Những câu hỏi liên quan
LD
Xem chi tiết
2L
11 tháng 1 2022 lúc 15:43

mình cũng học lớp 6 mà sao chưa đọc qua văn bản bài học tốt nhỉ ?

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
LD
11 tháng 1 2022 lúc 15:44

mik học đội tuyển hs giỏi

đề ngoài sách

Bình luận (1)
 Khách vãng lai đã xóa
DT
Xem chi tiết
TP
5 tháng 9 2016 lúc 20:25
 “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài là một tác phẩm hay và đầy ý nghĩa. Nó khiến cho em xúc động không chỉ bởi vì tình cảm hồn nhiên và dễ thương của hai anh em Thành và Thủy mà còn bởi vì cuộc chia ly đột ngột giữa hai anh em, hai tâm hồn nhạy cảm và trong sáng. 

Người ta thường nói búp bê thì không biết khóc bao giờ. Búp bê chỉ là một đồ vật vô tri vô giác mà thôi. Nhưng con người bằng xương bằng thịt thì khác. Họ có thể vui, buồn, giận dỗi và khóc khi mình gặp phải những biến cố hay mất mát nào đó trong đời, cũng có thể khóc khi vui sướng. Thành và Thủy cũng chính là những con người như vậy. Hai anh em không chỉ rất yêu thương nhau mà còn muốn ba mẹ hai em không chia tay để trong hai trái tim bé nhỏ ấy không biết bao lần thổn thức. Thành là một người anh trai yêu thương em gái hết mực, dù cho đồ chơi của chúng chẳng có gì nhiều nhưng anh vẫn dành hết đồ chơi cho đứa em gái ngây thơ của mình. Thủy tuy còn nhỏ và khá trẻ con, nhưng hành động “võ trang cho con Vệ Sĩ”, đem đặt đầu giường để gác đêm cho anh để anh không chiêm bao thấy ma nữa xuất phát từ tình anh em. Thủy không thể chịu đựng nổi khi thấy Thành đem chia hai con búp bê, con Vệ Sĩ và con Em nhỏ ra, em càng không thể cầm lòng khi em biết chỉ trong một thời gian ngắn ngủi thôi, em phải xa người anh trai mà em hết lòng tôn sùng và yêu mến. Hai anh em cũng chỉ là hai con búp bê có cảm xúc phải chia tay nhau khi còn quá nhỏ để luyến lưu một góc trời ký ức đầy dư âm và kỷ niệm. Hai em không phải là người quyết định cuộc chia tay ấy mà chính quyết định ly hôn của ba mẹ hai em đã khiến cho hai em phải xa nhau, xa những tháng ngày hạnh phúc và đầy những ký ức đẹp như cổ tích. Khi biết chuyện, cô và các bạn của Thủy đã rất đau lòng, càng đau lòng hơn khi phải đối mặt với một sự thật phũ phàng rằng từ nay Thủy sẽ không còn được đi học nữa. Sự thật vẫn là sự thật. Em chỉ ước một điều là cái tổ ấm nhỏ bé ấy sẽ không bị tan vỡ và nụ cười lại nở trên mối hai anh em tội nghiệp. Người lớn thì có bao giờ hiểu được con trẻ nghĩ gì khi tuy còn nhỏ mà chúng phải chứng kiến cảnh ba mẹ bỏ nhau và phải nói lời chia xa với những người mà mình yêu thương nhất. Hai con búp bê cũng phải chúng kiến cảnh tượng đau lòng đó. Em không biết là chúng có khóc không nếu chúng phải chia tay nhau sau một thời gian dài bên nhau, chơi đùa cùng hai con người đáng yêu và dễ thương như hai thiên thần. Có thể chúng sẽ không khóc đâu vì búp bê làm gì có nước mắt. Nhưng cuộc chia tay đã làm nhói đau Thành và Thủy, để lại trong tim hai em một vết thương rất lớn không gì hàn gắn nổi. Dù vậy thì cuộc sống vẫn tiếp tục trôi, “mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng um trùm lên cảnh vật”. Hai em có thể xa rời nhau, nhưng tôi tin chắc một điều là chúng vẫn luôn nhớ về nhau, nhớ khung trời tuổi thơ với những cảnh vật quen thuộc, mãi mãi không quên. Em thấy lòng mình đau đớn khi trong phút giây nói lời tạm biệt, Thủy bắt thành phải hứa là sẽ không bao giờ để hai con búp bê ngồi xa nhau, cũng giống như hai sinh linh ấy sẽ mãi dõi theo nhau trên mọi nẻo đường đời.
 

