Viết vào Phiếu đọc sách những nội dung em thấy thú vị.
a. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em thấy thú vị.
b. Chia sẻ với bạn về phiếu đọc sách của em.
a.
Em có thể tham khảo một số truyện sau:
Truyện 1:
Người thầy cũ
1. Giữa cảnh nhộn nhịp của giờ ra chơi, từ phía cổng trường bỗng xuất hiện một chú bộ đội. Chú là bố của Dũng. Chú tìm đến lớp của con mình để chào thầy giáo cũ.
2. Vừa tới cửa lớp, thấy thầy giáo bước ra, chú vội bỏ mũ, lễ phép chào thầy. Thầy nhấc kính, chớp mắt ngạc nhiên. Chú liền nói:
- Thưa thầy, em là Khánh, đứa học trò năm nào trèo cửa sổ lớp bị thầy phạt đấy ạ!
Thầy giáo cười vui vẻ:
- À, Khánh! Thầy nhớ ra rồi. Nhưng... hình như hôm ấy thầy có phạt em đâu!
- Vâng, thầy không phạt. Nhưng thầy buồn. Lúc ấy, thầy bảo: "Trước khi làm việc gì, cần phải nghĩ chứ! Thôi, em về đi, thầy không phạt em đâu."
3. Giờ ra chơi đã hết. Dũng xúc động nhìn theo bố đang đi ra phía cổng trường rồi lại nhìn khung cửa sổ lớp học. Em nghĩ: bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt, nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi. Nhớ để không bao giờ mắc lại nữa.
(theo Phong Thu)
Tên truyện: Người thầy cũ
Tên tác giả: Phong Thu
Nhân vật: Dũng, người thầy, bố Dũng
Nội dung: ở một trường học, có một chú bộ đội xuất hiện và chào thầy giáo cũ của mình. Chú bố đội là bố của Dũng. Sau bao nhiêu năm, bố Dũng vẫn nhớ và biết ơn thầy giáo cũ. Dũng rất xúc động khi được lắng nghe câu chuyện của bố và thầy giáo. Đó cũng giống như một bài học đáng nhớ dành cho Dũng.
Truyện 2:
Ngôi trường mới
Trường mới của em xây trên nền ngôi trường cũ lợp lá. Nhìn từ xa, những mảng tường vàng, mái đỏ như những cánh hoa lấp ló trong cây.
Em bước vào lớp, vừa bỡ ngỡ, vừa thấy quen thân. Tường vôi trắng, cánh cửa xanh, bàn ghế gỗ xoan đào nổi vân như lụa. Em thấy tất cả đều sáng lên và thơm tho trong nắng mùa thu.
Dưới mái trường mới, sao tiếng trống rung động kéo dài! Tiếng cô giáo trang nghiêm mà ấm áp. Tiếng đọc bài của em cũng vang vang đến lạ! Em nhìn ai cũng thấy thân thương. Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao cũng đáng yêu đến thế!
Theo NGÔ QUÂN MIỆN
Tên truyện: Ngôi trường mới
Tên tác giả: Ngô Quân Miện
Nhân vật: bạn học sinh
Nội dung: Truyện kể về một bạn học sinh bước vào ngôi trường mới được xây lại. Dưới mái trường mới, bạn học sinh cảm thấy có nhiều điều mới, nhìn ai cũng thấy thân thương.
b.
Bài tham khảo 1:
Tớ đã từng đọc truyện “Người thầy cũ” của tác giả Phong Thu. Truyện có 3 nhân vật là Dũng, thầy giáo và bố của Dũng. Truyện kể về một chú bộ đội xuất hiện và chào thầy giáo cũ của mình. Chú bố đội là bố của Dũng. Sau bao nhiêu năm, bố Dũng vẫn nhớ và biết ơn thầy giáo cũ. Dũng rất xúc động khi được lắng nghe câu chuyện của bố và thầy giáo. Đó cũng giống như một bài học đáng nhớ dành cho Dũng.
