Nói về một đồ dùng học tập em thích dựa vào gợi ý:
Quan sát một đồ chơi em thích và ghi lại những điều quan sát được (Dựa vào gợi ý ở sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 154) :
Quan sát và ghi lại những điều quan sát được về chú gấu bông
Màu lông : màu nâu.
Hình dáng : đứng hơi nghiêng, "quay" mãi ra như muốn mỉm cười thân thiện.
- Đầu: Tròn
- Tai: Tròn và be bé xinh xinh
- Hai con mắt : tròn xoe như hai hòn bi
- Mũi : Tròn
- Miệng : rộng, đang nhoẻn cười
- Chân tay : múp, mập ú, xinh xắn và rất đáng yêu.
Viết đoạn văn ở phần thân bài (khoảng 6 câu) tả một đồ dùng học tập của em.
Gợi ý: Em có thể viết đoạn văn tả bao quát hoặc đoạn văn tả chi tiết một đồ dùng học tập. Khi tả bao quát, cần nêu những đặc điểm về hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu, những điểm nổi bật về cấu tạo…của đồ dùng học tập được chọn; chú ý dùng nhiều từ ngữ gợi tả, dùng cách so sánh, nhân hóa để làm cho đoạn văn sinh động, hấp dẫn.
Tham khảo (đoạn văn tả chiếc bút mực)
Cây bút nhỏ nhắn, xinh xinh dài bằng một gang tay, tròn trĩnh như ngón tay trỏ. Nắp bút làm bằng mạ kền vàng óng ả. Trên nắp bút có khắc dòng chữ Hồng Hà ánh vàng. Thân bút là một ống nhỏ bằng nhựa màu đen, trơn bóng, càng về sau càng thót lại như búp măng non. Mở nắp bút, hiện lên trước mắt em là một chiếc ngòi nhỏ xíu sáng lấp lánh. Em xoay thân bút theo chiều kim đồng hồ để lấy mực. Chiếc ruột gà làm bằng cao su, sau nhiều ngày nhịn đói bỗng được bữa no nê. Trong ruột gà, có một ống nhỏ, như que tăm dùng để dẫn mực.
Hoạt động 1: Chia sẻ việc sắp xếp các học tập gọn gàng, ngăn nắp.
- Chia sẻ về cách sắp xếp góc học tập của em.
Gợi ý:
+ Mô tả cách sắp xếp sách, vở, đồ dùng học tập của em ở góc học tập.
VD: Đồ dùng học tập được đặt trong một chiếc hộp lớn, được chia ngăn. Sách vở để trong tủ sách, chia thành từng ngăn ứng với từng loại sách: sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo, tác phẩm đọc thêm,...
+ Cảm nhận của em về góc học tập của mình.
VD: Góc học tập chính là một trong những nơi em dành nhiều thời gian nhất. Bởi vì góc học tập của em được sắp xếp hợp lí, dựa trên sở thích của mình nên em có thể dễ dàng, thuận tiện và có hứng thú học tập.
+ Nếu được thay đổi vị trí và cách sắp xếp góc học tập của em ở nhà, em muốn thay đổi như thế nào? Vì sao?
VD: Nếu được thay đổi vị trí và cách sắp xếp góc học tập của em ở nhà, em muốn được đổi hướng của bàn học tới gần cửa sổ. Vì như vậy vừa có thể hưởng được ánh sáng tự nhiên, vừa có thể hưởng gió, nếu mỏi mắt nhìn ra cây xanh.
- Thảo luận về việc sắp xếp góc học tập gọn gàng, ngăn nắp.
Hoạt động 2: Thiết kế góc học tập.
- Tham khảo một số cách sắp xếp góc học tập trong các hình sau để đưa ra ý kiến ý tưởng thiết kế góc học tập gọn gàng, ngăn nắp phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình em.
VD:
Hình 1 | Hình 2 |
- Dùng ánh sáng đèn bàn, ánh sáng nhân tạo. - Sách vở được đặt ở trên giá sách tầng cao, dụng cụ học tập để ở tầng dưới, có ngăn kéo đựng đồ. - Bàn học hướng vào tường. | - Dùng ánh sáng tự nhiên từ mặt trời. - Sách vở và dụng cụ học tập xếp trên bàn, ở một góc bàn. - Bàn học hướng ra cửa sổ, bên cạnh cửa ra vào. |
- Trình bày ý tưởng thiết kế trong nhóm.
Một số học sinh trình bày ý tưởng thiết kế góc học tập trước lớp.
