Những câu hỏi liên quan
QL
Xem chi tiết
HM
26 tháng 11 2023 lúc 12:13

- Khi viết bài luận về bản thân, cần lưu ý:

+ Người viết trình bày được đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân.

+ Bài viết đưa ra được những bằng chứng để làm rõ cho những đặc điểm của bản thân.

+ Các thông tin đưa ra trong bài viết cần xác thực, đáng tin cậy.

- Kinh nghiệm rút ra sau khi viết bài luận về bản thân:

+ Cần nhận thức rõ về ưu, nhược điểm của bản thân.

+ Khi viết bài, cần có những dẫn chứng cụ thể, xác thực.

Bình luận (0)
TP
Xem chi tiết
DL
26 tháng 6 2023 lúc 20:44

Khi viết bài luận về bản thân, cần lưu ý cách diễn đạt rõ từng mục khác nhau: tên, tuổi, ưu điểm, khuyết điểm,...

Kinh nghiệm rút ra sau khi viết bài luận về bản thân: 

- Lập nhiều mục cần nói về bản thân ra nháp: Tên, tuổi, nghề nghiệp, quê quán, gia đình, ưu điểm, khuyết điểm, mơ ước,..

- Trình bày ngắn gọn, nhất quán, mạch lạc những mục nêu ra.

- Có lời kết bản thân cần cố gắng làm gì nhất, mục tiêu,..

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
MP
30 tháng 8 2023 lúc 20:23

Phương pháp giải:

Tham khảo bài viết tham khảo và dựa vào hướng dẫn để viết bài luận theo yêu cầu.

Lời giải chi tiết:

Dàn ý

1. Mở bài

     Giới thiệu ngắn gọn, khái quát về quan điểm sống và những trải nghiệm của bản thân.

     Cuộc sống quanh ta luôn tràn ngập những điều bất ngờ, đôi khi cái chúng ta nhìn thấy chưa chắc đã là sự thật, cái chúng ta tìm thấy chưa hẳn đã là kết quả cuối cùng. Sống thì phải tận hưởng, làm những gì mình thích, làm những thứ có ích và tìm đến hạnh phúc một cách tốt nhất.

2. Thân bài

- Trải nghiệm của bản thân: sự lựa chọn đầu tiên trong đời.

+ Năm 8 tuổi, sau khi ông mất, tôi đã quyết định dọn đến ở cùng bà, làm bạn với bà cho đến tận bây giờ khi tôi đã trưởng thành, đã biết tự nhận thức và có suy nghĩ riêng.

+ Với mọi người, lựa chọn đó có thể chỉ là sự vui đùa của một đứa trẻ và không kéo dài lâu nhưng với tôi, nó là quyết định đầu tiên trong đời và là một sự lựa chọn đúng đắn nhất trong tất cả các lựa chọn về sau của tôi.

→ Lựa chọn đầu tiên trong đời không nhất thiết là một thứ gì đó to lớn, hay ở một thời điểm đã có suy nghĩ riêng, đơn giản chỉ là khi bạn muốn chọn, muốn làm mà thôi.

- Những lựa chọn của chúng ta chưa hẳn đã là cái chúng ta muốn nhưng nó có thể là lựa chọn tốt nhất của bạn, tạo ra một tương lai đáng để chờ mong. Đôi khi số phận đưa chúng ta đến với những lựa chọn chúng ta không muốn nhưng lại mang đến nhiều điều không tưởng trong tương lai.

+ Lần lựa chọn thứ hai, chọn trường và khối ngành học → định hướng tương lai.

+ Sự lựa chọn này không phải là lựa chọn như mong muốn, mà là lựa chọn của số phận → người dư thừa trong quyết định này → số phận dẫn lối tương lai.

3. Kết bài

     Khẳng định lại quan điểm, suy nghĩ của bản thân về cuộc sống.

     Cuộc sống rất tuyệt vời nếu bạn biết sống và dám sống. Hãy thử “sống” như cách mình muốn, sống từ hôm nay, để sau này khi vốn thời gian của bạn cạn kiệt, bạn sẽ không phải hối tiếc vì chưa kịp làm quá nhiều điều, ngay cả những điều rất nhỏ nhoi và những điều rất lớn.

