Những câu hỏi liên quan
H24
Xem chi tiết
ND
13 tháng 9 2023 lúc 22:30

- Bố cục: 2 phần

+ Phần 1 (6 câu thơ đầu): Cảnh mùa thu ở vùng quê Bắc bộ.

+ Phần 2 (2 câu thơ cuối): Hình ảnh, tâm trạng của nhân vật trữ tình.

- Về niêm: Chữ thứ 2 của câu 2 và 3 (chiếc – biếc), câu 4 và câu 5 (vàng – mây), câu 6 và 7 (trúc – gối), câu 1 và câu 8 (thu – đâu) cùng thanh.

- Về luật bằng trắc: Bài thơ luật bằng. (Do chữ thứ 2 của câu thứ nhất “thu” thanh bằng).

- Vần và nhịp: Bài thơ gieo vần “eo” ở các chữ cuối của các câu 1,2,4,6,8 (veo – teo – vèo – teo – bèo). Chủ yếu ngắt nhịp 4/3,… 

- Về đối: Đối ở 2 câu thực (câu 3,4) và 2 câu luận (câu 5,6)

 

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
KT
15 tháng 9 2023 lúc 0:47

- Những đặc điểm cần chú ý của thể loại thơ Đường luật

Khái niệm

Thường được viết bằng hai thể thất ngôn (mỗi câu bảy chữ) và ngũ ngôn (mỗi câu năm chữ). Có hai dạng thơ phổ biến: bát cú (mỗi bài tám câu) và tứ tuyệt (mỗi bài bốn câu).

Bố cục

- Bát cú gồm bốn phần: đề, thực, luận, kết, mỗi phần có hai câu (gọi là liên).

- Tứ tuyệt được xem như ngắt ra từ một bài bát cú, có bố cục bốn phần (mỗi phần một câu): khởi, thừa, chuyển, hợp

Niêm

Có nghĩa đen là dính, vì làm cho hai câu thơ thuộc hai liên kết dính với nhau theo nguyên tắc

Vần

Thơ Đường luật ít dùng vần trắc. Bài thất ngôn bát cú thường chỉ gieo vần bằng ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8; còn bài thất ngôn tứ tuyệt ở cuối các câu 1, 2, 4.

Nhịp

Thường ngắt nhịp chẵn trước, lẻ sau, nhịp 4/3 (với thơ thất ngôn) hoặc 2/3 (với thơ ngũ ngôn)

Đối

Ở phần thực và luận, các chữ ở các câu thơ phải đối nhau về âm, về từ loại và về nghĩa

 

- Một số thủ pháp nghệ thuật trào phúng được sử dụng trong các bài thơ Đường luật ở Bài 7:

Văn bản

Thủ pháp nghệ thuật trào phúng

Mời trầu

Cái tôi khao khát sống mãnh liệt đó cũng là lí do bà thể hiện sự trào phúng của mình trong bài thơ. Với bà, thơ trào phúng, trước hết là sự giải tỏa nỗi lòng, sau đó còn là một thứ vũ khí để đấu tranh với các thói hư tật xấu, là tấm khiên để bảo vệ những người phụ nữ khác trong xã hội

Vịnh khoa thi Hương

Không có gì hứa hẹn sự trang nghiêm cần có của những kì thi như thế này. Hai câu đề thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm kín đáo và cũng bộc lộ một nỗi buồn sâu lắng trong tâm hồn tác giả.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
TA
16 tháng 9 2023 lúc 20:26

Tham khảo!

Thể thơ

Đặc điểm - Cách nhận biết

Thơ tự do

Là thể thơ hiện đại, thể hiện được sự cái tôi và sự phá cách, sáng tạo của người thi sĩ. Trong một bài thơ tự do, số chữ trong câu, số câu trong một khổ và số lượng khổ thơ của toàn bài đều không bị giới hạn. Các quy luật về hiệp vần, bằng trắc cũng vô cùng linh hoạt, tùy theo cảm xúc và chủ ý của người viết.

Thơ lục bát

- Là một trong những thể thơ lâu đời nhất của dân tộc. Thơ được đặc trưng bởi các cặp thơ gồm một câu thơ 6 chữ và một câu thơ 8 chữ, được sắp xếp nối tiếp và xen kẽ với nhau. Thông thường câu lục sẽ mở đầu bài thơ và câu bát dùng để kết bài. Một bài thơ lục bát không giới hạn số lượng câu. Thể lục bát xuất hiện nhiều nhất là ở các bài đồng dao, ca dao hay trong lời mẹ ru.