VD: Đầu tiên, một góc học tập hợp lí phải có bộ bàn ghế và đèn bàn học phù hợp với chiều cao và hợp với tiêu chuẩn chung để không khiến học sinh bị gù lưng hay hỏng mắt. Tiếp theo, phần giá sách có thể gắn liền với bàn học (nếu có quá nhiều sách có thể bố trí thêm một giá sách nhỏ bên cạnh bàn học). Các cuốn sách nên được sắp xếp hợp li sao cho dễ tìm (ví dụ: để riêng các cuốn sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo,...). Bên cạnh đó, các dụng cụ học tập cũng nên được để ngăn nắp trong một cái hộp lớn trên bàn hoặc hộc tủ sao cho tiện sử dụng. Cuối cùng, những vật trang trí không nên để quá nhiều để tránh tạo sự rối mắt, phân tâm khi học tập.
- Chia sẻ nhận thức và cảm xúc sau hoạt động.
VD: Sau hoạt động, em có ý thức trong việc sắp xếp góc học tập gọn gàng, ngăn nắp, phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình em.
Hãy hành động
Quan sát học tập của mình, vận dụng những điều em đã học được để:
- Chúng ta những chỗ còn cho gọn gàng, ngăn nắp ở góc học tập.
- Sắp xếp góc học tập gọn gàng, ngăn nắp, thuận tiện cho việc học tập của em ở nhà.
Bạn nào để sách vở gọn gàng ngăn nắp trong phòng hok của mik thì bình luận hay trả lời câu hỏi cho mik bt nha!
Còn bn nào để sách vở ko gọn gàng mà để lộn xộn khắp nơi thì hãy thu dọn ngay ngắn luôn đi nha!
Thanks.
Mik luôn luôn để sách vở gọn gàng và ngăn nắp ko bao giờ để sách vở lộn xộn. Phòng của mik rất sạch sẽ.
Nói về một hoạt động trải nghiệm thú vị của em ở trường dựa vào gợi ý:
a. Giới thiệu hoạt động trải nghiệm thú vị.
b. Nói về hoạt động trải nghiệm.
– Tập trung vào những điều thú vị thể hiện qua:
• Việc làm
• Lời nói
• ?
– Chú ý đến cảm xúc của em và những người xung quanh:
• Khi tham gia hoạt động
• Về sản phẩm hoặc kết quả của hoạt động
c. Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em khi tham gia hoạt động trải nghiệm.
a. Giới thiệu hoạt động trải nghiệm thú vị:
Tên hoạt động: Chuyến đi thăm quan bảo tàng dân tộc học
Thời gian: Thứ 6
Địa điểm: Bảo tàng dân tộc học
Người tham gia: Tất cả các học sinh trường có thể tham gia
b. Nói về hoạt động trải nghiệm:
Hoạt động trải nghiệm thú vị này giúp em khám phá những được nhiều nét văn hóa của các dân tộc trên đất nước Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á. Tham gia hoạt động này giúp em hiểu thêm về nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam. Điều đặc biệt là em được nghe thuyết minh, nhìn các trang phục, nhà ở,..của nhiều dân tộc em chưa được gặp ngoài đời bao giờ mà chỉ nhìn thấy qua phim ảnh.
c. Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em khi tham gia hoạt động trải nghiệm:
Khi tham gia hoạt động trải nghiệm thú vị này, em thấy cảm xúc của mình trở nên vui vẻ, hạnh phúc, đặc biệt là khi em được khám phá, biết đến nhiều dân tộc, nhiều nền văn hóa của các dân tộc khác. Từ đó em thấy yêu Việt Nam hơn
Chia sẻ với bạn về một món ăn em thích dựa vào gợi ý:
Em thích nhất là ăn trứng gà luộc dầm nước mắm. Trước hết chúng ta cần chuẩn bị nguyên liệu: trứng, nước, nước mắm. Chúng ta rửa sạch trứng, bắc nước lên bếp, thả trứng vào và luộc trong 10 phút.
Làm quen và tự giới thiệu với các bạn trong nhóm, tổ học tập mới của em dựa vào gợi ý:
- Tên?
- Ngày sinh?
- Môn học yêu thích?
- v.v.v....
tui là Phương Anh.Sinh 25/5.Môn tui thích là Tiếng Anh........
Tôi là Duy.Sinh ngày 20 tháng 12 ,năm nay tôi lớp 3C.
Nói 1 - 2 câu về điểm nổi bật của một đất nước mà em biết dựa vào gợi ý:
Thái Lan mê hoặc mọi du khách ngay từ những phút đầu tiên đến với đất nước này. Qua cửa sổ máy bay, những mái nhà và ngọn tháp lấp lánh của Đại Hoàng Cung, Chùa Phật Ngọc, Chùa Bình Minh Wat Arun và những báu vật khác của Bangkok – tất cả trải ra trước mắt du khách một bức tranh của những điều kỳ diệu của Phương Đông thời trung cổ trong những câu chuyện cổ tích.
