Những câu hỏi liên quan
H24
Xem chi tiết
PD
29 tháng 10 2017 lúc 11:43

- Tóm tắt các sự việc:

+ Giới thiệu hai vợ chồng ông lão đánh cá;

+ Ông lão đánh được cá vàng, cá vàng xin thả và hứa giúp ông toại nguyện mọi ước muốn;

+ Ông lão thả cá vàng mà chẳng cầu xin gì;

+ Lần thứ nhất ông lão ra biển xin cá vàng cái máng lợn mới theo đòi hỏi của vợ;

+ Lần thứ hai ông lão ra biển xin cá vàng cái nhà rộng theo đòi hỏi của vợ;

+ Lần thứ ba ông lão ra biển xin cá vàng cho vợ được làm nhất phẩm phu nhân theo đòi hỏi của mụ;

+ Lần thứ tư ông lão ra biển xin cá vàng cho vợ làm nữ hoàng theo đòi hỏi của mụ;

+ Lần thứ năm ông lão ra biển theo đòi hỏi của mụ vợ xin cá vàng cho mụ ta làm Long Vương, bắt cá vàng phải hầu hạ.

+ Vợ chồng ông lão trở lại cảnh nghèo khổ.

- Các sự việc trong truyện đã được sắp xếp theo thứ tự tăng tiến, thể hiện ở năm lần ông lão ra biển cầu xin cá vàng: mỗi lần đòi hỏi của mụ vợ lại tăng thêm lên, ông lão tội nghiệp hơn, biển phản ứng dữ dội dần lên,...

- Thứ tự tăng tiến của các sự việc lặp lại có tác dụng khắc hoạ rõ nét tính cách nhân vật, nhất là nhân vật mụ vợ tham lam, bội bạc.

Bình luận (0)
LH
29 tháng 10 2017 lúc 11:38

Một ông lão đánh cá nghèo ra biển. Lần thứ nhất kéo lưới chỉ thấy có bùn, lần thứ hai kéo lưới được cây rong, lần thứ ba thì bắt được con cá vàng. Cá vàng kêu van, hứa trả ơn và ông lão đã thả.

Mụ vợ biết chuyện, mắng lão một trận và năm lần bắt ông ra biển, đòi cá vàng đáp ứng những yêu cầu của mụ:

Lần thứ nhất, mụ đòi cá giúp cho một chiếc máng lợn mới.

Lần thứ hai, mụ vợ lại "quát to hơn" và bắt ông lão ra biển đòi cá vàng mội cái nhà rộng.

Lần thứ ba, mụ vợ "mắng như tát nước vào mặt" ông lão và đòi làm một bà nhất phẩm phu nhân.

Lần thứ tư, mụ vợ lại "nổi trận lôi đình" và đòi cá cho làm nữ hoàng

Lần thứ năm, mụ muốn làm Long Vương để bắt cá vàng hầu hạ.

Cá vàng tức giận, lấy lại tất cả những thứ đã cho và ông lão trở về lại thấy túp lều nát ngày xưa, trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.



 

Bình luận (0)
H24
29 tháng 10 2017 lúc 11:39

- Lần thứ nhất, mụ đòi cái máng mới: Biển gợn sóng êm ả.

- Lần thứ hai, mụ đòi cái nhà rộng: Biển xanh đã nổi sóng.

- Lần thứ ba, mụ đòi làm nhất phẩm phu nhân: Biển xanh nổi sóng dữ dội.

- Lần thứ tư, mụ đòi làm nữ hoàng: Biển nổi sóng mù mịt.

- Lần thứ năm, mụ vợ đòi làm Long Vương: Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.

Bình luận (0)
BK
Xem chi tiết
NT
7 tháng 9 2023 lúc 17:25

Cô bé bán diêm là một truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn An-đéc-xen. Truyện kể về cuộc sống khó khăn của một cô bé bán diêm, từ nhỏ đã mồ côi mẹ và sống với một người bố khắc nghiệt. Trong đêm giáng sinh, cô bé không bán được que diêm nào và không dám về nhà. Vì lạnh, cô bé đã đốt những que diêm để sưởi ấm và mỗi que diêm đốt lên là một ước mơ xuất hiện trong đầu cô bé. Cuối cùng, cô bé được cùng bà nội bay lên trời. Truyện mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và thể hiện sự khắc nghiệt của cuộc sống.

