Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày điều kiện bạn thấy tâm đắc nhất ở bài thơ Dương phụ hành.
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày điều bạn thấy tâm đắc nhất ở bài thơ Dương phụ hành.
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày điều bạn thấy tâm đắc khi đọc văn bản Tôi có một ước mơ.
Đoạn văn tham khảo
Thông điệp về ước mơ được sống bình đẳng, tự do của những người bị nạn phân biệt chủng tộc hành hạ, gò bó là điều mà văn bản Tôi có một ước mơ của Mác-tin Lu-thơ Kinh muốn truyền tải đến người đọc và người nghe. Tự do, bình đẳng là những yếu tố tiêu quyết và vô cùng quan trọng để con người có được một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được sống và làm những gì mình thích. Mỗi một quốc gia hay bất cứ đâu trên thế giới con người đều mưu cầu sự tự do, bình đẳng. Sống được tự do, bình đẳng mới là sống, có tự do con người mới có thể phát triển bản thân, làm những thứ mình thích, cống hiến những điều tốt đẹp cho xã hội. Nếu không có tự do, bình đẳng con người sẽ không có được hạnh phúc, sẽ phải sống trong nỗi thống khổ của cảnh bị đàn áp, áp bức, cuộc sống sẽ chìm trong lầm than, đau khổ. Văn bản là một thông điệp hết sức ý nghĩa và nhân văn về việc kêu gọi và truyền tải sự tích cực; đòi hỏi về sự tự do, công bằng cho những người Mỹ gốc Phi tại đất nước Mỹ. Chúng ta nên lên án và có những chính sách quyết liệt giúp xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc ở các nước trên thế giới để mọi người dân đều được sống với ước mơ tự do và bình đẳng của mình.
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) bày tỏ sự tâm đắc của bạn về một phương diện nổi bật của bài thơ Tràng Giang.
Đoạn văn tham khảo
Phong cảnh thiên nhiên trong bài Tràng giang thật là đẹp, hùng vĩ nhưng lại có nét đìu hiu, quạnh quẽ, và được phác họa một cách đơn sơ, rất gắn với cách miêu tả thiên nhiên trong các bài thơ cổ điển. Chẳng hạn, ngay ở hai câu thơ đầu “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp - Con thuyền xuôi mái nước song song”, nhà thơ đã vẽ ra trước mắt người đọc một cảnh tượng sóng nước mênh mông, bát ngát, những làn sóng gợn tới tận chân trời xa xăm. Con sóng này không chỉ rộng mà còn kéo dài đến vô biên. Tương tự như vậy, hai câu “Nắng xuống trời làn sâu chót vót – Sông dài trời rộng bến cô liêu” thì không gian được mở rộng và đẩy lên cao thêm. Sâu thêm được ở người đọc ấn tượng thăm thẳm, hun hút khôn cùng. Chót vót khắc họa được chiều cao dường như vô tận. Càng rộng, càng cao thì cảnh vật thiên nhiên càng thêm vắng lặng, chỉ có sông dài với bờ bến lẻ loi, xa vắng. Điều đó thể hiện nỗi buồn, nỗi sầu của tác giả trước cuộc đời và trước vũ trụ rộng lớn. Nhưng đâu phải chỉ có thể, một loạt hình ảnh nói trên còn giúp người đọc cảm nhận được tâm trạng khao khát được gắn bó với cuộc đời với con người, với quê hương đất nước của Huy Cận.
BÀI 2: Chụp 3 trang tập ghi bài mà anh/chị tâm đắc nhất. Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 dòng để trình bày lý do anh/chị thấy tâm đắc với các trang tập đó.
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ về một nhận định mà bạn thấy tâm đắc trong văn bản Chữ bầu lên nhà thơ của Lê Đạt.
Đoạn văn tham khảo:
Trong văn bản “Chữ bầu lên nhà thơ”, Lê Đạt đã đưa ra quan niệm: “Con đường thơ chính là số phận của một nhà thơ”. Thật vậy! Một người nghệ sĩ chân chính được đánh giá không phải bởi những danh xưng mà người đời đặt cho họ mà bởi chính những con chữ họ tạo ra trên hành trình “cày cuốc trên cánh đồng giấy”. Con đường thơ gồm rất nhiều con đường riêng khác nhau và số phận của một nhà thơ chỉ có thể tồn tại khi họ đi trên con đường của riêng mình. Để tạo được cái riêng ấy, nhà thơ phải lao động, phải suy nghĩ, phải băn khoăn trăn trở cùng những con chữ, dồn nén tâm huyết, tình cảm của mình trong từng con chữ. Như vậy, những bài thơ được tạo ra mới có sức gợi cảm, mới khơi được ở bạn đọc sự đồng cảm và để lại những dấu ấn phong cách riêng. Một nhà thơ có tồn tại lâu bền trong độc giả hay không phụ thuộc vào tinh thần trách nhiệm, ý chí người nghệ sĩ trên con đường thơ của mình.
