đặc điểm của tản văn, tùy bút
Tóm tắt các đặc điểm của thể loại tản văn, tùy bút.
- Tản văn là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc có cách thể hiện đa dạng nhưng nhìn chung đều mang tính chất chấm phá, bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc của người viết.
- Tùy bút là một thể trong ký, dùng để ghi chép, miêu tả những hình ảnh, sự việc mà người viết quan sát, chứng kiến và đồng thời thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của tác giả trước các hiện tượng và vấn đề của đời sống.
Tóm tắt các đặc điểm của thể loại tản văn, tùy bút.
Biểu hiện | Tản văn | Tùy bút |
Khái niệm | Tản văn là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, có thể trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả phong cảnh, khắc họa nhân vật. Lối thể hiện đời sống của tản văn mang tính chất chấm phá, không nhất thiết đòi hỏi có cốt truyện phức tạp, nhân vật hoàn chỉnh nhưng có cấu tứ độc đáo, có giọng điệu, cốt cách cá nhân. Điều cốt yếu là tản văn tái hiện được nét chính của các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội, bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩa mang đậm bản sắc cá tính của tác giả. | Nét nổi bật của tuỳ bút là qua việc ghi chép những con người và sự kiện cụ thể có thực, tác giả đặc biệt chú trọng đến việc bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức, đánh giá của mình về con người và cuộc sống hiện tại. So với các tiểu loại khác nhau của kí, tuỳ bút vẫn có không ít những yếu tố chính luận và chất suy tưởng triết lí trong một số trường hợp nhằm bộc lộ quan điểm, lý tưởng, cảm xúc của một người hoặc một lớp người trong xã hội. |
Chất trữ tình | Chất trữ tình của tản văn và tùy bút là yếu tố được tạo từ vẻ đẹp của cảm xúc, suy nghĩ, vẻ đẹp của thiên nhiên tạo vật để tạo nên rung động thẩm mỹ cho người đọc. |
Cái tôi | Cái tôi trong tản văn, tùy bút là yếu tố thể hiện cảm xúc, suy nghĩ riêng của tác giả qua văn bản. |
Ngôn ngữ | Ngôn ngữ tản văn, tùy bút thường tinh tế, sống động, mang hơi thở cuộc sống, giàu hình ảnh và chất trữ tình, thể hiện triết lý về cuộc sống. |
Người viết tùy bút, tản văn thường có những liên tưởng, biểu cảm bất ngờ và thú vị. Nêu dẫn chứng trong văn bản cho thấy đặc điểm đó.
Dẫn chứng cho thấy người viết tùy bút, tản văn thường có những liên tưởng, biểu cảm bất ngờ và thú vị:
- Những bông sen màu trắng … vừa tắm xong.
- Giữa những hàng cây ... đang ngái ngủ.
Câu 3 (1 điểm) Đọc các văn bản tùy bút, tản văn, người đọc đều thấy điểm giống nhau về thể loại này là chất trữ tình và cái “tôi”, em hiểu như thế nào về chất trữ tình và cái “tôi” ở thể loại tùy bút, tản văn?
ai giải thích dùm mình tản văn, tùy bút và ví dụ một số câu hỏi, câu trả lời liên quan đến tản văn, tùy bút đi ạ, sắp KTGK r huhu
ai giải thích dùm mình tản văn, tùy bút và ví dụ một số câu hỏi, câu trả lời liên quan đến tản văn, tùy bút đi ạ, sắp KTGK r huhu
Chọn ba văn bản thuộc các thể loại tùy bút, tản văn, truyện kí,… mà bạn yêu thích; đọc, chỉ ra và phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật của từng văn bản.
Văn bản 1: Một thứ quà của lúa non: Cốm
Bài tùy bút “Một thứ quà của lúa non: Cốm” đã thể hiện được nét đặc sắc của tác giả Thạch Lam là thiên về cảm giác tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc. Đây cũng là đặc điểm chung trong các sáng tác của Thạch lam nói chung.
Khi nói về sự hình thành của hạt cốm, tác giả đã viết một đoạn văn miêu tả thấm đượm cảm xúc, thông qua những từ ngữ chọn lọc tinh tế, những câu văn có nhịp điệu: Khi đi qua cánh đồng xanh…mùi thơm của bông lúa non; Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ; Giọt sữa dần dần đọng lại; Rồi một loạt cách chế biến để làm ra tứ cốm dẻo ấy. ta có thể thấy Thạch Lam đã rất cẩn trọng trong chọn lọc từ ngữ miêu tả, câu văn thì nhiều nhạc điệu để thể hiện được luận điểm: Cốm là thứ quà đặc biệt của lúa non, của bàn tay khéo léo.
