Những câu hỏi liên quan
TN
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
DH
1 tháng 3 2023 lúc 17:42

Qua thơ "Mẹ", nhà thơ Đỗ Trung Lai đã bộc lộ tình yêu thương đến với người mẹ của mình đồng thời là sự xót xa khi thấy mẹ ngày một già đi và mất đi sự minh mẫn của tuổi trẻ. Bao nỗi buồn đau trong đời mẹ đều được chứng kiến bởi miếng trầu cau. Tác giả thật khéo léo khi chọn hình ảnh cây cau để so sánh với người mẹ của mình. Thông qua đó cho thấy sự tàn phá của thời gian trong một kiếp người. Chính điều ấy đã tạo nên âm điệu hoài cổ cho bài thơ và càng khắc sâu sự thương cảm trước hình ảnh gầy guộc già nua của người mẹ. 

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
DH
1 tháng 3 2023 lúc 17:43

Qua thơ "Mẹ", nhà thơ Đỗ Trung Lai đã bộc lộ tình yêu thương đến với người mẹ của mình đồng thời là sự xót xa khi thấy mẹ ngày một già đi và mất đi sự minh mẫn của tuổi trẻ. Bao nỗi buồn đau trong đời mẹ đều được chứng kiến bởi miếng trầu cau. Tác giả thật khéo léo khi chọn hình ảnh cây cau để so sánh với người mẹ của mình. Thông qua đó cho thấy sự tàn phá của thời gian trong một kiếp người. Chính điều ấy đã tạo nên âm điệu hoài cổ cho bài thơ và càng khắc sâu sự thương cảm trước hình ảnh gầy guộc già nua của người mẹ. 

Bình luận (0)
QT
Xem chi tiết
DH
28 tháng 2 2023 lúc 21:05

Qua thơ "Mẹ", nhà thơ Đỗ Trung Quân đã bộc lộ tình yêu thương đến với người mẹ của mình đồng thời là sự xót xa khi thấy mẹ ngày một già đi và mất đi sự minh mẫn của tuổi trẻ. Bao nỗi buồn đau trong đời mẹ đều được chứng kiến bởi miếng trầu cau. Tác giả thật khéo léo khi chọn hình ảnh cây cau để so sánh với người mẹ của mình. Thông qua đó cho thấy sự tàn phá của thời gian trong một kiếp người. Chính điều ấy đã tạo nên âm điệu hoài cổ cho bài thơ và càng khắc sâu sự thương cảm trước hình ảnh gầy guộc già nua của người mẹ. 

Bình luận (1)
BK
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết
MN
9 tháng 12 2021 lúc 7:59

Em tham khảo:

Nếu ở hai câu thơ đầu, em say mê, ngây ngất trước bức tranh núi rừng Việt Bắc thì ở hai câu sau, em lại thấy vô cùng cảm phục trước tâm hồn và hình ảnh của Bác. Ở câu thơ thứ ba, biện pháp so sánh lại được sử dụng nhằm khẳng định lại và để lại một dấu ấn khó quên trong lòng người đọc về cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Điệp từ ” chưa ngủ” được điệp lại hai lần ở cuối câu ba và đầu câu bốn như chiếc bản lề mở ra hai cánh cửa khác nhau, vẻ đẹp thiên nhiên và tấm lòng người chiến sĩ. Phép điệp ngữ làm bật lên hai lý do không ngủ được của Bác: thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên và nỗi lo vận mệnh của đất nước, còn nhiều khó khăn gian khổ không chỉ đêm nay mà còn muôn vàn đêm khác Bác đã không ngủ được. Trên đường đi chiến dịch, giữa đêm đông giá rét, Bác cũng không ngủ được vì lo cho dân, cho nước mà quên bản thân mình. Cụm từ ” Lo nỗi nước nhà” ở cuối bài thơ để lại dư âm trong lòng người đọc về tình yêu đất nước luôn thường trực trong tâm hồn vị lãnh tụ kính yêu. Ta thầm cảm phục sự vĩ đại của Bác, tâm hôn thi sĩ và chiến sĩ hòa quyện với nhau tạo nên cốt cách Hồ Chí Minh. Điều đó cũng tạo nên phong thái ung dung, lạc quan của Bác.Ôi! Chủ tịch nước – vị cha già của toàn dân tộc, người đã bao đêm thức trắng vì đám con dân này rồi. Qua hai câu thơ này, em càng hiểu và yêu quy thêm Bác Hồ – vị lãnh tụ vĩ đại của Dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)
BA
9 tháng 12 2021 lúc 8:01

Tham khảo:
 

Khi nhắc đến các sáng tác của chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta không thể không nhắc tới bài thơ “Cảnh khuya”. Đó là một trong những bài thơ mà em cảm thấy yêu thích nhất.

Hai câu thơ đầu, khung cảnh thiên nhiên của vùng núi Tây Bắc trong đêm khuya đã được chủ tịch Hồ Chí Minh vẽ lên với khung cảnh thơ mộng:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Trong đêm khuya ở nơi núi rừng hoang sơ, Người lắng nghe thấy âm thanh của tiếng suối chảy róc rách. Tiếng suối được so sánh “trong như tiếng hát” - gợi lên một âm thanh thật nhẹ nhàng, trong trẻo giống như tiếng hát vang vọng lại giữa nơi núi rừng vắng vẻ. Tiếp đến đó là khung cảnh núi rừng dưới ánh trăng: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Câu thơ đã gợi ra hai cách hiểu cho người đọc. Đầu tiên là hình ảnh ánh trăng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây, chiếu xuống cả những bông hoa rừng. Không gian núi rừng Việt Bắc đều ngập trong ánh trăng. Cách hiểu thứ hai là ánh trăng sáng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây cổ thụ, khi phản chiếu xuống mặt đất tạo ra hình thù như những bông hoa. Dù có hiểu theo cách nào thì thiên nhiên lúc này cũng thật đẹp. Ánh trăng đã trở thành người bạn tri kỷ của nhà thơ ngay cả nơi núi rừng hoang sơ. Bức tranh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc dưới cái nhìn của một thi sĩ được hiện lên với nét đẹp thơ mộng, và đầy hoang sơ.

Đến hai câu thơ tiếp theo, Bác đã khéo léo gửi gắm vào đó tâm trạng của mình:

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì nỗi lo nước nhà”

Đứng trước cảnh đẹp của thiên nhiên Việt Bắc, Bác đã phải thốt lên đây là một cảnh thật hiếm có, giống như một bức tranh của một người nghệ sĩ tài hoa. Nhưng ở bức tranh thơ mộng đó, con người hiện lại lên với những nỗi niềm trăn trở. Người “chưa ngủ” có phải vì khung cảnh thiên nhiên quá đỗi thơ mộng. Điều ấy khiến cho nhà thơ qua say mê trước vẻ đẹp đó mà quên rằng đêm đã về khuya. Hay phải chăng Người “chưa ngủ” là vì “lo nỗi nước nhà”? Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Bác cũng nghĩ đến sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Nỗi lo âu được bộc lộ rất tự nhiên, chính cảnh thiên nhiên đẹp đẽ đã gợi dậy mạnh mẽ quyết tâm cứu nước của Bác. Đối với Người, non sông đất nước tươi đẹp này không thể rơi vào tay giặc. Câu thơ cuối cùng chất chứa cảm xúc thật mênh mông, sâu sắc. Hồn người lắng sâu vào hồn cảnh vật và cái sâu lắng của cảnh vật tôn thêm nét sâu lắng của hồn người.

“Cảnh khuya” có sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa lãng mạn và hiện thực. Bài thơ đã thể hiện được không chỉ là tình yêu thiên của Hồ Chủ tịch. Mà còn bộc lộ được tâm trạng của Bác thật tự nhiên, chân thực.

 
CHÚC BẠN HỌC TỐT! 

 

Bình luận (0)
DH
9 tháng 12 2021 lúc 8:04

tham khảo: 

Nếu ở hai câu thơ đầu, em say mê, ngây ngất trước bức tranh núi rừng Việt Bắc thì ở hai câu sau, em lại thấy vô cùng cảm phục trước tâm hồn và hình ảnh của Bác. Ở câu thơ thứ ba, biện pháp so sánh lại được sử dụng nhằm khẳng định lại và để lại một dấu ấn khó quên trong lòng người đọc về cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Điệp từ ” chưa ngủ” được điệp lại hai lần ở cuối câu ba và đầu câu bốn như chiếc bản lề mở ra hai cánh cửa khác nhau, vẻ đẹp thiên nhiên và tấm lòng người chiến sĩ. Phép điệp ngữ làm bật lên hai lý do không ngủ được của Bác: thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên và nỗi lo vận mệnh của đất nước, còn nhiều khó khăn gian khổ không chỉ đêm nay mà còn muôn vàn đêm khác Bác đã không ngủ được. Trên đường đi chiến dịch, giữa đêm đông giá rét, Bác cũng không ngủ được vì lo cho dân, cho nước mà quên bản thân mình. Cụm từ ” Lo nỗi nước nhà” ở cuối bài thơ để lại dư âm trong lòng người đọc về tình yêu đất nước luôn thường trực trong tâm hồn vị lãnh tụ kính yêu. Ta thầm cảm phục sự vĩ đại của Bác, tâm hôn thi sĩ và chiến sĩ hòa quyện với nhau tạo nên cốt cách Hồ Chí Minh. Điều đó cũng tạo nên phong thái ung dung, lạc quan của Bác.Ôi! Chủ tịch nước – vị cha già của toàn dân tộc, người đã bao đêm thức trắng vì đám con dân này rồi. Qua hai câu thơ này, em càng hiểu và yêu quy thêm Bác Hồ – vị lãnh tụ vĩ đại của Dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)
TC
Xem chi tiết
TC
17 tháng 11 2016 lúc 5:27
Đỗ Phủ (712 – 770), nhà thơ nổi tiếng đời Đường ở Trung Quốc. Tên chữ của ông là Tử Mĩ, bút hiệu Thiếu Lăng, quê ở tỉnh Hà Nam. Sau khi đỗ đạt, ông có ra làm quan trong một thời gian ngắn. Tướng An Lộc Sơn nổi dậy chống triều đình, Đỗ Phủ tình nguyện xin nhà vua cho đi đánh dẹp nhưng không được nhà vua tín nhiệm. Năm 759, ông từ quan, đưa gia đình về vùng Tây Nam. Sống trong cảnh đói nghèo bệnh tật, mùa đông năm 770, nhà thơ qua đời trên một chiếc thuyền nhỏ cắm sào bên dòng sông Tương (tỉnh Hồ Nam). Thời gian ở Thành Đô, Đỗ Phủ được bạn bè giúp đỡ dựng cho một căn nhà tranh bên khe Cán Hoa. Mới ở được mấy tháng thì căn nhà đã bị gió thu thổi mạnh làm cho tốc mái. Xuất xứ bài thơ là từ sự việc đó. 

Bài ca nhà tranh bị gió thu phá phản ánh cuộc sống cơ cực của gia đình nhà thơ và thể hiện lòng nhân ái, vị tha đáng quý của nhà thơ trước những cảnh đời bất hạnh như mình:

Tháng tám thu cao, gió thét già,
Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta.
Tranh bay sang sông rải khắp bờ,
Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa,
Mảnh thấp quay lộn vào mương sa.
Trẻ con thôn nam khinh ta già không sức,
Nỡ nhè trước mặt xô cướp giật,
Cắp tranh đi tuốt vào lũy tre
Môi khô miệng cháy gào chẳng được,
Quay về, chống gậy lòng ấm ức !
Giây lát, gió lặng, mây tối mực,
Trời thu mịt mịt đêm đen đặc.
Mền vải lâu năm lạnh tựa sắt,
Con nằm xấu nết đạp lót nát
Đầu giường nhà dột chẳng chừa đâu
Dày hạt mưa, mưa, mưa chẳng dứt.
Từ trải Cơn loạn ít ngủ nghê
Đêm dài ướt át sao cho trót?
Ước được nhà rộng muôn ngàn gian,
Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan,
Gió mưa chẳng núng, vững vàng như thạch bàn!
Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt,
Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được! Bài thơ gồm có bốn phần. Phần một tả cảnh gió thu cuốn mất mấy lớp tranh lợp nhà. Phần hai kể về việc lũ trẻ con hùa nhau cướp những tấm tranh. Phần ba tả nỗi khổ của gia đình Đỗ Phủ trong đêm mưa. Phần bốn là ước mơ và tấm lòng nhân ái của nhà thơ.
Phần đầu bài thơ tả cảnh ngôi nhà đơn sơ bị gió thu tàn phá: Tháng tám, thu cao, gió thét già,
Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta.
Tranh bay sang sông rải khắp bờ,
Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa,
Mảnh thấp quay lộn vào mương sa. Đỗ Phủ đã dùng bút pháp miêu tả kết hợp với kể chuyện để nói lên nỗi khổ ghê gớm nhất của một đời người đó là cảnh sống không nhà hoặc phải ở trong một căn nhà chật hẹp, rách nát. Gió thu mạnh như thét, như gào, thổi tốc mái, cuốn những tấm tranh bay vung ***** khắp nơi. Nhiều tấm bay tít sang bên kia sông. Có tấm treo tận ngọn cây cao trong rừng xa. Có tấm rơi xuống mương sâu. Nhìn mái nhà tan nát, lòng nhà thơ cũng nát tan. Phần hai của bài thơ tả tình thế bối rối, bất lực của vị chủ nhà đáng thương: Trẻ con thôn nam khinh ta già không sức,
Nỡ nhè trước mặt xô cướp giật,
Cắp tranh đi tuốt vào lũy tre
Môi khô miệng cháy gào chẳng được,
Quay về, chống gậy lòng ấm ức! Nhà thơ kể lại diễn biến sự việc bằng giọng điệu ngậm ngùi, chua xót. Bất chấp sự ngăn cản, van xin của ông lão già yếu, lũ trẻ trong thôn hùa nhau cướp giật những tấm tranh rồi chạy tuốt vào lũy tre đầu làng. Không làm gì được, không còn hơi sức để kêu gào, nhà thơ đành ấm ức chống gậy quay về, đứng run rẩy ngậm ngùi trước căn nhà tốc mái, tan hoang. Đằng sau sự mất mát về vật chất là nỗi đau nhân tình thế thái. Cuộc sống cơ cực đã biến lũ trẻ thành những đứa bé hư đốn, nhẫn tâm, không biết xót thương. Phần ba tả nỗi khổ của gia đình Đỗ Phủ trong đêm mưa. Đây là phần cảm động nhất của bài thơ: Giây lát, gió lặng, mây tối mực,
Trời thu mịt mịt đêm đen đặc.
Mền vải lâu năm lạnh tựa sắt,
Con nằm xấu nết đạp lót nát
Đầu giường nhà dột chẳng chừa đâu
Dày hạt mưa, mưa, mưa chẳng dứt.
Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê
Đêm dài ướt át sao cho trót ? Cuồng phong đã lặng. Màn đêm ập xuống, tối đen như mực. Cả gia đình khôn khổ nằm co quắp trong đông chăn đệm cũ rách, lạnh ngắt như đồng. Buổi chiều, gió nổi làm tốc mái tranh. Đến đêm, mưa lại đổ xuống rỉ rả không ngừng. Nhà dột khắp nơi, chẳng biết tránh đâu. Lũ con thơ vừa đói vừa rét cứ lục đục hoài, nằm không yên chỗ. Cảnh tình thật đáng thương! Nhà thơ miêu tả và kể chuyện theo trình tự thời gian. Chỉ vài chi tiết: Trời thu mịt mịt đêm đen đặc… Dày hạt mưa, mưa, mưa chẳng dứt, nhà thơ đã làm nổi bật được đặc điểm của mưa thu là dai dẳng và lạnh lẽo. Suốt đêm dài, nhà thơ thao thức, trằn trọc, chỉ mong trời mau sáng. Từ độ loạn lạc tới giờ, Đỗ Phủ ít ngủ. Đêm nay, bao nhiêu nỗi khổ dồn dập đến với nhà thờ: nhà dột, mưa ướt dầm dề, các con đói lạnh…! Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê là một nét nhấn làm nổi bật nỗi khổ tinh thần của Đỗ Phủ. Ông lo cho mình một phần, lo cho thiên hạ muôn phần. Ông hiểu rằng tình cảnh gia đình mình đã khổ, nhưng nhiều người khác còn khổ hơn. Phần bốn phản ánh ước mơ cao cả của nhà thơ. Trong cảnh bị mưa vùi gió dập, trái tim nhà thơ quặn thắt không phải chỉ vì chuyện lều ta rách nát mà còn vì cảnh không nhà của hàng ngàn kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ. Từ hiện thực đau khổ của cuộc sống cá nhân, nhà thơ đã thốt lên lời ao ước thiết tha: có được ngôi nhà rộng rãi, vững bền để có thể che gió che mưa cho tất cả những kẻ sĩ bần hàn: Ước được nhà rộng muôn ngàn gian,
Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan,
Gió mưa chẳng núng vững vàng như thạch bàn!
Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt,
Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được! Lòng vị tha của Đỗ Phủ đã đến mức xả thân, ông chấp nhận riêng mình chịu khổ, miễn sao mọi người được hạnh phúc. Ước mơ của Đỗ Phủ tuy mang màu sắc ảo tưởng song nó đẹp đẽ, cao quý, làm xúc động trái tim người đọc. 

Giả thử không có năm dòng thơ cuối, trước mắt ta vẫn là một bài thơ hay, có giá trị biểu cảm cao bởi vì nhà thơ đã phản ánh chân thực nỗi khổ của một người nghèo trước cảnh căn nhà bị gió thu phá nát.

Tuy nhiên, nhờ có năm dòng thơ cuối mà nỗi khổ đau của một con người, một gia đình mới trở thành tấm gương phản chiếu nỗi khổ đau của muôn người, muôn nhà.

 Đỗ Phủ không dừng lại ở mức miêu tả nỗi thống khổ của bản thân mà thông qua đó để thể hiện sự thống khổ của tất cả kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ, từ đó phản ánh hiện thực ảm đạm của xã hội. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá là một tác phẩm nổi tiếng của Đỗ Phủ. Bút pháp hiện thực cũng như tinh thần nhân đạo cao cả của nhà thơ đã ảnh hưởng khá sâu rộng đến thơ ca Trung Quốc đời sau. Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực lớn nhất trong lịch sử thơ ca cổ điển Trung Quốc. Thơ ông được mệnh danh là “thi sử” (sử bằng thơ) vì đã phản ánh chân thực, sâu sắc bộ mặt lịch sử đương thời. Nhà thơ Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều nổi tiếng của nước ta đã tôn vinh Đỗ Phủ là Bậc thầy muôn đời của văn chương muôn đời.a hi hi
Bình luận (3)
H24
26 tháng 11 2016 lúc 16:14

Đời Đường - Trung Quốc trong khoảng những năm 618-907 thi ca nghệ thuật phát triển vô cùng mạnh mẽ và thu được những thành tựu rực rỡ. Với hơn 2.300 thi sĩ và khoảng hơn 48.000 bài, thơ Đường được liệt vào hàng thơ ca ưu tú nhất của nhân loại. Trong số đó không thể không kể đến Đỗ Phủ (712- 770) nhà thơ giàu lòng yêu nước thương dân, được tôn vinh là "thi thánh". Tính hiện thực và tinh thần nhân đạo là chủ đề xuyên suốt trong thơ. Bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá là một trong những bài thơ như vậy.

Bài thơ này được xem là một trong những bài thơ hay nhất trong số 100 bài tiêu biểu của Đỗ Phủ được sáng tác vào những năm cuối đời sống ở Thành Đô. Cùng thời gian đó loạn An Lộc Sơn vẫn chưa dứt, bài thơ lấy gốc sâu xa từ điệu dân ca cổ. Đã có rất nhiều nhà thơ có cách viết thế ca này: Thu Phô ca (Lý Bạch), Trường hận ca (Bạch Cư Dị).

Mở đầu bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá như kể lại về trận gió thu. Đây không phải là cơn gió heo may mát lành mà đây là một trận bão tố, cơn lốc vào tháng tám Gió thét gào.

Tháng tám, thu cao, gió thét gào,

Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta

Tranh bay sang sông rải khắp bờ,

Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa

Mảnh thấp quay lộn vào mương sa.

Căn nhà lợp tranh yếu ớt bị cơn thu phong lật tung cuộn bay khắp nơi. Có tấm tranh bay rải khắp bờ sông. Có tấm bay tận rừng xa, có tấm rơi nơi mương nước... Việc lặp lại từ tranh đến 2, 3 lần chứng tỏ trận bão tố rất ghê gớm. Căn nhà được bạn bè giúp đỡ để nương thân qua ngày giờ đây tan thương.

Ngước nhìn từng tấm tranh theo gió bay đi mà lòng xót xa, bất lực. Tiếng thơ như lời than thở, khóc lóc cho cảnh sống khổ cực của thi nhân.

Sự đau đớn xót xa được thể hiện sâu sắc hơn ở khổ thơ kế tiếp. Nhà thơ phải chứng kiến sự phá phách căn nhà của mình cùng với trận bão tố mà nhà thơ gọi là "đạo tặc".

Trẻ con thôn nam khinh ta già không sức,

Nỡ nhè trước mặt xô cướp giật,

Cắp tranh đi tuốt vào luỹ tre

Môi khô miệng cháy gào chẳng được

Quay về, chống gậy lòng ấm ức.

Chiến tranh liên miên, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ, loạn lạc. Đạo đức suy đồi đến cùng cực. Lũ trẻ hàng xóm không ai dạy dỗ, không chỗ học hành chúng ngang tàng kéo đến cướp tranh nhà Đỗ Phủ. Chúng không còn biết lễ giáo, lễ phép gì nữa. Chúng khinh nhà thơ "già yếu", trơ tráo lạnh lùng trước tiếng kêu than “Môi khô miệng cháy” của tác giả. Vậy là sau thiên tai, gia đình nhà thơ lại gặp nạn "Đạo tặc". Trước mắt nhà thơ là lũ quần đồng, hạ lưu, kẻ cướp. Đó chính là sản phẩm của một xã hội đang trên đà xuống dốc. Người người sống với nhau gian tham, xã hội thì đảo điên; tấm lòng nhà thơ đau đớn vô cùng, nhìn cuộc đời, con người trong xã hội mà lòng ấm sức, căm hận biết bao. Muốn gào lên, thét lên mà không nói thành lời.

Vậy là căn nhà bị gió phá, lũ đạo tặc phá. Nó làm sao đủ sức chống lại những trận cuồng phong, mưa rét đêm thâu. Trời mưa rả rích đêm thâu mà mái nhà bị gió thu phá nát. Gió lặng, mây đen phủ kín bầu trời. Mưa tầm tã suốt đêm thâu, nhà dột không ngủ được. Đoạn thơ nêu lên một hiện thực đau lòng và khốn khổ của nhà thơ trong đêm mưa.

Mền vải lâu năm lạnh tựa sắt

Con nằm xấu nết đạp lót nát

Đầu giường nhà dột chẳng chừa đâu

Dày hạt mưa, mưa mưa chẳng dứt.

Tuổi già, sức yếu, bệnh tật... lại phải ngồi dưới mưa, trong thâm tâm Đỗ Phủ thương mình thì ít nhưng thương cho vợ con, gia đình thì nhiều. Nỗi đau như dồn nén lại thành một khối, trút một con người bất hạnh, đau khổ gần cả cuộc đời. Nhà thơ như thấy mưa lâu hơn, nhiều hơn, đêm như dài hơn và nỗi buồn thương không dứt.


Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê

Đêm dài ướt át sao cho trót?

Thật là phúc bất trùng lai, hoạ vô đơn chí. Tai hoạ với nhà thơ là một đêm thu trời mưa nhà dột. Thân già, sức yếu ngồi co ro trong mưa rét, nhìn vợ con đang nằm dưới mưa lòng sao không đau quặn. Cái nghèo nó đeo đẳng mãi, chăn cũ lâu năm con đạp rách, nhà dột... Sự cùng cực của một gia đình tàn tạ dưới thời loạn lạc, li tán.

Trong đêm mưa rét mất ngủ ấy, nỗi lòng nhà thơ vẫn tin yêu vào cuộc sống, chất nhân văn vẫn dâng trào lo cho đời cho dân cho nước.

Ước được nhà rộng muôn ngàn gian

Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan

Gió mưa chẳng núng, vững như thạch bàn!

Than ôi! bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt

Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!

Trong nỗi đau thương phũ phàng của cuộc đời, con người ta rất dễ rơi vào sự khủng hoảng tinh thần. Đôi khi gục đầu cam chịu, than thân trách phận nhưng với Đỗ Phủ thì hoàn toàn khác, ông ngồi trong đêm mưa lạnh cóng, có người sẽ nghĩ rằng ông sẽ ước có mái lều, tấm chăn, bát cơm... cho vợ con và bản thân ông khỏi vất vả. Thật bất ngờ trong niềm mong ước của ông, ước mơ có một ngôi nhà kỳ vĩ: “Muôn ngàn gian” vô cùng vững chắc. Ngôi nhà ấy không phải để che cho ông và gia đình mà “Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan”. Ông thương cho những người nghèo khổ không chỗ trú thân, che nắng che mưa cho dân. Thật là một tấm lòng nhân hậu. Yêu thương bao la Thường xuyên lo cho dân nghèo, than thở đến nóng gan, cháy ruột” dù cuộc đời đầy rẫy nhưng vất vả, loạn lạc. Và vì vậy ông rất đồng cảm cho cảnh ngộ muôn dân tan nát gia đình vì chiến tranh, đói khổ vì nghèo túng, bệnh tật. Đau xót cho dân cho nước, ước mơ đất nước thái bình, nhân dân no ấm nên ông quên đi cái khổ cực của bản thân. Có thể nói Đỗ Phủ có tình thương lớn của một nhà nho chân chính sống và ứng xử theo phương châm “Lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”.


Qua bài thơ trên ta thấy Đỗ Phủ mang nặng tấm lòng nhân ái bao la của một con người trải qua nhiều bất hạnh giữa thời loạn lạc. Ông mong mỏi, và khao khát hạnh phúc cho muôn dân. Bài thơ chất chứa chất nhân văn cao cả của bậc vĩ nhân quên đi bản thân mình mà lo cho dân cho nước.

 

 

Bình luận (0)
LA
27 tháng 11 2016 lúc 11:55

mình chỉ gợi ý cho bạn thôi nha.dàn bài thôi
mở bài:
đỗ phủ là một nhà thơ nổi tiếng thời Đường.
bài ca nhà tranh bị giò thu phá của ông là một tác phẩm tiêu biểu. bài thơ như lời kêu than,ước mơ ,nỗi bất hạnh nghèo đói của đỗ phủ
thân bài:
nói nỗi khổ của nhà thơ trong cơn hoạn nạn:căn nhà rách nát,ọp ẹp đỡ sao qua cơn gió mạnh tháng tám,tranh nhà bị gió cuốn bay đi mất,cảnh nhà tan tác,tiêu điều.ấy vậy mà lại còn bị lũ trẻ con kinh thường là mình già không gào thét được chúng.sự ấm ức của nhà thơ.tuy vậy nhưng đỗ phủ cũng xót thương cho lũ trẻ con đó,tại sao chúng lại phải làm như vậy đó là do lúc đó xã hội trung quốc đang loạn ly,con người rất nghèo khổ.tác giả không ngủ được vì đau ốm,bệnh tật,vì rét,lo cho vận mệnh đất nước
-câu hỏi tu từ đêm dài ướt át sao cho trót? như tiếng thở dài,phản ánh hiện thục bế tắc mà không chỉ riêng nhà thơ mà còn cả xã hội đang phải gánh chịu

qua đó em thật cảm thông cho cái hoàn cảnh nghèo khổ của đỗ phủ,tấm lòng,sự lo lắng cho hoàn cảnh khó khăn của đất nước mình
-đoạn còn lại:
- ước vọng của nhà thơ:có nhà rộng muôn ngàn gian để có thể tránh thân mình nói riêng và cũng đồng thời che chơ cho những người có hoàn cảnh như mình.đo' là một ước mơ cao cả
-qua đó thì cho em hiểu thêm về đõ phủ:là một người có lòng vị tha và tinh thần nhân đạo.
kết bài:
từ đó bạn rút ra bài học gì(tự suy nghĩ ha)(gợi ý:phải thông cảm hiểu cho hoàn cảnh những mảnh đời nghèo khó và thật may mắn cho mình khi có điều kiện sống khá tốt.....còn nữa thì tự nghĩ nhé bạn)
à!vì đây là một bài văn biểu cảm,cảm nghĩ nên bạn không nên lạc đề làm một bài phân tích tác phẩm mà trong bài bạn luôn phải đánh giá, nhận xét,tìm và phân tích kĩ các điểm sáng nghệ thuật có trong bài.hì được rồi đó.chúc bạn đạt điểm thật tốt nhé

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
TA
7 tháng 9 2023 lúc 7:30

Tham khảo!

Câu hỏi “Sao mẹ ta già?” là một câu hỏi bâng quơ ngẩn ngơ của người con khi ngước lên nhìn trời. Người con bần thần trước sự già đi quá nhanh của mẹ, xót xa vì thời gian trôi quá nhanh kéo theo tuổi già và sự gầy mòn của người mẹ mà nhà thơ hằng gắn bó, yêu thương 
Bình luận (0)
LD
Xem chi tiết
PT
2 tháng 12 2016 lúc 20:23

Có ai đi xa mà chẳng nhớ về quê hương làng xóm. Nơi đã gắn bó máu thịt trong tâm hồn mỗi người chúng ta. Với Lý Bạch, thi nhân suốt đời chống kiếm lãng du luôn nặng tình với quê hương. Tình cảm ấy thể hiện da diết mãnh liệt, dâng trào, nó được nâng cánh bằng cảm hứng lãng mạn, bay bổng diệu kỳ qua bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh.

Đầu giường ánh trăng rọi

Ngỡ mặt đất phủ sương

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Cúi đầu nhớ cố hương

Từ xưa đến nay các thi nhân bao giờ cũng mượn cảnh để bày tỏ nỗi niềm tâm sự. Một bức tranh đẹp ập vào mắt ta trước tiên cũng là cảnh và sau đó là tình, tả tâm trạng ẩn chứa bên trong Lý Bạch - “thi tiên” của đời Đường Trung Quốc ngay từ những dòng thơ đầu đã dẫn ta vào một thế giới tràn đầy ảo diệu.

Sàng tiền minh nguyệt quang

Nghi thị địa thượng sương

Ấn tưọng đầu tiên là trăng, trăng ở khắp mọi nơi không chỉ giới tận nơi đầu giường lữ khách. Đêm khuya thanh tĩnh, bốn bề vắng lặng ta nghe những bước trăng nhẹ nhàng len lỏi phủ khắp không gian. Trăng như dòng suối miên man chảy trong đêm sâu. Trăng dịu mát vuốt ve cảnh vật trong cái tĩnh lặng đến khôn cùng. Trong đêm thâu, không gian bốn bề vắng lặng, không một tiếng gió thổi, một tiếng côn trùng kêu, cũng chẳng có một tiếng chuông chùa ngân buông... chỉ có trăng sáng trải khắp không gian. Ánh trăng gợi cảm giác lâng lâng lạ thường, ánh trăng giờ đây là chủ thể. Thiên nhiên hiện lên với vẻ đẹp trong sáng nhất. Cuộc sống trở về những nhịp thâm trầm, trút bỏ cái náo động, xô bồ của ban ngày. Trăng đẹp hiền dịu biết bao, trăng tìm đến với con người. Bác Hồ của chúng ta cũng là một lãnh tụ rất yêu trăng:

 

Trăng vào cửa sổ đòi thơ

Việc quân đang bận xin chờ hôm sau

Bác Hồ đành từ chối người bạn tri âm tri kỷ bởi còn bận việc nước. Còn với Lý Bạch người lãng tử trong phút dừng chân nơi quán trọ để trọn lòng mình đến với trăng. Trăng đẹp và thơ mộng quá. Đêm đã sang canh êm đềm thanh tĩnh lúc này chỉ có trăng và nhà thơ. Và rồi không thể hững hờ với vầng trăng đã từng làm bạn từ ngày còn hẹn hò trên núi Nga Mi. Lý Bạch ngẩng đầu ngắm trăng, trăng gặp thi nhân như hai kẻ tri âm tri kỷ, cảm động không nói nên lời.

Trong phút đối diện bất ngờ ấy, sự liên tưởng lãng mạn kèm theo sự hoài nghi diệu kỳ. Trăng hay là sương mặt đất? Ánh trăng hắt qua song cửa hay là sương khói mông lung? Trăng thực đấy mà sao mờ mờ, ảo ảo khó nắm bắt đến kỳ lạ. Cái sương khói của ánh trăng làm cho câu thơ ngập trong không khí mơ màng, hư hư thực thực, trăng sáng mà sáng bàng bạc huyền ảo. Trăng ở quanh thi nhân như tầng tầng lớp lớp. Trăng làm cho căn phòng hẹp của thi nhân và mặt đất bao la hoà làm một, và cũng rất tự nhiên:

Cửu đầu vọng minh nguyệt,

Đê đầu tư cố hương

(Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Cúi đầu nhớ cô hương)

Đêm nay nhìn trăng sáng nơi quê người, nỗi lòng mãnh liệt, tha thiết trong lòng đứa con xa quê trỗi dậy, day dứt khôn nguôi. Ánh trăng thời trai trẻ năm nào trên núi Nga Mi hiện về. Quá khứ, hiện tại, quê nhà, quê người, thành công, thất bại, hy vọng.. đan xen trĩu nặng trong lòng tác giả, ánh trăng đêm nay sáng quá và nó gợi bao kỷ niệm. Ngẩng đầu nhìn trăng là tư thế hướng ngoại, cúi đầu là nhớ về cố hương (hướng nội). Hai tư thế ngẩng đầu, và cúi đầu, hai tâm trạng nhìn và nhớ, hai đối tượng làm trĩu lòng kẻ xa quê. Hai hình ảnh trăng sáng và cố hương đi sóng đôi nhau biểu hiện một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu quê hương tha thiết. Nhớ cố hương là nhớ tới gia đình, người thân, nhớ tới thời thơ ấu với bao mộng tưởng đẹp đẽ. Thế mới biết quê hương là những gì thiêng liêng nhất, một ngôi nhà, một góc phố, một cánh đồng, một dòng sông...

Nhà thơ Chế Lan Viên có câu:

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất bỗng hoá tâm hồn

(Tiếng hát con tàu)

Tình yêu quê hương đã thành máu, thành hồn. Nó được thể hiện qua những cung bậc của tình cảm. Nỗi nhớ quê hương qua sự khơi gợi của ánh trăng dội về mãnh liệt. Tình yêu quê hương với cả một bức tranh chan chứa ánh trăng làm nền bay cao mãi, xa mãi, ngân vang mãi khúc nhạc lòng của chàng trai trẻ ngày nào trên núi Nga Mi. Câu thơ cuối khép lại nhưng tình nhưng ý còn chưa dứt. Dù chỉ trong hai mươi chữ, nhưng cuối cùng ấn tượng đậm nét trong ta về Lý Bạch là một con người luôn gắn bó với cố hương.

Quả thật Lý Bạch với tình yêu quê hương đất nước tha thiết, mãnh liệt được nâng cánh bằng những cảm hứng lãng mạn tuyệt vời. Tĩnh dạ tứ đã hâm nóng những mạch cảm xúc trong ta, ta yêu quý trân trọng và hoà cùng những dòng thơ Lý Bạch chính là làm cho giá trị đích thực của thi ca chuyển tải thế giới nội tâm con người sống mãi với thời gian. Lý Bạch đã góp phần làm cho diện mạo thơ Đường thêm phong phú.

 



 

Bình luận (0)
VH
2 tháng 12 2016 lúc 20:36

biểu cảm ánh trang

 

Bình luận (0)
H24
8 tháng 11 2018 lúc 22:17

Bình luận (0)