So sánh và chỉ ra những chỗ khác biệt giữa bản dịch thơ với nguyên tác.
So sánh bản dịch thơ với bản dịch nghĩa, tìm những chỗ chưa sát với nguyên tác (chú ý câu 2 và câu 3).
- Câu 2 dịch chưa sát nghĩa, cụm từ “cô vân mạn mạn” dịch là trôi nhẹ vẫn không lột tả hết được sự lững lờ của đám mây, cũng như sự cô đơn, lẻ loi của “chòm mây”
- Câu 3 dịch thừa từ “tối” , dịch từ “thiếu nữ” thành “cô em” không phù hợp với cách nói của Bác
- Câu 4: dịch thoát ý
So sánh bản dịch thơ với bản dịch nghĩa, tìm những chỗ chưa sát với nguyên tác (chu ý câu 2 và câu 3)
Lập bảng so sánh và chỉ ra những điểm tương đồng, khác biệt về yêu cầu trong cách viết giữa hai kiểu văn bản:
- Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học và văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học.
- Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội và thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
- Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học và văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học.
Nội dung | Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học | Văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học |
Giống nhau | - Đều có mục đích thuyết phục và đưa ra lập luận để chứng minh quan điểm của tác giả. - Đều sử dụng các phương tiện văn học, lí lẽ và bằng chứng để chứng minh quan điểm. - Cần sử dụng cách suy nghĩ logic và cấu trúc rõ ràng để thuyết phục người đọc. | |
Khác nhau | - Thuyết phục người đọc đồng ý với quan điểm của tác giả về vấn đề xã hội. - Đưa ra lập luận về vấn đề có liên quan đến tác phẩm văn học và vấn đề xã hội. - Sử dụng lí lẽ và bằng chứng để bày tỏ thái độ. | - Thuyết phục người đọc đồng ý với giá trị của tác phẩm. - Đưa ra lập luận về giá trị văn học và cách tác giả sử dụng các phương tiện văn học. - Sử dụng các phân tích cụ thể để chỉ ra giá trị tác phẩm. |
- Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội và thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
Nội dung | Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội | Thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận |
Giống nhau | - Đều đề cập đến vấn đề cụ thể. - Có tính khách quan, ngôn ngữ trang trọng. - Yêu cầu sử dụng các thông tin xác thực, đáng tin cậy. | |
Khác nhau | - Yêu cầu sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học, dữ liệu thống kê,... - Sử dụng lời văn khoa học, trang trọng. - Tập trung để đưa ra kết quả nghiên cứu. | - Không cần sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học, các dữ liệu thống kê,... - Không bắt buộc sử dụng lời văn trang trọng, cấu trúc khoa học,... |
Chỉ ra những hình ảnh so sánh trong văn bản ôn dịch thuốc lá và nêu tác dụng
Hãy so sánh sự khác biệt của không gian thơ ở khổ 2 trong sự so sánh với khổ 3. Chỉ ra ý nghĩa nghệ thuật của sự khác biệt này.
Khi nói về vẻ đẹp của hình tượng bà Tú trong bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương, thao tác so sánh được dung để chỉ ra tương đồng giữa vẻ đẹp của bà Tú với những những hình tượng phụ nữ khác trong ca dao, trong thơ Hồ Xuân Hương đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
- Quan sát hình 17-2, cho biết có những loại mạch máu nào?
- So sánh và chỉ ra sự khác biệt giữa các loại mạch máu. Giải thích sự khác nhau đó.
- Có 3 loại máu là động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.
- Sự khác biệt giữa các loại mạch máu:
Các loại mạch máu | Sự khác biệt về cấu tạo | Giải thích |
Động mạch | - Thành có 3 lớp với mô liên kết và lớp cơ trơn dày hơn của tĩnh mạch. -Lòng hẹp hơn của tĩnh mạch |
Thích hợp với chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc cao, áp lực lớn. |
Tĩnh mạch | - Thành có 3 lớp nhưng lớp có mô liên kết và lớp cơ trơn mỏng hơn của động mạch. -Lòng rộng hơn của động mạch. - Có van một chiều ở những nơi máu phải chảy ngược chiều trọng lực. |
Thích hợp với chức năng dẫn máu từ khắp các tế bào của cơ thể về tim với vận tốc và áp lực nhỏ. |
Mao mạch | - Nhỏ và phân nhánh nhiều. - Thành mỏng, chỉ gồm một lớp biểu bì. - Lòng hẹp |
Thích hợp với chức năng toả rộng tới từng tế bào của các mô, tạo điều kiện cho trao đổi chất với các tế bào. |
Hoàn thành bảng so sánh dưới đây (làm vào vở), chỉ ra một số điểm tương đồng, khác biệt (nếu có) giữa văn bản 2 và văn bản 3.