- Luật bằng trắc trong thể lục bát được thể hiện như sau:

+ Câu 1, 3 và 5: Tự do về thanh

+ Câu 2, 4 và 6: Câu lục tuân theo luật B – T – B, câu bát tuân theo luật B – T – B – B

- Cách gieo vần của thể thơ lục bát vô cùng linh hoạt. Có thể gieo vần bằng ở tiếng cuối câu lục, và tiếng cuối này lại hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát nối tiếp. Sau đó tiếng cuối của câu bát này lại hiệp với tiếng cuối của câu lục tiếp theo… Cứ như vậy cho tới khi hết bài thơ.

Thơ bốn chữ

- Là thể thơ mà mỗi câu thơ gồm 4 chữ, trong bài không giới hạn số lượng câu.

- Luật bằng – trắc trong thể thơ này là: chữ thứ 2 và chữ thứ 4 có sự luân phiên T – B hoặc B – T

- Cách gieo vần: Thể thơ bốn chữ có cách gieo vần khá linh hoạt, có thể hiệp vần chéo, vần bằng, vần liền, vần chân, vần lưng…

Thơ năm chữ

Là thể thơ mà mỗi câu thơ gồm 5 chữ, trong bài số câu không bị giới hạn. Quy luật bằng trắc và cách gieo vần giống với thể thơ 4 chữ ở phía trên.

Thơ thất ngôn bát cú

Thể thất ngôn bát cú đường luật (gồm 8 câu, mỗi câu có 7 chữ): Cấu trúc là 2 câu đầu (mở đề và vào đề), câu 3 và 4 (câu thực), câu 5 và 6 (câu luận), câu 7 và 8 (câu kết)

Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

- Thơ đường luật là một thể thơ cổ bắt nguồn từ Trung Quốc. Khi được du nhập vào Việt Nam, ông cha ta đã có sự kế thừa những tinh hoa của thể thơ này và kết hợp với những yếu tố thuần Việt.

- Tính quy luật của thể thơ này vô cùng nghiêm ngặt và không thể bị phá vỡ. Số chữ trong một câu và số câu trong cả bài thơ sẽ quyết định quy luật của bài thơ

- Thể thất ngôn tứ tuyệt (gồm 4 câu, mỗi câu có 7 chữ)

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
TA
16 tháng 9 2023 lúc 17:09

Tham khảo!

Thể thơ tự do trong bài thơ Lá đỏ được thể hiện trong bài rất rõ ràng qua các câu thơ không yêu cầu về số câu số dòng và ngôn từ giản dị mộc mạc dễ gần tới người đọc.

 
Bình luận (0)
ND
16 tháng 9 2023 lúc 17:09

Tham khảo
Thể thơ tự do trong bài thơ Lá đỏ được thể hiện trong bài rất rõ ràng qua các câu thơ không yêu cầu về số câu số dòng và ngôn từ giản dị mộc mạc dễ gần tới người đọc.

Bình luận (0)
PH
Xem chi tiết
H24
11 tháng 10 2022 lúc 6:28

Chọn AAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAA! *hết thở* Thôi. Chọn A. *xỉu*

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
TA
11 tháng 3 2023 lúc 20:48

- Văn bản là một văn bản văn xuôi ngắn gọn, mang tính trữ tình, tự sự, miêu tả sâu sắc về những kỉ niệm đẹp đẽ của tác giả trước mùa phơi sân trước. Qua văn bản, tác giả bộc lộ trực tiếp tình cảm yêu mến, suy nghĩ vấn vương về những kỉ niệm nơi đây. 

- Chất trữ tình: được tạo nên từ chính hình ảnh thiên nhiên cùng những cảm xúc, suy nghĩ sâu sắc của tác giả. Qua đó tạo nên rung động, hình dung cho bạn đọc về mọi vật nơi đây. 

- Cái tôi nhà văn thì vô cùng tinh tế, nhạy cảm.