Bài viết mẫu

     Cuộc sống quanh ta luôn tràn ngập những điều bất ngờ, đôi khi cái chúng ta nhìn thấy chưa chắc đã là sự thật, cái chúng ta tìm thấy chưa hẳn đã là kết quả cuối cùng. Sống thì phải tận hưởng, làm những gì mình thích, làm những thứ có ích và tìm đến hạnh phúc một cách tốt nhất. Tôi từng được nghe một câu nói rằng điều quan trọng không phải vị trí đứng mà là hướng đi. Câu nói ấy đã ảnh hưởng đến tôi và cũng là một trong những thứ thúc đẩy tôi đưa ra sự lựa chọn đầu tiên trong đời mình khi mới chỉ tám tuổi.

     Năm tôi tám tuổi, còn là một cô bé hồn nhiên và ngây thơ, là một năm với nhiều sự thay đổi trong gia đình tôi, năm mà người ông đáng quý của tôi ra đi. Hồi ấy với một đứa trẻ tám tuổi mà nói, tôi không thể nào hiểu hết được không khí đau buồn trong nhà, chỉ biết rằng ông bị bệnh phải đi xa mãi còn bà tôi sẽ sống một mình trong thời gian ông đi vắng. Nhìn ánh mắt đau buồn của mọi người, mái tóc đã chấm bạc và khuôn mặt mệt mỏi của bà, tôi đã nghĩ rằng nếu bà ở một mình thì sẽ rất buồn và cô đơn. Tôi không muốn bà thấy cô đơn vậy nên tôi đã nảy ra một suy nghĩ, một sự lựa chọn đã thay đổi cuộc đời tôi: tôi muốn chuyển đến sống cùng với bà. Lựa chọn sống với bà đồng nghĩa với việc xa bố mẹ, không thể sống cùng bố mẹ và với một đứa trẻ thì việc xa bố mẹ sẽ rất khó khăn nhưng tôi đã không hề do dự mà quyết định ở với bà. Khi ấy bố mẹ tôi và mọi người chỉ nghĩ đơn giản rằng tôi chỉ ở nhà bà vài ngày rồi sẽ chán và đòi về nhà với bố mẹ thôi nhưng cô bé ấy đã sống cùng bà cho đến khi vào đại học phải xa nhà. Đó là sự lựa chọn đầu tiên trong đời tôi và cũng là sự lựa chọn dẫn lối cho tương lai sau này của tôi.

     Cuộc sống chỉ tươi đẹp và hạnh phúc khi bạn tự hào vì lựa chọn của mình, cuộc sống hạnh phúc khi có sự sẻ chia. Sự chia sẻ và tình yêu thương là điều quý giá nhất trên đời. Tôi giành tình yêu của mình cho người bà luôn chăm lo cho tôi, làm bạn với bà trong thời gian ông đi và cuộc sống của tôi tràn ngập niềm vui sau sự lựa chọn ấy. Lựa chọn đầu tiên trong đời không nhất thiết là một thứ gì đó to lớn, hay ở một thời điểm đã có suy nghĩ chín chắn, đơn giản chỉ là khi bạn muốn chọn, muốn làm mà thôi. Lựa chọn của bạn có thể không to lớn hay quan trọng nhưng chỉ cần bạn tự tin vào lựa chọn ấy thì nó là lựa chọn đúng và là con đường dẫn đến sự thành công.

     Những lựa chọn của chúng ta chưa hẳn đã là cái chúng ta muốn nhưng nó có thể là lựa chọn tốt nhất của bạn, tạo ra một tương lai đáng để chờ mong. Đôi khi số phận đưa chúng ta đến với những lựa chọn chúng ta không muốn nhưng lại mang đến nhiều điều không tưởng trong tương lai. Sau lần đầu tiên đưa ra lựa chọn ấy, lần lựa chọn tiếp theo của tôi là lựa chọn thi vào trường cấp 3 ở huyện hay thi vào trường chuyên trên thành phố, thi vào trường chuyên thì tôi sẽ chuyển đến ở nhờ nhà dì tôi.