Bài tham khảo 2:
Tớ đã từng đọc truyện “Ngôi trường mới” của tác giả Ngô Quân Miện. Nhận vật chính trong truyện là một bạn học sinh. Bạn học sinh bước vào ngôi trường mới được xây lại. Dưới mái trường mới, bạn học sinh cảm thấy có nhiều điều mới, nhìn ai cũng thấy thân thương.
Đọc một bài đọc về trường học:
a. Viết vào Phiếu đọc sách những thông tin chính: Tác giả, nội dung, thông tin em chú ý,...
b. Chia sẻ với bạn về Phiếu đọc sách của em.
Bài tham khảo 1:
Bài thơ “Cái trống trường em” của tác giả Thanh Hào nói về chiếc trống trường. Tiếng trống trường báo hiệu cho chúng ta biết giờ vào lớp, giờ truy bài, giờ ra chơi, giờ ra về…. Tiếng trống trường báo hiệu một năm học mới bắt đầu. Và tớ rất ấn tượng về tình cảm của bạn học sinh với trống trường: gắn bó, thân thiết, coi trống như một người bạn.
Bài tham khảo 2:
Bài đọc “Ngôi trường mới” của tác giả Ngô Quân Miện kể về một bạn học sinh bước vào ngôi trường mới được xây lại. Dưới mái trường mới, bạn học sinh cảm thấy có nhiều điều mới, nhìn vừa bỡ ngỡ, vừa thấy quen thân. Tớ đặc biệt chú ý bạn nhỏ nhìn ai cũng thấy thân thương. Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì nhìn cũng đáng yêu.
Viết vào phiếu đọc sách:
- Tên bài đọc và một số nội dung chính của bài đọc (sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn em thích).
- Cảm nghĩ của em về một trong những nội dung trên.
- Tên bài đọc: Bàn chân kì diệu
- Sự việc:
+ Ký bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thấy các bạn được cắp sách đến trường, Ký thèm lắm. Em quyết định đến lớp xin vào học.
+ Khi biết được hoàn cảnh và tình trạng đôi bàn tay của Ký, cô giáo Cương không dám nhận em vào học.
+ Mấy hôm sau cô giáo tới thăm Ký, nhìn thấy em đang ngồi trong sân dùng chân hí hoáy tập viết, hình ảnh ấy khiến cô giáo vô cùng ngạc nhiên và xúc động.
+ Thế rồi, Ký lại đến lớp và lần này em được nhận vào học.
+ Có lúc em cũng nản lòng muốn bỏ cuộc, nhưng nhờ có cô giáo Cương và bạn bè bên cạnh động viên, giúp đỡ Ký lại cố gắng, kiên trì, ngày mưa cũng như ngày nắng luôn chuyên cần đến lớp.
+ Nhờ luyện tập kiên trì, Ký đã thành công.
- Nhân vật: cô giáo Cương, Ký.
- Hình ảnh: Nguyễn Ngọc Ký tập viết bằng chân.
- Câu văn em thích: Bước qua cổng cô vừa ngạc nhiên, vừa xúc động: Ký đang ngồi giữa sân hí hoáy tập viết.
- Cảm nghĩ của em: Em rất khâm phục thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Nhờ sự nỗ lực của mình, Ký đã vượt lên trên sự khiếm khuyết của đôi tay để trở thành một học sinh giỏi, viết chữ đẹp. Sau này trở thành một nhà giáo ưu tú.
Viết vào phiếu đọc sách:
– Tên bài đọc và một số nội dung chính của bài đọc (sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn em thích).
– Cảm nghĩ của em về một trong những nội dung trên.
1. Em có thể tìm đọc câu chuyện Chú bé chăn cừu
Có một chú bé chăn cừu thường thả cừu gần chân núi. Một hôm, thấy buồn quá, chú nghĩ ra một trò đùa cho vui. Chú giả vờ kêu toáng lên:
– Sói! Sói! Cứu tôi với!
Nghe tiếng kêu cứu, mấy bác nông dân đang làm việc gần đấy tức tốc chạy tới. Nhưng họ không thấy sói đâu. Thấy vậy, chú khoái chí lắm.
