Những câu hỏi liên quan
QL
Xem chi tiết
HM
16 tháng 11 2023 lúc 21:01

- Ra trận, bọn A-kê-en sẽ hạ sát Héc-to, nàng sẽ trở thành góa phụ. Cha, mẹ của Ăng-đrô-mác đã không còn, bảy người anh cũng bị hạ sát bởi A-khin. Héc-to là người thân duy nhất của nàng. Nàng không muốn “trẻ thơ phải mồ côi, vợ hiền thành góa phụ”

-> Vì Ăng-đrô-mác rất yêu thương phu quân của mình, không muốn chàng chết.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
PH
3 tháng 3 2017 lúc 14:00

Đáp án C

Sở dĩ Ngô Quyền quyết định chọn sông Bạch Đằng làm nơi diễn ra trận quyết chiến chiến lược vì

Do vị trí địa lý của sông Bạch Đằng: Sông Bạch Đằng nằm ở phía Đông Bắc nước ta. Đây là con đường biển ngắn nhất từ phía đông nam trung quốc tiến xuống nước ta. Do đó nhà Nam Hán đã lựa chọn con đường này

- Do đặc điểm tự nhiên của sông Bạch Đằng:

+ Sông Bạch Đằng có tên nôm là sông Rừng vì hai bên bờ là rừng rậm => thuận lợi cho việc đặt phục binh mai phục

+ Sông có hải lưu thấp, độ dốc không lớn nên chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều. Mực nước sông lúc triều lên xuống chênh lệch nhau đến 3m => thuận lợi để xây dựng trận địa cọc ngầm

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
HM
16 tháng 11 2023 lúc 21:03

- Vì Héc-to là chủ soái thành Tơ-roa mang trong mình trách nhiệm và bổn phận. Chàng cảm thấy hổ thẹn với những chiến binh và những người phụ nữ nếu chỉ là kẻ hèn nhát, đứng từ xa, tránh không xung trận. Hơn thế nữa bầu nhiệt huyết không cho phép Héc-to làm như vậy, chàng đã học cách can trường chiến đấu, dũng cảm ở tuyến đầu. Dù thất bại hay thành công thì vẫn phải hoàn thành bổn phận của mình, phải dũng cảm chiến đấu.

=> Hành động đó cho ta thấy sự dũng cảm, can trường của Héc-to.

Bình luận (0)
VN
Xem chi tiết
H24
12 tháng 9 2021 lúc 10:33

Tham khảo:

- Nhận định: "Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta"

=> Nhận định được trích trong bài Nhận đường của Nguyễn Đình Thi, được viết năm 1948 là thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp với những khó khăn, gian khổ chồng chất, nối tiếp. Văn học cũng như các loại hình nghệ thuật khác đang hướng tới cuộc cách mạng của dân tộc.

=> Nhận đường nói chung và nhận định trên của Nguyễn Đình Thi nói riêng đã nói lên vai trò của văn học, văn nghệ trong thời chiến. Không chỉ thế, nhận định ấy còn là định hướng cho văn học nước ta suốt thời kì chống Pháp và chống Mĩ sau này.

Giải thích và chứng minh nhận địnhVăn chương được xem như là thứ vũ khí đắc lực phục vụ cuộc chiến. Ngòi bút chính là vũ khí; nhà văn chính là chiến sĩ trên mặt trận văn nghệ. Chính vì thế, các tác phẩm văn học viết về cuộc chiến đều xây dựng nên hình tượng những người anh hùng dũng cảm, biểu trưng cho số phận, phẩm chât của cộng đồng. Từ đó, khơi dậy trong lòng nhân dân lòng căm thù giặc sâu sắc, tình yêu nước trong dòng chảy trôi của những trang sử hào hùng.Chứng minh qua các tác phẩm: Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm), Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh), Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc),...Văn chương được xem như là thứ vũ khí đắc lực phục vụ cuộc chiến. Ngòi bút chính là vũ khí; nhà văn chính là chiến sĩ trên mặt trận văn nghệ. Chính vì thế, các tác phẩm văn học viết về cuộc chiến đều xây dựng nên hình tượng những người anh hùng dũng cảm, biểu trưng cho số phận, phẩm chât của cộng đồng. Từ đó, khơi dậy trong lòng nhân dân lòng căm thù giặc sâu sắc, tình yêu nước trong dòng chảy trôi của những trang sử hào hùng.Nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta:Kháng chiến và hiện thực khốc liệt ngoài chiến trường là chất liệu cho các sáng tác của người nghệ sĩ. Sự hào hùng, hiên ngang, cả những đau thương, mất mát đã hun đúc nên những trang văn, những vần thơ đầy chất thép. Cùng với đó, những tình cảm đẹp, thiêng liêng giữa cán bộ với nhân dân, giữa đồng chí đồng đội với nhau cũng là những hiện thực được phản trong văn học. Bên cạnh hiện thực khốc liệt cúa cuộc chiến đầu với kẻ thù, vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. con người trong công cuộc lao động để xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng thu hút người nghệ sĩ tìm tòi, khám phá.Chứng minh qua các tác phẩm: Tây Tiến (Quang Dũng), Việt Bắc (Tố Hữu), Người lái đò sông Đà (Trích Tùy bút sông Đà, Nguyễn Tuân),...

