Chú ý thái độ của các nhân vật.
Chú ý sự khác biệt trong hành động, thái độ của các nhân vật trong tình thế nguy ngập.
- Vũ Như Tô: Phản đối việc đốt phá Cửu Trùng Đài
- Bọn nội giám: Phản đối việc để Cửu Trùng Đài của Vũ Như Tô
Câu 6 (trang 45, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Chú ý thái độ của các nhân vật.
Thái độ của các nhân vật:
- Những người hàng xóm có thái độ cảm thông, xót xa cho số phận của dì Mây.
- Dì Mây khi tiếp khách thì khá ngượng ngùng. Khi khách đã về, dì ra bến sông Châu ngồi, tâm trạng lại thơ thẩn, lặng im, nhớ về chú San cùng với tâm trạng nuối tiếc.
- Nhân vật Mai vui vẻ khi dì về.
Thái độ của các nhân vật:
- Những người dân xóm Trại ai biết tin dì Mây về cũng đến thăm nom, hỏi han chia sẻ, cảm thông với dì.
- Mai – cháu dì cũng suốt ngày bên cạnh dì an ủi, động viên dì
=> Mọi người ai ai cũng quý mến và yêu thương dì Mây.
Tìm những từ ngữ tả thái độ của các con vật đối với hai chú dế.
Em hãy đọc đoạn 3 của bài và chú ý tới thái độ của các con vật.
Những từ ngữ tả thái độ của các con vật đối với hai chú dế là:
- Những anh gọng vó: bái phục nhìn theo.
- Những ả cua kềnh: âu yếm ngó theo.
- Đàn ăn sắt, cá thầu dầu: lăng xăng cố bơi theo, hoan nghênh váng cả mặt nước.
Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm. (Chú ý: hoàn cảnh của nhân vật, tâm trạng và thái độ của Thơm với chồng, hành động của cô cứu Thái, Cửu.)
Hoàn cảnh Thơm: quen cuộc sống an nhàn, được chồng chiều chuộng, mặc dù cha và em trai theo cách mạng thì cô vẫn đứng ngoài khởi nghĩa
- Tâm trạng:
+ Sự ân hận, day dứt của Thơm: người cha lúc hi sinh, những lời cuối cùng của ông, khẩu súng trao lại cho Thơm, sự hi sinh của em trai, hình ảnh người mẹ hóa điên ám ảnh cô
+ Sự nghi ngờ của cô đối với Ngọc tăng: Thơm dò xét nhưng Ngọc lảng tránh, cô không dễ gì từ bỏ cuộc sống nhàn nhã mà chồng tạo ra
+ Tình huống bất ngờ xảy ra: Thái và Cửu chạy trốn vào nhà cô, cô phải lựa chọn giữa việc báo cho chồng biết hoặc che dấu cho hai chiến sĩ cách mạng
→ Đặt nhân vật vào tình huống gay cấn, căng thẳng để bộc lộ đời sống nội tâm, nỗi day dứt, đau xót, ân hận của Thơm để nhân vật lựa chọn đứng hẳn về phía cách mạng
- Tác giả khẳng định ngay cả khi cuộc đấu tranh bị đàn áp khốc liệt, cách mạng vẫn không bị tiêu diệt do sự bảo vệ, che chở của người dân
Phân tích các nhân vật Ngọc, Thái, Cửu. Chú ý những điểm sau:
- Bằng những thủ pháp nào tác giả đã để cho nhân vật Ngọc bộc lộ bản chất của y, và đó là bản chất gì?
- Những nét nổi rõ trong tính cách của Thái, của Cửu là gì?
- Ngọc bộc lộ đầy đủ bản chất tên Việt gian bán nước
+ Nuôi tham vọng thỏa mãn muốn địa vị, tiền bạc
+ Ngọc che giấu bản chất Việt gian trước Thơm, y ra sức truy lùng người cách mạng lẩn trốn trong vùng,
- Tác giả xây dựng nhân vật phản diện như Ngọc khắc họa tính cách của một người nhất quán nhưng không đơn giản
- Thái bình tĩnh, sáng suốt, tin tưởng vào sự che chở của quần chúng, ngay cả khi người đó là vợ tên Việt gian
- Cửu có sự nôn nóng, thiếu chín chắn, ban đầu anh nghi ngờ và có ý định muốn bắn Thơm
Câu 1: Em hãy bày tỏ thái độ, ý kiến của mình với các nhân vật trong mỗi tình huống:
1.1. Bạn Hương rủ bạn bè đến nhà mình chơi nhưng lại đưa bạn sang nhà cô chú vì nhà cô chú sang trọng hơn
1.2. Hôm nay, đến lượt trực nhật của bạn Nhật nhưng em nhìn thấy tay bạn bị thương, đang phải quấn gạc.
1.3. Khi em nhìn thấy một đám bạn đang gây gổ và đánh một em nhỏ học lớp 6.
Khi đọc hồi kí, các em cần chú ý:
+ Tác giả viết về ai, về sự việc gì? Viết như thế nhằm mục đích gì?
+ Những yếu tố nào của văn bản cho biết tính xác thực của điều được kể?
+ Cảm xúc thái độ của người kể chuyện đối với sự việc và các nhân vật trong đó như thế nào?
- Tác giả viết về chính mình, viết về quãng đời thơ ấu của mình, tác giả viết nhằm mục đích ghi chép lại những sự việc đã xảy ra trong quá khứ và bày tỏ tâm trạng mà mình đã trải qua.
- Yếu tố tạo nên tính xác thực của văn bản đầu tiên là ở ngôi kể thứ I trực tiếp kể lại những gì bản thân đã chứng kiến ghi lại dùng cảm xúc tâm trạng của chính mình
- Ngoài ra, trong câu chuyện còn có sự có mặt của những người thân trong gia đình, như mợ Hồng, người cô cùng tham gia vào câu chuyện.
- Cảm xúc của Hồng trước sự việc người cô dùng những lời nói khinh miệt về mẹ của mình là cảm xúc nhẫn nhục, cam chịu, nhưng bức xúc và rất khó chịu.
- Cảm xúc của Hồng khi nhìn thấy mẹ và được mẹ vỗ về âu yếm là cảm xúc hân hoan, hạnh phúc ngập tràn.
Chú ý các trạng thái ngược của sóng và nguyên nhân sóng từ sông ra bể.
- Các trạng thái trái ngược của sóng: Ồn ào - lặng lẽ, dữ dội - dịu êm.
- Nguyên nhân sóng từ sông ra bể: khát vọng muốn vươn xa, thoát khỏi những gì chật chội, nhỏ hẹp và tầm thường.
Chú ý các trạng thái trái ngược của sóng và nguyên nhân sóng từ sông ra bể.
- Trạng thái trái ngược của sóng:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
+ Các cung bậc, sắc thái khác nhau của sóng cũng giống như những cung bậc tình cảm phong phú, những trạng thái đối cực phức tạp, đầy nghịch lí của người phụ nữ khi yêu.
- Nguyên nhân sóng từ sông ra bể:
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
+ Khát vọng vươn xa, thoát khỏi những gì chật chội, nhỏ hẹp, tầm thường.
→ Quan niệm mới về tình yêu: Yêu là tự nhận thức, là vươn tới cái rộng lớn, cao xa, phù hợp với mình, vẫy vùng trong sự tự do và hạnh phúc.