Trao đổi với các bạn về: Nội dung chính và chủ đề của mỗi văn bản.
Trao đổi với các bạn về: Nội dung chính và chủ đề của mỗi văn bản.
Hãy tìm và xem video về chủ đề em yêu thích trên trang youtubekids.com. Trao đổi với bạn về nội dung em xem được.
- Em kích hoạt phầm mềm Google chrome, truy cập trang Youtubekids.com
- Chọn tài khoản của em
- Nhập từ khóa tìm kiếm: học tiếng anh, rồi nhấn enter.
- Em nháy chuột vào video tìm thấy
- Em chia sẻ với bạn về cách tìm kiếm video trên trang Youtubekids.com, nội dung em đã xem được.
Phân tích văn bản Khan hiếm nước ngọt:
a) Chủ đề của văn bản là gì?
b) Xác định các đoạn văn và chủ đề của mỗi đoạn.
c) Nội dung các đoạn văn phục vụ cho chủ đề của văn bản như thế nào?
d) Dựa vào hiểu biết về các phép liên kết đã học ở tiêu học, hãy chỉ ra và phân tích một phép liên kết câu ở một đoạn văn trong văn bản.
a) Chủ đề của văn bản là sự khan hiếm nước ngọt
b) Các đoạn văn và chủ đề của mỗi đoạn:
- Đoạn 1 (Từ đầu đến … nhầm to): Nhầm tưởng về việc không bao giờ thiếu nước trên trái đất.
- Đoạn 2 (Từ Đúng là bề mặt… đến … trập trùng núi đá): Lí do khan hiếm nước ngọt.
- Đoạn 3 (Còn lại): Phương hướng giải quyết vấn đề khan hiếm nước ngọt.
c) Nội dung các đoạn văn là các luận điểm phục vụ cho chủ đề của văn bản
- Đoạn 1: Giới thiệu nội dung/chủ đề sẽ làm rõ trong văn bản (sự khan hiếm nước ngọt).
- Đoạn 2: nêu lên các bằng chứng để làm rõ chủ đề, chứng minh vì sao nước ngọt khan hiếm.
- Đoạn 3: Đưa ra giải pháp tiết kiệm nước ngọt.
d) Ở đoạn 1, tác giả sử dụng phép liên kết câu thay thế khi chọn những từ đồng nghĩa về biển: đại dương, biển cả,… Ở đoạn kết, câu thứ hai được liên kết với câu thứ nhất bằng phép lặp từ “nước ngọt”.
Đọc bài “Rừng cọ quê tôi” (tr.13, SGK Ngữ Văn 8/1):
a, Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?
b, Văn bản trên viết về đối tượng nào? Về vấn đề gì?
c, Văn bản gồm mấy đoạn văn? Xác định ranh giới bố cục?
d, Các đoạn văn phần thân bài đã trình bày đối tượng theo thứ tự nào?
e, Nêu chủ đề của văn bản? Tìm từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của văn bản?
g, Tìm câu chủ đề trong 3 đoạn văn phần thân bài (nếu có)? Chỉ ra cách trình bày nội dung mỗi đoạn văn và biến đổi đoạn văn 4 với cách trình bày khác.
Làm ý a và g thôi cũng được nhé!
Theo em, nếu thay đổi trật tự các đoạn trong Cốm Vòng thì có ảnh hưởng gì tới nội dung văn bản ? Hãy thử thay đổi trật tự theo cách khác nhau và trao đổi với các bạn ý kiến của mình.
- Nếu thay đổi trật tự các đoạn trong Cốm Vòng thì: Cấu trúc văn bản sẽ trở nên đứt đoạn, lủng củng, thiếu đi tính mạch lạc Nội dung sẽ trở nên thiếu hấp dẫn, sự tinh tế, không còn thu hút độc giả.
- Thay đổi trật tự theo các cách khác nhau:
+ Cách 1: Giới thiệu cách thưởng thức cốm => Quá trình làm ra cốm => Cách gói cốm
+ Cách 2: Quá trình làm ra cốm => Cách thưởng thức cốm => Cách gói cốm.
+ Cách 3: Cách gói cốm => Thưởng thức cốm => Cách làm ra cốm
Nội dung câu trả lời trên chính là chủ đề của văn bản. Hãy phát biểu chủ đề của văn bản này.
Chủ đề văn bản: Những kỉ niệm sâu sắc về buổi tựu trường đầu tiên
Chủ đề của văn bản là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản hướng tới và thể hiện.
