Những câu hỏi liên quan
Xem chi tiết
HM
30 tháng 1 2024 lúc 22:50

- Văn bản đã lồng ghép tất cả các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận trong văn bản thuyết minh:

+ Yếu tố tự sự để nói về nội dung câu chuyện được đề cập trong tác phẩm.

+ Yếu tố miêu tả để nói về những vẻ đẹp của tác phẩm và sự đón nhận của công chúng.

+ Yếu tố biểu cảm để nói về những vẻ đẹp/ thành công của tác phẩm, tác giả sử dụng yếu tố biểu cảm.

+ Yếu tố nghị luận để bày tỏ quan điểm của mình về những khía cạnh, những vấn đề trong tác phẩm.

- Cách người viết lồng ghép các yếu tố trên trong văn bản được kết hợp một cách hài hòa và sắp xếp theo trình tự hợp lí; giúp thông tin cụ thể, thuyết phục, hấp dẫn hơn.

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
HM
24 tháng 11 2023 lúc 13:32

Đề tài của văn bản trên: Giá trị văn hóa của tranh Đông Hồ

- Một số đoạn, mục có lồng ghép yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm trong văn bản:

+ Đoạn “Giấy in tranh Đông Hồ...in tranh Đông Hồ” (mục 2).

+ Miêu tả quá trình in tranh “Khi in, người làm tranh…Tranh bao nhiêu màu, in bấy nhiêu lần”.

+ Miêu tả về sự rộn ràng buổi chợ tranh Tết: “Mỗi năm một lần, chợ tranh họp vào tháng Chạp trong các ngày 6, 11, 16, 21, 26. Chợ tranh đông vui, sầm uất được tổ chức ngay trong đình làng.

⇒ Việc lồng ghép các yếu tố miêu tả, biểu cảm giúp cho đoạn văn trở nên sinh động hơn, dễ dàng biểu đạt các nội dung của văn bản. Qua đó, thể hiện được cảm xúc, tình cảm của tác giả với nghệ thuật này.

Bình luận (0)
TP
Xem chi tiết
TA
7 tháng 5 2023 lúc 9:57

- Đề tài của văn bản trên: Tranh dân gian Đông Hồ.

- Một số đoạn, mục có lồng ghép yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm trong văn bản:

+ Đoạn “Giấy in tranh Đông Hồ...in tranh Đông Hồ” (mục 2).

+ Miêu tả về sự rộn ràng buổi chợ tranh Tết: “Mỗi năm một lần, chợ tranh họp vào tháng Chạp trong các ngày 6, 11, 16, 21, 26. Chợ tranh đông vui, sầm uất được tổ chức ngay trong đình làng.

=> Việc lồng ghép các yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm trong văn bản giúp những thông tin của đề tài được thể hiện một cách rõ ràng hơn, mang đến cho độc giả những điều quan trọng, cần thiết. Đồng thời, thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết với đề tài đó.

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
HM
31 tháng 1 2024 lúc 2:11

- Tác giả đã lồng ghép yếu tố miêu tả và biểu cảm ở nhiều đoạn. Chẳng hạn, yếu tố biểu cảm thể hiện ngay tên các tiêu mục (chỗ nước trời lẫn sắc miền Bắc; đầu sóng ngọn gió miền Trung; những đảo ngọc miền Nam), ở sự liên tưởng tới câu thơ của Chế Lan Viên, ở những từ ngữ thể hiện tình cảm, thái độ của du khách khi đến những vùng đảo,... yếu tố miêu tả thể hiện ở những đoạn giới thiệu vị trí địa lí của những hòn đảo trải dài từ Bắc vào Nam. Bên cạnh đó, yếu tố tự sự cũng được sử dụng khi giới thiệu về sự xuất hiện của cư dân đảo.

- Việc lồng ghép yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự giúp cho thông tin được chuyển tải đến người đọc một cách sinh động, hấp dẫn, thể hiện tình yêu và niềm tự hào của tác giả về biển đảo Việt Nam.

