Nêu cách hiểu của em về nhan đề Nỗi niềm tương tư.
Trên cơ sở phân tích điểm tương đồng giữa bài Đọc “Tiểu Thanh kí” với đoạn thơ sau trong Truyện Kiều: “Rằng: Hồng nhan tự thưở xưa/ Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu/ Nỗi niềm tưởng đến mà đau/ Thấy người nằm đó biết sau thế nào?”, tìm hiểu đề tài mà Nguyễn Du quan tâm trong sáng tác của ông.
Đề tài Nguyễn Du quan tâm trong sáng tác của ông: Đề tài người phụ nữ được khám phá một cách sâu sắc toàn diện.
Ông luôn trân trọng ngợi ca nhan sắc cũng như sự tài hoa ở họ. Nguyễn Du khóc cho hết thảy kiếp phận đàn bà, đặc biệt là những người con- gái hồng nhan bạc mệnh. Viết về người phụ nữ, nhà thơ luôn bày tỏ một tình cảm yêu mến, trân trọng, ngợi ca không đứng ngoài nhìn vào rồi khóc thương mà Nguyễn Du luôn nhập thân vào những nỗi đau đớn mà người phụ nữ phải chịu đựng.
Em hiểu thế nào về nhan đề Mùa xuân nho nhỏ? Hãy nêu chủ đề của bài thơ.
Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ thể hiện sáng tạo độc đáo của Thanh Hải. Nhiều nhà thơ viết về mùa xuân với nhiều sắc thái, cung bậc khác nhau: mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử), Mùa xuân xanh (Nguyễn Bính), Xuân ý, Xuân lòng (Tố Hữu).
Bài thơ này, mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát khao, ước nguyện chân thành của nhà thơ muốn được cống hiến, làm đẹp cho đời
Nêu chủ đề của trích đoạn “Nỗi oan hại chồng”. Em hiểu thế nào về thành ngữ "Oan Thị Kính"?
• Chủ đề của đoạn trích: Số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Đây là một chủ đề khá quen thuộc trong văn học trung đại. Bởi lẽ đây là thời kì phong kiến, thời kì mà mọi quyền lực trong gia đình, xã hội nằm trong tay của người đàn ông. Người ta hay gọi chế độ phong kiến là chế độ nam quyền độc đoán, chế độ trọng nam khinh nữ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc người phụ nữ là những người không có tiếng nói trong gia đình, trong xã hội. Tiếng nói của họ bị coi rẻ, giá trị của họ bị phủ nhận, nhân cách của họ bị chà đạp. Đau đớn hơn nữa, người phụ nữ còn phải hứng chịu một cái nhìn hà khắc với những quy tắc, khuôn mẫu ngặt nghèo, khắt khe của xã hội: tam tòng (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử) và tứ đức (công, dung, ngôn, hạnh). Nếu chỉ thiếu một trong những thứ ấy, hoặc chỉ làm sai một việc nhỏ, người phụ nữ cũng sẽ bị hành hạ, đay nghiến, xúc phạm.
• Câu thành ngữ "Oan Thị Kính" để chỉ những nỗi oan khiên không thể thanh minh, khiến cho người đó rơi vào hoàn cảnh bế tắc, tuyệt vọng, không có lối thoát.
Thảo luận: Nêu chủ đề của trích đoạn nỗi oan hại chồng. Em hiểu thế nào về thành ngữ “Oan Thị Kính”.
- Chủ đề: Đoạn trích Nỗi oan Thị Kính thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ và sự đối lập giai cấp thông qua xung đột gia đình, hôn nhân trong xã hội phong kiến.
- Thành ngữ “Oan Thị Kính” chỉ những oan ức quá mức chịu đựng không thể giãi bày.
Chủ đề của đoạn trích Nỗi oan hại chồng thể hiện phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan ức và sự bế tắc đến cùng cực của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Sự đối lập giữa hai giai cấp thống trị và bị trị rất gay gắt thông qua xung đột hôn nhân, xung đột gđ.
Chủ đề chính của vở chèo Quan Âm Thị Kính có thể tóm gọn trong một chữ Oan. Nỗi oan khuất của người phụ nữ được tập trung cao độ và sâu sắc trong vở chèo này.
Thành ngữ Oan Thị Kính được dùng để nói đến những nỗi oan trái đến mức phi lí, người bị oan không thể thanh minh về nỗi oan khiên của mình. Xuất phát từ câu chuyện của Thị Kính, một người phụ nữ ngoan hiền, hết lòng yêu thương chồng; thế nhưng chỉ vì một hành động nhỏ nhặt mà bị vu oan đến mức tan vỡ hạnh phúc, bị đay nghiến tàn nhẫn, bị trả về cho bố mẹ đẻ một cách tủi nhục, uất ức.Định nương nhờ cửa Phật để tìm sự thanh thản trong lòng,
nhưng ở đây Thị Kính lại bị Thị Mầu vu oan tội làm cho thị có thai. Thị Kính lại bị đuổi khỏi chùa, phải ra ở tam quan, chịu khổ nhục, oan ức một lần nữa. Nỗi oan khiên tày trời của nàng được đúc kết qua hai câu thơ:
Chủ đề của đoạn trích nỗi oan hại chồng: đoạn trích thể hiện những phẩm chất tốt đẹp của Thị Kính và những nỗi oan, bê' tắc của nàng cũng như của không ít người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Qua đó phản ánh những đối lập giai câ'p thông qua xung đột gia đình, hôn nhân trong xã hội phong kiến.