Bình luận (0)
DH
7 tháng 9 2023 lúc 17:33

   Câu chuyện bắt đầu trong đêm giao thừa gió tuyết đầy phố có một cô bé bán diêm nhà nghèo nọ cô đơn với bụng đói đang dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày em không bán được bao diêm nào. Chính vì thế em không dám về nhà vì sợ bố đánh và mắng em. Vừa lạnh vừa đói, cô bé ngồi nép vào một góc tường. Cô bé quyết định quẹt một que diêm để sưởi ấm xua đi cái lạnh. Em quẹt que diêm thứ nhất, lò sưởi hiện ra. Đến diêm thứ hai, một bàn ăn thịnh soạn hiện lên. Rồi em quẹt que diêm thứ ba, cây thông Noel xuất hiện trong tưởng tượng. Đến que diêm thứ tư, em gặp bà nội. Em cám thấy vô cùng hạnh phúc khi được gặp lại bà nội. Cô bé quẹt hết tất cả các que diêm khác để níu giữ hình ảnh của bà. Sáng hôm sau, cô bé bán diêm được phát hiện đã qua đời trong giá rét.

Bình luận (0)
NN
7 tháng 9 2023 lúc 18:53

"Truyện Cô Bé Bán Diêm" là một câu chuyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Hans Christian Andersen. Nó kể về một cô bé nghèo nép mình trong một góc phố lạnh lẽo vào đêm giao thừa. Cô bé cầm theo một bụi diêm và hy vọng có thể bán được chúng để kiếm tiền và mua thực phẩm để ấm no.

Tuy nhiên, do lạnh quá và không có ai để mua diêm của cô bé, cô đã bắt đầu châm lửa từ những cây diêm. Mỗi lần cô sục diêm, cô bé nhìn thấy những hình ảnh ấm áp, như một bàn tiệc thực phẩm trên một cái bàn lớn và người thân quá cố của cô. Cô bé đã cố gắng châm lửa cây diêm mãi mãi để không bị đói và cũng để không cảm thấy lạnh.

Cuối cùng, khi cô bé đã châm hết cây diêm, cô trở thành một hồn ma. Tuy nhiên, trong giây phút cuối cùng, một ánh sáng mừng rỡ xuất hiện và cô bé nhìn thấy người bà tốt bụng đã chăm sóc cô, đưa cô vào tay chúa và đưa cô đến thiên đường.

Câu chuyện "Cô Bé Bán Diêm" đã truyền tải thông điệp về giới thiệu những nét đẹp nhân cách như lòng nhân ái, sự hy sinh và sự cảm thông trong hoàn cảnh đau khổ nhất

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
H24
20 tháng 10 2021 lúc 15:21

Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Mồ côi cha mẹ sớm, Tấm phải sống với dì ghẻ và cô em cùng cha khác mẹ tên là Cám. Tấm vất vả, khổ cực, làm việc luôn tay; còn Cám thì được cưng chiều, chỉ biết rong chơi.

Một hôm, Tấm và Cám cùng đi vớt tép và ai hớt được nhiều sẽ có yếm đỏ. Cám mải rong chơi, không có tép nên đã lừa trút hết giỏ tép đầy của Tấm. Tấm khóc. Bụt hiện lên bảo nhìn trong giỏ xem có gì không. Tấm tìm thấy một con cá bống. Tấm nuôi cá bống, mỗi ngày cho nó ăn cơm. Mẹ con Cám biết được liền lừa Tấm đi chăn trâu ở xa để ở nhà giết thịt cá bống. Tấm về không thấy cá bống liền bật khóc. Bụt hiện lên bảo Tấm hãy tìm xương cá bỏ vào bốn cái lọ đem chôn dưới chân giường.

Vua mở hội làng nhưng dì ghẻ không cho Tấm đi. Bà ta trộn gạo lẫn thóc, bắt Tấm phải ở nhà nhặt xong mới được đi xem. Tấm tủi thân ngồi khóc. Bụt hiện lên sai chim sẻ nhặt thóc giúp Tấm rồi bảo Tấm đào bốn cái lọ dưới chân giường lên để lấy quần áo đẹp đi xem hội và một con ngựa để cưỡi. Tấm đi qua cầu, chẳng may đánh rơi một chiếc giày xuống nước, mò mãi không được. Khi ngựa của vua đi qua cứ đứng lại, vua liền sai quân lính xuống mò thì vớt lên một chiếc giày xinh đẹp. Vua truyền lệnh ai ướm vừa sẽ cưới làm vợ. Mọi người thi nhau ướm thử, kể cả mẹ con Cám. Tới lượt Tấm, chiếc giày vừa như in cùng với chiếc giày trong túi Tấm. Tấm trở thành hoàng hậu.

