Những câu hỏi liên quan
DN
Xem chi tiết
ND
15 tháng 5 2017 lúc 16:40

Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này là làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích… để chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.

Đáp án cần chọn là: A

Bình luận (0)
LX
Xem chi tiết
DP
29 tháng 10 2023 lúc 20:59

Dũng cảm là phẩm chất đạo đức cao đẹp của con người. Lòng dũng cảm được hiểu là tấm lòng gan dạ, dám dấn thân, đương đầu với khó khăn, gian khổ vì mục đích cao đẹp. Trong cuộc sống, lòng dũng cảm được biểu hiện bằng những hành động cụ thể trong từng hoàn cảnh khác nhau.

Đó có thể là lòng dũng cảm của những vị anh hùng cứu nước, của những người chiến sĩ cách mạng dám dấn thân vào vòng vây của giặc, đứng hiên ngang trước mũi súng, làn bom vì mục đích cứu nước cứu dân cao cả. Đó cũng có thể là lòng dũng cảm của người con người bình thường dám đương đầu với khó khăn, dám thử sức mình với cái mới để tìm ra con người thành công cho bản thân và xã hội.

Xã hôi hiện nay có rất nhiều tấm gương hiệp sĩ nông dân tự nguyện đứng lên chống cướp, bắt cướp, đảm bảo an toàn cho người dân, tiêu biểu như nhóm hiệp sĩ ở các quận thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian vừa qua. Có thể thấy, lòng dũng cảm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là một trong những yếu tố làm nên sự thành công của con người và cả xã hội.

Hiểu rõ điều đó, chúng ta cần rèn luyện cho bản thân lòng dũng cảm, kiên cường, gan dạ ngay trong những hoàn cảnh nhỏ nhất, tránh xa lối sống hèn nhát, ích kỉ, ngại khó. Có như vậy, ta mới trở thành công dân có ích, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Bình luận (0)
CT
Xem chi tiết
H24
20 tháng 2 2019 lúc 21:31

nghị luận mà là lớp 6 ?

Bình luận (0)
H24
20 tháng 2 2019 lúc 21:34

chị google luôn rộng mở vòng tay vs ai gặp khó khăn đó bn

Bình luận (0)
CT
20 tháng 2 2019 lúc 21:34

Hiện tại ở trường mik cho học vậy đấy, mong bạn thông cảm  -_- !

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
DL
5 tháng 2 2023 lúc 11:10

Dàn ý cho bạn nhé.

Mở đoạn:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: "Giá trị của yêu thương con người".

Mẫu: Người ta thường nói: "Sức mạnh của con người ta nằm ở trái tim". Vì sao lại thế?. Hôm nay, chúng ta sẽ nói rõ hơn điều này ở "giá trị của yêu thương con người".

Thân đoạn:

- Giải thích:

+ Yêu thương con người là gì?

-> Đó là tình cảm yêu thương của mọi người dành cho nhau.

-> Là cảm xúc chân thành xuất phát từ tận đáy lòng của cộng đồng, xh dành cho mỗi người xung quanh.

=> Giá trị của yêu thương con người là:

+ Sức mạnh của tình yêu thương có thể cứu rỗi một sinh mạng, một tâm hồn hay thậm chí là cả cuộc đời con người.

+ Mang đến cho con người ta ngọn lửa ấm áp tình người.

+ ...

- Đặt câu hỏi, gợi vấn đề và luận điểm:

+ Lợi ích kèm với giá trị yêu thương con người là gì?

-> Xh thêm văn minh, phát triển.

-> Tập luyện cho suy nghĩ, tính cách yêu thương cho mọi người đặc biệt là mầm non tương lai của đất nước.

+ Luận điểm:

-> Ai cũng cần phải có sự yêu thương trong tấm lòng mình.

-> Không có tình yêu thương, chúng ta chỉ là một linh hồn lang thang cô độc trên cõi đời này.

-> Không ai có thể sống mà quá vô tâm, lạnh nhạt với mọi người xung quanh.

