Những câu hỏi liên quan
H24
Xem chi tiết
TA
3 tháng 3 2023 lúc 15:17

Những đóng góp của Nguyễn Trãi cho đất nước và bi kịch cuối đời ôngNhững đóng góp của Nguyễn Trãi cho đất nước: Ông đem hết tâm huyết, tài năng, sức lực tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước; mặc dù về ở ẩn nhưng khi được vua Lê Thái Tông trọng dụng, ông lại hăm hở ra giúp đời, giúp nước.

Bi kịch cuối đời ông: trong lúc ông đang giữ trọng trách công việc quốc gia thì năm 1441 xảy ra vụ án Lệ Chi viên ở huyện Gia Định, ông bị bọn gian thần vu cho tội giết vua và chịu án "tru di tam tộc".

Bình luận (0)
MP
29 tháng 8 2023 lúc 7:20

- Những đóng góp của Nguyễn Trãi:

+ Khi hòa bình lập lại, ông đem hết tâm huyết, tài năng, sức lực tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước.

+ Mặc dù đã về quê ở ẩn nhưng khi được Lê Thái Tông trọng dụng, ông lại hăm hở ra giúp đời, giúp nước.

- Bi kịch cuối đời Nguyễn Trãi:

+ Năm 1442, ông bị bọn gian thần vu cho tội giết vua và chịu án “tru di tam tộc” (vụ án Lệ Chi viên)

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
TA
3 tháng 3 2023 lúc 15:16

Các lĩnh vực mà Nguyễn Trãi có đóng góp: không chỉ là người anh hùng dân tộc mà còn là một nhà văn, nhà thơ, nhà văn hóa khai sáng. Ông để lại di sản trên nhiều lĩnh vực: tư tưởng, chính trị, quân sự, ngoại giao, lịch sử, địa lí, văn học,... với nhiều tác phẩm có giá trị như: Quân trung từ mệnh tập, Đại cáo bình Ngô, Phủ núi Chí Linh (Chí Linh sơn phủ), Lam Sơn thực lục (Bộ sử biên niên về thời kì ở Lam Sơn), Văn bia Vĩnh Lăng, Chuyện cũ về cụ Băng Hồ, Dư địa chí (Ghi chép về địa lí), Ức Trai thi tập (Tập thơ của Ức Trai), ... Các tác phẩm này đều được viết bằng chữ Hán. Nguyễn Trãi còn có tập thơ Quốc âm thi tập viết bằng chữ Nôm, đánh dấu sự hình thành, phát triển của thơ ca tiếng Việt.

Bình luận (0)
MP
29 tháng 8 2023 lúc 7:21

- Ngoài những đóng góp quan trọng trong các hoạt động thực tiễn, Nguyễn Trãi còn để lại một di sản to lớn trên nhiều lĩnh vực: tư tưởng, chính trị, quân sự, ngoại giao, lịch sử, địa lí, văn học,...

- Các tác phẩm chính của ông: 

+ Quân trung từ mệnh tập

+ Đại cáo bình Ngô

+ Phú núi Chí Linh

+ Lam Sơn thực lục

+ …

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
QL
17 tháng 12 2023 lúc 13:05

- Nguyễn Trãi có đóng góp ở các lĩnh vực: tư tởng, chính trị, quân sự, ngoại giao, lịch sử, địa lí, văn học,....

- Các tác phẩm chính: Quân trung từ mệnh tập, Đại cáo bình Ngô, Phù núi Chí Linh, Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng, Chuyện cũ về cụ Băng Hồ, Dư địa chí, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập,....

Bình luận (0)
CL
Xem chi tiết
H24
12 tháng 4 2022 lúc 17:32

Tham khảo:

Nguyễn Trãi còn đóng góp những tác phẩm có giá trị trên nhiều lĩnh vực văn học, sử học, địa lí như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú, Quốc âm thi tập, Dư địa chí,... Tất cả nội dung ông viết đều chung tư tưởng nhân đạo, yêu nước và thương dân.