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
HM
24 tháng 11 2023 lúc 13:45

Văn bản

Mục đích viết

Yếu tố được lồng ghép

Mục đích lồng ghép

Tranh Đông Hồ- nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

Giới thiệu về tranh Đông Hồ

Miêu tả, tự sự

Làm cho văn bản sinh động, thu hút người đọc hơn

Chợ nổi- nét văn hoá của sông nước miền Tây

Giới thiệu về Chợ nổi

Miêu tả, tự sự, biểu cảm

Thể hiện được cảm xúc của người viết.

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
QL
30 tháng 1 2024 lúc 10:29

Dàn ý

1. Mở bài

Giới thiệu chung về đối tượng thuyết minh: bánh chưng.

2. Thân bài

a. Nguồn gốc và hình dáng, đặc điểm của bánh chưng

- Nguồn gốc: gắn liền với câu chuyện "Bánh chưng bánh giầy" và nhân vật hoàng tử Lang Liêu.

- Hình dáng, đặc điểm: vuông vức.

b. Nguyên liệu để làm bánh chưng

- Nguyên liệu bên ngoài: lá dong hoặc lá chuối.

- Nguyên liệu bên trong: nếp, đậu xanh, thịt mỡ.

c. Cách thức làm bánh

- Gói bánh

- Nấu bánh

- Thưởng thức bánh

d. Ý nghĩa của bánh chưng

- Là một món ăn tiêu biểu tượng trưng cho ngày Tết.

- Ẩn dụ cho ý niệm cho mong ước về cuộc sống ấm no.

- Đề cao thành tựu nông nghiệp cùng nền văn minh lúa nước.

3. Kết bài

Khẳng định lại ý nghĩa và tác dụng của bánh chưng trong đời sống tinh thần, tâm thức của người Việt.

Bình luận (0)
QL
30 tháng 1 2024 lúc 10:29

* Đoạn mở bài:

“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”

Bánh chưng là một trong những món ăn không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt Nam mỗi dịp Tết đến xuân về. Từ bao đời nay, bánh chưng đã như một món ăn gắn bó, sum vầy, mang đậm hương vị Tết cổ truyền dân tộc.

* Đoạn thân bài:

Bánh chưng thường được dùng để cúng ông bà tổ tiên, mang làm quà biếu tặng mỗi dịp Tết đến xuân về, vừa gần gũi lại vừa lịch sự. Bóc bánh chưng, màu bánh phải xanh màu lá dong, gạo phải mềm và chín tới mới ngon. Bánh chưng không cắt bằng dao mà dùng chính lạt gói bánh để cắt rất dễ dàng. Lớp vỏ bánh dính chặt và thơm mùi gạo nếp, mùi lá dong, đỗ bở tới, quyện với thịt lợn và hành tươi tạo nên một hương vị độc đáo và riêng biệt. Bánh chưng thường được ăn kèm với hành muối và dưa món,… Những chiếc bánh chưng trong mâm cơm ngày Tết vừa là món ăn thân thuộc vừa là mong chờ và niềm chúc cho những điều tốt đẹp trong năm mới sẽ đến với mỗi gia đình.

Bình luận (0)
TP
Xem chi tiết
TA
7 tháng 5 2023 lúc 10:09

Văn bản

Mục đích viết

Yếu tố được lồng ghép

Mục đích lồng ghép

Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

Giới thiệu về tranh dân gian Đông Hồ.

Miêu tả, tự sự, biểu cảm.

Làm cho những thông tin của văn bản hiện lên rõ ràng, cụ thể. Từ đó, văn bản trở nên hấp dẫn và thuyết phục hơn.

Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây

Giới thiệu về những phiên chợ nổi.

Miêu tả, biểu cảm.

Giúp văn bản trở nên hấp dẫn, thuyết phục và bộc lộ được tình cảm của người viết.

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
QL
30 tháng 1 2024 lúc 20:36

Mở đầu

Xác định và nêu được đúng đối tượng đề bài yêu cầu

Nội dung

- Miêu tả bao quát đối tượng

- Miêu tả cụ thể từng phương diện của đối tượng theo trình tự hợp lý

- Giới thiệu được một số nổi bật của đối tượng

- Chỉ ra vai trò, ý nghĩa, giá trị của đối tượng

Cách trình bày và diễn đạt

- Các câu văn, đoạn văn cần có sự liên kết với nhau.