=> Nhận định của Nguyễn Đình Thi cho thấy mối quan hệ giữa Văn nghệ với Kháng chiến. Chúng có mối quan hệ hai chiều, tác động qua lại và gắn bó chặt chẽ với nhau: nhiệm vụ của văn nghệ là phục vụ kháng chiến và vai trò của kháng chiến là tạo nên những chất liệu hiện thực cho sự phát triển của văn nghệ.

Bình luận (0)
NN
2 tháng 5 2023 lúc 11:00

- Nhận định: "Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta"

=> Nhận định được trích trong bài Nhận đường của Nguyễn Đình Thi, được viết năm 1948 là thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp với những khó khăn, gian khổ chồng chất, nối tiếp. Văn học cũng như các loại hình nghệ thuật khác đang hướng tới cuộc cách mạng của dân tộc.

=> Nhận đường nói chung và nhận định trên của Nguyễn Đình Thi nói riêng đã nói lên vai trò của văn học, văn nghệ trong thời chiến. Không chỉ thế, nhận định ấy còn là định hướng cho văn học nước ta suốt thời kì chống Pháp và chống Mĩ sau này.

Giải thích và chứng minh nhận địnhVăn chương được xem như là thứ vũ khí đắc lực phục vụ cuộc chiến. Ngòi bút chính là vũ khí; nhà văn chính là chiến sĩ trên mặt trận văn nghệ. Chính vì thế, các tác phẩm văn học viết về cuộc chiến đều xây dựng nên hình tượng những người anh hùng dũng cảm, biểu trưng cho số phận, phẩm chât của cộng đồng. Từ đó, khơi dậy trong lòng nhân dân lòng căm thù giặc sâu sắc, tình yêu nước trong dòng chảy trôi của những trang sử hào hùng.Chứng minh qua các tác phẩm: Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm), Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh), Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc),...Văn chương được xem như là thứ vũ khí đắc lực phục vụ cuộc chiến. Ngòi bút chính là vũ khí; nhà văn chính là chiến sĩ trên mặt trận văn nghệ. Chính vì thế, các tác phẩm văn học viết về cuộc chiến đều xây dựng nên hình tượng những người anh hùng dũng cảm, biểu trưng cho số phận, phẩm chât của cộng đồng. Từ đó, khơi dậy trong lòng nhân dân lòng căm thù giặc sâu sắc, tình yêu nước trong dòng chảy trôi của những trang sử hào hùng.Nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta:Kháng chiến và hiện thực khốc liệt ngoài chiến trường là chất liệu cho các sáng tác của người nghệ sĩ. Sự hào hùng, hiên ngang, cả những đau thương, mất mát đã hun đúc nên những trang văn, những vần thơ đầy chất thép. Cùng với đó, những tình cảm đẹp, thiêng liêng giữa cán bộ với nhân dân, giữa đồng chí đồng đội với nhau cũng là những hiện thực được phản trong văn học. Bên cạnh hiện thực khốc liệt cúa cuộc chiến đầu với kẻ thù, vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. con người trong công cuộc lao động để xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng thu hút người nghệ sĩ tìm tòi, khám phá.Chứng minh qua các tác phẩm: Tây Tiến (Quang Dũng), Việt Bắc (Tố Hữu), Người lái đò sông Đà (Trích Tùy bút sông Đà, Nguyễn Tuân),...

