Những câu hỏi liên quan
KD
Xem chi tiết
DC
29 tháng 4 2017 lúc 2:19

Đáp án A

Bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng trong sơ đồ: Gen → mARN → Prôtêin → tính trạng là: trình tự các axitamin trong phân tử prôtêin được quy định bởi trình tự các nuclêôtit trên ADN

Bình luận (0)
KD
Xem chi tiết
DC
1 tháng 4 2018 lúc 15:02

Bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ là trình tự các nuclêôtit trong mạch khuân của ADN quy định trình tự các nuclêôtit trong mARN, qua đó quy định trình tự các axit amin trong cấu trúc bậc 1 của prôtêin. Prôtêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể. Như vậy, thông qua prôtêin giữa gen và tính trạng có mối quan hệ mật thiết với nhau, hay gen quy định tính trạng.

Bình luận (0)
KD
Xem chi tiết
DC
10 tháng 6 2019 lúc 17:44

Phát biểu "một gen quy định một chuỗi polipeptit là chính xác hơn cả:

    - Một protein có thể gồm nhiều chuỗi polipeptit khác nhau cấu tạo nên (cùng quy định).

    - Một tính trạng có thể được quy định bởi nhiều loại protein khác nhau.

    - Một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau.

Bình luận (0)
KD
Xem chi tiết
DC
22 tháng 3 2017 lúc 5:48

- Gen là khuôn mẫu để tổng hợp mARN. mARN là khuôn mẫu để tổng hợp axit amin cấu thành nên protein. Protein chịu tác động của môi trường trực tiếp biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.

- Bản chất của mối liên hệ là trình tự các nụleotit trong gen (ADN) quy định trình tự các nucleotit trong ARN, qua đó quy định trình tự các axit amin cấu thành protein. Protein tham gia vào cấu trúc hoạt động sinh lí của tế báo, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.

Bình luận (0)
DS
Xem chi tiết
H24
5 tháng 1 2022 lúc 19:36

Tham khảo

Bản chất của mối liên hệ “Gen (một đoạn ADN) —> mARN —> Prôtêin —> Tính trạng" chính là trình tự các nuclêôtit trong mạch khuôn cùa ADN quy định trình tự các nuclêôtit trong mạch mARN, sau đó trình tự này quy định trình tự các axit amin trong cấu trúc bậc 1 của prôtêin. 

Nguyên nhân phát sinh các bệnh di truyền và dị tật bẩm sinh ở người

+ Do ảnh hưởng của các tác nhân lí hóa trong tự nhiên

+ Do ô nhiễm môi trường (đặc biệt là chất độc hóa học rải trong chiến tranh, thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ sử dụng quá mức)

 + Do rối loạn trao đổi chất nội bào.

Một số biện pháp hạn chế sự phát sinh các bệnh, tật di truyền:

+ Hạn chế sự gia tăng hoặc ngăn ngừa các hoạt động gây ra ô nhiễm môi trường.

+ Sử dụng hợp lí và có biện pháp đề phòng khi sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và một số chất độc có khả năng gây ra biến đổi cấu trúc NST hoặc đột biến gen.

+ Trường hợp đã mắc một số dị tật di truyền nguy hiểm thì không nên sinh con. Trường hợp gia đình nhà chồng hoặc vợ đã có người mang tật đó, cần chú ý và tìm hiểu và được tư vấn trước khi sinh con. Chú ý theo dõi, thăm khám thai định kì trước sinh.

+ Đấu tranh chống sản xuất, thử và sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học, vũ khí sinh học.

Bình luận (0)
H24
5 tháng 1 2022 lúc 19:40

a) Bản chất : Gen mang thông tin di truyền quy định cấu trúc protein

thể hiện qua sơ dồ sau :

\(Gen->mARN->Protein->tínhtrạng\)

b) Nguyên nhân : Do những biến đổi bất thường của gen hoặc NST 

biện pháp :  Không kết hôn trog dòng máu 3 đời trở lại hoặc quá tuổi sinh đẻ , không kết hôn với những người bị bệnh

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
ND
18 tháng 12 2020 lúc 5:34

Đánh số (1), (2), (3) cho các dấu mũi tên từ trái qua phải nha!