Viết đoạn văn khoảng 4-5 câu trình bày suy nghĩ của em về đoạn văn mà em tâm đắc nhất trong bài Hịch tướng sĩ.
Sau khi vạch rõ tội ác và bản chất của kẻ thù, Trần Quốc Tuấn trực tiếp bày tỏ những tình cảm của mình: “ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu có trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. Đây là đoạn văn biểu hiện tập chung nhất, cao độ nhất cho lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn, cũng là đoạn văn tiêu biểu cho lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam. Càng đọc kĩ đoạn văn ta càng thấm thía nỗi đau xót chân thành và mãnh liệt của Trần Quốc Tuấn trước vận mệnh Tổ quốc lâm nguy. Tất cả các trạng thái tâm lí, các khía cạnh tình cảm trong ông đều được đẩy tới cực điểm: Đau xót đến quên ăn, vỗ gối, tới mức ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, căm giận sục sôi đến độ muốn được xả thịt lột da nuốt gan uống máu quân thù. Càng đau xót bao nhiêu thì càng căm giận bấy nhiêu. Và càng căm giận bao nhiêu thì càng quyết tâm chiến đấu hi sinh, xả thân vì nước bấy nhiêu, dù có phải chết trăm ngàn lần đau đớn, phơi thân ngoài nội cỏ, xác gói trong da ngựa cũng vẫn cam lòng. Thật cao đẹp và xúc động biết bao tinh thần và nghĩa cử ấy!
Viết đoạn văn khoảng 4-5 câu trình bày suy nghĩ của em về 1 vấn đề mà em tâm đắc nhất trong bài Hịch tướng sĩ
Vấn đề em tâm đắc nhất: Lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn:
- Nỗi đau trước cảnh nước mất nhà tan được diễn tả thống thiết: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”. Uất hận trào dâng đến cực điểm khi tác giả bộc lộ thái độ của mình đối với kẻ thù: chỉ căm tức chưa được xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.
- Vị tướng đã tự xác định một tinh thần hi sinh hết mình cho đất nước: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.”
Qua những câu văn chân thành và xúc động, những lời tâm huyết, ruột gan của Trần Quốc Tuấn, ta có thể cảm nhận sâu sắc được tấm lòng yêu nước nồng nàn cùng tinh thần căm thù giặc cực độ của ông.
TL:
Trong bài hịch, Trần Quốc Tuấn đã trực tiếp bộc bạch lòng yêu nước và tinh thần căm thù giặc, ở đoạn văn: “Ta thường...vui lòng”. Cách biểu hiện tâm trạng của tác giả vẫn nằm trong lối diễn tả bằng ước lệ, khoa trương quen thuộc của văn học cổ, nhưng vẫn tạo được hiệu quả cao, truyền cho người đọc những cảm xúc mạnh mẽ. Sở dĩ có được hiệu quả ấy, vì tác giả đã truyền vào những ước lệ những nỗi niềm trăn trở, những tình cảm mạnh mẽ, tha thiết của mình. Ớ đây, cách nói quá, cực tả đã phát huy tác dụng biểu cảm cao độ. “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối” là thể hiện nỗi trăn trở, day dứt đến thành ám ảnh trong mọi lúc, cả bữa ăn lẫn giấc ngủ, cả đêm lẫn ngày. “Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” là hình ảnh diễn tả nỗi đau xót lớn lao từ trong cõi lòng được biểu hiện ra cả bên ngoài thành dòng nước mắt đầm đìa. Nỗi đau trong lòng đã được thể hiện thành nỗi đau rất cụ thể của cơ thể, của thần xác. Còn lòng căm thù và ý chí tiêu diệt giặc thì được thể hiện một cách mạnh mẽ bằng những hình ảnh: “...xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Điển tích “Da ngựa bọc thây” vốn quen thuộc trong văn chương cổ để nói về kẻ làm tướng sẵn sàng nhận cái chết ngoài mặt trận, thì với Trần Quốc Tuấn đã được tăng cấp lên thành”., trăm thân này phơi bày nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng” - Nghĩa là sẵn sàng chết đến trăm lần, nghìn lần miễn là tiêu diệt được quân giặc.