=> Nhận định của Nguyễn Đình Thi cho thấy mối quan hệ giữa Văn nghệ với Kháng chiến. Chúng có mối quan hệ hai chiều, tác động qua lại và gắn bó chặt chẽ với nhau: nhiệm vụ của văn nghệ là phục vụ kháng chiến và vai trò của kháng chiến là tạo nên những chất liệu hiện thực cho sự phát triển của văn nghệ.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
NT
19 tháng 9 2024 lúc 16:24
Dàn ý tả hình ảnh mẹ khi em làm việc tốt – Dàn ý mẫu số 1

1- Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về mẹ (bố)

2. Thân bài: Hình ảnh mẹ (bố) khi em làm được việc tốt:

+ Việc tốt em làm…

+ Miêu tả:

- Nét mặt; tươi vui, rạng rỡ

- Ánh mắt: lấp lánh niềm vui

- Đi lại nhanh nhẹn

- Nói cười vui vẻ

- Lời nói: âu yếm, động viên khích lệ,...

Cảm nghĩ bản thân: cố gắng làm nhiều việc tốt để bố mẹ vui lòng

III- Kết bài:

- Nêu cảm nghĩ chung về tình yêu thương con cái của bố mẹ…

Dàn ý tả hình ảnh mẹ khi em làm việc tốt ngắn gọn – Dàn ý mẫu số 2

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Người được miêu tả là ai? (Mẹ hay cha? ).

- Trong hoàn cảnh nào? (Khi em làm được một việc tốt).

- Việc tốt đó cụ thể là gì? (Đạt điểm cao, được khen thưởng, giúp đỡ bạn, nhặt được của rơi trả lại cho người đánh mất... ).

2. Thân bài:

* Miêu tả hình ảnh mẹ (hay cha) vào thời điểm đó.

- Vẻ mặt: Vui mừng, sung sướng, hài lòng...

- Lời nói: Khen ngợi, động viên, tự hào, tin tưởng...

- Hành động: Ân cần, quan tâm chăm sóc...

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em về mẹ (hoặc cha).

-Cảm độngtrướctình yêu thương...

- Tự nhủ phải cố gắng nhiều hơn nữa Đềcha mẹ vui lòng.Dàn ý

Dàn ý tả hình ảnh mẹ khi em làm việc tốt – Dàn ý mẫu số 3

1. Mở bài

- Dẫn dắt người đọc vào tình huống (lúc em ốm, khi em mắc lỗi,…).

- Cảm nhận chung của em về hình ảnh của mẹ hoặc cha lúc ấy.

2. Thân bài

- Miêu tả lại chân dung của mẹ hoặc cha lúc ấy.

+ Vẻ mặt

+ Dáng điệu

+ Lời nói

+ Hành động

- Tả lại thái độ, cách ứng xử của mẹ hoặc cha lúc ấy (lo lắng, yêu thương, hạnh phúc, vui mừng, giận dữ,…).

3. Kết bài

- Qua những lần như thế, em cảm nhận đước thêm những điều gì về cha hoặc mẹ.

- Tự đó em suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân.

Dàn ý tả hình ảnh mẹ khi em làm việc tốt hay nhất – Dàn ý mẫu số 4

1. Mở bài

+ Tình cảm của em đối với mẹ / cha.

+ Giới thiệu đối tượng cần tả: Hình ảnh mẹ / cha khi em làm được một việc tốt.

2. Thân bài

+ Khái quát chung về hoàn cảnh được tả:

– Em làm được việc tốt khi nào (thời gian)?

– Việc tốt đó là việc gì? (đạt điểm cao, được khen thưởng, giúp đỡ bạn, nhặt được của rơi trả lại cho người đánh mất…).