Câu chuyện là một bài học về tình anh em, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó có thể phai mờ. Búp bê có lỗi gì mà phải chia tay? Búp bê vẫn muốn mình được hạnh phúc trong vòng tay đùm bọc, chở che của ba mẹ. Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện có lẽ sẽ nhắc nhở chúng ta rằng: Gia đình chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim mỗi người. Để bảo vệ và gìn giữ được hạnh phúc gia đình không có gì hơn là chúng ta phải đừng để những cuộc chia ly như thế diễn ra để con trẻ tự nhiên lại phải hứng chịu những mất mát không gì hàn gắn được.
Bình luận (0)
TN
Xem chi tiết
NP
7 tháng 11 2021 lúc 8:46

Tham khảo : 

      

          Văn bản “Đồng Tháp Mười mùa nước nổi” kể về chuyến đi đến Đồng Tháp của tác giả Văn Công Hùng và người bạn của anh. Bên cạnh khung cảnh Đồng Tháp mùa nước nổi tuy heo hút mà phong tình, tác giả cũng gửi gắm vào đó rất nhiều tình cảm của mình đối với miền đất này. Có thể thấy từng sự vật nơi đây được tác giả miêu tả và ghi lại một cách đầy chân thực và yêu mến trong từng câu chữ của mình. Nhà văn nhớ cả món ăn, cảnh vật, sông nước, hoa sen, con đường và cảnh quan nơi đây… Mỗi thứ đều được nhắc lại một cách chi tiết, chân thực đem đến cho người đọc cái nhìn khách quan về nơi đây. Hẳn phải có tình cảm sâu sắc và gắn bó với Đồng Tháp lắm nhà văn mới có thể quan sát và ghi chép tỉ mỉ như vậy trong tác phẩm của mình. Những con đường, những món ăn, những địa điểm đã lui tới được nhà văn cảm nhận bằng mọi giác quan, ông yêu cảnh và yêu cả con người nơi đây, thưởng thức chúng “bằng nỗi khát khao và trân trọng của mình”. Tình cảm ông dành cho Đồng Tháp Mười được thể hiện trong văn bản đầy sự trân trọng, ngưỡng mộ, mến yêu và dạt dào, ngào ngạt như hương sen nơi này.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
H24
20 tháng 8 2021 lúc 19:59

Tham khảo:

Sau khi học xong văn bản “ca huế trên sông hương” em thấy cố đô huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thám cảnh đẹp và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu đan ca và âm nhạc cung đình như: Hò, lí…mỗi câu hò dù ngắn hay dài nhưng cũng gửi gắm được một ít ý tình trọn vẹn. Nó được hình thành từ nhạc dân ca và nhạc cung đình, nhã nhạc, trang trọng uy nghi nên có thần thái của nhạc thính phòng. Thú nghe ca huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. âm thanh của dân hòa tấu bởi bốn bản nhạc: Khúc lưu thủy, kim tuyền, xuân phong, long hổ nghe du dương, trần bổng, réo rắt, các nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như: Nhấn, mổ, vồ, vả, bấm, day, chớp, búng, phi, vãi. Ca huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần gìn giữu và phát huy.

Bình luận (1)
H24
20 tháng 8 2021 lúc 20:01

Tham khåo

Một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về ca Huế là “Ca Huế trên sông Hương” của Hà Anh Minh đã đem đến cho người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc, tinh tế. Mở đầu tác phẩm, nhà văn đã khẳng định xứ Huế nổi tiếng với các điệu hò. Sau đó tác giả tiếp tục giới thiệu những nét đặc sắc của ca Huế được thể hiện qua dàn nhạc cụ, qua ngón đàn tuyệt kĩ của các ca công và giọng hát ngọt ngào của ca nhi. Tiếp đến, tác giả còn lý giải cho người đọc hiểu được nguồn gốc của ca Huế: “Ca Huế là sự giao hòa giữa dòng nhạc cung đình sang trọng, thanh nhã và dòng nhạc dân gian hồn nhiên, duyên dáng. Sự giao hòa đó thể hiện ở nội dung và hình thức, trong cách biểu diễn của ca nhi, nhạc công và trang phục…”. Cuối cùng, Hà Ánh Minh đã cho người đọc được chứng kiến một đêm ca Huế trên sông Hương. Với phông màn là thiên nhiên với bầu trời lồng lộng, với sông nước huyền ảo và thơ mộng. Cảnh vật lung linh, hư ảo: “Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục”. Còn nhân vật chính trong bài thì: “Tôi như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ thuyền này xưa kia chỉ dành cho vua chúa. Trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng, giữa là một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí lộng lẫy, xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng như muốn bay lên”. Khi đọc những dòng này, chúng ta có cảm giác như đang được cùng tác giả lênh đênh trên con thuyền lững lờ trôi giữa dòng Hương giang êm đềm, thả hồn theo những lời ca mênh mang hòa trong tiếng đàn réo rắt, du dương và tiếng sóng vỗ nhẹ nhàng. Ca Huế trên sông Hương quả là một tác phẩm giá trị khi viết về ca Huế - một nét văn hóa độc đáo của mảnh đất thơ mộng này.