Nhân ngày giỗ bố, Tấm xin phép vua về thăm nhà. Dì ghẻ lập mưu lừa Tấm trèo lên cây hái cau rồi đốn cây giết Tấm để Cám vào cung thay chị. Tấm chết hóa thành chim vàng anh ngày nào cũng ở bên vua. Mẹ con Cám liền giết vàng anh, bỏ lông ra góc vườn. Nơi ấy lại mọc lên hai cây xoan đào. Vua thích hai cây xoan đào, liền mắc võng nằm ngủ. Mẹ con Cám liền chặt hai cây xoan đóng thành khung cửi. Lúc Cám dệt vải, khung cửi kêu tiếng Tấm, Cám sợ hãi, đem đốt khung cửi rồi đổ tro đi thật xa. Nơi ấy lại mọc lên một cây thị xanh tốt nhưng chỉ có duy nhất một quả và ở tít trên cao. Bà cụ đi chợ trông thấy yêu mến quả thị liền bảo thị về ở với bà. Quả thị trên cao rơi vào túi bà. Bà đem quả thị về nhà. Tấm từ trong quả thị chui ra, nấu cơm, nấu nước, dọn dẹp giúp bà cụ. Bà cụ rình bắt được liền xé vỏ quả thị đi. Từ đó, Tấm sống với bà cụ như hai mẹ con.

Một hôm nhà vua kinh lí đi qua, thấy miếng trầu cánh phượng giống hệt Tấm têm ngày trước liền gọi hỏi. Vua nhận ra liền rước Tấm về cung. Cám thấy chị đẹp hơn xưa, sinh lòng ghen ghét. Tấm chỉ cho Cám cách làm da trắng. Cám làm theo và chết. Nghe tin Cám chết, mẹ Cám cũng chết theo.

Bình luận (0)
PN
Xem chi tiết
DH
26 tháng 12 2023 lúc 18:16

  “Lặng lẽ Sa Pa” là chuyện ngắn xoay quanh về nhân vật chính là một anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng thuỷ văn kiêm vật lý địa cầu. Vì vậy anh sống và làm việc một mình trên đỉnh núi Yên Sơn quanh năm mây mù bao phủ. Trong một lần anh gặp gỡ với ông họa sĩ và cô kĩ sư, họ cùng lên thăm chỗ anh ở. Anh giới thiệu với họ về công việc và cuộc sống hàng ngày của mình. Công việc anh đòi hỏi tinh thần trách nghiệm cao nên anh tự tạo cho mình cuộc sống đầy đủ về vật chất và tinh thần. Anh có một căn nhà ngăn nắp, ngọn gàng, có vườn rau, vườn hoa và có sách là bạn. Anh tặng vợ bác lái xe củ tam thất, tặng cô kĩ sư bó hoa, tặng ông họa sĩ một giỏ trứng. Ông họa sĩ già  ngưỡng mộ anh thanh niên nên đã phác họa một bức chân dung nhưng anh đã từ chối. Qua lời kể của anh, các vị khách còn được biết thêm về rất nhiều gương sáng hết lòng phục vụ sự nghiệp xây dựng và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Sau một lúc nói chuyện họ chia tay. Song anh đã để lại những ấn tượng tốt trong lòng ông họa sĩ và cô kĩ sư, ông họa sĩ đã hứa sẽ có dịp quay trở lại thăm anh.​

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
HD
13 tháng 3 2020 lúc 15:15

Bài văn miêu tả cảnh dòng sông Thu Bồn và quang cảnh 2 bên bờ sông theo hành trình vượt thác của con thuyền qua địa hình khác nhau: Đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thac dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả đã làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của Dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn hùng vĩ. Qua đó nói lên tình yêu thương thiên nhiên, đất nước, quê hương, dân tộc của nhà văn.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: Đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.