Bình luận (0)
TC
12 tháng 4 2022 lúc 17:35

refre

 

- Nguyễn Trãi còn đóng góp những tác phẩm có giá trị trên nhiều lĩnh vực văn học, sử học, địa lí như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú, Quốc âm thi tập, Dư địa chí,... Tất cả nội dung ông viết đều chung tư tưởng nhân đạo, yêu nước và thương dân.

=> Những đóng góp của ông đã làm cho tên tuổi Nguyễn Trãi rạng rỡ trong lịch sử, hiện tại và tương lai



 

Bình luận (0)
HN
12 tháng 4 2022 lúc 17:36

tham khảo nha

- Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi là một nhà chính trị, quân sự tài ba, đóng góp của ông chính là nguyên nhân quan trọng dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa.

- Nguyễn Trãi còn đóng góp những tác phẩm có giá trị trên nhiều lĩnh vực văn học, sử học, địa lí như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú, Quốc âm thi tập, Dư địa chí,... Tất cả nội dung ông viết đều chung tư tưởng nhân đạo, yêu nước và thương dân.

=> Những đóng góp của ông đã làm cho tên tuổi Nguyễn Trãi rạng rỡ trong lịch sử, hiện tại và tương lai.

Bình luận (2)
TN
Xem chi tiết
H24
6 tháng 2 2022 lúc 16:50

Tham khảo:

 Trong cuộc kháng chiến, giáo sư Trần Đại Nghĩa đã cùng anh em miệt mài nghiên cứu, chế ra những loại vũ khí có sức công phá lớn như súng ba-dô-ca, súng không giật, bom bay.

 Những đóng góp của giáo sư Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng tổ quốc là: Nhiều năm liền, ông giữ cương vị Chủ nhiệm Ưỷ ban Khoa học và Kĩ thuật Nhà nước, có công lớn trong việc xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà.

Bình luận (2)
CR
Xem chi tiết
NL
18 tháng 4 2022 lúc 21:52

Lê Lợi giúp ích đánh giặc và đánh đuổi giặc minh có Lê Lợi trong truyện sự tích hồ gươm

Bình luận (0)
CR
18 tháng 4 2022 lúc 21:59

ét o ét

 

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
DN
17 tháng 4 2022 lúc 15:48

Tham khảo:

* Công lao của phong trào Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước:

- Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong và đánh tan quân xâm lược Xiêm:

+ Năm 1771, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra tại ấp Tây Sơn (Bình Định).

+ Năm 1777, quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền của chúa Nguyễn, làm chủ phần đất từ Quảng Nam trở vào.

+ Từ năm 1784 đến năm 1785, quân Tây Sơn đánh bại quân xâm lược Xiêm với chiến thắng tiêu biểu ở Rạch Gầm - Xoài Mút.

- Lật đổ chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài:

+ Trong những năm 1786 - 1788, phong trào Tây Sơn đã lần lượt lật đổ hai tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh, làm chủ toàn bộ đất nước.

+ Phong trào Tây Sơn đánh tan quân xâm lược nhà Thanh, giữ vững độc lập dân tộc.

*Phân tích Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn

Nguyên nhân thắng lợi:

 + Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.

 + Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của vua Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.

- Ý nghĩa lịch sử:

 + Đã lật đổ thành công chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê 

 + Đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

 + Giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, đập tan tham vọng xâm lược nước ta của nhà Thanh và quân Xiêm.


 

Bình luận (2)
HN
17 tháng 4 2022 lúc 15:49

bạn tham khảo nha

*Nêu những đóng góp của phong trào Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước cuối thế kỷ XVIII ?

- Lật đổ chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài:

+ Trong những năm 1786 - 1788, phong trào Tây Sơn đã lần lượt lật đổ hai tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh, làm chủ toàn bộ đất nước.

+ Phong trào Tây Sơn đánh tan quân xâm lược nhà Thanh, giữ vững độc lập dân tộc.

*Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây sơn?

a. Nguyên nhân thắng lợi:
- Được nhân dân ủng hộ
- Sự lãnh đạo tài tình của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân
- Lật đổ các tập đoàn phong kiến,lập lại nền thống nhất quốc gia. Đánh tan quân xâm lược Xiêm Thanh bảo vệ tổ quốc.

b. Ý nghĩa:
- Lật đổ các tập đoàn phong kiến,lập lại nền thống nhất quốc gia
- Đánh tan quân xâm lược Xiêm- Thanh bảo vệ tổ quốc.

chúc bạn học tốt nha.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
12 tháng 1 2017 lúc 9:23

Luận điểm của phần văn bản ấy không phải là "Nguyễn Trãi là một ông tiên", cũng không hẳn là "Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc", mà là "Nguyễn Trãi là tinh hoa của đất nước, dân tộc và thời đại lúc bấy giờ".

    Trong đoạn văn sau nêu lên luận điểm "Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc" vì:

    Luận điểm chính trong bài nằm ở câu mở đầu: " Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi… chưa có bao giờ"

    Các luận điểm sau làm cơ sở:

    + Nguyễn Trãi không phải là ông tiên mà là người Việt Nam tận tụy cho tâm hồn cao quý, thấu hiểu nỗi lòng người dân.

    + Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, tinh hoa của dân tộc.

    + Nguyễn Trãi xứng đáng với lòng khâm phục và quý trọng của chúng ta.

Bình luận (0)
LA
Xem chi tiết
HM
12 tháng 5 2019 lúc 10:47

GS Phan Huy Lê đã nêu những thành tựu nổi bật mới trong nghiên cứu suốt chiều dài lịch sử VN. Theo đó, bên cạnh văn hóa Đông Sơn thì việc nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Óc Eo đã đạt được nhiều thành tựu. Ba nền văn hóa Đông Sơn, Sa Huỳnh, Óc Eo tồn tại ở ba miền Bắc, Trung, Nam đều phát triển rực rỡ và bổ sung cho nhau.

Trong thời kỳ Bắc thuộc, đã có thêm những cơ sở để khẳng định cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan kéo dài gần tròn 10 năm (713-722) chứ không phải chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, bùng nổ và thất bại trong năm 722. Điều đặc biệt, cuộc khởi nghĩa không chỉ quy tụ nhân dân trong nước mà còn liên kết với nhiều quốc gia xung quanh như Chân Lạp, Chăm Pa...

Ghi nhận công lao nhà Nguyễn

GS Lê nhấn mạnh: “Một trong những công lao rất lớn của chúa Nguyễn và nhà Nguyễn là mở mang bờ cõi, thống nhất đất nước, khai phá đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1757 chúa Nguyễn đã định hình được lãnh thổ VN mà về cơ bản gần giống như lãnh thổ VN hiện nay từ phía Bắc vào Cà Mau, từ Tây nguyên ra biển, bao gồm cả vùng biển, các đảo ven bờ và hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa. Nhà Nguyễn có công rất lớn trong việc hình thành và định hình một nhà nước thống nhất và xác lập lãnh thổ - không gian sinh tồn của nước VN. Công lao nhà Nguyễn về phương diện này không thể chối cãi. Đã đến lúc cần nhìn rõ công, tội của nhà Nguyễn”.

Tuy nhiên, GS Lê cũng nhắc lại hai tội lớn của nhà Nguyễn là để mất nước vào tay quân Pháp và quá bảo thủ, từ chối tất cả các đề nghị canh tân đất nước của nhiều nhà trí thức tiến bộ.

“Nhìn nhận về lịch sử phải hết sức khách quan và cái gì khách quan của lịch sử mới tồn tại lâu dài được. Còn cái gì mà trong một tình thế thời sự nào đó ta phải tôn vinh hoặc hạ thấp thì nó chỉ tồn tại trong một điều kiện nhất định nào đó. Sử học đành rằng phải làm tròn trách nhiệm công dân nhưng sứ mạng cao cả nhất của sử học là làm thế nào để tạo nên được những trang sử bằng cứ liệu lịch sử khách quan, trung thực”.

Những khoảng trống lịch sử

Phần thứ hai của bài thuyết trình, GS Phan Huy Lê thẳng thắn chỉ ra nhiều khoảng trống lịch sử nguy hiểm trong tư duy, nhận thức về lịch sử VN hiện nay.