Dẫn chứng:

+ Xấu:

-> Phê phán giới trẻ hiện nay sống thờ ơ vô cảm, luôn muốn công kích người khác.

+ Tốt:

-> Ca ngợi những bạn trẻ làm tình nguyện viên phân phát đồ ăn giúp đỡ người nghèo từ tiền quyên góp của mọi người.

-> Ca ngợi những mạnh thường quân hỗ trợ cho những trại trẻ mồ côi chi phí sinh hoạt của các trẻ.

Kết đoạn:

- Liên hệ bản thân.

- Đánh giá vấn đề: Giá trị của yêu thương con người quý hơn bất kì viên kim cương nào trên đời. Bởi thế, chúng ta cần sống yêu thương, sống cho đi không cầu nhận lại trong khả năng của chúng ta.

 

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
NH
13 tháng 3 2022 lúc 20:09

Tham khảo:

Viết đoạn văn nghị luận bày tỏ quan điểm về hạnh phúc
       “Hạnh phúc bắt nguồn từ những điều nhỏ bé nhất”. Thật vậy! Hạnh phúc là khái niệm thuộc phạm trù tinh thần, là cảm xúc vui sướng, mãn nguyện khi đạt được hay làm được điều mình mong ước. Cũng giống như những trạng thái tình cảm của con người, hạnh phúc là cảm xúc xuất phát từ con tim, trong bất kỳ khoảnh khắc nào của cuộc sống. Khi con người biết hạnh phúc với những gì mình có, mình đạt được thì tâm hồn sẽ thanh thản, nhẹ nhõm và viên mãn. Ngược lại, nếu ta sống vô cảm hoặc đòi hỏi quá cao vào bản thân, không cho phép mình hạnh phúc hay thỏa mãn với bất cứ điều gì, thì chắc chắn, ta sẽ trở nên khô khan và mất dần niềm tin vào cuộc sống. Hạnh phúc có thể bắt nguồn từ những điều lớn lao, ví dụ như sự thành công, nhưng cũng có thể bắt nguồn từ những điều nhỏ nhất. Đó là khi ta nhận được một món quà nhỏ, nhận được một lời cảm ơn chân thành, là khi ta làm được một việc tốt, mang đến hạnh phúc cho người khác… Hạnh phúc là điều ai cũng mong muốn có được trong cuộc sống, thế nhưng, chúng ta hãy tập hạnh phúc từ những điều đơn giản nhất, hạnh phúc với tất cả những gì mình đang có, và quan trọng hơn, đó là hãy trao đi hạnh phúc để nhận lại yêu thương.

Bình luận (0)
LP
Xem chi tiết
PP
2 tháng 6 2021 lúc 15:52

Tham khảo nha bạn !

Nghị luận về tư tưởng đạo lí : 1, 3, 6, 9,10.

Nghị luận về hiện tượng đ/s : 2, 4, 5, 7, 8 .

Bình luận (0)
TC
Xem chi tiết
MN
3 tháng 6 2021 lúc 18:41

Em tham khảo nhé !

 

Trong xã hội hiện đại với các xu thế không ngừng thay đổi thì đức tính giản dị là điều cần thiết mà mỗi con người nên có. Đó là đức tính hướng về những thứ tự nhiên, không chú trọng vật chất bên ngoài, không cầu kì hay xa hoa, kiểu cách, sống chân phương phù hợp với hoàn cảnh của bản thân.  Đức tính giản dị mang lại những ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống con người. Trước hết, con người sẽ dễ hòa nhập với cộng đồng, dễ được mọi người quan tâm, gần gũi, sẻ chia và giúp đỡ khi cần thiết. Chắc hẳn những người không cầu kì, kiểu cách sẽ mang lại thiện cảm đối với người đối diện nhiều hơn. Đồng thời nó còn tạo cho con người một tâm hồn thư thái, bình yên trong tâm hồn giữa xã hội ngày một xô bồ này. Con người sẽ không phải chạy theo đồng tiền, theo vật chất xa hoa, không sống quá thực dụng mà luôn trân trọng những thứ mình có. Gianr dị không chỉ biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày mà còn trong suy nghĩ, trong tiềm thức, trong phong cách sống của mỗi người. Bản thân chúng ta có thể học tập đức tính này ở Bác Hồ- một người nổi tiếng với lẽ sống giản dị trong cả sinh hoạt lẫn tác phong công việc. Tuy nhiên, giản dị cũng không đồng nghĩa với sự gò bó, lạc hậu, càng không đồng nghĩa với tiết kiệm 1 cách thái quá, hà tiện. Mọi người, nhất là lớp trẻ, cần nhận thức được giá trị  phấn đấu tu dưỡng để có thể rèn luyện cho bản thân đức tính cao quý này.