+ Hình ảnh mẹ / cha trong hoàn cảnh đó:

– Vẻ mặt: Vui mừng, sung sướng, hài lòng…

– Đôi mắt: Ánh lên niềm vui và tự hào, nhìn em thân thương, trìu mến…

– Miệng cười tươi rạng rỡ…

– Lời nói: Khen ngợi, động viên, tự hào, tin tưởng…

– Hành động: Xoa đầu khen ngợi, ôm con vào lòng, ân cần, quan tâm chăm sóc…

3. Kết bài

+ Cảm nghĩ của em về cha / mẹ:

– Cảm động trước tình yêu thương của cha / mẹ…

– Tự nhủ phải cố gắng nhiều hơn nữa để cha mẹ vui lòng…

Tả hình ảnh mẹ khi em làm được một việc tốt – Bài văn mẫu số 1

Người ta thường mơ ước nhiều và đôi khi mải mê kiếm tìm hạnh phúc mà không hay hạnh phúc luôn ở bên cạnh mình. Gần gũi nhất chính là cha mẹ của chúng ta. Được cha mẹ yêu thương với mỗi người con là hạnh phúc lớn nhất. Còn mẹ và cha, chỉ cần nhìn thấy con khôn lớn an bình là đủ. Đơn giản là một việc làm tốt cũng sẽ khiến mẹ cha vui vẻ. Hình ảnh mẹ khi em làm được một việc tốt vẫn luôn in đậm trong tâm trí em.

Thời gian không lâu trước đây, em đã làm được một việc tốt, việc làm không lớn nhưng mang ý nghĩa rất lớn với em. Trên con đường làng quen thuộc về nhà, em vô tình nhặt được một chiếc ví đánh rơi bên vệ đường. Trời nóng như đổ lửa, nhìn xung quanh lại không có ai, em nhớ lời mẹ dặn nhặt được của rơi phải trả cho người khác, không được tham lam nên loay hoay đưa đến chỗ các chú công an. Làm thủ tục và để lại họ tên xong, em vội vã đạp xe về nhà. Đã quá trưa, mẹ ở nhà sẽ chờ cơm và lo lắng. Bởi vì vừa làm một việc có ích, em cảm thấy lòng mình khoan khoái hơn, cái nắng nóng của mùa hè cũng dịu đi trong gió lộng.

Cánh cổng sơn gỗ trắng gần ngay trước mắt, em thấy dáng mẹ thấp thoáng trước mái hiên, ánh mắt mẹ vẫn trông ngóng về phía ngõ. Mãi đến khi em dắt xe vào, mẹ mới thở phào nhẹ nhõm. Mẹ đỡ giúp em cặp sách trên lưng, nhẹ nhàng nhắc nhở: ”Trời nắng mà đi đâu về muộn thế con. Mồ hôi ướt hết cả áo rồi này. Ốm là bố lại mắng mẹ đấy nhé”. Em vâng dạ, cười hối lỗi rồi nhanh chóng thay quần áo, ăn cơm. Trên bàn ăn đầy những món ngon làm từ đôi bàn tay khéo léo của mẹ. Em vui vẻ đem việc làm trước đó kể cho mẹ nghe.

Hình ảnh mẹ sau đó vẫn vẹn nguyên trong kí ức của em. Ngay khi em vừa dứt lời, em thấy đôi bàn tay đang gắp thức ăn của mẹ khựng lại. Trên khuôn mặt trái xoan thân thuộc như bừng sáng lên, ánh mắt mẹ nhìn em đầy trìu mến và tự hào, mẹ nở một nụ cười. Nụ cười ấy tươi tắn và chứa đựng cả niềm tự hào của mẹ. Bao nhiêu vất vả, lo toan cho cuộc sống bộn bề thường ngày giây phút đó dường như tan biến hết chỉ còn lại nụ cười và niềm vui tỏa sáng. Mẹ ân cần gắp cho em thêm thức ăn, giọng nói vui vẻ hơn hẳn: “Con gái mẹ ngoan lắm. Như vậy mới là đứa trẻ tốt. Bố mẹ luôn hi vọng con trưởng thành tốt đẹp như thế. Mẹ rất vui vì con đã làm như vậy”. Được mẹ khích lệ, động viên, em chợt thấy việc làm nhỏ bé của mình ý nghĩa hơn gấp nhiều lần. Cả bữa cơm hai mẹ con không ngớt lời qua lại. Mẹ tận tình giảng cho em nhiều bài học làm người hơn bằng tất cả tình yêu và những năm tháng đã qua của mẹ. Em chăm chú lắng nghe và ghi nhớ. Khung cảnh hài hòa đến nao lòng giữa cái oi bức. Gió lùa qua khe cửa mang theo cái mát rượi và hơi thở của hạnh phúc.