Thành ngữ “Oan Thị Kính” đã được phổ biến rộng rãi trong đời sống hằng ngày của nhân dân lao động. Mọi người dùng thành ngữ này để nói lên những nỗi oan khuất quá mức, cùng cực không thể nào giải toả được của con người nói chung.Tình đồng chí là sự thấu hiểu, sự cảm thông sâu sắc tâm tư nỗi niềm của nhau. Những người lính gắn bó với nhau, họ hiểu đến từng nỗi niềm sâu xa, thầm kín của đồng đội mình. “ Ruộng nương anh gửi bạn thân cày/ Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay /Giếng nước gốc đa tiễn người ra lính”.Người đồng chí đi lính bỏ lại ở quê hương ruộng nương, nhà cửa và ruộng vườn.Từ “mặc kệ” thể hiện sự dứt khoát của người lính.Nhưng ở ngoài mặt trận, trong lòng vẫn da diết một nỗi nhớ về quê hương, hình ảnh quê hương vẫn luôn hiện trong đầu của những người đồng chí. Tình đồng chí còn là cùng nhau vượt qua khó khăn, gian khổ nơi chiến trường “ Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh /Rét run người vừng trán ướt mồ hôi /Áo anh rách vai/ Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá/ Chân không giày /Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.Những thiếu thốn và sự gian lao trong cuộc sống của những người lính được thể hiện qua từng câu thơ.Cuộc sống của những đồng chí trong những năm kháng chiến chống Pháp được kể một cách chân thực: chịu cảnh sốt rét, thiếu thốn về trang phục, thời tiết khắc nghiệt; sự thiếu thốn: áo rách, quần vá, chân không giày.Nhưng những khốn khó đó lại làm nổi bật lên tình đồng chí giữa những người lính: yêu thương gắn bó, tay nắm lấy bàn tay.Với nhịp thơ ngắn kết hợp cùng phép đối, tác giã đã làm hiện lên tình cảm chân thành và vô cùng sâu sắc, giúp đỡ lẫn nhau trên mọi nẻo đường.Đoạn tình cảm đáng trân quý đó đã giúp họ vượt qua tất cả mọi khó khăn, gian khổ.
ai bổ sung ý và sửa lỗi đứt mạch giúp em với ;-;. chuẩn bị kiểm tra rồi ạ
giúp e với các bác ơi chút ít cx dc ạ
Nhan đề của văn bản “Cổng trường mở ra” cho em hiểu điều gì? Hay em hãy nêu ý nghĩa nhan đề của văn bản “Cổng trường mở ra”.
Đây là 1 nhan đề giàu ý nghĩa:
● Thể hiện sự chào đón những học sinh vào lớp học, bước vào một thế giới mới mẻ, kì diệu và đầy sức cuốn hút, thế giới của kho tàng tri thức.
● Khẳng định rằng trường học là niềm vui.
● Đề cao vai trò của nhà trường
Sau khi đọc và tìm hiểu bài thơ, em có nhận xét gì về cách dùng từ trong nhan đề Mùa xuân nho nhỏ? Nhan đề đó gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì?
- Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tạo độc đáo của Thanh Hải. Mùa xuân vốn là một khái niệm trừu tượng chỉ thời gian nhưng ở đây, mùa xuân lại có hình, có khối, mang một hình hài “nho nhỏ”, xinh xắn.
- Nhan đề gợi cho em cảm xúc về sự cống hiến của mỗi người đối với đất nước. “Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo để nói về một khát vọng, một lẽ sống cao đẹp. Mỗi người hãy làm một mùa xuân, hãy đem tất cả những gì tốt đẹp, tinh tuý của mình, dẫu có nhỏ bé để góp vào làm đẹp cho mùa xuân đất nước
Hãy xác định từ loại của từ"gậm","khối căm hờn".Nêu cách hiểu của em về từ"gậm","khối căm hờn" và nêu tác dụng của cách dùng từ này?Ta có thể thay từ"gậm" bằng từ"ngậm" và từ "khối" bằng từ"nỗi" được ko?Vì sao GIÚP EM ĐỂ EM THI VỚI Ạ
Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Làng (nhan đề của truyện là “Làng” sao không phải là "Làng Dầu"). Từ nhan đề của truyện, em hiểu gì về chủ đề của tác phẩm ?
● Nhan đề của truyện là "Làng" không phải là “Làng Dầu” vì nếu là “Làng Dầu” thì vấn đề mà tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp, cụ thể ở một làng. Dụng ý của tác giả muốn nói tới một vấn đề mang tính phổ biến ở khắp các làng quê, có trong mọi người nông dân. Bởi thế "làng" là nhan đề hợp lý với dụng ý của tác giả. Qua đó ta hiểu chủ đề của truyện: ca ngợi tình yêu làng quê tha thiết của những người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.
● Như vậy, nhan đề "làng" vừa nói lên được cái riêng là tình yêu làng của ông Hai, đồng thời qua cái riêng ấy, cũng nói lên được cái chung: tấm lòng của những người dân quê đất Việt.