Những thành tựu Việt Nam đạt được trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1986 – 1990) chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới cơ bản là phù hợp và cần phải tiếp tục giữ vững, phát huy điều đó
Nhân vật lịch sử nào là người có công khởi xướng, mở đầu cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986?
A. Lê Duẩn
B. Trường Chinh
C. Nguyễn Văn Linh
D. Đỗ Mười
Đáp án C
Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh (1986-1991) là người có công khởi xướng, mở đầu cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Năm 1987 ông đã phát biểu và viết nhiều bài quan trọng làm sáng tỏ quan điểm đổi mới, đặc biệt là những vấn đề ông nêu ra dưới tiêu đề “Những việc cần làm ngay” mang bút danh N.V.L đã tạo luồng sinh khí mới trong xã hội: Dân chủ, công khai, nói thẳng, nói thật có tác dụng thúc đẩy các cấp, các ngành, các tổ chức giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc trong thực tế cuộc sống hàng ngày, đấu tranh chống tiêu cực tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong nếp nghĩ, cánh làm của mỗi người.
Điểm giống nhau cơ bản giữa công cuộc cải tổ của Liên Xô (từ năm 1983) với cải cách mở của của Trung Quốc (từ năm 1978) và đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986)
A. Hoàn cảnh lịch sử
B. Trọng tâm cải cách
C. Vai trò của Đảng cộng sản
D. Kết quả cải cách
Đáp án A
Do tác động của cuộc khủng hoảng năm 1973 và sự trì trệ, khủng hoảng của bản thân Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam đã đặt ra yêu cầu cần phải nhanh chóng tiến hành cải cách để đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
Điểm giống nhau cơ bản giữa công cuộc cải tổ của Liên Xô (từ năm 1983) với cải cách mở của của Trung Quốc (từ năm 1978) và đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986)?
A. Hoàn cảnh lịch sử và yêu cầu cải cách
B. Trọng tâm cải cách
C. Vai trò của Đảng cộng sản
D. Kết quả cải cách
Đáp án A
Do tác động của cuộc khủng hoảng năm 1973 và sự trì trệ, khủng hoảng của bản thân Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam đã đặt ra yêu cầu cần phải nhanh chóng tiến hành cải cách để đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
Công cuộc cải tổ của Liên Xô (từ năm 1983) với cải cách mở của của Trung Quốc (từ năm 1978) và đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986) không chịu tác động của nhân tố nào sau đây?
A. Cách mạng khoa học kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa
B. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973
C. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố
D. Sự trì trệ, khủng hoảng ở bản thân mỗi nước
Đáp án C
- Cuộc khủng hoảng dầu mỏ bùng nổ năm 1973 đã bộc lộ nhiều vấn đề cơ bản của thế giới như sự vơi cạn các nguồn tài nguyên, bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường => đặt ra yêu cầu phải cải cách kinh tế, chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu
- Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới => một nền kinh tế đóng kín không còn phù hợp đòi hỏi phải có sự mở cửa, giao lưu, hợp tác
- Trong khi đó bản thân Trung Quốc, Liên Xô, Việt Nam đều lâm vào tình trạng trì trệ khủng hoảng
=> Để đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng, bắt kịp với sự phát triển của thế giới đòi hỏi các nước này phải tiến hành cải cách