     Lần chọn trường này, cả gia đình tôi có rất nhiều ý kiến khác nhau và việc định hướng khối ngành học cũng cần phải quyết định cùng với chọn trường. Dựa theo thành tích học tập của tôi thì khối ngành xã hội sẽ ổn hơn khối tự nhiên, tôi khá trội môn ngoại ngữ - tiếng anh và học ở trường huyện sẽ an toàn hơn với tôi. Tuy vậy, bố tôi vẫn hi vọng tôi có thể đăng kí thi thử sức vào trường chuyên để đánh giá năng lực của mình. Cuối cùng, mọi người quyết định để tôi tham gia thi thử đầu vào, dù trượt hay đỗ thì cũng sẽ quay về trường huyện học tiếp, tôi cảm thấy đây không phải lựa chọn tôi mong muốn nhưng nó là lựa chọn mà số phận an bài cho tôi. Vì vậy mà tôi thuận theo số phận đi thi thử và tất nhiên là không đủ điểm để vào, tôi quay về học ở trường huyện, đăng kí lớp chuyên về xã hội.

     Số phận sẽ đưa ta đến với những sự lựa chọn đã được an bài dù nó không phải là lựa chọn chúng ta mong muốn. Bản thân tôi thích sự tự do và thuận theo số phận, lúc cần tiến tới thì phải bước tiếp, không cần thì có thể ngừng nghỉ để tận hưởng cuộc sống một cách có ý nghĩa. Cuộc sống rất tuyệt vời nếu bạn biết sống và dám sống. Hãy thử “sống” như cách mình muốn, sống từ hôm nay, để sau này khi vốn thời gian của bạn cạn kiệt, bạn sẽ không phải hối tiếc vì chưa kịp làm quá nhiều điều, ngay cả những điều rất nhỏ nhoi và những điều rất lớn. Lựa chọn để hoàn thiện cuộc sống, sống để tận hưởng và dù có mệt mỏi hay đau khổ thì hãy hướng về phía trước, đừng dừng lại để bỏ lỡ những điều đang đợi bạn ở phía trước.

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
QL
14 tháng 12 2023 lúc 16:41

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
HM
26 tháng 11 2023 lúc 12:08

- Bố cục bài viết đầy đủ và đã đáp ứng được yêu cầu đối với kiểu bài viết bài luận về bản thân.

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
TQ
16 tháng 2 2021 lúc 20:16

Bài 1: Bài nào vậy bn??

Bài 2:                                            BÀI LÀM

"Lòng yêu nước"là tình cảm yêu thương chân thành, sâu sắc dành cho quê hương, Tổ Quốc. Đó là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng, cao cả của mỗi con người, không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn qua cả những lời nói thiết thực. Lịch sử đã chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta qua các giai đoạn đất nước bị các thế lực bên ngoài xâm lược. Hơn 1000 năm bị phong kiến phương Băc đô hộ, tiếp sau đó là những cuộc chiến tranh xâm lược quân Nguyên Mông, rồi đến hai quốc gia hùng mạnh nhất là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đều tham vọng xâm chiếm đất nước ta. Và kết quả ra sao?Cuộc chiến thắng lừng lẫy trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền, quân đội nhà Trần hùng mạnhđã ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông và rồi một chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu đã buộc thực dân Pháp phải kí hiệp định Gio-ne-vơ, chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Và cả trận "Điện Biên Phủ trên không", Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới bắn rơi được chiếc máy bay B52 mà không chỉ có một mà là 68 cái và cùng bao nhieeuc hiếc máy bay khác của Mĩ bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội, dây chính là tiền đề để Mĩ kí hiệp định Paris.

Tình yêu nước là như vậy đó. Đôi lúc rất bình dị, giản đơn nhưng nhiều khi nó"kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ và to lớn". Chẳng phải nói gì nhiều bởi trong con tim mỗi chúng ta đều cùng chung một nhịp đập, đều tự hào mỗi khi nhắc đến hai tiếng"Việt Nam", đều khát khao cống hiến khi nghe giai điệu hào hùng của bài" Tiến Quân Ca" và đôi mắt đều nhỏ lệ khi nhớ về những anh hùng đã ngã xuống vì độc lập và tự do của dân tộc.

Chúc các bn học giỏi để giúp nhiều lợi ích cho đất nước nhá!

YÊU MỌI NGƯỜIbanhquayeu

Bình luận (2)
PH
Xem chi tiết
MN
9 tháng 3 2021 lúc 22:12

Tham Khảo !