 
Bình luận (0)
HL
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết
PT
30 tháng 8 2021 lúc 6:43

Tham khảo

Trong cuộc sống, gia đình đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt, môi trường gia đình bao giờ cũng có tác động hai mặt tới sự hình thành nhân cách của chúng ta.Gia đình là một trong ba môi trường của xã hội, quyết định trực tiếp tới mặt tự nhiên và xã hội trong mỗi con người. Là nơi để các thành viên sống chân thành với nhau, san sẻ lòng yêu thương, niềm vui, là điểm dựa vững chắc nhất những lúc chúng ta gặp khó khăn, hay thất bại trong cuộc sống. Gia đình là những người cùng chung sống dưới một mái nhà, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống, thường gồm có ông bà, cha mẹ, con cái và cháu chắt.

Thời thơ ấu: Gia đình là nơi để chúng ta phát triển về thể chất và tâm hồn. Là nơi bảo vệ những tác động xấu, uốn nắn kịp thời những biểu hiện lệch lạc để cho nhân cách ta phát triển hoàn thiện. Là trường học đầu tiên để hình thành những kỹ năng cơ bản cho một cuộc sống tốt đẹp. Khi trưởng thành: Gia đình là nơi mà ta trở về sau những bôn ba vất vả của cuộc sống. Là nơi ta được san sẻ tình yêu thương cùng với ý thức trách nhiệm, bổn phận của mình. Là sự bao dung, che chở và tha thứ khi ta gặp phải lầm lạc hay những bất trắc của cuộc đời. Là sự động viên khích lệ cho những thành quả, thành công,...

Khi về già: Gia đình là nơi để ta nghỉ ngơi sau một quãng đời phấn đấu, lao động mệt nhọc. Là nơi đem lại niềm vui sống vào tuổi xế chiều. Là nơi tìm được ý nghĩa cuộc sống, răn dạy cháu con những kinh nghiệm cuộc sống ngay cả khi đã sức tàn lực kiệt. Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình góp phần quan trọng cho sự phát triển chung về mọi mặt của toàn xã hội, cùng với xã hội xây dựng môi trường sống và hoàn thiện con người. Chúng ta phê phán những biểu hiện lệch lạc tạo mầm mống cho sự rạn nứt, tan vỡ của các quan hệ gia đình. Đó có thể là nạn bạo hành gia đình, con cái bất hiếu với cha mẹ. Cha mẹ thiếu nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc con cái nên người. Một hiện tượng dễ thấy trong xã hội hiện đại là tình trạng ly hôn ngày càng nhiều, mà thiệt thòi nhất vẫn là trẻ em và phụ nữ. Mỗi con người là một kiểu cá tính, tâm lí, có một nhu cầu, ý muốn khác nhau.

Để tạo nên mối quan hệ bền vững và tốt đẹp trong gia đình, mỗi người cần biết cân bằng, điều chỉnh bản thân và có trách nhiệm yêu thương, chăm sóc các thành viên khác. Gia đình hạnh phúc thì đòi hỏi mọi thành viên phải bình đẳng, có tâm huyết, có tình cảm và đức hy sinh. Giữ được sự yên ấm và vun đắp hạnh phúc cho gia đình là tạo một nền tảng cho sự phát triển bền vững của con người, của xã hội.

Bình luận (1)