Nguồn:https://h.vn/hoi-dap/tim-kiem?q=Vi%E1%BA%BFt+%C4%91o%E1%BA%A1n+v%C4%83n+kho%E1%BA%A3ng+4-5+c%C3%A2u+m%C3%A0+em+c%E1%BA%A3m+th%E1%BA%A5y+t%C3%A2m+%C4%91%E1%BA%AFc+nh%E1%BA%A5t+trong+b%C3%A0i+h%E1%BB%8Bch+t%C6%B0%E1%BB%9Bng+s%C4%A9&id=557376
Học tốt
Sau khi vạch rõ tội ác và bản chất của kẻ thù, Trần Quốc Tuấn trực tiếp bày tỏ những tình cảm của mình: “ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu có trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. Đây là đoạn văn biểu hiện tập chung nhất, cao độ nhất cho lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn, cũng là đoạn văn tiêu biểu cho lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam. Càng đọc kĩ đoạn văn ta càng thấm thía nỗi đau xót chân thành và mãnh liệt của Trần Quốc Tuấn trước vận mệnh Tổ quốc lâm nguy. Tất cả các trạng thái tâm lí, các khía cạnh tình cảm trong ông đều được đẩy tới cực điểm: Đau xót đến quên ăn, vỗ gối, tới mức ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, căm giận sục sôi đến độ muốn được xả thịt lột da nuốt gan uống máu quân thù. Càng đau xót bao nhiêu thì càng căm giận bấy nhiêu. Và càng căm giận bao nhiêu thì càng quyết tâm chiến đấu hi sinh, xả thân vì nước bấy nhiêu, dù có phải chết trăm ngàn lần đau đớn, phơi thân ngoài nội cỏ, xác gói trong da ngựa cũng vẫn cam lòng. Thật cao đẹp và xúc động biết bao tinh thần và nghĩa cử ấy!
Nguồn : https://h.vn/hoi-dap/tim-kiem?q=Vi%E1%BA%BFt+%C4%91o%E1%BA%A1n+v%C4%83n+kho%E1%BA%A3ng+4-5+c%C3%A2u+m%C3%A0+em+c%E1%BA%A3m+th%E1%BA%A5y+t%C3%A2m+%C4%91%E1%BA%AFc+nh%E1%BA%A5t+trong+b%C3%A0i+h%E1%BB%8Bch+t%C6%B0%E1%BB%9Bng+s%C4%A9&id=557376
Từ việc đọc ba bài thơ trong chùm thơ hai-cư, hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày về điều bạn cảm thấy thú vị nhất ở thể thơ hai-cư.
Đoạn văn tham khảo:
Thơ hai-cư là một thể loại thơ khá phổ biến ở Nhật Bản. Nếu ở Việt Nam, làm thơ cần phải có vần thì các bài thơ hai-cư của Nhật Bản lại hoàn toàn không cần điều đó. Các bài thơ hai cư khá ngắn, nhưng lại có tính cô đọng, hàm súc cao, thường mang chủ đề thiên nhiên với hình ảnh trung tâm là cây cỏ, động vật. Trong thơ bắt buộc phải có kigo (quý ngữ) nghĩa là từ miêu tả mùa màng một cách gián tiếp. Trong bài không nói rõ xuân, hạ, thu, đông nhưng sẽ nhắc đến hoa anh đào, lá úa vàng, tuyết phủ trắng... Ngoài ra bài thơ sẽ liên kết một hình ảnh bao la của vũ trụ ăn khớp với một hình ảnh bé nhỏ của đời thường. Có thể nói, đó chính là điểm đặc biệt, hấp dẫn của các bài thơ hai-cư.
Qua tác phẩm được giới thiệu trong Bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca, hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) chia sẻ về điều làm bạn thấy thú vị, hấp dẫn khi đọc thơ.
Đoạn văn tham khảo:
Thơ ca là một phần không thể thiếu trong nền văn học của mỗi quốc gia. Có lẽ, trong các thể loại văn học, không thể loại nào mà người ta có thể bộc lộ những cảm xúc được tài tình, hàm súc và tập trung như ở trong thơ, và làm thơ từ muôn đời nay vẫn khó, không chỉ làm sao cho có vần có điệu, dễ nhớ dễ thuộc, mà còn phải khiến cho cái tình cảm, tư tưởng của người nghệ sĩ nằm gọn trong những vẫn thơ của mình. Do đó, các tác phẩm thơ thường mang đến cho người đọc cảm giác lắng đọng và đầy xúc cảm. Các ý thơ có tính hàm xúc cao, để rồi người đọc phải tự suy ngẫm, chiêm nghiệm. Tình cảm trong thơ không chỉ phác họa chân dung tâm hồn của người nghệ sĩ mà còn gợi mở, thức tỉnh những cảm xúc nội tâm của con người khiến cho lòng người thêm phong phú và tốt đẹp hơn.