--

Mối liên hệ giữa các thành phần trong sơ đồ theo trật tự 1,2,3

1. Gen là khuôn mẫu để tổng hợp mARN.

2. mARN là khuôn mẫu để tổng hợp axit amin cấu thành nên prôtêin.

3. Prôtêin chịu tác động của môi trường trực tiếp biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.

- Bản chất của mối liên hệ trong sơ đồ.

Bản chất của mối liên hệ là trình tự các nuclêôtit trong gen (ADN) quy định trình tự các nuclêôtit trong mARN, qua đó quy định trình tự các axit amin cấu thành prôtêin. Prôtêin tham gia vào cấu trúc hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.

 

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
11 tháng 12 2023 lúc 19:39

Câu 40.<TH>Gen và phân tử prôtêin phải có mối quan hệ với nhau qua một dạng cấu trúc trung gian là:

A. tARN.               B. mARN.              C. rARN.                 D. enzim.

Câu 41. <TH> Thực chất của quá trình hình thành chuỗi axit amin là sự xác định:

A. trật tự sắp xếp của các axit amin.              C. số loại các axit amin.

B. số lượng axit amin.                                    D. cấu trúc không gian của prôtêin.

Câu 42. <NB> Sự tạo thành chuỗi axit amin dựa trên khuôn mẫu của mARN và diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, trong đó:

A. U liên kết với G, A liên kết với X.         C. A liên kết với X, G liên kết với T.

B. A liên kết với T, G liên kết với X.          D. A liên kết với U, G liên kết với X.

Câu 43. <NB> Một axit amin trong phân tử prôtêin được mã hoá trên gen dưới dạng:

A. mã bộ một.                                            B. mã bộ hai.

C. mã bộ ba.                                             D. mã bộ bốn.

Câu 44. <TH>Một đoạn của phân tử mARN có trình tự sắp xếp các nuclêôtit :

       U X G X X U U A U X A U G G U

khi tổng hợp chuỗi axit amin thì cần môi trường tế bào cung cấp bao nhiêu axit amin ?

A. 3 axit amin.                           C. 5 axit amin.                                                                      

B. 4 axit amin.                           D. 6 axit amin.

Câu 45. <NB> Ribôxôm khi dịch chuyển trên phân tử mARN theo từng nấc:

A. 1 nuclêôtit.        B. 2 nuclêôtit.        C. 3 nuclêôtit.            D. 4 nuclêôtit.

Câu 46. <VDC> 10 phân tử protêin cùng loại có tổng số liên kết peptit 4500. Các phân tử protêin nói tên được tổng hợp trên 2 mARN cùng loại. Xác định số lượng riboxom trượtt trên mỗi mARN? Biết rằng mỗi riboxom chỉ trượt 1 lần, số riboxom trượt trên m1ARN là bội số của số  riboxom trượt trên m2ARN.

Các cặp nghiệm: 1. (5;5)         2. (8;2)        3. (9; 1)

Các cặp nghiệm đúng trong các cặp nghiệm trên là:

A. 1 và 2                B. 1 và 3                C. 2 và 3                D. 1, 2 và 3.

Bình luận (0)
SK
Xem chi tiết
H24
10 tháng 4 2017 lúc 21:22

Gen ( một đoạn ADN) -> mARN -> Prôtêin -> Tính trạng

- Trình tự các nuclêôtit trong mạch khuôn ADN quy định trình tự các nuclêôtit trong mạch mARN.

- Trình tự các nuclêôtit quy định trật tự sắp xếp các axit-amin trong prôtêin.

- Prôtêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc hoạt động sinh lí của tế bào từ đó biểu hiện thành tính trạng cùa cơ thể.