- Ngôn ngữ trong văn bản vô cùng giản dị, quen thuộc, sinh động và mang hơi hướng trữ tình.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
ND
16 tháng 9 2023 lúc 17:17

Tham khảo

Có thể tham khảo đoạn thơ sưu tầm sau:

Con còn bế trên tay

Con chưa biết con cò

Nhưng trong lời mẹ hát

Có cánh cò đang bay:

“Con cò bay la

Con cò bay lả

Con cò Cổng Phủ

Con cò Đồng Đăng…”

Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn

Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ

“Con cò ăn đêm

Con cò xa tổ

Cò gặp cành mềm

Cò sợ xáo măng…”

Ngủ yên, ngủ yên, cò ơi, chớ sợ

Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng

Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân

Con chưa biết con cò con vạc

Con chưa biết những cành mềm mẹ hát

Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân

(Con cò - Chế Lan Viên)

Bình luận (0)
NP
Xem chi tiết
PA
30 tháng 10 2016 lúc 17:28

Theo mk hiểu 1 cách đơn giản nhất là có 8 câu mỗi câu 7 chữ

Bình luận (0)
LH
30 tháng 10 2016 lúc 17:30

* Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật là bài thơ có 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Gieo vần ở chữ cuối câu 1,2,4,6,8. Có phép đối giữa câu 3 với câu 4, câu 5 với câu 6. Có luật bằng trắc.

Bình luận (0)
DV
30 tháng 10 2016 lúc 20:37
mìk trả lời đầy đủ hơn nhá :

-thơ thất ngôn bát cú là loại thơ mỗi bài có 8 câu và mỗi câu có 7 chữ,tức là chỉ có 56 chữ trong 1 bài thơ thất ngôn bát cú.thơ thất ngôn bát cú có thể được làm theo 2 luật:luật bằng và luật trắc.về vần thì có 2 loại:vần bằng và vần trắc.tuy nhiên,các thi nhân thường hay làm theo vần bằng,tức là luật bằng vần bằng và luật trắc vần bằng.

1LUẬT BẰNG VẦN BẰNG:

-luật bằng vần bằng là bài thơ mà tiếng thứ 2 của câu đầu là tiếng bằng và các tiếng ở cuối các câu 1,2,4,6,8 phải vần với nhau và đều là vần bằng

2LUẬT TRẮC VẦN BẰNG:

-luật trắc vần bằng là bài thơ mà tiếng thứ 2 của câu đầu là tiếng trắc và các tiếng ở cuối các câu 1,2,4,6,8 phải vần với nhau và đều là vần bằng

BỐ CỤC BÀI THƠ BÁT CÚ:

-câu 1 dùng để mở bài(gọi là phát đề),câu 2 dùng để chuyển tiếp vào bài(gọi là thừa đề).2 câu này đc gọi là "2 câu đầu đề"

-câu 3 và câu 4 dùng để giải thích đề tài cho rõ ràng.2 câu này ddc gọi là "2 câu trạng"

-câu 5 và câu 6 dùng để bàn rộng nghĩa đề tài.2 câu này đc gọi là "2 câu luận"

-câu 7 và câu 8 dùng để tóm ý nghĩa cả bài.2 câu này đc gọi là "2 câu kết"

bảng luật thơ:

1LUẬT BẰNG VẦN BẰNG:

B - B - T - T - T - B - B (VẦN)

T - T - B - B - T - T - B (VẦN)

T - T - B - B - B - T - T (ĐỐI CÂU 4)

B - B - T - T - T - B - B (VẦN,ĐỐI CÂU 3)

B - B - T - T - B - B - T (ĐỐI CÂU 6)

T - T - B - B - T - T - B (VẦN,ĐỐI CÂU 5)

T - T - B - B - B - T - T

B - B - T - T - T - B - B (VẦN)

2LUẬT TRẮC VẦN BẰNG:

T - T - B - B - T - T - B (VẦN)

B - B - T - T - T - B - B (VẦN)

B - B - T - T - B - B - T (ĐỐI CÂU 4)

T - T - B - B - T - T - B (VẦN,ĐỐI CÂU 3)

T - T - B - B - B - T - T (ĐỐI CÂU 6)

B - B - T - T - T - B - B (VẦN, ĐỐI CÂU 5)

B - B - T - T - B - B - T

T - T - B - B - T - T - B (VẦN)

~~~~ Ã ~ Ã ~ Ã ~ !! CHÚC BẠN HỌC TỐT NGHEN~~~~ oho !! MIK ĐÁNH MẤY CÁI "TRẮC TRẮC BẰNG BẰNG..." MÚN HOA MẮT LUN ÒY ^^ ĐỪNG CÓ CHÊ MIK LÀM DÀI NHA!!

Bình luận (2)
H24
Xem chi tiết
ND
16 tháng 9 2023 lúc 19:11

Tham khảo

Đặc điểm chung ở ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến:

- Là thành công tốt đẹp của quá trình dân tộc hóa nội dung mùa thu cho thật là thu Việt Nam, trên đất nước ta.

- Dân tộc hóa hình thức lời thơ, câu thơ cho thật là Nôm, là Việt Nam.

Bình luận (0)