Những câu hỏi liên quan
ML
Xem chi tiết
ND
8 tháng 8 2023 lúc 13:59

Tham khảo:
- Nét nổi bật về xã hội của Mỹ La-tinh: Có nền văn hóa độc đáo, được hình thành từ sự hòa quyện của các nền văn hóa bản địa và di cư. Cư dân bản địa ở khu vực này là chủ nhân của nhiều nền văn hóa nổi tiếng như: May-a, In-ca, A-dơ-tếch,... Các nền văn hóa phát triển đã để lại nhiều di tích lịch sử có giá trị lớn về nhân văn và du lịch. Những năm gần đây, chất lượng cuộc sống của người dân Mỹ La-tinh được tăng lên nhờ kinh tế ngày càng phát triển. Năm 2020, khu vực Mỹ La-tinh có tuổi thọ trung bình đạt khoảng 75 tuổi. Tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ chiếm 94,5% dân số. HDI khu vực Mỹ La-tinh khá cao, có xu hướng tăng và khác nhau giữa các nước.
- Ảnh hưởng của vấn đề xã hội đến sự phát triển kinh tế - xã hội: sự khác biệt trong phát triển kinh tế - xã hội và các tầng lớp xã hội đã dẫn tới sự bất bình đẳng, xung đột xã hội xuất hiện ở một số quốc gia.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
ND
15 tháng 8 2023 lúc 21:25

Tham khảo
* Tình hình chính trị:

- Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm chiếm và áp đặt ách cai trị ở Ấn Độ.

- Trong quá trình cai trị Ấn Độ, thực dân Anh đã thi hành nhiều biện pháp nhằm áp đặt và củng cố quyền cai trị trực tiếp ở quốc gia này.

- Để tạo chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị, thực dân Anh đã: nhượng bộ tầng lớp trên của phong kiến bản xứ, biến bộ phận này thành tay sai; đồng thời tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo,... ở Ấn Độ.

* Tình hình kinh tế:

- Thực dân Anh tiến hành cuộc khai thác Ấn Độ một cách quy mô, ra sức vơ vét nguồn nguyên liệu và bóc lột nhân công để thu lợi nhuận tối đa.

+ Trong nông nghiệp: chính quyền thực dân tăng cường chiếm đoạt ruộng đất để lập đồn điền.

+ Trong công nghiệp: thực dân Anh đẩy mạnh khai thác hầm mỏ, phát triển công nghiệp chế biến, mở mang hệ thống đường giao thông, áp đặt nhiều thứ thuế,…

- Chính sách vơ vét, bóc lột của Anh đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, như:

+ Đời sống của nhân dân Ấn Độ kiệt quệ, cực khổ;

+ Nền kinh tế Ấn Độ tuy có sự chuyển biến nhất định, nhưng chỉ mang tính cục bộ, phát triển thiếu cân đối giữa các địa phương và giữa các ngành kinh tế,…

* Tình hình xã hội:

- Thực dân Anh thi hành chính sách "ngu dân", khuyến khích những tập quán lạc hậu và phản động.

- Ách áp bức, thống trị của thực dân Anh đã khiến cho mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Ấn Độ với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ.

Bình luận (0)
CM
15 tháng 8 2023 lúc 21:25

Tham khảo

 

a) Quá trình thực dân xâm lược Ấn Độ

- Từ đầu thế kỉ XVII, chế độ phong kiến Ấn Độ suy yếu do sự tranh giành quyền lực giữa các chúa, các nước phương Tây chủ yếu làAnh - Pháp đua nhau xâm lược.

- Giữa thế kỉ XIX, Anh hoàn thành xâm lược và đặt ách cai trị Ấn Độ.

Mục b

b) Chính sách cai trị của thực dân Anh

* Về kinh tế:

- Thực dân Anh mở rộng công cuộc khai thác Ấn Độ với quy mô rộng lớn.

- Ra sức vơ vét các nguồn nguyên liệu và bóc lột công nhân rẻ mạt để thu lợi nhuận. Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất nền công nghiệp Anh cung cấp ngày càng nhiều lương thực, nguyên liệu cho chính quốc.

* Về chính trị - xã hội:

 

 

Nữ hoàng Victoria trở thành nữ hoàng Ấn Độ (1877)

- Chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ.

- Thực dân Anh đã thực hiện chính sách chia để trị, mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ.

- Anh còn tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội để dễ bề cai trị.

* Về văn hóa - giáo dục: thi hành chính sách giáo dục ngu dân, khuyến khích tập quán lạc hậu và hủ tục cổ xưa.

* Hậu quả:

- Kinh tế giảm sút, bần cùng.

- Đời sống nhân dân cực khổ.

 

Mục c

c) Mở rộng: Điểm giống cơ bản trong chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ và của thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX:

Đều thực hiện chế độ cai trị trực tiếp, chia để trị (chủ nghĩa thực dân cũ).

- Ở Việt Nam, thực dân Pháp chia Việt Nam thành 3 xứ: Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì, sáp nhập vào Liên bang Đông Dương. Đứng đầu là một viên Toàn quyền là người Pháp. Đứng đầu mỗi tỉnh đều có một viên công sứ người Pháp thực hiện chức năng bảo hộ,...

=> Đây chính là chính sách trực trị, chia để trị của thực dân Pháp ở Việt Nam. Về cơ bản cũng giống với chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
HT
21 tháng 1 2022 lúc 22:43

câu 1 

hiểu biết của e về nước Mĩ hiện nay

về chính trị: Joe Biden đã lên tổng thống.

kinh tế: do dịch bệnh nên Mĩ đang có xu hướng giảm dần và đã mở các đường dây mua bán với trung quốc.

xã hội: an ninh trật tự vẫn tốt, người dân hầu như đã tiêm phòng bệnh.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
MP
28 tháng 7 2023 lúc 18:26

Tham khảo

 

- Yêu cầu số 1: Đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

+ Nhật Bản là một quốc gia quần đảo, nằm trên Thái Bình Dương, ở phía đông của châu Á, có diện tích đất khoảng 378000 km2.

+ Lãnh thổ kéo dài từ khoảng vĩ độ 20°B đến vĩ độ 45°B và từ khoảng kinh độ 123°Đ đến kinh độ 154°Đ.

+ Quần đảo Nhật Bản có hình vòng cung dài khoảng 3800 km, gồm 4 đảo lớn là: Hốc-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu và hàng nghìn đảo nhỏ khác.

+ Lãnh thổ Nhật Bản được bao bọc bởi biển và đại dương, phía đông và phía nam giáp Thái Bình Dương, phía tây giáp biển Nhật Bản, phía bắc giáp biển Ô-khốt. Nhật Bản có vùng đặc quyền kinh tế rộng, đường bờ biển dài khoảng 29000 km.

+ Nhật Bản gần các nước trong lục địa là Liên bang Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc và Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên.

- Yêu cầu số 2: Ảnh hưởng

+ Do lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ nên tự nhiên Nhật Bản phân hóa khá đa dạng.

+ Vị trí giáp biển tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển, giao thương với các nước bằng đường biển. Đường bờ biển dài, bị cắt xẻ mạnh nên Nhật Bản có nhiều vũng, vịnh kín, thuận lợi xây dựng các cảng biển. Tuy nhiên, do lãnh thổ là các đảo nên việc đi lại giữa các vùng gặp nhiều khó khăn.

+ Ngoài ra, lãnh thổ Nhật Bản nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương nên thường xuất hiện các hiện tượng núi lửa, động đất và sóng thần, gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế,....

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
ND
8 tháng 8 2023 lúc 21:22

Tham khảo :
- Một số đặc điểm xã hội nổi bật của Liên bang Nga:
+ Nền văn hóa đa dạng và độc đáo, thể hiện trong kiến trúc, hàng thủ công mỹ nghệ, lễ hội, múa ba-lê, âm nhạc truyền thống…
+ Trình độ học vấn của người dân khác cao, tỉ lệ biết chữ của người từ 15 tuổi trở lên đạt trên 99,4%.
+ Đứng hàng đầu thế giới về nghiên cứu khoa học cơ bản.
+ Giáo dục đào tạo được chú trọng phát triển với nhiều trường đại học danh tiếng.
+ HDI ở mức rất cao, năm 2020 là 0,830.
- Tác động 
+ Những bản sắc dân tộc đóng góp và phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt đối với ngành du lịch.
+ Giáo dục đào tạo được chú trọng đã cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao cho nền kinh tế.

Bình luận (0)
PN
Xem chi tiết
KD
4 tháng 3 2021 lúc 21:15

Câu 2

Khí hậu bắc mĩ có sự phân hoá rất đa dạng :

- Từ bắc xuống nam ,có 3 vành đai khí hậu : hàn đới , nhiệt đới và ôn đới 

Ngoài ra vành đai bắc mĩ cũng bị quy luật đaicao điều này thể hiện rõ nhất trên dãy cooc -di-e 

- Chân đới có khí hậu cận nhiệt hay ôn đới tuyftheo từng vị trí 

- Lên cao thời tiết lạnh dần , nhiều đỉnh cao có băng tuyết vĩnh cửu 

Nguyên nhân dẫn đến sự phân hoá khí hậu BM :

+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam.

+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển, ảnh hưởng của các dòng biển chảy ven bờ tạo ra sự phân hoá đông - tây.

Ngoài ra sự có mặt của địa hình núi cao dẫn đến sự phân hóa khí hậu theo độ cao, tạo kiểu khí hậu núi cao.

 

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
ND
8 tháng 8 2023 lúc 13:32

Tham khảo:
- Nét nổi bật về dân cư Mỹ La-tinh:
Là khu vực đông dân (năm 2020 là 652,3 triệu người) và có dân số tăng nhanh.
Quy mô dân số giữa các quốc gia có sự chênh lệch lớn. Bra-xin là quốc gia đông dân nhất khu vực, Mê-hi-cô đứng thứ hai.
Tỉ lệ gia tăng dân số giảm mạnh qua các năm (năm 2020 là 0,94%) Có cơ cấu dân số trẻ
- Ảnh hưởng của dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội:
Cơ cấu dân số trẻ.
Năm 2020, số dân trong độ tuổi từ 15 đến 64 tuổi chiếm khoảng 67,2% tổng số dân. Đây là nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhưng đồng thời cũng gây ra áp lực đối với vấn đề giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người dân. Mật độ phân bố dân số không đồng đều, tập trung chủ yếu ở ven biển.

Bình luận (0)
HM
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
LT
25 tháng 12 2016 lúc 22:27

vì có mưa nhiều

nguyeen nhân đất đai thoái hóa nạn châu chấu hạn hán

nổi bật trroofng trọt chăn nuôi lối cổ truyền khai thác lâm sản khoáng sản trồng cây công nghiệp xuất khẩu

Bình luận (0)
TT
18 tháng 12 2018 lúc 20:27
https://i.imgur.com/nvhqsUV.jpg
Bình luận (0)