 Trong đời, ai cũng có một lần nói dối. Có lẽ ai cũng biết, nói dối có hại cho bản thân nhưng vì sợ hãi, họ đã trốn tránh sự thật, trốn tránh trách nhiệm của những việc mà mình đã làm.

    Nói dối là nói sai, nói không đúng sự thật. Nói dối là một hành vi thể hiện sự dối trá. Nhiều người quan niệm, nói dối chỉ xấu khi nó bị phát hiện. Đây là một suy nghĩ rất sai, cần phải thay đổi. Cho dù vì một mục đích gì đi chăng nữa, nói dối vẫn rất có hại cho bản thân và cho mọi người xung quanh. Mọi người tin lời nói dối của bạn, vô tình, họ chẳng khác gì kẻ đồng lõa. Nếu có một ai đó phát hiện ra bạn nói dối thì người vẫn tin vào lời nói của bạn cũng sẽ là một kẻ gian dối.

     Tai hại hơn, nói dối đã trở thành một thói quen, trở thành tật của mọi người, hay nói cách khác, nhiều người mở mồm ra là nói dối. Thói quen này bắt nguồn từ những việc rất nhỏ, những việc vặt vãnh trong cuộc sống. Nó cũng giống như một quả bóng bay, nếu bạn thổi một hơi, nó chưa vỡ, bạn lại tiếp tục thổi cho đến khi nó căng phồng. Nếu bạn không biết dừng lại, nó sẽ vỡ tung. Bạn nói dối những việc rất nhỏ vì không muốn ai biết, không muốn phải xấu hổ nhưng bạn đâu biết rằng, đằng sau nó là một lỗi lầm, một vũng bùn mà bạn có thể giẫm phải. Có những lúc, bạn biết lời nói dối của mình sẽ bị phát hiên nhưng bạn vẫn nói dối vì nếu may mắn, sẽ không ai biết được điều đó. “Đâm lao thì phải theo lao”, và từ những ý nghĩ, hành động như thế, tật nói dối lớn lên, trở thành thói quen xấu. Nói dối sẽ khiến bạn suốt ngày lo sợ việc bại lộ, bạn sẽ mất ăn mất ngủ. Tại sao bạn lại nói dối để chịu khổ sở như vậy? Chẳng ai nói dối cả đời được. Đến một lúc nào đó, sự giả dối của bạn cũng sẽ bị phát hiện. Khi đó, nhân cách của bạn giống như một cục than đen sì, dơ bẩn. Phẩm giá của bạn, lòng tin của mọi người đối với bạn sẽ biến mất. Không ai tin bạn, không ai muốn sống vói một kẻ giả dối. Lúc đó, bạn sẽ như thế nào?

     Liệu những ích lợi bạn có từ việc nói dối có giá trị bằng lòng tin của mọi người, bằng phẩm giá, nhân cách của bạn không? Cái giá phải trả quả là quá đắt. Trong mắt họ, bạn chỉ là kẻ nói dối đáng khinh. Họ thất vọng vì bạn. Họ mất lòng tin với bạn. Liệu bạn có thể lấy lại những thứ đó một cách dễ dàng không?

      Chắc các bạn đã từng nghe nói đến tác phẩm Tội ác và trừng phạt của Phê-đo Đô-xtôi-ép-xki nói về một chàng sinh viên lâm vào cảnh túng quẫn đã phải đem đi cầm cố tất cả những tài sản của mình. Sau đó, chàng đã nổi lòng tham, giết bà chủ tiệm cầm đồ để lấy tiền của. Chàng đã nói dối người yêu của mình, nói dối cả
những người đã từng giúp đỡ chàng. Nhưng, cuối cùng, không chịu được cảm giác tội lỗi, không chịu được sự giày vò của lương tâm, chàng đã ra đầu thú.

     Trong câu chuyện này, chàng trai đã biết hối hận và thay đổi nhưng nhiều lồi lầm sẽ không cho chúng ta có cơ hội hối hận. Chúng ta sẽ phải trả giá đắt. Mong sao các bạn hãy ý thức rõ ràng về việc mình làm và luôn hành động đúng, đừng bao giờ nói dối. Hãy luôn luôn chân thành. Chỉ có thế bạn mới có được lòng tin của mọi người.

 

Bình luận (1)
H24
9 tháng 3 2021 lúc 22:17

Trung thực, thật thà luôn là đức tính vô cùng đáng quý của mỗi người trong cuộc sống, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác nhau, chúng ta luôn gặp phải những lời nói dối. Đa phần những lời dối trá đó đều mang hại và hoàn toàn sai trái, và thật đúng khi nói rằng: Nói dối có hại cho bản thân.

Nói dối là nói những lời không chân thật, sai lệch với sự thật đối khi trái hẳn với thực tế một cách vô tình hoặc cố ý. Thực tế cuộc sống, ta đã gặp nhiều trường hợp con người nói dối có chủ đích, đó là lời bác sĩ nói dối bệnh nhân ung thư về bệnh tình của anh ta, rằng bệnh của anh không đáng lo ngại và anh hãy lạc quan lên, sắp được ra viện rồi... Ở đây, lời nói dối nhằm mục đích giúp người bệnh có tâm lí thoải mái hơn khi chữa bệnh, không căng thẳng, lo lắng, tránh ảnh hưởng đến việc điều trị. Lại có những lời nói dối thể hiện tình yêu thương và sự vị tha, đó là lời của người mẹ nghèo, đói đến xơ xác nhưng vẫn cố gắng chịu đựng mỉm cười nói với những đứa con "Mẹ ăn no rồi!" để nhường cho con phần cơm còn lại. Những lời nói dối này không nhằm mục đích xấu mà đây chỉ là một phương pháp làm giảm đi gánh nặng tâm lí cho người nghe mà thôi.

Trái lại, có nhiều lời nói dối nhằm mục đích không tốt: Một cậu bé nói dối cha mẹ bỏ học đi chơi; học sinh vì mải chơi chưa làm bài tập hay học bài cũ, liền nói dối bị quên vở; một cô bé xin tiền mẹ nói dối là đi học thêm nhưng thực chất là lấy tiền đi xem phim;... còn muôn vàn những kiểu nói dối khác nhau nữa mà chúng ta không thể kể xiết. Trong những trường hợp này, người nói dối nhằm mục đích che đậy tội lỗi và đều mang ý xấu. Bên cạnh đó, có những lời nói dối còn trắng trợn và đáng sợ hơn nhằm đổi trắng thay đen, nhằm hãm hại và đẩy người khác vào bước đường cùng. Việc nói dối nhiều lần sẽ thành thói xấu khó bỏ, khiến con người "tặc lưỡi" cho qua, lâu dần sẽ trở thành "căn bệnh" khó chữa và gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, có hại cho bản thân và ảnh hưởng xấu đến người khác.

Vậy tại sao nói dối có hại cho bản thân? Trước hết, có thể thấy nói dối để che giấu những điều sai trái, lỗi lầm có thể giúp con người thoát khỏi những tình huống bất lợi tức thời nhưng về lâu dài sẽ trở thành thói xấu, mang hại cho bản thân người nói dối. Người xưa có câu "Cái kim trong bọc cũng có ngày lòi ra" ý chỉ dù có che đậy kĩ càng bằng những lời nói dối hoàn hảo đến đâu, sẽ có một ngày sự thật sẽ được phơi bày ra và khi đó người nói dối sẽ là người đầu tiên phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất. Bản thân người đó sẽ không nhận được sự tin tưởng và tôn trọng của những người xung quanh và khi gặp bất kì khó khăn nào trong học tập hay trong công việc và cuộc sống nói chung, cũng sẽ không nhận được bất kì sự giúp đỡ hay hỗ trợ nào từ người khác. Dần dần, bạn sẽ bị tách biệt, bị cô lập khỏi thế giới và thật bất hạnh cho những người nào gặp phải trường hợp như vậy. Không chỉ có vậy, một khi ta đã làm sai chuyện gì, ta vẫn không thể thoát khỏi cảm giác tội lỗi, dằn vặt, day dứt lương tâm, tâm lí sẽ luôn hoảng loạn và không yên ổn. Liệu chúng ta có thể yên tâm sống một cuộc sống lúc nào cũng trong trạng thái nơm nớp lo sợ hay không?