Ông cho rằng nhận thức về lịch sử VN hiện nay vẫn xuất phát từ truyền thống thời quân chủ, đó chủ yếu là lịch sử của các vương triều, của nhà vua, các triều thần, còn lịch sử nhân dân rất mờ nhạt. Lịch sử của các dân tộc thiểu số không được nhắc đến. Sử học hiện đại VN trong một thời gian dài cũng chỉ trình bày nặng về lịch sử người Việt.

“Vì vậy, trên cả nước thì chỉ có lịch sử miền Bắc là được trình bày có ngọn nguồn từ thời nguyên thủy đến thời Hùng Vương, An Dương Vương, thời Bắc thuộc đến thời phong kiến, cận đại, hiện đại. Còn lịch sử của Nam Trung bộ chỉ mới bắt đầu từ thế kỷ 16, lịch sử Nam bộ chỉ bắt đầu từ thế kỷ 17.

Trước đó lịch sử ở hai vùng đất này ra sao thì chúng ta bỏ trống. Đó là một khoảng trống lịch sử cực kỳ nguy hiểm. Vì từ khoảng trống này đã làm nảy sinh nhiều nhận thức tùy tiện, bất lợi cho chủ quyền lãnh thổ VN hiện nay.

Tôi nhớ mãi là sau năm 1975 khi chúng tôi vào miền Nam, nhiều trí thức trong đó đã nói rằng họ rất băn khoăn khi nhân dân hỏi thì không biết trả lời thế nào về lịch sử Nam bộ trước khi người Việt vào khai phá. Nếu lấy từ thế kỷ 17 người Việt vào khai phá Nam bộ thì người ta sẽ đặt câu hỏi ngược lại vậy lịch sử của Nam bộ, của Sài Gòn trước đó thế nào? Không lẽ từ trên trời rơi xuống? Rõ ràng đây là nhận thức phiến diện tạo thành một khoảng trống lịch sử.

Vì sao nước ta có 54 dân tộc mà chỉ có tôn vinh lịch sử của người Việt, gạt bỏ các dân tộc khác ra ngoài?” - ông Lê trăn trở.

Xác lập quan điểm lịch sử mới

Lời giải mà GS Phan Huy Lê đưa ra để san lấp các khoảng trống lịch sử đó là cần phải xác lập một quan điểm, nhận thức mới về lịch sử VN. “Một quan điểm tuy không được đưa vào các văn kiện của Liên Hiệp Quốc nhưng gần như tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới đều thừa nhận, đó là lịch sử của bất cứ một quốc gia dân tộc nào cũng đều xuất phát từ lãnh thổ hiện nay để viết sử.

Tất cả những gì diễn ra trên không gian địa lý, lãnh thổ đó đều thuộc về chủ quyền khai thác, bảo quản và nghiên cứu của chính quốc gia đang làm chủ đó, dù trước đó có những dân tộc đã từng có nhà nước riêng.

Tất cả các tầng lớp cư dân, cộng đồng, tộc người hay các vương quốc từng tồn tại trên các không gian lãnh thổ đó đều thuộc về lịch sử và văn hóa của nhà nước hiện nay đang quản lý lãnh thổ đó”.

GS Lê lấy ví dụ Trung Quốc trước đây cũng viết lịch sử đất nước chủ yếu là của người Hán, nhưng bước sang đầu thế kỷ 21 thì quan điểm đó đã thay đổi, bây giờ họ trình bày lịch sử của Trung Hoa bao gồm nhiều tộc người như người Hán, người Mãn Thanh, người Mông và cả các vương triều phi Hán như nhà Nguyên, nhà Thanh...

Nếu xác lập quan điểm lịch sử mới này, chúng ta sẽ tìm được giải pháp xuyên suốt cho vấn đề chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vấn đề Nam bộ.

“Lãnh thổ VN hiện nay đã được nhiều tổ chức quốc tế công nhận - tức là một lãnh thổ hợp pháp, nên tất cả những gì diễn ra trên lãnh thổ này, kể cả đất liền, hải đảo và hải phận đều là một bộ phận của lịch sử và văn hóa VN.

Như vậy, lịch sử VN không chỉ là lịch sử của một bộ phận người Việt mà là lịch sử của tất cả các dân tộc nằm trong đại gia đình các dân tộc VN, trong đó bao gồm cả các dân tộc trước đây đã từng có nhà nước riêng như người Chăm, người Khmer... Tất cả các nền văn hóa từng tồn tại trên lãnh thổ VN đều là di sản của văn hóa VN, đều là bộ phận tạo thành của văn hóa VN” - GS Lê nêu quan điểm mới về nhận thức lịch sử VN.

Cũng từ nguyên tắc này, với cuộc kháng chiến chống Pháp thì cần nghiên cứu trình bày cả vùng chiếm đóng của Pháp, trong đó bao gồm cả Hà Nội thời kỳ Pháp chiếm đóng, cả quốc gia Việt Nam thời Bảo Đại.

Tương tự, thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) cũng cần nghiên cứu sâu hơn về những vùng tạm chiếm ở miền Nam, đặc biệt là Sài Gòn, và cả lịch sử của VN cộng hòa. GS nói rõ hơn: “Trước đây ta vạch ra ranh giới của địch và ta và chỉ trình bày phía ta đã làm mất đi căn cứ pháp lý trọng yếu để khẳng định chủ quyền với lãnh thổ VN. Quan điểm lịch sử mới này vừa là thực tế lịch sử vừa là bộ phận có tính chất khách quan trung thực và là căn cứ pháp lý trọng yếu để khẳng định chủ quyền VN trên bộ, đặc biệt là trên biển, hải đảo”.

mik ko biết có đúng ko

Bình luận (0)
NN
12 tháng 5 2019 lúc 10:48

Kể từ những năm 70 của thế kỷ XX trở về trước, ở nhiều góc độ khác nhau, Vương triều Nguyễn từng bị phê phán gay gắt và thời kỳ này cũng từng bị xem là thời kỳ chuyên chế phản động nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Khuynh hướng này vẫn còn tồn tại cho đến tận ngày nay, mặc dù về sau này, trong giới Sử học nước nhà đã có những chuyển biến tích cực về mặt nhận thức. Biểu hiện rõ nét nhất cho khuynh hướng này là nội dung trong những bộ sử dành cho học sinh cấp II và cấp III. Tôi đã đặt thử một câu hỏi cho các em học sinh cấp II, cấp III rằng: “Theo các em, Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh, ai mới là anh hùng dân tộc?”. Và hầu như tất cả học sinh đều xem Nguyễn Huệ là anh hùng dân tộc và không công nhận những gì mà Nguyễn Ánh đã làm cho đất nước. Rõ ràng, một câu hỏi nhỏ cũng đã phản ánh một sự bất công bằng khi đánh giá về Nguyễn Ánh nói riêng và Vương triều Nguyễn nói chung.

Sự lên án triều Nguyễn trong giới Sử học nước nhà được biểu hiện qua những “chỉ khống” như: Chia cắt đất nước, cầu viện Tư bản Pháp, hành động cầu viện quân Xiêm để “cõng rắn cắn gà nhà”… Những “chỉ khống” đó đã kết thúc sự đánh giá của các nhà nghiên cứu về triều đình này bằng cụm từ: “Triều đại bán nước”.

Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh thực tiễn tình hình chính trị của đất nước trong giai đoạn trước (đặc biệt là từ năm 1945 đến những năm trước 1975), ta có thể hiểu được. Đây là giai đoạn mà cả nước đang ráo riết tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Điều này đồng nghĩa với một thực tiễn: Độc lập dân tộc là quan trọng nhất; bất kỳ hành động nào trong quá khứ xúc phạm hay đi ngược lại với chân lý đó đều bị phê phán kịch liệt. Tôi không phủ định triều Nguyễn đã có những động thái đi ngược lại với chân lý đó. Nhưng, lịch sừ phải công minh, lịch sử càng phải là sự thật. Mà sự thật thì với những gì đã làm được cho đất nước, triều Nguyễn đã có những đóng góp hết sức to lớn cho dân tộc. Đấy là sự thật mà ta không thể phủ định !

Tội trạng của triều Nguyễn có hay không ? Xin thưa là “Có”. Thậm chí trước đây, ở trong bối cảnh lịch sử như vậy, tội trạng của vương triều này có lẽ còn được nghiên cứu kỹ hơn so với công trạng, mà do vậy, khi may mắn được tiếp cận quyển Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX”cá nhân tôi vô cùng phấn khởi. Hội thảo này đã minh chứng cho việc xem xét Vương triều Nguyễn trong dòng chảy lịch sử dân tộc ở một cách tiếp cận khách quan hơn.

Nhân cơ hội được đọc những bài tham luận của các học giả trong và ngoài nước, tôi xin được mạn phép chia sẻ đôi điều về những công trạng của vương triều này thông qua một vài tham luận của những nhà nghiên cứu đã được in trong quyển Kỷ yếu này. Cũng xin được khẳng định, đây không phải là vấn đề mới. Hội thảo này đã được tổ chức ngót nghét 10 năm, do vậy mà tham vọng của tác giả chỉ dừng lại ở mức tổng hợp những quan điểm của các chuyên gia đầu ngành về vấn đề này. Sự góp nhặt này hi vọng sẽ có ích cho người đọc.

***

Vương triều Nguyễn chính thức thành lập vào năm 1802, sau khi Nguyễn Ánh đánh bại triều Tây Sơn và lên ngôi, lấy niên hiệu là Gia Long. Có thể nói, bên cạnh những yếu tố khách quan, bản thân Nguyễn Ánh cũng là một người có tài. Trước đây, khi đánh giá về Nguyễn Ánh, với góc nhìn chủ quan và đơn chiều, các nhà nghiên cứu xem ông là một con người hẹp hòi vì đã có những hành động báo thù đối với những người của nhà Tây Sơn. Tuy nhiên, nói một cách khách quan, những hành động mà như chính Gia Long đã nói: “Trẫm vì chín đời mà báo thù”cũng phát xuất từ chính những hành động gay hấn trước đó của Quang Trung đối với tổ tiên và cha mẹ của Nguyễn Ánh. Do đó, bỏ qua những hành động mang tính báo thù đó, Gia Long cũng được xem là một nhân vật xuất chúng đương thời. Nguyễn Hữu Hiếu trong bài viết Tiếp cận những yếu tố giúp Nguyễn Ánh thành công trong việc xây dựng Vương triều Nguyễn” đã có những phân tích lý giải nguyên nhân thành công của Nguyễn Ánh. Theo đó, việc đánh bại nhà Tây Sơn theo Nguyễn Hữu Hiếu là bắt nguồn từ hai nhóm nguyên nhân: Chủ quan và khách quan. Trong đó, những yếu tố chủ quan mà ông đề cập bao gồm: Phẩm chất của con người Nguyễn Ánh, phát động cuộc chiến phục thù đúng thời cơ, khai thác triệt để các yếu tố địa lợi và nhân hòa. Về yếu tố khách quan, ông cho rằng: Hoàn cảnh xã hội của Gia Định góp phần vào thắng lợi của Nguyễn Ánh, việc đánh giá sai lầm vai trò của Nam Bộ trong lịch sử đã dẫn đến việc quản lý Gia Định lỏng lẻo của chính quyền Tây Sơn, Nguyễn Huệ bận đối phó với quân Thanh trong khi Nguyễn Nhạc bỏ rơi thành Gia Định, tình trạng cát cứ của nhà Tây Sơn. Để lý giải cho từng nguyên nhân trên, hiển nhiên cần có thêm dẫn giải, nhưng trong phạm vi bài viết, tôi không đi sâu lý giải chúng. Sở dĩ đề cập đến nguyên nhân thành công của Nguyễn Ánh trong việc đánh bại nhà Tây Sơn để lập nên Vương triều Nguyễn ngay trong bài viết này bởi vì cá nhân tôi muốn nhấn mạnh một nhận thức sai lầm của giới Sử học ngày trước, đó là việc chưa nhận định được những nguyên nhân khách quan (yếu tố khách quan trong bài viết của Nguyễn Hữu Hiếu) trong việc đánh giá năng lực của Nguyễn Ánh. Và với vai trò là người sáng lập Vương triều Nguyễn, sự đánh giá chủ quan về ông, theo tôi, có lẽ là tiền đề để những người nghiên cứu tiếp tục lún sâu vào con đường đánh giá tiêu cực triều Nguyễn. Và tôi thực sự hoan nghênh những nhìn nhận khách quan mà Nguyễn Hữu Hiếu đã chỉ ra để lý giải sự thành công của Nguyễn Ánh trong việc mở đầu triều Nguyễn trong lịch sử dân tộc.

 Cụ thể, tôi tập trung vào 4 đóng góp lớn của nhà Nguyễn trong việc củng cố và phát triển đất nước: Thống nhất và mở rộng lãnh thổ – Xác lập chủ quyền tại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa – Phát triển nền văn hóa dân tộc với việc để lại những di sản văn hóa – Hình thành những cảng thị có vai trò quan trọng.Cũng cần nói thêm, “9 người 10 ý” mà do vậy, sự tổng hợp ở đây của cá nhân tác giả mang tính chủ quan vì tôi cho rằng, 4 đóng góp này là ý nghĩa nhất mà các Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn đã làm cho dân tộc. Nói nó ý nghĩa vì những việc làm này của các Chúa Nguyễn và triều Nguyễn đã tác động đến cả thực tại, hay nói cách khác là những đóng góp ấy vẫn còn giá trị đến ngày nay.

Thứ nhất, thống nhất và mở rộng lãnh thổ:Người ta cứ bảo nhau rằng Nguyễn Ánh “rước voi về giày mã tổ”, “cõng rắn cắn gà nhà” khi cầu viện quân Xiêm. Nhưng xét lại lịch sử, năm 1801, Cảnh Thịnh cũng cầu viện quân Thanh. Nếu khi đấy, quân Thanh kéo sang xâm lược nước ta thì như thế nào ? Như vậy, đặt trong tình thế khi ấy, Nguyễn Ánh cầu viện quân Xiêm cũng là lẽ thường tình. Hoàng Tuấn Phổ trong tham luận “Nguồn gốc Gia Miêu Ngoại Trang và những đóng góp của dòng họ Nguyễn trong lịch sử dân tộc” đã có một nhận xét rất xác đáng: “…Cái người xưa gọi là “khí số” chính là vai trò lịch sử. Khi nhà Tây Sơn hết vai trò lịch sử, lịch sử tất phải chọn ai đó, không người này thì người khác, đứng ra dọn dẹp đống đổ nát để xây dựng trên nền tảng quốc gia ngôi nhà mới. Và lịch sử đã chọn Nguyễn Ánh. Lịch sử có thể chọn nhầm ai đó, nhưng với Nguyễn Ánh, là nhân vật xứng đáng nhất vì ông đã thành công nhất. Nếu không chọn Nguyễn Ánh, lịch sử chọn ai bây giờ ? Điểm mặt các anh hùng, hào kiệt nổi lên buổi ấy, không còn ai hơn Nguyễn Ánh hay bằng Nguyễn Ánh…” [10: 631]. Vấn đề ở đây tôi muốn đề cập là ta đã từng đánh đồng thời kỳ chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn với những gì mà bản thân Nguyễn Ánh đã làm.

Nếu lượng hóa vấn đề “cõng rắn cắn gà nhà” và vấn đề “thống nhất và mở rộng lãnh thổ” và đem chúng lên bàn cân để xem xét, thiết nghĩ việc thống nhất và mở rộng lãnh thổ là đáng quan tâm hơn. “…Chưa đầy hai thế kỷ tính từ thời điểm mở đất Phú Yên, chúa Nguyễn đã vượt qua được một quãng đường dài suốt mấy trăm năm mà thời Lý, Trần, Hồ, Lê thực hiện. So với quá trình mở mang lãnh thổ của các triều đại trước, thì công cuộc mở đất của chúa Nguyễn tiến hành với tốc độ nhanh hơn, quyết liệt hơn…” 

Bình luận (0)
LA
12 tháng 5 2019 lúc 10:51

bn viết thành ý đc k ?

Bình luận (0)