Em cùng các bạn hái bài "Không xả rác", sáng tác: Đông Phương Tường.
- Bạn ốm em chép bài cho bạn là đạo đức. Vì hành động chép bài cho bạn của em là hành động xuất phát từ lương tâm, đạo đức của em. Chính lương tâm em thôi thúc, làm động lực cho hành vi đó của em mà chả có quy định nào bắt ép em phải làm nên hành vì đó chính là đạo đức.
- Không xả rác nơi công cộng là kỉ luật. Vì hành vi xả rác nơi công cộng là vi phạm luật vệ sinh môi trường, là hành vi đáng lên án. Khi em vi phạm có thể sẽ bị xử phạt. Thế nên việc không xả rác nơi công cộng là kỉ luật.
Gạch trạng ngữ và cho biết trạng ngữ chỉ ý gì cho các câu dưới đây
Sáng nay ,trờ rét căm căm.
Nhờ bạn Mai, em học tiến bộ.
Đê thực hiện nếp sống văn minh đô thị, chũng em không xả rác, không khạc nhổ bừa bãi.
câu 1 là trạng ngữ chỉ thời gian
câu 2 là trạng ngữ chỉ kết quả
câu 3 là trạng ngữ chỉ mục đích
câu 1 là trạng ngữ chỉ thời gian
câu 2 là trạng ngữ chỉ kết quả
câu 3 là trạng ngữ chỉ mục đích
Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em và tác hại của việc xả rác ra môi trường
Nếu mọi người thấy một người xả rác bừa bãi , mọi người sẽ làm gì ??? ( Các bạn có thể chọn nhiều đáp án nhé )
A . Nhắc họ không xả rác bừa bãi
B . Nếu họ bỏ đi không nhặt rác vứt vào thùng thì nhặt rác của họ vứt vào thùng rác
C Chẳng làm gì còn bảo họ lần sau cứ tiếp tục xả rác để bác lao công dọn
Em hãy viết một bài văn nghị luận về vấn đề xả rác bừa bãi ở địa phương em
(mink đag cần gấp)
Cùng với sự thành công của con người trong lĩnh vực công nghiệp – dịch vụ, khoa học - kĩ thuật thì nó cũng gây áp lực cho vấn đề môi trường của thế giới. Ở Việt Nam, bên cạnh những vấn đề nhức nhối như hiện tượng xả nước thải trực tiếp ra sông suối, khai thác sa khoáng làm ô nhiễm nguồn nước, còn có một hiện tượng phổ biến làm ô nhiễm môi trường, đó là vứt rác bừa bãi. Có những người ngồi bên hồ chỉ là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống. Không những vậy, còn có nhiều người cũng đang vô tình hủy hoại môi trường sống xung quanh chúng ta.
Xả rác bừa bãi là thói quen của nhiều người.Nhiều học sinh khi đi ngang qua đường, sau khi ăn quà không để rác vào sọt mà vứt lung tung trên sân. Nhiều túi ni lông, giấy thải bay tứ tung nhìn rất bẩn và khó chịu. Ở một số gia đình, khi có xe đổ rác thì không mang rác ra xe mà khi xe đi qua rồi lại vứt ở góc tường, trước ngõ hay gần nơi họ sống. Một số người đi xe gắn máy, xe buýt, ô tô. Sau khi dùng thứ gì đó thì vứt luôn vỏ đựng xuống lòng đường. Hay một số người ăn kém, uống nước ngọt bên đường sẵn sàng vứt luôn que kem vỏ chai gần nơi họ ngồi. Và còn biết bao người thiếu ý thức bảo vệ môi trường. Họ vứt rác bừa bãi thành thói quen, xả rác bừa bãi nơi công cộng, đường phố.
Vậy, nguyên nhân của hành động thiếu văn hóa này xuất phát từ đâu? Khách quan, có thể thấy việc tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân của các cơ quan chuyên trách đối với việc bảo vệ môi trường chưa thực sự cao. Các qui định xử phạt lại thiếu và chưa thật nghiêm khắc. Về chủ quan, ta thấy rất nhiều người không có ý thức bảo vệ môi trường tiện tay thì vứt, cốt sao sạch nhà mình, còn ngoài đường ra sao thì kệ. Họ đâu ý thức rằng những việc làm tưởng như rất bình thường, đó lại có tác hại lớn thế nào đến môi trường sống của chính họ và những người xung quanh.
Vứt rác bừa bãi gây ra hậu quả vô cùng lớn. Hành động này làm xấu cảnh quan thiên nhiên gây mất mĩ quan đường phố. Nguy hại hơn, nó làm cho môi trường sống của chúng ta lại ô nhiễm: Vứt rác ra sông hồ làm ô nhiễm nguồn nước, chôn rác không phân hủy làm ô nhiễm đất, làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm tầm nhìn. Gây ảnh hưởng xấu đến các loài sinh vật chứ không kể riêng con người. Sức khỏe của con người suy giảm, dễ mắc các bệnh về hô hấp, về tiêu hóa, ung thư. Các loại sinh vật sống ở biển, hồ sẽ chết vì nuốt phải rác không phân hủy, chết vì nguồn nước quá ô nhiễm gây hoang mang cộng đồng.