Bình luận (0)
ND
10 tháng 4 2017 lúc 21:22

- Trình tự các nuclêôtit trong mạch khuôn ADN quy định trình tự các nuclêôtit trong mạch mARN.

- Trình tự các nuclêôtit quy định trật tự sắp xếp các axit-amin trong prôtêin.

- Prôtêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc hoạt động sinh lí của tế bào từ đó biểu hiện thành tính trạng cùa cơ thể.



Bình luận (0)
PL
10 tháng 4 2017 lúc 21:22

– Trình tự các nuclêôtit trong mạch khuôn ADN quy định trình tự các nuclêôtit trong mạch mARN.

– Trình tự các nuclêôtit quy định trật tự sắp xếp các axit-amin trong prôtêin.

– Prôtêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc hoạt động sinh lí của tế bào từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.

Bình luận (0)
RK
Xem chi tiết
NL
26 tháng 2 2020 lúc 15:10

Câu 1:

-Bản chất mối quan hệ giữa gen và protein:

+ Trình tự các nucleotit trong mạch khuôn của gen quy định trình tự các nucleotit tring mạch mARN thông qua quá trình phiên mã

+ Trình tự cac nucleotit trong mạch mARN quy định trình tự các axit amin trong cấu trúc bậc 1 của protein thông qua quá trính dịch mã

+ Như vậy, thông qua mARN, giữa gen và protein có mối quan hệ mật thiết với nhau, cụ thể là gen mang thông tin quy định cấu trúc của protein cần tổng hợp

- Nói protein tạo nên (hay biểu hiện thành) các tính trạng của cơ thể vì:

+ Protein là thành phần quan trọng cấu tạo nên các bộ phận của tế bào, từ đó hình thành nên các đặc điểm giải phẩu, hình thái mô, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể

+ Protein tạo nên các ezim có chức năng xúc tác cho các phản ứng sinh hóa xảy ra trong quá trình trao đổi chất của tế bào và cơ thể

+ Protein tạo nên phần lớn các hoocmon có vai trò điều hòa quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể

+ Protein tạo kháng thể cí vai trò bảo vệ cơ thể chông lại các vi khuẩn, virut gây bệnh

+ Protein tham gia vận chuyển chất, tạo ra sự vận động của tể bào và cơ thê

+ Protein còn là nguồn dự trữ và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể

-> Như vậy, protein trực tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lý của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể

Câu 2:

- Bản chất mối quan hệ giữa gen và ARN: Trình tự các nucleotit trong mạch khuôn của gen quy định trình tự các nucleotit trong mạch mARN thông qua quá trình phiên mã

- Bản chất mối quan hệ giữa ARN và protein: Trình tự các nucleotit trong mạch mARN quy định trình tự các axit amin trong cấu trúc bậc 1 của protein thông qua quá trình dịch mã

- Như vậy: thông qua mARN, giữa gen và protein có mối quan hệ mật thiết với nhau, cụ thế là gen mang thông tin quy định cấu trúc của protein cần tổng hợp

Câu 3:

mARN là cấu trúc trung gian trong mối quan hệ của gen và protein vì:

+ Gen mang thông tin quy định cấu trúc của protein cần tổng hợp tồn tại ở trong nhân tế bào là chủ yếu, còn protein chỉ được hình thành ở chất tế bào, chứng tỏ giữa gen và protein có mối quan hệ với nhau thông qua một cấu trúc trung gian nào đó

+ Thông qua quá trình phiên mã mà trình tự các nucleotit trong mạch khuôn của gen quy định trình tự các nucleotit trong mạch mARN

+ Thông qua quá trình dịch mã mà trình tự cac nucleotit trong mạch mARN quy định trình tự các axit amin trong cấu trúc bậc 1 của protein

+ Như vậy, thông qua mARN, gen có thê chuyển giao thông tin di truyền lưu giưc dưới dạng trình tự cac nucleotit thành thông tin về cấu trúc của protein

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa