Phân tích bài thơ Tiến sĩ giấy viết phần kết bài
Viết một bài văn nêu cảm nhận của em về những chiếc xe không kính và những người chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn thời kháng chiến chống Mỹ trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật (1 - 2 mặt giấy)
Tham khảo nhé:
Dàn ý
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu vẻ đẹp của những người chiến sĩ trong bài thơ.
II. Thân bài
1. Tư thế hiên ngang của người lính lái xe
- Trước hoàn cảnh khó khăn bởi những chiếc xe không kính, tư thế của người lính lái xe: “Ung dung buồng lái ta ngồi/Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”. Cho thấy tư thế hiên ngang, chủ động sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy. Trong mưa bom, bão đạn nhưng họ vẫn nhìn thẳng về con đường phía trước.
- Những chiếc xe không kính khiến cho những khó khăn càng thêm khắc nghiệt hơn:
Gió vào xoa mắt đắng: những chiếc xe không kính khiến cho bụi đường bay vào mắt - từ “đắng” được sử dụng theo lối ẩn dụ chuyển đổi cảm giác làm nổi bật sự khắc nghiệt về thể xác.Con đường chạy thẳng vào tim, sao trời, cánh chim. Tất cả như “sa”, “ùa” vào buồng lái. Không có kính khiến mội khoảng cách bị xóa bỏ.Nhưng người lính vẫn không sợ hãi mà hiên ngang đối mặt với mọi thứ.2. Tinh thần lạc quan của người lính lái xe trước hoàn cảnh nguy hiểm, khó khăn
- Họ phải đối mặt với khó khăn khi chiếc xe không có kính, nhưng thái độ thật thản nhiên như một điều bình thường: “ừ thì có bụi”, “ừ thì ướt áo”.
- Cách nói “không có… ừ thì” cho thấy một thái độ sẵn sàng chấp nhận mọi khó khăn của người lính.
- Hành động của người lính trước khó khăn: “phì phèo châm điếu thuốc”, “nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” hay “gió lùa khô mau thôi”: cho thấy sự ngang tàng cũng như một tinh thần vui vẻ, yêu đời bất chấp những gian khổ phải đối mặt.
3. Tình động đội của những người lính
- Hình ảnh “những chiếc xe họp thành tiểu đội”: những chiếc xe từ trong mưa bom, bão đạn đã tập hợp lại thành một tiểu đội xe không kính. Họ là những đồng đội cùng chung một lý tưởng.
- Họ “bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”: chi tiết phản ánh chân thực tình cảm của người lính, qua cái bắt tay người lính tiếp thêm cho nhau sức mạnh, động lực để tiếp tục những chặng đường phía trước.
- “Bếp Hoàng Cầm dựng đứng giữa trời”: Cuộc chiến tranh khốc liệt khiến họ phải dựng bếp ăn giữa trời, gợi nên một cuộc sống sinh hoạt hàng ngày vất vả.
- “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”: Họ gắn bó giống như những người thân trong gia đình, gắn bó với nhau thân thiết như tình cảm ruột thịt. Giọng thơ đầy hồn nhiên, vui vẻ.
- Trên hành trình không ấy, họ chỉ có thể nghỉ ngơi trên những chiếc võng. Giấc ngủ chập chờn không yên.
- Những vẫn lạc quan: “Lại đi, lại đi trời xanh thêm” - Điệp từ “lại đi” giống như nhịp bước hành quân của người lính trên đường hành quân.
- Hình ảnh “trời xanh thêm”: tinh thần lạc quan, yêu đời hướng về tương lai phía trước. Niềm tin và trái tim nhiệt huyết vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
4. Lòng yêu nước, quyết tâm chiến đầu vì miền Nam, vì tổ quốc
- Hai câu đầu vẫn là những khó khăn từ những chiếc xe: không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước…
- Nhưng khó khăn ấy chẳng thể cản nổi ý chí của người lính: xe vẫn cứ chạy vì miền Nam phía trước, vì niềm tin tất thắng và nước nhà sẽ thống nhất.
- Chỉ cần trong xe có một trái tim: hình ảnh “một trái tim” là hình ảnh hoán dụ, chỉ người lính. Trái tim họ luôn căng tràn sự sống, cũng như sôi sục lòng căm thù giặc sâu sắc. Trái tim còn tượng trưng cho nhiệt huyết cách mạng, lòng trung thành với Đảng và tình yêu nước sâu đậm của người lính.
III. Kết bài
- Khẳng định lại vẻ đẹp người chiến sĩ cách mạng.
- Tài năng khắc họa, miêu tả của Phạm Tiến Duật.
Bài làm
Nói đến Phạm Tiến Duật là nói đến một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ những năm kháng chiến chống Mỹ. Từng chiến đấu trong đội ngũ những người chiến sĩ vận tải dọc đường Trường Sơn, chở vũ khí quân trang từ hậu phương ra tiền tuyến. Thơ ông có giọng điệu khỏe khoắn tràn trề sức sống, tinh nghịch vui tươi mà giàu chất suy tưởng. Thật vậy, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” - một bài thơ tiêu biểu của Phạm Tiến Duật đã nêu lên hình tượng những người chiến sĩ lái xe vui vẻ tếu táo mà đĩnh đạc hiên ngang can đảm, thắm tình đồng đội bạn bè bền vững ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt.
Bài thơ có nhan đề thật độc đáo ấy biểu hiện vẻ đẹp tâm hồn của những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Đó chính là những con người dũng cảm đến ngang tàng mà giản dị, yêu đời và lạc quan rất mực.
Hình ảnh các anh gắn liền với hình những chiếc xe không kính. Đây là hình ảnh có thực. Bom đạn của chiến tranh ác liệt thời đó đã khiến cho những chiếc xe không chỉ không có kính mà còn trần trụi hơn nữa không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước:
Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi.
Nhà thơ miêu tả những chiếc xe không kính nhằm làm nổi bật hình ảnh những người lái xe trên đó. Tuy công việc đầy hiểm nguy gian khổ, nhưng những anh chiến sĩ trẻ này dưới bom đạn triền miên vẫn luôn giữ một tư thế ung dung lạc quan và tươi trẻ. Phạm Tiến Duật trong bài thơ này đã miêu tả những cảm xúc rất cụ thể của họ khi ngồi trên chiếc xe không có kính.
Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng. Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa, như ùa vào buồng lái.
Những câu thơ có nhịp điệu nhanh gấp mà vẫn nhịp nhàng đều đặn này gợi đến nhịp tiếng bánh xe bon bon chạy trên đường dài. Có thực sự ung dung nhìn đất, nhìn trời không chút lo âu hốt hoảng trước bom đạn cận kề thì anh chiến sĩ trẻ của chúng ta mới có thể nhìn và thấy đến đủ đầy như thế. Anh từ nhìn thấy gió, nhìn thấy con đường đến nhìn thấy cả sao trời và cánh chim... từ buồng lái đã vỡ hết kính chắn gió, gió vào xoa mắt đắng. Làn gió đã ùa vào như thể làm giảm đi vị đắng nơi khoé mắt. Mắt đắng vì mắt đã thức nhiều đêm để lái xe liên tục từ đêm này sang đêm khác. Tất cả thế giới bên ngoài ấy đã ùa vào buồng lái của anh với tốc độ làm chóng mặt. Con đường cũng vì thế như chạy ngược về phía người lái và trở thành: “Con đường chạy thẳng vào tim”.
Trong tư thế hiên ngang chủ động đó, người chiến sĩ lái xe đã bình thản coi thường mọi khó khăn, nguy hiểm và gian khổ. Giọng điệu của anh thật ngang tàn, tếu táo:
Không có kính, ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già. Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc. Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
Không có kính, ừ thì ướt áo. Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa. Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi!
Các anh còn là những chàng trai trẻ sôi nổi, vui nhộn và lạc quan thể hiện qua cái nhìn: “Bụi phun tóc trắng như người già” và đặc biệt là tiếng cười sảng khoái đầy trẻ trung hồn nhiên và yêu đời: “Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” dẫu là sinh hoạt từ cái ăn, cái ngủ bình thường của các anh đều có tính tạm bợ, nhiều gian khổ:
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi, trời xanh thêm.
“Trời xanh thêm” phải chăng bởi vì lòng người đã phơi phới thêm, say mê thêm trước những chặng đường đã đi, những chặng đường đang đến.
Cái gì đã làm nên sức mạnh ấy? Đấy chính là ý chí chiến đấu để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, là tình yêu nước nồng nàn của tuổi trẻ Việt Nam thời đánh Mỹ:
Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Tuy bị bom đạn Mỹ làm cho biến dạng: “không có kính, không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước” nhưng chiếc xe ấy vẫn chạy vì miền Nam phía trước, nghĩa là vẫn băng băng ra tiền tuyến. Tác giả đã lý giải về điều ấy thật bất ngờ mà cũng chí lý: “Chỉ cần trong xe có một trái tim”. Đó là trái tim nồng nàn yêu nước, sôi nổi yêu đời, một trái tim dũng cảm.
Tóm lại, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật đã thành công trong việc khắc hoạ hình tượng những chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn đầy gay go thử thách, một lực lượng tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã thành công hơn ba mươi năm qua nhưng hình tượng tiêu biểu của một thế hệ trẻ lạc quan yêu đời, hồn nhiên, coi thường thiếu thốn gian khổ, sôi nổi, đầy quyết tâm chiến đấu vì miền Nam ruột thịt ngày nào vẫn chưa mờ phai trong lòng mỗi người Việt Nam chúng ta.
Cảm nhận về vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe qua 3 khổ thơ kết bài thơ"tiểu đội xe ko kính"_phạm tiến duật
Em tham khảo các ý :
* Khổ 5: Vẻ đẹp của người lính được thể hiện qua cái nhìn lạc quan, yêu đời trước hiện thực cuộc chiến đấu còn nhiều gian khổ.
- "Những chiếc xe... kính vỡ rồi"
+ Nghệ thuật: Những câu thơ ghi nhận một cách chân thực khắc nghiệt mà các anh phải chịu đựng khi bom đạn kẻ thù đã giật, rung, tàn phá tấm kính chắn xe. Hơi thở nhẹ nhàng như lời nói chuyện, mà là chuyện vui, chuyện thường ngày vẫn xảy ra với các anh, không hề khiến các anh phải bận tâm. Nhịp thơ mạnh,, dứt khoát. Các cụm từ "chưa cần rửa", "chưa cần thay" không chỉ đem đến cảm giác về sức trẻ dồi dào mà còn hé mở một điều đáng nể phục ở người lính: với các anh nhiệm vụ là trên hết còn những thứ khác không đáng bận tâm.
+ Liên hệ: bài "Nhớ"
=> Những con người như vậy tất nhiên càng không chỉ vì cái chuyện cái mặt hay lắm mà làm chậm cuộc hành trình "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả vì miền Nam ruột thịt".
* Khổ 6: Tình đồng chí, đồng đội
- "Bếp Hoàng Cầm... trời xanh thêm"
+ Nghệ thuật: hình ảnh giàu sức gợi, nhịp thơ 2/2/3
+ Nội dung: Niềm vui sum họp được mở ra sau chặng đường chạy dưới mưa bom đạn của kẻ thù.
* Khổ cuối: Tình yêu quê hương, đất nước
- "Không có kính... một trái tim"
+ Nghệ thuật: điệp từ "không"
+ Nội dung: Vẻ đẹp của người lính trong cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ: trẻ trung, lạc quan, dù hiểm nguy vẫn chắc tay lái đương đầu ra tiền tuyến.
Hãy phân tích một bài thơ được đánh giá là hay (ngoài bài đã được phân tích trong phần Viết của bài học).
Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, tưởng chừng như cùng với sự kết thúc của chế độ xã hội phong kiến suy tàn lạc hậu, nền văn học Việt Nam trung đại sẽ rơi vào ngõ cụt của sự bế tắc với một phương thức phản ánh đã lỗi thời. Nhưng thật kì lạ là trong sự suy thoái tưởng chừng đã đến đỉnh điểm ấy lại xuất hiện một tài năng thơ ca vào loại xuất chúng như Nguyễn Khuyến.
Ông để lại cho quê hương, cho đất nước một di sản văn chương phong phú, đồ sộ. Nhưng nói đến nhà thơ Nguyễn Khuyến, người đọc mệnh danh ông là nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam, vì ông đã viết nhiều bài thơ hay về cảnh làng quê. Đặc biệt là chùm thơ thu của ông, trong đó có bài thơ Thu điếu:
Bài thơ được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, ngôn ngữ tinh tế, hình tượng là biểu cảm. Cảnh thu, trời thu của làng quê Việt Nam như hiện lên trong dáng vẻ và màu sắc tuyệt vời dưới ngòi bút thần tình của Nguyễn Khuyến. Hai câu đầu nhà thơ hầu như không hứng thú gì với chuyện câu cá mà đắm say với không khí cảnh sắc mùa thu, ngay câu đầu nhà thơ đã gọi cái ao của mình là ao thu, và với tính chất lạnh lẽo nước trong veo thì đó đúng là ao thu chứ không phải là môi trường thích hợp cho việc câu cá.
Không gian được mở rộng, bức tranh thu có thêm chiều cao của bầu trời xanh ngắt với những từng mây lơ lửng trôi theo chiều gió nhẹ. Trong chùm thơ thu, Nguyễn Khuyến nhận diện sắc trời thu là xanh ngắt. Ở Thu vịnh là Trời thu xanh ngắt mấy từng cao, Thu ẩm là Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt, và Thu điếu là Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt.
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Cảnh vật êm đềm, thoáng một nỗi buồn cô tịch, hiu hắt. Người câu cá như đang chìm trong giấc mộng thu. Tất cả cảnh vật, từ mặt nước Ao thu lạnh lẽo đến chiếc thuyền câu bé tí teo, từ sóng biếc đến lá vàng, từ tầng mây lơ lửng đến ngõ trúc... đều hiện lên với đường nét, màu sắc, âm thanh thoáng chút bâng khuâng, man mác, rất gần gũi, thân thiết với mọi người Việt Nam.
Tựa gối ôm cần là tư thế đợi chờ mòn mỏi của người câu cá. Người xưa có kẻ lấy câu cá làm việc đợi thời, đợi người xứng đáng để phò tá. Văn thơ truyền thống lấy việc câu cá để từ chối việc làm quan và coi câu cá là việc câu người, câu quạnh, câu lưỡi. Bài thơ Thu điếu này cũng thể hiện khát vọng câu thanh, câu vắng cho tâm hồn của một nhà thơ có phẩm chất thanh cao.
Cái âm thanh cá đớp động gợi lên sự mơ hồ xa vắng, đánh thức tỉnh. Bài thơ Câu cá mùa thu là một bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Khuyến. Âm thanh của tiếng lá rơi đưa vèo trong làn gió thu tiếng cá đớp động chân bèo - đó là tiếng thu dân dã, thân thuộc của đồng quê đã khơi gợi trong lòng chúng ta bao hoài niệm đẹp về quê hương đất nước.
Cho mh hỏi là nhân vật trữ tình trong bài thơ : Tiến sĩ giấy(Nguyễn Khuyễn);Vịnh cây vông(Nguyễn Công Trứ);Hội Tây (Nguyễn Khuyến) với ạ
GẤP NHA MỌI NG GIÚP MH VỚI
Hỏi google đi má ai rảnh trả lời
Viết đoạn văn từ (10-13)(1 mặt giấy) phân tích 12 câu thơ cuối của bài thơ "Con đến từ đâu vậy ?" tác giả Tagore
Viết kết bài cho đề: phân tích bài thơ "Ngắm trăng" của HCM
Uống rượu ngắm trăng vốn là thú vui tao nhã của các tao nhân, mặc khách. Nguyễn Trãi đã từng viết: “Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén” để nói lên thú vui trong lúc thanh nhàn này. Còn Hồ Chí Minh trong một hoàn cảnh trái ngược hoàn toàn, bằng tâm hồn rộng mở và tình yêu thiên nhiên tha thiết đã viết: Ngục trung vô tửu diệc vô hoa Đôi thử lương tiêu nại nhược hà Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia Sau quá trình bôn ba vất vả, tìm con đường cứu nước cho dân tộc, vào tháng 8 năm 1942 Bác bí mật từ Cao Bằng sang Trung Quốc để tìm sự viện trợ của quốc tế. Không may trong hành trình đó Bác đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, và giải qua hơn 30 nhà giam của 13 huyện thuộc Quảng Tây. Cuộc sống tù nhân tuy bị đày ải về mặt thể xác nhưng không thể mài mòn ý chí chiến đấu, lòng yêu thiên nhiên của Người. Bài thơ Ngắm trăng chính là minh chứng tiêu biểu nhất cho tinh thần thép ấy của Bác. Tình yêu thiên nhiên của Bác trước hết được bộc lộ qua hoàn cảnh hết sức đặc biệt. Mặc dù trong hoàn cảnh ngục tù, nhưng không vì thế mà Bác đánh mất đi tình yêu với người bạn hiền – ánh trăng: Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ Một tâm thế ung dung, tự tại Bác đã có, nhưng để thưởng trăng cần phải có rượu và hoa. Nhưng trong tù thiếu thốn trăm bề, ăn không đủ no thì lấy đâu ra những rượu và hoa để ngắm cảnh cho trọn vẹn. Nhưng ngược lại với thực tại thiếu thốn ấy là lời cảm thán, là sự băn khoăn, cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào. Nếu như trong nguyên tác, câu thơ sử dụng từ nghi vấn – hà, bộc lộ sự băn khoăn, không biết phải làm thế nào; thì trong bản dịch thơ lại đánh mất đi ý nghĩa đó, câu thơ mang sắc thái khẳng định, không biết làm thế nào. Trước khung cảnh đêm trăng tuyệt diệu, huyền ảo, tấm lòng của một con người yêu thiên nhiên không thể bỏ lỡ, bởi vậy mà: Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ Hai câu của bản dịch thơ chưa thật sát nên đã đánh mất đi vẻ đẹp đăng đối, nhịp nhàng của hai câu thơ. Trong hai câu thơ này, Hồ Chí Minh đã vận dụng nghệ thuật đối rất tài hoa. Trong nội bộ câu, nhân đối với minh nguyệt; nguyệt đối với thi gia; trong hai câu với nhau nhân đối với nguyệt và minh nguyệt đối với thi gia. Tính chất đối hài hòa, hoàn chỉnh như vậy cho thấy mối quan hệ gần gũi, bình đẳng giữa hai đối tượng, giữa con người và thiên nhiên. Ánh trăng và con người không màng đến hoàn cảnh vượt qua song sắt lạnh giá, vượt qua hoàn cảnh ngục tù để tìm đến với nhau, để giao hòa và tri âm với nhau. Và cũng để từ đó làm nổi bật lên vẻ đẹp tâm hồn: ung dung tự tại và lòng yêu thiên nhiên tha thiết của Bác. Trước ánh sáng lung linh, huyền ảo của ánh trăng, người đọc có thể cảm nhận đầy đủ vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Người cũng như vẻ đẹp của biết bao nhà thơ xưa: Nguyễn Trãi, Lí Bạch,… Không chỉ vậy, ta còn thấy vẻ đẹp sức sống trong Bác. Dù phải sống trong hoàn cảnh ngục tù, phải liên tục di chuyển từ nhà lao này, đến nhà lao khác với biết bao khó khăn, thiếu thốn nhưng Bác vẫn mở rộng tấm lòng mình, say sưa cảm biết vẻ đẹp của trăng, và có một cuộc vượt thoát ngoạn mục để đến với thiên nhiên. Kết hợp với ngôn ngữ và âm điệu của tác phẩm đã cho thấy một tinh thần khỏe khoắn, một sức sống tràn trề, và tinh thần lạc quan trong con người Bác. Thể thơ tứ tuyệt hàm súc, cô đọng nhưng giàu ý nghĩa đã giúp Bác truyền tải, thể hiện những thông điệp ý nghĩa. Đó chính là tình yêu thiên nhiên đắm say, phong thái ung dung, lạc quan trong hoàn cảnh tù đày. Bài thơ không gân guốc mà nhẹ nhàng nhưng ngời lên chất thép của người tù cộng sản Hồ Chí Minh.