#Học tốt#

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
AA
13 tháng 3 2020 lúc 15:21

Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau, từ đoạn sông phẳng lặng đến đoạn sông có nhiều thác dữ. Trên hành trình vượt thác, nổi bật lên là vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật Dượng Hương Thư.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
Xem chi tiết
TH
25 tháng 12 2017 lúc 15:24

Thạch Lam (1910 – 1942), tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi là Nguyễn Tường Lân, là thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn (tổ chức văn chương khá nổi tiếng trước Cách mạng tháng Tám với các tên tuổi quen thuộc thời bấy giờ như Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo,…). Lúc đương thời, văn Thạch Lam không nổi tiếng như các nhà văn khác nhưng một nhà văn đàn anh đã nhận xét rất tinh tế và chính xác: mai sau, cái còn lại với đời chính là văn của Thạch Lam chứ không phải là ai khác. Điều này đã được kiểm chứng qua thời gian. Cho đến bây giờ, nói đến Nhất Linh, Khái Hưng,… ít người biết nhưng tên tuổi Thạch Lam còn mãi với những hương vị bâng khuâng, ngọt ngào từ Hai đứa trẻ, Dưới bóng hoàng lan, Hà Nội băm sáu phố phường,…

Văn Thạch Lam rất ít sự kiện, hầu như không có những sự kiện nổi bật, gay cấn,… thường là phương tiện để các nhà văn cuốn hút người đọc. ấn tượng sâu sắc mà những câu văn Thạch Lam để lại chính là những dư vị “thấm sâu vào tận gốc lưỡi” trong từng câu văn, từng hình ảnh nhẹ nhàng mà đầy rung cảm. Mỗi câu văn của Thạch Lam đều có khả năng làm rung lên những sợi tơ đàn êm ái trong tâm hồn người đọc, người nghe.

Bình luận (0)
NA
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
TS
7 tháng 12 2018 lúc 21:33

Truyện ngắn Làng của Kim Lân viết năm 1948, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Truyện kể về ông Hai rất yêu làng, yêu nước. Ông Hai phải đi tản cư nên ông rất nhớ làng và yêu làng, ông thường tự hào và khoe về làng Chợ Dầu giàu đẹp của mình, nhất là tinh thần kháng chiến và chính ông là một công dân tích cực.

Ở nơi tản cư, đang vui với tin chiến thắng của ta, bất chợt ông Hai nghe tin dữ về làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây. Ông cụt hứng, đau khổ, xấu hổ. Ông buồn chán và lo sợ suốt mấy ngày chẳng dám đi đâu, càng bế tắc hơn khi mụ chủ nhà đánh tiếng đuổi gia đình ông đi không cho ở nhờ vì là người của làng Việt gian. Ông chỉ biết trút bầu tâm sự cùng đứa con trai bé nhỏ như nói với chính lòng mình: theo kháng chiến, theo Cụ Hồ chứ không theo giặc, còn làng theo giặc thì phải thù làng.

Nhưng đột ngột, nghe được tin cải chính làng Dầu không theo Tây, lòng ông phơi phới trở lại. Ông khoe với mọi người nhà ông bị Tây đốt sạch, làng Dầu bị đốt sạch, đốt nhẵn. Ông lại khoe và tự hào về làng Dầu kháng chiến như chính ông vừa tham gia trận đánh vậy.

Bình luận (0)
HD
11 tháng 11 2016 lúc 21:15

Ông Hai là một người nông dân rất yêu làng và tự hào về làng Chợ Dầu của mình nhưng vì chiến tranh và hoàn cảnh gia đình nên ông phải rời làng đi tản cư. Sống trong hoàn cảnh bó buộc ở nơi tản cư, ông Hai luôn bứt rứt nhớ về cái làng Chợ Dầu. Một hôm ra phòng thông tin nghe ngóng tin tức như mọi khi ông bỗng nghe được từ một người đàn bà tản cư tin làng Dầu “Việt gian theo Tây”. Tin dữ đến bất ngờ khiến da mặt ông “tê rân rân”, cổ họng ông lão nghẹn ắng hẳn lại”, ông “lặng đi tưởng như đến không thở được” rồi chỉ biết cúi gằm mặt xuống mà đy về. Về nhà, ông nằm vật ra giường mấy ngày không dám đy đâu, hoang mang lo lắng, ai nói gì cũng tưởng họ bàn tán về làng mình. Khi mụ chỉ nhà có ý đuổi gia đình ông đy nơi khác, ông chớm có ý định quay về làng nhưng rồi ông lại xác định “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Không biết tâm sự cùng ai nỗi đau khổ trong lòng, ông trò chuyện với đứa con nhỏ một lòng ủng hộ cụ Hồ. Khi chủ tịch xã lên cải chính làng Dầu không theo Tây, ông sung sướng đi khoe với tất cả mọi người, khoe cả tin làng ông bị Tây đốt nhẵn

Chúc bạn học tốt

Bình luận (0)
CB
Xem chi tiết
H24
10 tháng 10 2017 lúc 19:16

maxresdefault

Ông lão đánh cá và con cá vàng kể về câu chuyện một ông lão nghèo làm nghề đánh cá ngoài biển. Một hôm, ông đi ra biển, lần thứ nhất ông kéo lưới, vớt lên ông chỉ thấy có bùn. Lần tiếp theo ông kéo lưới cũng chỉ thấy rong rêu. Vào lần thứ ba, ông lão tiếp tục kéo lưới và bắt được một con cá vàng. Lúc đó, cá vàng tha thiết van xin ông lão  thả ra và hứa sẽ trả ơn cho ông, thương chú cá, ông lão thả cá trở lại về với biển.

Về đến nhà, ông lão kể lại câu chuyện của mình và chú cá vàng cho mụ vợ nghe, sau một thôi một hồi mắng ông lão vì tội ngu ngôc, mụ bắt ông lão ra gặp cá vàng để bắt cá vàng trả ơn. Nhưng mụ vợ với lòng tham của mình đã bắt ông lão hết lần này đến lần khác đưa ra những yêu cầu quá đáng.

Lần thứ nhất, mụ ta đòi cá vàng cho mình một cái máng lợn mới. Lần thứ hai mụ đòi một ngôi nhà rộng. Lần thứ ba mụ mắng ông lão như tát nước và đòi được trở thành một bà nhất phẩm phu nhân. Nhưng vẫn không vừa lòng, đến lần thứ tư, mụ mắng và chì triết ông lão buộc ông lão phải đòi cá vàng cho mình thành nữ hoàng. Đến lần thứ năm, mụ yêu cầu trở thành Long Vương, một yêu cầu không tưởng, mụ muốn cá vàng hậu hạ mụ. Tức giận trước yêu cầu quá đáng đó, cá vàng lấy lại mọi thứ đã ban cho. Khi ông lão từ biển trở về thì thấy trước mắt mình là túp lều tranh rách nát ngày xưa, còn mụ  vợ thì đang ngồi trên bậc cửa trước cái máng lợn sứt mẻ. 

Bình luận (0)
KK
10 tháng 10 2017 lúc 19:12

Một ông lão đánh cá nghèo ra biển. Lần thứ nhất kéo lưới chỉ thấy có bùn, lần thứ hai kéo lưới được cây rong, lần thứ ba thì bắt được con cá vàng. Cá vàng kêu van, hứa trả ơn và ông lão đã thả.

Mụ vợ biết chuyện, mắng lão một trận và năm lần bắt ông ra biển, đòi cá vàng đáp ứng những yêu cầu của mụ:

Lần thứ nhất, mụ đòi cá giúp cho một chiếc máng lợn mới.

Lần thứ hai, mụ vợ lại "quát to hơn" và bắt ông lão ra biển đòi cá vàng mội cái nhà rộng.

Lần thứ ba, mụ vợ "mắng như tát nước vào mặt" ông lão và đòi làm một bà nhất phẩm phu nhân.

Lần thứ tư, mụ vợ lại "nổi trận lôi đình" và đòi cá cho làm nữ hoàng

Lần thứ năm, mụ muốn làm Long Vương để bắt cá vàng hầu hạ.

Cá vàng tức giận, lấy lại tất cả những thứ đã cho và ông lão trở về lại thấy túp lều nát ngày xưa, trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.



 

Bình luận (0)
NH
10 tháng 10 2017 lúc 19:13

Một ông lão đánh cá nghèo ra biển. Lần thứ nhất kéo lưới chỉ thấy có bùn, lần thứ hai kéo lưới được cây rong, lần thứ ba thì bắt được con cá vàng. Cá vàng kêu van, hứa trả ơn và ông lão đã thả.

Mụ vợ biết chuyện, mắng lão một trận và năm lần bắt ông ra biển, đòi cá vàng đáp ứng những yêu cầu của mụ:

Lần thứ nhất, mụ đòi cá giúp cho một chiếc máng lợn mới.

Lần thứ hai, mụ vợ lại "quát to hơn" và bắt ông lão ra biển đòi cá vàng mội cái nhà rộng.

Lần thứ ba, mụ vợ "mắng như tát nước vào mặt" ông lão và đòi làm một bà nhất phẩm phu nhân.

Lần thứ tư, mụ vợ lại "nổi trận lôi đình" và đòi cá cho làm nữ hoàng

Lần thứ năm, mụ muốn làm Long Vương để bắt cá vàng hầu hạ.

Cá vàng tức giận, lấy lại tất cả những thứ đã cho và ông lão trở về lại thấy túp lều nát ngày xưa, trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.


 

Bình luận (0)