Đối với những lời nói dối mang tính chất trêu chọc, nhằm thỏa mãn thú vui nào đó của bản thân mình cũng thật sự nguy hiểm. Chắc hẳn bạn vẫn còn nhớ câu chuyện Cậu bé chăn cừu, cậu bé đột nhiên nảy ra ý muốn trêu chọc các bác nông dân nên hai lần nói dối có sói đến ăn cừu của mình khiến cho mọi người đang bận rộn làm các công việc của mình vội vàng chạy đến giúp cậu đuổi sói. Chứng kiến cảnh các bác nông dân như vậy, cậu ta thích chí ôm bụng cười nhưng khi đến lần thứ ba, khi sói đến thật, cậu bé gào khản cổ nhưng chẳng có một ai tin và đến cứu vì họ đã mất niềm tin ở cậu. Và hậu quả là sói đã ăn thịt hết đàn cừu của cậu và từ đó trở đi, cậu bé không bao giờ được mọi người tin tưởng nữa. Qua câu chuyện này, người xưa muốn khuyên răn chúng ta, bất kể là chuyện gì cũng không được nói sai sự thật bởi một lần nói dối sẽ làm người khác không tin tưởng bạn nữa, và về sau nếu có nói thật, mọi người cũng sẽ luôn nghi ngờ bạn.

Hầu hết, những lời nói dối đều mang lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng và đều là những lời nói dối có hại cho bản thân cũng như những người xung quanh. Nếu vậy, chúng ta cần làm gì để bản thân không nói dối? Trước hết, chúng ta cần tự mình nhận thức rõ ràng về tác hại của việc nói dối cũng như hậu quả xấu mà nó mang lại. Bên cạnh đó, rèn luyện cho mình đức tính trung thực, ngay thẳng, thật thà, không nói sai sự thật, đặc biệt là không dựng chuyện, bịa chuyện để nói xấu hay bôi nhọ người khác. Tuy nhiên, bên cạnh đó chúng ta cũng cần sáng suốt, biết cân nhắc để nói năng hay ứng xử cho phù hợp với từng hoàn cảnh, từng trường hợp để có những ứng xử linh hoạt.


Như vậy, nói dối có hại cho bản thân là ý kiến vô cùng đúng đắn và nói dối còn có hại cho người khác nữa, bởi vậy chúng ta cần rèn luyện cho mình đức tính trung thực và cần lên án những lời nói hay hành vi dối trá để xây dựng cuộc sống tốt đẹp, văn minh hơn.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
QL
Xem chi tiết
HM
26 tháng 11 2023 lúc 12:19

Yêu cầu đối với kiểu bài viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

Yêu cầu đối với kiểu bài viết một bài luận về bản thân

- Nêu rõ thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ; mục đích lí do viết bài luận.

- Trình bày các luận điểm: tác hại của thói quen/ quan niệm, lợi ích của việc từ bỏ thói quen/ quan niệm, những gợi ý về giải pháp thực hiện.

- Sử dụng lí lẽ xác đáng, bằng chứng thuyết phục, có lí, có tình.

- Sắp xếp luận điểm, lí lẽ theo trình tự hợp lí.

- Diễn đạt mạch lạc, gãy gọn, lời lẽ chân thành.

- Bố cục bài luận gồm 3 phần:

Mở bài: nêu thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ; lí do hay mục đích viết bài luận.

Thân bài: lần lượt đưa ra ít nhất hai luận điểm (lí lẽ, bằng chứng) làm rõ mặt trái và tác hại của thói quen hay quan niệm; nêu lợi ích/ giải pháp khắc phục, từ bỏ thói quen hay quân niệm.

Kết bài: khẳng định lại ý nghĩa, lợi ích của việc từ bỏ thói quen/ quan niệm; thể hiện niềm tin vào sự cố gắng thành công của người thực hiện.

- Người viết trình bày được đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân.

- Bài viết đưa ra được những bằng chứng để làm rõ cho những đặc điểm của bản thân.

- Các thông tin đưa ra trong bài viết cần xác thực, đáng tin cậy.

 

- Bài viết có thể triển khai theo bố cục:

Mở bài: giới thiệu đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân.

Thân bài: giới thiệu khái quát thông tin về bản thân; phân tích các đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân; đưa ra những bằng chứng để làm rõ cho những đặc điểm ấy. Các ý được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

Kết bài: khẳng định lại các đặc điểm của bản thân; nêu một thông điệp có ý nghĩa.

Bình luận (0)