Tham khảo nha em:
KB:
Bài thơ được viết theo thể tứ tuyệt, chỉ có 28 chữ cái rất ngắn gọn, cô đúc nhưng đã khắc họa thành công một bức chân dung tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản: yêu thiên nhiên với tinh thần lạc quan, mạnh mẽ, vượt lên trên hoàn cảnh tù đầy khắc nghiệt. Đó là chất thép trong bài thơ hay chính là chất thép trong bản lĩnh nghị lực phi thường của người chiến sĩ vĩ đại - Hồ Chí Minh
phân tích bài thơ tây tiến của quang dũng
p/s: chỉ cần đủ ý thôi ạ, ko cần viết dài quá đâu ._.
phân tích đoạn thơ cuối bài thơ tây tiến
Nhắc tới thơ văn trong kháng chiến, chúng ta không thể không nhắc tới những nhà văn nhà thơ như Tố Hữu, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Thi, … và có lẽ chúng ta không thể nào không nhắc tới nhà thơ Quang Dũng. Ông là nhà thơ tiêu biểu trong giai đoạn văn học thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. Tác phẩm đặc sắc và gây ấn tượng nhất của ông là bài thơ Tây Tiến viết năm 1948. Bài thơ đã làm nổi bật lên một hồn thơ lãng mạn, sâu lắng, thấm đượm nghĩa tình, tinh thần dân tộc của Quang Dũng, đặc biệt đoạn thơ cuối của bài thơ đã gói gọn cảm xúc bao trùm toàn bộ bài thơ, đó là nỗi nhớ cùng lời thề gắn bó với Tây Tiền và miền Tây Bắc Bộ.
Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác vào tháng 7 năm 1939, khi nhà thơ trong bước đường hoạt động cách mạng đang bị địch bắt giam tại lao Thừa Phủ - Huế. Bài thơ phản ánh tâm trạng ngột ngạt của một người cộng sản trẻ tuổi sôi nổi yêu đời bị giam cầm giữa bốn bức tường vôi lạnh. Tâm trạng ấy càng trở nên bức xúc khi nhà thơ hướng tâm hồn mình đến với bầu trời tự do ở bên ngoài. Đặc biệt giữa không gian tự do ấy bỗng vang ngân tiếng chim tu hú gọi bầy. Với âm thanh da diết đó, nỗi ngột ngạt, u uất còn dồn nén và biến thành niềm khát vọng tự do cháy bỏng không thể kìm hãm nổi.Tác động của âm thanh này đặt vào tâm cảnh của nhà thơ càng trở nên tha thiết và thôi thúc hướng đến tự do.Bài thơ có 10 câu, câu mở đầu và câu kết thúc là tiếng kêu của con tu hú. Âm hưởng tiếng kêu xuyên suốt toàn bài, tiếng kêu liên hồi, khắc khoải và da diết. Tiếng kêu vang vào thế giới chật chội, tăm tối của nhà lao và tâm trạng nhà thơ trở nên bựBài thơ khép lại nhưng là nghe tiếng tu hú “cứ kêu”, kêu hoài, kêu mãi...Phải chăng bài thơ cho ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi? Người chiến sĩ gang thép đó có một thế giới nội tâm rất mực phong phú, rung động mãnh liệt với nhịp đập của cuộc sống, gắn bó thiết tha với quê hương ruộng đồng, và một niềm khát khao tự do cháy bỏng ,bực bội, ngột ngạt, đến nỗi phải kêu lên.
Câu nghi vấn : Bôi đậm