Tối hôm ấy, chủ nhân chiếc ví tìm đến nhà em để cảm ơn khiến gia đình em càng thêm niềm vui. Người làm rơi ví là một cô công nhân trên đường đưa con trai đi khám bệnh. Mẹ trò chuyện với cô ấy một lúc lâu mới tạm biệt. Em thấy hình như mẹ còn vui hơn trước. Mẹ bất ngờ ôm em vào lòng, xoa mái tóc dài của em. Em vẫn nhớ như in lời nói mẹ thì thầm lúc ấy. Mẹ nói “Cảm ơn con, cảm ơn con gái vì con đã trưởng thành như vậy. Con là niềm tự hào của bố mẹ. Mẹ yêu con”. Vòng tay mẹ thêm chặt hơn, yêu thương ngọt ngào thấm dần vào trong tim. Mẹ thực sự là hình ảnh đẹp nhất.

Mẹ gọi điện cho bố và khoe với bố thành tích của em. Suốt cuộc điện thoại, nụ cười luôn nở trên đôi môi mẹ. Em chống cằm nhìn theo, khóe môi cũng bất giác treo lên một nụ cười. Thì ra mình có thể đem đến niềm vui cho bố mẹ như vậy, dù cho chỉ là một hành động nhỏ xíu trong cuộc sống này.

Sau này, em luôn khắc ghi hình ảnh mẹ lúc ấy để giữ động lực cho bản thân sống và rèn luyện tốt hơn. Hình ảnh mẹ lúc em mắc lỗi và hình ảnh mẹ khi em làm được việc tốt hài hòa trong tâm trí, nhắc nhở em phải sống tốt từng ngày. Sống cho mình và sống để xứng đáng với niềm tin của bố mẹ.

Tả hình ảnh mẹ khi em làm được một việc tốt – Bài văn mẫu số 2

  Thời gian dần trôi, mẹ không bao giờ nhắc lại lỗi lầm của tôi nữa. Nhưng tôi thì luôn tự nhủ phải cố gắng sửa chữa sai lầm và làm nhiều việc giúp đỡ mẹ. Thế rồi điều mong ước cuối cùng cũng đến: tôi đã làm vui lòng mẹ với điểm 10 môn toán. Tuy đây chẳng phải là một việc tốt lớn lao như việc làm của nhiều bạn khác, song với tôi, nó đã để lại một dấu ấn khó phai. Hình ảnh mẹ lúc ấy đến tận bây giờ tôi cũng vẫn chưa quên được.

Hôm đó, khi đi học về, tôi chạy ngay đến bên mẹ đưa bài kiểm tra ra khoe. Nhìn điểm mười đỏ chói trên tay tôi, dường như bao vất vả, mệt nhọc trên khuôn mặt mẹ tan biến đi đâu hết. Mẹ ngạc nhiên, vui mừng hỏi lại: “Chánh được điểm mười toán thật cơ à?”. Mẹ kéo tôi vào lòng, đưa đôi bàn tay xương xương, gầy gầy vuốt nhẹ mái tóc rễ tre rối bù của tôi. Rồi mẹ đặt đôi tay ấm áp ấy lên hai má tôi khẽ nói: “Con trai của mẹ giỏi lắm! Nhưng con đừng tự thỏa mãn, phải cố gắng thật nhiều hơn nữa con à!”

Buổi trưa mùa đông hôm ấy cũng chỉ có mẹ và tôi, nhưng căn nhà không hề lạnh lẽo mà đầy ắp niềm vui và rộn rã tiếng cười. Mẹ đi lại nhanh nhẹn, vừa dọn dẹp nhà cửa vừa vui vẻ trò chuyện với tôi và đôi lúc còn cất tiếng hát khe khẽ nữa. Chuyện ở lớp, ở trường, thầy cô bè bạn,… chuyện nào tôi kể mẹ cũng chăm chú lắng nghe. Vừa nghe mẹ vừa mỉm cười, gật đầu trìu mến. Gương mặt mẹ rạng rỡ niềm vui, đôi môi nở nụ cười tươi tắn. Hình như bao lo toan, tất bật hằng ngày không còn in dấu trên khuôn mặt mẹ. Ánh mắt mẹ lấp lánh rạng ngời. Mẹ nhìn tôi bao dung, âu yếm. Cái nhìn của mẹ vừa như muốn chia vui vừa như muốn động viên khích lệ tôi phải cố gắng nhiều hơn nữa. Trên cành cây, mấy chú chim lích chích truyền cành, ngó nghiêng ngoài cửa sổ như cũng muốn chia vui cùng với mẹ con tôi. Tôi vô cùng hạnh phúc trước niềm vui của mẹ.