- Nội dung viết mạch lạc, rõ ràng, ngắn gọn, súc tích, dễ tiếp cận người đọc.

- Lồng ghép yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận để làm tăng hiệu quả thuyết minh

- Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ để làm cho bài viết cụ thể, sinh động, người đọc dễ hình dung về đối tượng thuyết minh

- Không sử dụng những thuật ngữ chuyên ngành, những từ ngữ địa phương, không sai chính tả, lỗi dùng từ...

Kết thúc

Tổng kết lại vấn đề, đánh giá chung và nêu cảm nhận về đối tượng.

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
QL
30 tháng 1 2024 lúc 10:27

* Bài viết tham khảo:

Tết Trung thu, phải nói đến chiếc bánh nướng, bánh dẻo kì diệu, cũng giống như chiếc bánh chưng trong những ngày Tết Nguyên Đán.

Bánh dẻo có hai phần: Phần áo và phần nhân. Áo bánh phải chọn gạo nếp vàng, vùng Trôi hoặc vùng Bắc Ninh, Bắc Giang. Gạo được rang rồi xay, hoặc giã nhỏ mịn, nhào với nước đường thắng ngan ngát một mùi hương bưởi. Tất cả những công đoạn kể trên đều phải do một bàn tay thợ có “nghề” đã được “hạ sơn” đảm nhiệm. Người thợ không được sai sót một khâu nào. Sai một ly đi một dặm. Lúc ra khuôn, cái bánh hiện rõ những hoa văn chìm nổi của một bông hoa nở 8 cánh hoặc 10 cánh. Khuôn mặt áo bánh dẻo mịn, bánh ngọt đậm, thơm dịu. Phần nhân bánh nhất thiết phải do thợ cả quán xuyến với những khâu quan trọng đầy bí quyết nhà nghề như: rang vừng, ủ vừng, xử lí mứt bí khẩu, mứt sen, hạt dưa, hạnh nhân, ướp nhân, tạo hương cho nhân…

Nhân của bánh dẻo chay tịnh, nặng mùi hương đồng gió nội. Mãi về sau này, người ta mới phá cách cho thêm lạp sườn vào. Nhân bánh nướng được cải tiến với nhiều sáng kiến. Mỗi hiệu bánh đều muốn có phần độc đáo của mình. Vả lại bánh nướng là “em” của bánh dẻo. Nó sinh sau đẻ muộn, mới xuất hiện từ năm 1930 nên lắm trò hơn. Ngoài mứt bí, hạt dưa, nhân bánh nướng còn có thêm cả ruột quả trứng ở giữa hoặc thịt lợn quay, gà quay, lạp sườn…gọi là nhân thập cẩm… Bánh nướng cũng có loại nhân chay bằng đậu xanh mịn, dừa sợi, hạt sen.

Người thợ làm cả cái việc tạo hình trên chiếc bánh. Bánh dẻo, bánh nướng Trung thu nói lên cái tài hoa của người thợ. Ngay cả ở các hiệu lớn của người Hoa trước đây, thợ Việt Nam cũng chiếm 70-90%. Hằng năm, cứ đến gần Tết Trung thu là các hiệu lại rộn rã cho người về các vùng lân cận, đón các phường thợ làm bánh nổi tiếng ra Hà Nội vào mùa. Các chủ hiệu ưu ái họ lắm, mỗi người được chủ hiệu phát một áo choàng trắng, mũ trắng và một đôi guốc mộc. Các cửa hàng lấy làm hãnh diện đã mời được ông Toán làng Bưởi, các ông Ba Thiện xã Cào ở tỉnh Sờn, ông Quế Xuân Tảo Sở, hoặc ông Lý Bắc Ninh.

Tết Trung thu, nhà nào cũng phải có bánh dẻo. Người nghèo cũng cố mua cho con cái một vài cái bánh dẻo. Không có bánh dẻo tức là không có Tết. Người ta làm quà cho ân nhân, khách quý, bạn thân…bằng bánh Trung thu. Chiếc bánh dẻo tròn, gợi hình mặt trăng thể hiện sự tròn đầy, viên mãn.

Bình luận (0)