Để có hạt cốm cần đến sự khéo léo của con người. Vì vậy sau đoạn mở đầu tác giả đã nói đến nghề làm cốm nổi tiếng ở làng Vòng. Tác giả không đi vào miêu tả tỉ mỉ kĩ thuật hay công việc làm cốm mà cho biết đó là một nghệ thuật với một loạt cách chế biến, những cách thức truyền từ đời này sang đời khác.
Văn bản 2: Sài Gòn tôi yêu
Trong bài tùy bút Sài Gòn tôi yêu, tác giả Minh Hương đã thể hiện tình yêu mãnh liệt đối với Sài Gòn trong sự cảm nhận về phong cách của người Sài Gòn. Trước hết, tác giả lí giải nguyên nhân Sài Gòn là nơi hội tụ của người tứ phương: bởi Sài Gòn hội tụ người của bốn phương những hòa hợp, không phân biệt, qua đó thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người Sài Gòn, đó chính là sự cởi mở, đoàn kết.
Phong cách của người Sài Gòn lại được tác giả Minh Hương thể hiện qua chi tiết những cô gái yểu điệu, thiết tha, e ngại, ngượng nghịu như vầng trăng mới ló, cười chum chím, sáng rỡ, hóm hỉnh, nhí nhảnh. Qua miêu tả của tác giả ta thấy được phong cách của người Sài Gòn, đó chính là sự tinh tế, chân thành, cởi mở, bộc trực, vẻ đẹp tự nhiên, dễ gần mà dũng cảm cao đẹp.
Qua đó, người đọc thấy được Sài Gòn là một đô thị sầm uất, đông đúc, con người sống với nhau bằng tình yêu thương và sự đoàn kết, gắn bó. Đồng thời thể hiện được tình cảm yêu thương, trân trọng của tác giả Minh Hương đối với vùng đất này.
Văn bản 3: Mùa xuân của tôi
Đoạn trích “Mùa xuân của tôi” được trích từ thiên tùy bút “Tháng Giêng mơ về trăng non nét ngọt” in trong tập “Thương nhớ mười hai” của tác giả Vũ Bằng. Bằng những đặc sắc cả về nội dung và nghệ thuật, nhà văn đã gửi vào tác phẩm nỗi niềm thương nhớ quê hương, gia đình và lòng mong mỏi đất nước được hòa bình, thống nhất. Mùa xuân trên đất Bắc hiện lên trong nỗi nhớ của nhà văn là những cảnh đẹp thiên nhiên, những cảnh sinh hoạt đời thường đặc trưng, đó là những hình ảnh đẹp, cứ in hằn trong tâm tưởng của nhà văn: “mùa xuân Hà Nội là mùa xuân có mưa riêu riêu…có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng”. Bằng giọng văn kết hợp giữa kể chuyện, miêu tả và biểu cảm rất nhịp nhàng, hài hòa và trôi chảy tự nhiên, nhà văn đã thể hiện rõ niềm nhớ thương da diết mùa xuân của quê hương, không chỉ có cảm nhận về mùa xuân nói chung, nhà văn còn có cảm nhận về mùa xuân trong tháng Giêng của miền Bắc.
Chất trữ tình, cái tôi của nhà văn và ngôn ngữ được sử dụng trong một bài tùy bút hay tản văn.
Nêu những điểm cần chú ý về cách đọc thơ, truyện ngụ ngôn, kí (tùy bút, tản văn) và văn bản nghị luận, văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 7, tập 2.
Những điểm cần chú ý khi đọc:
Thơ:
- Những yếu tố về hình thức:
+ Số đoạn (khổ thơ), số dòng thơ trong mỗi đoạn (khổ), số từ trong mỗi dòng thơ
+ Cách gieo vần trong bài thơ (vần chân, vần lưng…)
- Những yếu tố về nội dung:
+ Yếu tố miêu tả: làm rõ đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng
+ Yếu tố tự sự: thuật lại sự việc, câu chuyện khi cần
+ Ngôn ngữ thơ: hàm súc, giàu nhạc điệu, hình ảnh, thể hiện những rung động, suy tư của người viết
Truyện ngụ ngôn
- Những câu chuyện ngụ ngôn thường mang lại tiếng cười cho người đọc. Tuy nhiên, trong mỗi câu chuyện đều hàm chứa những bài học kinh nghiệm quý báu, cần phải chú ý điều đó khi đọc truyện ngụ ngôn
Kí (tùy bút, tản văn)
- Chú ý các chi tiết giàu tình cảm, trữ tình
- Đọc kĩ để nắm được thông điệp giá trị sâu sắc của bài tản văn
Văn bản nghị luận
- Chú ý đọc kĩ các luận điểm, tìm các luận cứ, dẫn chứng, bằng chứng cụ thể chi tiết
- Hiểu vấn đề người viết muốn trình bày trong bài viết
Văn bản thông tin
- Phân biệt trình tự triển khai của người viết
- Bám sát vào từng ý lớn và các ý nhỏ để hiểu được vấn đề mà tác giả nói tới