Bữa cơm của hai mẹ con chỉ có rau với trứng, nhưng tôi ăn rất ngon miệng. Có lẽ bởi lòng tôi náo nức một niềm vui: Vui vì đã làm được một việc tốt nho nhỏ khiến mẹ hài lòng. Tôi tự nhủ sẽ cố gắng làm nhiều việc tốt để niềm vui và nụ cười đọng mãi trên gương mặt mẹ.

Giờ đây, tuy đã là một cậu học sinh mười hai tuổi, nhưng tôi vẫn rất thích chạy nhảy, chơi đùa, nghịch ngợm. Nhờ có mẹ, tôi cũng đã phần nào khôn lớn. Tôi biết rằng: Hình ảnh mẹ, ánh mắt mẹ trong những lần tôi phạm lỗi cũng như làm được việc tốt sẽ luôn theo tôi, nhắc nhở tôi không mắc sai lầm trong cuộc sống, giúp tôi có thêm nghị lực vững bước trên đường đời.

Tả hình ảnh mẹ khi em làm được một việc tốt ngắn gọn – Bài văn mẫu số 3

Trong cuộc sống chắc hẳn ai cũng đã làm được rất nhiều việc có ích.Khi đó chúng ta chắc hẵn sẽ khoe với một ai đó.Những lúc ấy, người luôn ở bên tôi nghe những việc tốt tôi đã làm chắc chỉ có mẹ.

Mẹ tôi là một người phụ nữ đã ngoài ba mươi tuổi.Bà là một người nội trợ trong gia đình.Tuy công việc nhà bận rộn là thế,nhưng mẹ luôn dành thời gian để trò chuyện, tâm sự với các con.Bà là một người mẹ cũng là một người bạn thân thiết của tôi.Tôi còn nhớ có lần tôi giúp một bà cụ qua đường mà không biết là mẹ đã đứng từ xa quan sát hành động ấy của tôi.Khi về đến nhà, tôi chỉ sợ sẽ bị mẹ la vì tội đi  mua đồ có tí xíu mà về trễ.Nhưng không lúc đó bà đã ôm tôi vào lòng và nói "Con của mẹ giỏi lắm.Mới nhỏ mà đã biết giúp người khác.Như vậy là rất tốt!Mẹ đã nhìn thấy hành động vừa rồi của con.Mẹ thật sự rất tự hào vì con."Vừa nói khuôn mặt bà vừa đầm đìa nước mắt nhưng đó là những giọt lệ của niềm hạnh phúc, của niềm vui.Vì lẫn trong khuôn mặt đầy nước ấy còn có cả một nụ cười rất tươi.Tôi sẽ không bao giờ quên nụ cười vui vẻ, đầy tự hào, niềm vui sướng ấy của mẹ.

Tôi muốn làm nhiều hơn nữa những điều có ích cho cuộc sống này.Vì tôi không chỉ muốn giúp đỡ mọi người.Mà còn muốn thấy niềm vui của mẹ do tôi biết giúp đỡ mọi người.

Tả hình ảnh mẹ khi em làm được một việc tốt – Bài văn mẫu số 4

Trời đã xế chiều ánh hoàng hôn dần buông xuống, Cả nhà đang quây quần bên bữa cơm chiều. Chợt ngoài cửa có tiếng cô đưa thư gọi vọng vào: Mời bác Tâm ra nhận thư bảo đảm. Mẹ tôi vội vàng ra kí nhận rồi trở vào nhà với nét mặt rạng rỡ lạ thường. Mẹ vội vàng mở phong thư rồi reo lên con gái mẹ thành công rồi! Con gái mẹ thật giỏi! Đó là giây phút hạnh phúc nhất trong tuổi thơ tôi. Hình ảnh mẹ lúc ấy khiến tôi còn nhớ mãi.