Bởi vậy, chúng ta phải có những giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này. Ở Sing-ga-po, những người vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng dù là rác rất nhỏ như mẩu thuốc lá hay vỏ kẹo cao su. Cũng bị phạt rất nặng. Đó chính là một kinh nghiệm mà đất nước ta cần học tập. Cần có những hình thức xử phạt thật nghiêm hành động này. Bên cạnh đó, các ban ngành chính quyền, các cơ quan chức năng, đoàn thể. Cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân để họ không vứt rác bừa bãi. Mặt khác chúng ta cần tích cực trồng cây xanh, phủ đồi trọc giữa môi trường Xanh – Sạch – Đẹp.
Tóm lại, vứt rác bừa bãi là hành vi thể hiện trình độ văn hóa của mỗi người – Để không bị đánh giá là vô văn hóa, giữ gìn vệ sinh trong sạch, chúng ta nên vứt rác đúng chỗ. Từ một hành động nhỏ là vứt rác đúng nơi quy định nghĩa là bạn đã góp phần vào việc bảo vệ môi trường, xây dựng một cuộc sống an toàn, sạch sẽ không bị ô nhiễm. Hãy cùng nhau chung tay xây dựng vì một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Em hãy sáng tạo một câu khẩu hiệu kêu gọi mọi người không xả rác bừa bãi và giải thích vì sao em viết câu khẩu hệu ấy.
NgườiViệt Nam giữ cảnh quan Việt Nam
''Không xả rác!!! Việt Nam nói là làm'' hoặc "Mình thích thì mình không xả rác thôi" hợp thời nhỉ :)))))
hãy chung tay bảo vệ môi trường vì ta là người việt nam
Đề 3: Hãy nói "không" với các tệ nạn:
Đề 4: Vấn đề thu gom rác thải xử lí rác thải ở địa phương em.
Đề 5: Hãy viết một bài báo tường để khuyên các bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn.
Đề 6 Chứng minh tình yêu thiên nhiên, đất nước của Hồ Chí Minh thông qua bài Cảnh khuya, Tố Hữu - Khi con tu hú, Tế Hanh- Quê hương.
Đề 7: Hãy trình bày rõ vì sao chúng ta cần phải đổi mới phương pháp học tập.
Đề 8: Giáo dục là chìa khoá của tương lai.[RIGHT]Trích từ: http://VanMau.Com[/RIGHT][RIGHT]Trích từ: http://VanMau.Com[/RIGHT][RIGHT]Trích từ: http://VanMau.Com[/RIGHT]
Em cùng các bạn hát bài "Chiếc áo mùa đông", tác tác Vũ Hoàng.
Chiếc Áo Mùa Đông
Tác giả: Vũ Hoàng
Mùa đông đến mẹ đan cho em chiếc áo len
Mùa đông đến em mặc vào lớp học
Các bạn đều khen
Màu hồng sen như màu môi em
Có ánh mặt trời cho em hơi ấm
Từ bàn tay của mẹ thân yêu
Chiếc áo len cùng em trường
Mùa đông đến mẹ đan cho em một chiếc áo len
Mùa đông đến em mặc vào lớp học các bạn đều khen
Từ bàn tay của mẹ thân yêu chiếc áo len cùng em đến trường ...
Dưới đây là hai cách kết bài của bài văn Tả con đường quen thuộc từ nhà em tới trường. Em hãy cho biết điểm giống nhau và khác nhau giữa đoạn kết bài không mở rộng (a) và đoạn kết bài mở rộng (b).
a) Con đường từ nhà em đến trường có lẽ không khác nhiều lắm những con đường trong thành phố, nhưng nó thật thân thiết với em.
b) Em rất yêu quý con đường từ nhà đến trường. Sáng nào đi học, em cũng thấy con đường sạch sẽ. Em biết đây là nhờ công của quét dọn ngày đêm của các cô bác công nhân vệ sinh. Em và các bạn bảo nhau không xả rác bừa bãi để con đường luôn sạch, đẹp.
* Giống nhau: đều nói về tình cảm yêu quý, gắn bó thân thiết của bạn học sinh đối với con đường.
* Khác nhau:
- Không mở rộng: khẳng định con đường rất thân thiết đối với học sinh.
- Mở rộng: vừa nói về tình cảm yêu quý con đường, vừa ca ngợi công ơn của các cô bác công nhân vệ sinh đã giữ sạch con đường, đồng thời thể hiện ý thức giữ cho con đường luôn sạch, đẹp.
Ở tổ em có nhiều người hay xả rác ở nhiều nơi trong tổ làm mất cảnh đẹp ở nơi đây. Em hãy giúp bác tổ trưởng làm đơn gửi Ủy ban nhân dân địa phương, quận, huyện, thị xã, hoặc thị trấn, Đề nghị cho ra biện pháp mạnh nhất để mọi người không tiếp tục xả rác.