Nội dung của mỗi đoạn văn khác nhau trong văn bản tự sự nhưng đều có chung nhiệm vụ chính là thể hiện chủ đề của văn bản. Đ?úng hay sai
A. Đúng
B. Sai
Trao đổi với bạn về nội dung chính và những điều em thấy xúc động trong câu chuyện.
Những điều em thấy xúc động: Cuốn sách “Làm một người biết ơn” là một trong mười chủ đề, bao gồm 20 câu chuyện thú vị, giúp chúng ta nhận thức được nhiều bài học quý giá:
- Cần phải biết ơn những người đã bỏ qua, không tính toán những sai lầm của chúng ta, vì họ đã cho chúng ta cơ hội được làm lại từ đầu.
- Bài học từ một danh nhân nổi tiếng mang tấm lòng biết ơn lớn lao đối với cô giáo của mình, còn chúng ta thì sao? Chúng ta đã có hành động gì để báo đáp thầy cô của mình, người mà ngày đêm không quản ngại vất vả dạy dỗ chúng ta nên người hay chưa?
- Chúng ta cần phải biết cảm ơn người đã giúp đỡ chúng ta, nhất là người luôn yêu thương, gần gũi và chăm sóc chúng ta hàng ngày.
- Khi được nhận sự giúp đỡ từ người khác chúng ta nên cảm ơn họ, không được tham lam vô độ.
- Sự giúp đỡ của người khác không phải là điều hiển nhiên, mà chỉ có lòng biết ơn mới đền đáp được sự giúp đỡ đó.
- Khi chúng ta mang theo lòng biết ơn để làm việc gì đó, dù là việc nhỏ đến đâu đi nữa thì cuối cùng cũng sẽ được tích tụ thành một nguồn sức mạnh to lớn.
- Lời phê bình không hề đáng sợ, điều đáng sợ là chúng ta nhìn nhận lời phê bình đó như thế nào? Chúng ta dùng tấm lòng cảm ơn để đón nhận lời phê bình, thì ta sẽ phát hiện ra rằng những lời phê bình ấy chính là dưỡng chất tốt nhất trên con đường trưởng thành của mình.
- Đừng quên cảm ơn người ngay cạnh chúng ta.
- Hãy thể hiện lòng biết ơn bằng hành động thiết thực.
- Luôn thể hiện thái độ hiếu kính, cảm tạ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của bố mẹ. Là đứa trẻ ngoan chúng ta phải biết đền đáp, báo hiếu công ơn chăm sóc dưỡng dục của thầy cô, của bố mẹ.
- Trong cuộc sống cần lắm những trái tim biết ơn và lương thiện.
- Dù chúng ta có thất bại ở lĩnh vực nào đó thì cuộc sống vẫn còn có rất nhiều điều tốt đẹp.
- Làm người nhất định phải giữ chữ tín. Khi ta nhận được sự giúp đỡ từ người khác thì nhất định ta phải báo đáp lại. Khi ta giúp đỡ người khác không cần báo đáp thì sẽ luôn được nhận lại nhiều hơn thế nữa.
- Điều quan trọng hơn lòng biết ơn đó là lòng tốt không phân địa điểm, thời gian. Chỉ có người có lòng biết ơn mới có thể lan tỏa lòng biết ơn cho nhiều người.
- Chúng ta phải biết ơn và quý trọng những người bạn tốt với ta trong cuộc đời này.
- Cảm ơn những tháng ngày nghèo khó, cảm ơn những tấm lòng và sự quan tâm chân thành đã dành cho chúng ta.
Xoay quanh chủ đề “Làm một người biết ơn!” Đã giúp cho trẻ có cái nhìn đa chiều về mảnh ghép của cuộc sống, tố chất cấu thành lòng biết ơn và biện pháp thực hành như thế nào?
Soạn thảo một văn bản nội quy về việc sử dụng thư viện của lớp/ trường và đưa ra trao đổi cùng các bạn.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học và đã tìm hiểu, tham khảo về cách viết văn bản nội quy để soạn thảo một văn bản nội quy về việc sử dụng thư viện của lớp/trường.
Lời giải chi tiết:
Phòng GD & ĐT …. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường …… Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Nội quy việc sử dụng thư viện ở trường học
1. Bạn đọc của Thư viện
Các thầy cô giáo, nhân viên trong nhà trường, các em học sinh trong toàn trường đều có quyền sử dụng vốn tài liệu thư viện phù hợp với nội quy thư viện.
2. Trách nhiệm của bạn đọc
a) Khi vào Thư viện:
- Báo cáo với cán bộ phụ trách thư viện lớp đang theo học, họ và tên của giáo viên chủ nhiệm trước khi vào thư viện.