Niềm vui ngập tràn trong căn nhà nhỏ bé. Niềm vui được nhân lên trong tim mỗi người. Niềm vui tỏa sáng rạng ngời trên gương mặt mẹ tôi. Bởi bao năm nay mẹ đã vất vả không quản ngại nắng mưa đưa tôi đi học vẽ, không những thế mẹ còn phải tần tảo sớm hôm làm việc kiếm tiền nuôi tôi ăn học. Mẹ dành dụm từng đồng tiền ít ỏi để mua bút lông, màu vẽ… Thành công của tôi hôm nay có không ít mồ hôi và công sức của mẹ.

Mẹ đọc đi đọc lại từng dòng chữ trong thư. Em: Nguyễn Thanh Thảo đạt giải nhất cuộc thi vẽ tranh "Mùa hè của em". Trong thư còn mời rõ 8 giờ sáng mai tại nhà văn hóa tỉnh sẽ tổ chức triển lãm tranh và phát giải thưởng. Lúc này tôi mới ngắm kĩ mẹ tôi. Làn da mẹ hình như hồng hơn, nụ cười tươi thắm hơn mà giọng nói mới ấm áp, dịu dàng làm sao. Vẫn giọng nói ấy sao hôm nay tôi thấy mến thương vô cùng. Thế rồi mẹ sửa soạn đi mời bà nội, bà ngoại sang nhà cùng chung niềm vui, niềm hạnh phúc của gia đình. Nhìn bước đi nhanh nhẹn, dáng người nhỏ nhắn tôi thấy thương mẹ và gắng học giỏi, vẽ đẹp hơn nữa để xứng đáng với lòng mong đợi của mẹ.

Rồi tối hôm ấy mẹ ôm tôi vào lòng nước mắt tuôn rơi. Có lẽ đó là những giọt nước mắt hạnh phúc tự hào của mẹ. Bởi mẹ vẫn thường dặn tôi rằng: Con cứ vẽ những gì con yêu thích nhất. Vậy các bạn có biết tôi vẽ gì không? Đó chính là bức chân dung mẹ với dòng chữ "Mẹ tôi" dưới bức tranh.

Thời gian thấm thoát thoi đưa, tôi đã dần khôn lớn, trưởng thành. Trên bước đường thành công của tôi vẫn có bước chân tần tảo của người mẹ hiền.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
XT
Xem chi tiết
H24
2 tháng 3 2019 lúc 18:44

1,Trong bài "Chiếu dời đô", Lý Công Uẩn với khát vọng dời đô, mong muốn đất nước phát triển trong thời bình không còn giặc giã qua đó thể hiện ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt ta. Để có thể thuyết phục khát vọng dời đô của mình, đầu tiên tác giả nêu lên dẫn chứng về các làn dời đô thời Tam đại của Trung Quốc, rồi qua đó phê phán hai triều Đinh, Lê khinh thường mệnh trời, theo ý riêng mình mà cứ đóng đô ở Hoa Lư. Sau đó, tác giả còn đưa ra những tác hại của việc ko chịu dời đô của hai nhà Đinh, Lê và tỏ lòng đau xót : "Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi". Tiếp theo, nhà vua đưa ra những thuận lợi của Đại La : "Ở vào nơi trung tâm trời đất ; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây ; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rồng mà bằng ; đất cao mà thoáng". Thậm chí ông còn tỏ vẻ quan tâm đến người dân : "Dân chúng khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt ; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi". Kết thúc bài văn bằng một câu hỏi thân tình "Các khanh nghĩ thế nào?", nhà vua đã khiến bài chiếu này trở thành một văn bản bàn luận, hỏi ý kiến của quần thần chứ không còn là một mệnh lệnh nữa, điều đó phần nào đã xích nhà vua lại gần quần thần, khiến cho văn bản lại càng tăng tính thuyết phục hơn. Và quả nhiên, việc dời đô đã là một việc làm đúng đắn, không chỉ là trong lịch sử, mà sau này, Thăng Long Hà Nội vẫn còn là thủ đô của Việt Nam.