Hãy viết một đoạn văn (12 – 15 câu) tả lại một đồ dùng học tập mà em yêu thích.
(Gợi ý: con cần tả được bao quát (màu sắc, hình dạng, kích thước, chất liệu) đồ vật, họa tiết trang trí và các bộ phận chính của đồ vật, công dụng của đồ vật)
Tham khảo:
Vào đầu năm học mới, mẹ đã mua cho em rất nhiều đồ dùng học tập: bút mực, bút chì, thước kẻ… và một cái bảng con thật xinh xắn nữa.
Cái bảng của em được làm bằng gỗ, rất nhẹ. Bảng hình chữ nhật, chiều dài khoảng 30 cm, chiều rộng khoảng 25 cm. Bảng khoác chiếc áo màu đen bóng. Hai mặt bảng được kẻ những ô vuông đều đặn. Ở một góc bảng có cái lỗ nhỏ để buộc vào góc bảng. Đầu dây còn lại em buộc cái khăn lau bảng được làm bằng những mảnh vải, màu sắc sặc sỡ. Mỗi khi viết, màu phấn trắng nổi lên trên nền bảng đen bóng. Em dùng khăn lau bảng xóa đi những dòng chữ đã viết, bảng lại trở về với chiếc áo thật đẹp của mình.
Em rất thích cái bảng con của em. Bảng đã giúp em rất nhiều trong học tập. Em đã tập viết chữ, làm những phép toán và vẽ những bông hoa, những con vật… trên bảng theo yêu cầu của bài học. Cái bản con như người bạn thân thiết của em. Em luôn nâng niu, giữ gìn cẩn thận. Chính vì thế, em đã sử dụng từ đầu năm học đến nay mà trông nó vẫn còn như mới vậy.
Dựa vào quy trình thiết kế kệ đựng đồ dùng học tập, em hãy thiết kế một sản phẩm hữu ích dùng trong hoạt động học tập của em.
Tham khảo
Quy trình thiết kế hộp đựng bút:
- Bước 1: Hình thành ý tưởng thiết kế
Khi học tập ở nhà, cần dùng sách, vở, tài liệu, bút, thước, compa,... Nếu tất cả các đồ dùng này được bày trên bàn học thì vừa mất mĩ quan vừa ảnh hưởng đến hiệu quả học tập. Do đó, cần thiết kế một chiếc hộp để đựng các đồ dùng học tập. Chiếc hộp cần thoả mãn các yêu cầu sau :
+ Hộp chứa được một số cuốn sách, vở, bút và dụng cụ học tập khác như thước, êke, compa, tẩy,...
+ Hộp được đặt trên bàn học, có kích thước nhỏ gọn, kết cấu chắc chắn, hình dạng và màu sắc đẹp, làm bằng vật liệu rẻ tiền.
- Bước 2: Tiến hành thiết kế
Căn cứ vào các yêu cầu thiết kế trên và qua sách báo, truyền hình, mạng internet,... thu thập các thông tin liên quan đến hộp đựng tương tự để từ đó hình thành phương án thiết kế, đồng thời phác hoạ sơ bộ hộp đựng đồ dùng học tập như hình sau.
Hộp có chiều dài 350mm, chiều rộng 220mm, gồm ba bộ phận :
+ Ống đựng bút (1);
+ Ngăn để sách vở, tài liệu (2);
+ Ngăn để dụng cụ (3).
Sau đó tính toán, xác định hình dạng, kích thước và lập bản vẽ của hộp đựng như hình sau.
- Bước 3: Đánh giá phương án thiết kế
- Làm mô hình các chi tiết bằng bìa cứng.
- Sắp xếp thử các đồ dùng học tập vào hộp đựng và để lên bàn học.
- Xác định những điều cần chỉnh sửa.
- Điều chỉnh, sửa chữa các hình chưa phù hợp.
- Bước 4: Lập hồ sơ kĩ thuật
Vẽ phác thảo và ghi được kích thước của hộp đựng đồ dùng học tập đã thiết kế.
Kể tên các đồ dùng học tập em có và mô tả sự sắp xếp chúng trong góc học tập cho hợp lí?
(Gợi ý: Các đồ dùng học tập em có bao gồm có gì? Từng đồ đạc đó sắp xếp ở đâu? Góc học tập của em có trang trí gì?)
Tất cả đồ dùng học tập vứt vào xe chở rác