- Gửi, để cặp, túi, vật dụng cá nhân khác và phương tiện đi lại vào đúng nơi quy định. Bạn đọc có trách nhiệm tự quản lý tiền, các tư trang và các giấy tờ cá nhân có giá trị khác.
b) Trong Thư viện:
- Chấp hành đúng các quy định của Thư viện về việc sử dụng tài liệu Thư viện.
- Thực hiện nếp sống văn minh: Đi nhẹ, nói khẽ, không gây ồn, không có các hành vi thiếu văn hóa khác làm ảnh hưởng đến trật tự chung và môi trường, cảnh quan Thư viện.
- Bảo vệ tài sản của Thư viện:
+ Giữ gìn, bảo quản tài liệu: Không được đánh tráo, chiếm dụng, làm mất, cắt xén hoặc làm hư hại tài liệu;
+ Giữ gìn bàn ghế, giá, tủ, máy móc, trang thiết bị và các vật dụng khác của Thư viện.
- Không được vào các khu vực dành riêng cho nhân viên Thư viện nếu không có nhiệm vụ.
c) Khi ra khỏi thư viện:
- Phải trả lại các tài liệu đã mượn (trừ những tài liệu được phép mượn về nhà theo quy định của Thư viện).
- Có nghĩa vụ cho kiểm tra tài liệu cũng như các vật dụng mang ra khỏi Thư viện khi có yêu cầu của người có trách nhiệm.
3. Sử dụng tài liệu Thư viện
Để đọc tại chỗ hoặc mượn tài liệu về nhà, bạn đọc phải xuất trình một trong các giấy tờ sau: Thẻ Thư viện, Chứng minh nhân dân, Giấy giới thiệu hoặc các giấy tờ tùy thân khác.
a) Đọc tại chỗ
- Mỗi lần chỉ được mượn tối đa 3 tài liệu; đối với phòng đọc tự chọn, bạn đọc được phép trực tiếp lựa chọn tài liệu trên giá sách;
- Không được phép tự ý mang tài liệu ra khỏi phòng đọc;
- Không sử dụng các thiết bị máy móc dành riêng cho bạn đọc quá thời gian quy định của Thư viện.
b) Mượn về nhà
Mỗi lần được mượn tối đa 03 bản sách (trong đó sách văn học không quá 02 bản) với thời hạn 07 ngày. Quá thời hạn đó, nếu có nhu cầu sử dụng tiếp tục, bạn đọc phải đến gia hạn; mỗi lần gia hạn được thêm 03 ngày và không quá 02 lần.
c) Sử dụng hệ thống tra cứu
- Bộ máy tra cứu của Thư viện gồm hệ thống mục lục truyền thống, các cơ sở dữ liệu, mục lục đọc máy công cộng trực tuyến;
- Khi sử dụng bộ máy tra cứu truyền thống như hệ thống mục lục, các hộp phích chuyên đề, bạn đọc không được xé phích, rút phích ra khỏi ô phích; Khi sử dụng bộ máy tra cứu hiện đại như các cơ sở dữ liệu, mục lục đọc máy công cộng trực tuyến, bạn đọc phải tuân theo chỉ dẫn, quy định của Thư viện; Không sử dụng máy tính tra tìm thông tin vào mục đích khác.
d) Sao chụp tài liệu trong thư viện
Bạn đọc được phép sao chụp tài liệu theo quy định của Thư viện.
4. Xử lý vi phạm
Nếu bạn đọc vi phạm các quy định trong Nội quy này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị một trong những hình thức xử lý sau:
a) Thu hồi thẻ Thư viện tạm thời hay vĩnh viễn; Xử lý hành chính và bồi thường thiệt hại bằng hiện vật hoặc bằng tiền các trường hợp sau:
- Mượn tài liệu quá thời hạn quy định;
- Sao chụp trái phép tài liệu Thư viện;
- Làm hư hại, đánh tráo, chiếm dụng tài liệu và các tài sản khác của Thư viện;
- Vi phạm nội quy Thư viện;
Mức phạt và bồi thường theo quy định của Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Văn hóa - Thông tin và các quy định khác của Pháp luật trong lĩnh vực này.
b) Trong trường hợp làm hư hại nghiêm trọng vốn tài liệu và các tài sản khác của Thư viện, người vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Pháp luật.
5. Tổ chức thực hiện
Thư viện có trách nhiệm thông báo Nội quy tới tất cả bạn đọc. Bạn đọc có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các quy định trong Nội quy này.
…, ngày … tháng … năm …
Hiệu trưởng Cán bộ phụ trách thư viện
(Ký tên, đóng dấu) (Ký và ghi rõ họ tên)