2,

Lý Công Uẩn lên ngôi trong hoàn cảnh là Lê Hoàn có nhiều con và ông đã trao ngôi cho con cả nhưng ít lâu sau con cả chết, sau đó ông ko truyền ngôi cho ai nữa và chết luôn. Các người con của ôn tranh giành quyền lực, ngai vàng. Một người con thắng, lên ngôi vua được 3 ngày rồi bị Lê Long Đĩnh sát hại. Lê Long Đĩnh lên ngôi vua. Vua suốt ngày chỉ ăn chơi sa đọa, hoang dâm vô độ rồi bị bệnh chết ( do quá dâm ). Triều thần chán ghét Tiền Lê nên cho Lý Công Uẩn - là người cực có tài lên làm vua

Lý Công Uẩn quyết định rời đô từ Hoa Lư ra Đại La vì Hoa lư có địa hình hiểm trở, xung quanh toàn núi non, rừng cây um tùm, chỉ thích hợp cho việc phòng ngự. Còn Đại La được thế rồng cuộn hổ ngồi, thế đất sáng sủa, phía trước có núi, phía sau có sông rất tiện lợi. Nhân dân không bị khổ vì thiên tai mà lại còn di chuyển dễ, là nơi thích hợp để phát triển kinh tế, khắp nơi màu mỡ là nơi thích hợp để ngự trị suốt đời

Bình luận (0)
H24
2 tháng 3 2019 lúc 20:26
1)Chiếu dời đô thể hiện được những ý tứ sâu sắc, tầm nhìn thời đại của vua Lý Công Uẩn khi oing chọn Đại La làm kibh đô mới để mưu nghiệp lớn, tính kế phồn vinh, trường kì cho muôn đời sau. Mục đích dời đô của Lý Thái Tổ không chỉ vì quyền lợi cuta dòng họ ming, mà cao hơn nữa là quyền lợi của quốc gia, dân tộc, nhân dân. Chiếu dời đô phản ánh ý chí độc lập tự cường của dân tộc và sự phát triển lớn mạnh của quốc gia Đại Việt. Qua đó, chúng ta có thể thấy được khát vọng mãnh liệt của tổ tiên về một nước Đại Việt độc lập, thống nhất, hùng cường và tư thế hiên ngang của một quốc gia tự chủ đang trên đà phát triển lớn mạnh. Dời đô từ vùng núi Hoa Lư chật hẹp ra vùng đồng bằng rộng rãi, điều đó chứng tỏ triều đình nhà Lí đã đủ khả năng chấm dứt nạn phong kiến cát cứ trong nước và đủ sức chống cự với quân xâm lược phương Bắc. Việc Lí Thái Tổ định đô ở Thăng Long là thực hiện nguyện vọng của nhân dân thu giang sơn về một mối, để có điều kiện xây dựng đất nước ngày càng lớn mạnh. Sự đúng đắn của quyết định dời đô đã được lịch sử chứng minh một cách hùng hồn. Thăng Long xưa – thủ đô Hà Nội ngày nay xứng đáng là trái tim của Tổ quốc, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước, đã vững vàng trước mọi thử thách ác liệt của nhiều cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm. 2)Nhà Lý dời đô về Thăng Long vì :
- Địa thế của Thăng Long rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài (tham khảo Chiếu dời đô).
- Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước.
- Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Thăng Long) thể hiện quyết định sáng suốt của vua Lý Công uẩn, tạo đà cho sự phát triển đất nước.
Bình luận (0)
AQ
2 tháng 3 2019 lúc 20:51

1.Hỏi đáp Ngữ văn

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
PH
6 tháng 1 2017 lúc 13:59

Đáp án A

Ách thống trị tàn bạo của Pháp- Nhật đã khiến cho mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt. Nhiệm vụ giải phóng dân tộc đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết nên cần phải tập trung tối đa lực lượng thực hiện cuộc đấu tranh cách mạng. Tuy nhiên việc ở 3 nước Đông Dương chỉ có 1 mặt trận chung tập hợp đoàn kết lực lượng không phù hợp vì mỗi nước có điều kiện lịch sử riêng, không thể phát huy được hết sức mạnh của mỗi dân tộc

=> Do yêu cầu tập hợp tối đa lực lượng của mỗi dân tộc trong cuộc đấu tranh tự giải phóng, tại Hội nghị tháng 5-1941 đã chủ trương thành lập ở mỗi nước một mặt trận thống nhất riêng, ở Việt Nam là mặt trận Việt Minh

Bình luận (0)