Mấy hôm sau, chú lại bày ra trò ấy. Các bác nông dân lại chạy tới. Rồi một hôm, sói đến thật. Chú hốt hoảng kêu gào xin cứu giúp. Các bác nông dân nghĩ là chú lại lừa mình, nên vẫn thản nhiên làm việc. Thế là sói thỏa thuê ăn thịt hết cả đàn cừu.
2. Viết vào phiếu đọc sách: Sau khi đọc câu chuyện Chú bé chăn cừa, em càng hiểu hơn về giá trị của đức tính trung thực và hậu quả của việc nói dối
Viết vào phiếu đọc sách:
- Tên bài đọc và một số nội dung chính của bài đọc (sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn em thích).
– Cảm nghĩ của em về một trong những nội dung trên.
- Tên bài đọc: “Vượt qua Covid-19: Ấm áp tình làng nghĩa xóm”
- Một số nội dung chính của bài đọc: Sự sẻ chia, san sẻ những đồ ăn thức uống, những gian hàng miễn phí để gửi tới hàng xóm trong thôn trong thời dịch Covid-19.
- Cảm nghĩ của em về nội dung trên: Con người có tình đoàn kết, tương thân tương ái đặc biệt. Không tồn tại ranh giới về quyền lợi, lợi nhuận hay mua bán, đó là sự cho. Cho đi những tình cảm và nhận lại những tình cảm.
Viết vào phiếu đọc sách:
- Tên bài đọc và một số nội dung chính của bài đọc (sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn em thích).
- Cảm nghĩ của em về một trong những nội dung trên.
Nêu cảm nhận của em: Anh Kim Đồng là một anh hùng nhỏ tuổi tiêu biểu trong sử sách Việt Nam ta. Cậu bé liên lạc nhỏ tuổi đã bất chấp hiểm nguy gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ liên lạc
Viết vào phiếu đọc sách:
- Tên bài đọc và một số nội dung chính của bài đọc (sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn em thích).
- Cảm nghĩ của em về một trong những nội dung trên.
- Tên bài đọc là “Nụ cười trẻ thơ”.
- Bài thơ rất hay nói về nụ cười hồn nhiên của các em thiếu nhi góp phần làm thế giới tươi vui, đẹp hơn. Trẻ em là măng non Tổ quốc.
Viết vào phiếu đọc sách:
– Tên bài đọc và một số nội dung chính của bài đọc (sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn em thích).
– Cảm nghĩ của em về một trong những nội dung trên.
Em ghi vào phiếu đọc sách
- Tên bài đọc: Một người ham đọc sách.
- Một số nội dung chính của bài đọc:
+ Nhân vật: Đan – tê; người chủ quán bán sách.
+ Sự việc: Đan – tê không có tiền mua sách nên làm quen với một người bán sách để mượn sách mới về đọc./ Đan – tê không còn được cho mượn sách về nên ông đứng đọc tại cửa hàng tới khi trời tối mới về.
+ Câu văn em thích: “– Có người ra vào ồn ào ư? Tôi chỉ thấy người trong sách đi lại nói chuyện với nhau thôi.”
- Cảm nghĩ của em: Đan – tê là người ham đọc sách, không màng tới những thứ xung quanh mà chuyên tâm với niềm say mê đọc sách của mình. Em cần thiết phải học tập thói quen đọc sách và rèn luyện sự tập trung như vậy.
Viết vào phiếu đọc sách:
– Tên bài đọc và một số nội dung chính của bài đọc (sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn em thích).
– Cảm nghĩ của em về một trong những nội dung trên.
- Tên bài đọc là “Nụ cười trẻ thơ”.
- Bài thơ rất hay nói về nụ cười hồn nhiên của các em thiếu nhi góp phần làm thế giới tươi vui, đẹp hơn. Trẻ em là măng non Tổ quốc.
Viết vào phiếu đọc sách:
- Tên bài đọc và một số nội dung chính của bài đọc (sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn em thích).
- Cảm nghĩ của em về một trong những nội dung trên.
Viết vào phiếu sách: Tiếng trống Mê Linh là câu chuyện nổi tiếng tái hiện lại hình tượng hai vị anh hùng lịch sử Trưng Trắc, Trưng Nhị với sự dũng cảm, bất khuất, hi sinh anh hùng vì Tổ quốc