Yếu tố so sánh | Văn bản 2 | Văn bản 3 | Tương đồng/khác biệt |
Độ dài, số đoạn |
|
|
|
Nhan đề |
|
|
|
Đề mục |
|
|
|
Phương tiện giao tiếp |
|
|
|
Thời điểm đưa tin và thời điểm diễn ra sự kiện |
|
|
|
Yếu tố so sánh | Văn bản 2 | Văn bản 3 | Tương đồng/ khác biệt |
Độ dài | Độ dài khoảng 200 chữ | Là một đoạn tin ngắn, độ dài khoảng hơn 100 chữ | Đều là bản tin |
Số đoạn | 3 đoạn | 1 đoạn | |
Nhan đề | Một sự kiện | Một sự kiện | |
Đề mục | 3 đề mục | Văn bản 3 không có đề mục như văn bản 2 | |
Phương tiện giao tiếp | Hình ảnh số liệu | Văn bản 3 không có phương tiện giao tiếp | |
Thời điểm đưa tin và thời điểm diễn ra sự kiện | Đưa tin : 29/4/2021 Diễn ra: 29/4/2021 | Đưa tin : 15/5/2005 Diễn ra: 17/3/2005 | Văn bản 2 đưa tin cùng lúc diễn ra sự kiện Văn bản 3 đưa tin sau khi sự kiện đã diễn ra |
Bạn hãy lựa chọn và so sánh một bài thơ thuộc phong trào Thơ mới với một bài thơ thuộc thời kì trung đại để tìm ra những điểm khác biệt.
* Chọn bài thơ trung đại: Qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan và bài thơ mới: Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận.
* So sánh:
- Về nội dung:
Thơ trung đại:
+ Thể hiện được tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, chủ nghĩa anh hùng
+ Tình yêu thương con người, đề cao các phẩm chất tốt đẹp của con người
+ Tình yêu thiên nhiên, hòa mình với thiên nhiên và tinh thần lạc quan, yêu đời, tin vào sự sống, tin vào chính nghĩa
+ Lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm chuẩn mực cho mọi vẻ đẹp
+ Cái tôi cá nhân không được thể hiện trong các tác phẩm
Ví dụ: Bài thơ “Qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan” nói về tình yêu thiên nhiên và tình yêu nước.
Thơ hiện đại:
+ Thể hiện được lòng yêu nước thầm kín của các thi nhân
+ Con người là chuẩn mực của mọi vẻ đẹp
+ Tái hiện được nhiều góc khuất của xã hội, không còn bó hẹp như văn học trung đại
+ Cái tôi cá nhân được thể hiện một cách rõ ràng, được đề cao
Ví dụ: Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận” – cái tôi cá nhân được thể hiện rõ ràng, bài thơ là một hướng nhìn mới, một định hướng mới về một tương lai tốt đẹp hơn.
- Về hình thức:
Thơ trung đại:
+ Tính quy phạm chặt chẽ
+ Hệ thống ước lệ phức tạp, nghiêm ngặt
+ Tính hàm xúc cao: lời ít, ý nhiều
+ Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật, lục bát, song thất lục bát…
Ví dụ: Bài thơ “Qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan”: được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả
Thơ hiện đại:
+ Không sử dụng nhiều hệ thống ước lệ phức tạp
+ Cách tân nhiều thể thơ truyền thống và sáng tạo ra các thể thơ tự do
Ví dụ: Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận”: với thể thơ 7 chữ sáng tạo góp phần khắc họa hình ảnh đẹp đẽ tráng lệ cũng như thể hiện sự hài hóa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.