 

Bình luận (0)
H24
20 tháng 8 2021 lúc 20:03

Tham khảo:

Ca Huế chính là một hình thức sinh hoạt độc đáo của mảnh đất Huế đầy mộng mơ. Một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về ca Huế là “Ca Huế trên sông Hương” của Hà Anh Minh đã đem đến cho người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc, tinh tế. Nhà văn đã cung cấp cho người đọc toàn bộ những hiểu biết về ca Huế. Mà đầu tiên là nguồn gốc: “Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăm tằm”. Có thể thấy, không biết từ khi nào, những điệu hò đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân trở thành một nét đặc sắc của xứ Huế thơ mộng. Đọc đến những trang văn tiếp theo, người đọc tiếp tục được khám phá nhiều hơn về ca Huế. Ca Huế là sự kết hợp hài hòa của nhạc dân gian với nhạc cung đình. Chính vì vậy, nó vừa mang âm hưởng sôi nổi, lạc quan vừa có sự tôn nghiêm, trang trọng và uy nghi. Sự kết hợp của hai âm hưởng mang tố chất đối lập đã tạo ra sự độc đáo nổi bật của Ca Huế, cả về hình thức biểu đạt lẫn sắc thái tình cảm.Bài văn trở nên chân thực hơn khi khung cảnh thiên nhiên xứ Huế mộng mơ được khắc họa: “Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục”. Trong không gian đó, người lữ khách bước xuống thuyền rồng, vừa tận hưởng những cơn gió trong lành mát rượi, vừa tắm mình dưới ánh trăng, vừa thưởng thức các làn điệu dân ca - cái tinh hoa bậc nhất của xứ Huế. Tóm lại, qua “Ca Huế trên sông Hương”, Hà Ánh Minh đã cho thấy ca Huế là một nét đẹp trong bản sắc xứ Huế, là điệu tâm hồn của người Huế. Tác phẩm đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho người đọc.

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
H24

Sau khi đã học những tác phẩm, kí ở sách ngữ văn 6, trong mỗi chúng ta sẽ có cảm giác khác nhau về quê hương, cuộc sống và con người Việt Nam. Nhưng trong lòng em đất nước này thật tuyệt vời và làm sao nơi đây có bao nhiêu cảnh đẹp như đảo Cô Tô, mảnh đất tận cùng phía Nam của Tổ Quốc - sông nước Cà Mau, hình ảnh làng quê thân thương, mộc mạc làm cho ta cảm thấy gần gũi. Con người mơi đây phải lao đọng vất vả, cực nhọc, chiến đấu để bảo vệ mảnh đất thân thương này. Nhưng trong khó khăn, nhọc nhằn ấy nhưng vẩn tỏ ra sự dũng cảm và kiên cường để nhìn về tương lai tươi sáng. Đó chính là lí do em yêu đất nước, yêu cuộc sống, yêu những con người cần cù lao động. Dù có phải rời xa mảnh đất quê hương này nhưng hình ảnh tuyệt đẹp sẽ không bao giờ phai mờ trong tâm trí em.

Bình luận (0)
HD
Xem chi tiết
LS
15 tháng 4 2022 lúc 13:22

tham khảo

Đọc xong văn bản “Ca Huế trên sông Hương” của Hà Anh Minh, mỗi người đã hiểu hơn về loại hình nghệ thuật này. Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò: “hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm”. Ca Huế được hình thành từ sự kết hợp giữa ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình. Sự kết hợp giữa ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình đem lại cho ca Huế nét đặc sắc riêng thể. Thú nghe ca Huế đầy tao nhã. Từ lâu, ca Huế đã trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần gìn giữ và phát huy.

  
Bình luận (2)
TT
Xem chi tiết
TT
30 tháng 9 2021 lúc 8:57

Tham khảo:

Tổ quốc ta là tổ quốc của anh hùng. Từ trong khói lửa chiến tranh, những người anh hùng đầu đội trời chân đạp đất hiên ngang bước ra, đem lại hòa bình cho muôn dân trăm họ. Lòng biết ơn, sự ngưỡng mộ dành cho những tráng sĩ ấy, được nhân dân thể hiện vào những hình tượng vĩ đại trong các tác phẩm văn học dân gian, như Thánh Gióng, Lê Lợi… Đối với muôn dân, học không chỉ là con người bình thường, mà là những kẻ có sức mạnh phi thường, có xuất thân kì lạ, được thánh thần ủng hộ. Đó là niềm tin bất diệt, sự kính ngưỡng bất tận của nhân dân ta dành cho những người anh hùng cứu nước.

 

Thành ngữ: đầu đội trời chân đạp đất

Bình luận (1)