Những câu hỏi liên quan
TA
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
TL
23 tháng 8 2021 lúc 10:13

Tiện thể hỏi luôn:

Còn ai onl ko ?

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TN
23 tháng 8 2021 lúc 10:14

có tôi

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
DD
23 tháng 8 2021 lúc 10:14

CÓ TÔI

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TL
Xem chi tiết
TN
24 tháng 8 2021 lúc 10:44

1. 

* Tâm trạng của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích:

- Đó là tâm trạng cô đơn buồn tủi, đau đớn xót xa

- Nàng nhớ đến Kim Trọng, thương chàng.

- Nàng thương cha mẹ già thiếu người chăm sóc.

- Nàng nghĩ về hiện tại của bản thân thì thấy buồn dâng lớp lớp như tâm trạng ngổn ngang trước một tương lai mờ mịt, bế tắc.

* Nghệ thuật miêu tả tâm lý của Nguyễn Du:

- Nhà thơ sử dụng ngoại cảnh để tả tâm cảnh.

- Vừa tạo ra sự đối lập Thiên nhiên rộng lớn – con người nhỏ bé cô đơn vừa tạo ra sự tuơng đồng : cảnh ngổn ngang – tâm trạng ngổn ngang, cảnh mờ mịt nhạt nhoà – tâm trạng u buồn, bế tắc.

- Nguyễn Du sử dụng điệp ngữ, các từ láy tạo nên sự trùng điệp như nỗi lòng của Kiều đang “Lớp lớp sóng dồi”

2.

Nàng Vũ Nương là nạn nhân của chế độ phong kiến nam quyền đầy bất công đối với người phụ nữ.Cuộc hôn nhân của Vũ Nương với Trương Sinh không bình đẳng (Trương Sinh xin mẹ trăm lạng vàng cưới Vũ Nương về làm vợ) - sự cách biệt giàu nghèo khiến Vũ Nương luôn sống trong mặc cảm “thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu”, cũng là cái thế để Trương Sinh đối xử với vợ một cách vũ phu, thô bạo và gia trưởng.Chỉ vì lời nói con trẻ ngây thơ mà Trương Sinh tin nên đã hồ đồ độc đoán mắng nhiếc đánh đuổi vợ đi, không cho nàng thanh minh, Vũ Nương buộc phải tìm đến cái chết oan khuất để tự minh oan cho mình.Cái chết đầy oan ức của Vũ Nương cũng không hề làm cho lương tâm Trương Sinh day dứt. Anh ta cũng không hề bị xã hội lên án. Ngay cả khi biết Vũ Nương bị nghi oan, Trương Sinh cũng coi nhẹ vì việc đã qua rồi. Kẻ bức tử Vũ Nương coi mình hoàn toàn vô can.Nàng Kiều lại là nạn nhân của xã hội đồng tiền đen bạc.Vì tiền mà bọn sai nha gây nên cảnh tan tác, chia lìa gia đình Kiều:

Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc liệt chẳng qua vì tiền

Để có tiền cứu cha và em khỏi bị đánh đập, Kiều đã phải bán mình cho Mã Giám Sinh - một tên buôn thịt bán người, để trở thành món hàng cho hắn cân đong đo đếm, cò kè mặc cả...Cũng vì món lợi đồng tiền mà Mã Giám Sinh và Tú Bà đã đẩy Kiều vào chốn lầu xanh nhơ nhớp, khiến nàng phải đau đớn, cay đắng suốt mười lăm năm lưu lạc, phải “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”.

 *Điểm giống nhau giữa hai nhân vật

Họ đều là những người phụ nữ đẹp về mọi mặt nhưng đều bất hạnh.Nạn nhân của xã hội phong kiến với nhiều định kiến hẹp hòi, bất công với người phụ nữ.Những người phụ nữ như Vũ Nương, Thuý Kiều đều phải tìm đến cái chết để giải mọi nỗi oan ức, để giải thoát cuộc đời đầy đau khổ, oan nghiệt của mình.Hok tốt nhớ k cho mình nếu đúng nha ^^
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
AO
Xem chi tiết
LH
17 tháng 5 2021 lúc 23:28

- Tâm trạng buồn lo của Kiều được thể hiện ở 8 câu thơ cuối của đoạn trích. 8 câu thơ được chia làm 4 cảnh lục bát, mỗi cảnh thể hiện một nét tâm trạng của Kiều

 + Cảnh cánh buồm thấp thoáng xa xa nơi cửa bể chièu hôm mên mông gợi ra trong lòng Kiều nỗi nhớ nhà nhớ quê, nỗi buồn quê hương, tâm trạng cô đơn

 + Nhìn cánh hoa trôi man mác trên ngọn nước mới xa, Kiều nhớ đến thân phận mình cũng như cách hoa kia, không biết sẽ trôi dạt về đâu

 + Rồi Kiều nhìn ra bốn phía chỉ thấy một màu sắc rầu rầu, héo úa, tàn rụi của nội cỏ giữa 4 bề xanh xanh nhạt nhoà của chân mây mặt đất. Màu sắc của nội cỏ phản chiếu nỗi đau tê tái của người con gái hưu lạc, nỗi lo lắng cho tương lai mờ mịt của nàng

 + Nhìn xa rồi đến nhìn gần, âm thanh kêu quanh ghế ngồi của Kiều tượng trưng cho những sóng gió đang rình rập, bủa vây, xô đây Kiều. Tiếng sóng kêu cũng là tiếng kêu đau đớn của nàng Kiều đồng vọng với  tự nhiên

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NA
18 tháng 5 2021 lúc 10:10

- Khép lại đoạn trích, tác giả thể hiện tâm trạng buồn lo của Kiều qua cái nhìn cảnh vật. Tám câu thơ cuối của bài là một minh chứng cho bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình hay nhất trong “Truyện Kiều”. Đây còn là một bức tranh tứ bình, được tác giả sử dụng nghệ thuật ẩn dụ kết hợp với điệp ngữ “buồn trông” tạo một âm điệu trầm buồn. Tám câu cuối này đã vẽ ra bốn cảnh và mỗi cảnh đều nhuốm một màu tâm trạng:

 “Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”  

- Bức tranh vẽ cảnh “cửa bể chiều hôm” thật rộng lớn, mênh mông, bát ngát. Trên nền của bức tranh ấy, Kiều nhận thấy ở phía ngoài khơi xa thấp thoáng hình ảnh “thuyền ai” lẻ loi, đơn chiếc đã gợi ra trong lòng Kiều một tâm trạng buồn, xa nhà, nhớ gia đình, nhớ quê hương da diết.

- Kiều nhìn ra xa rồi lại nhìn lại gần trong một khoảng không gian hẹp. Kiều nhìn dòng nước đang chảy và cánh hoa trôi lững lờ để rồi Kiều lại lo cho thân phận của mình:

“Buồn trông ngọn nước mới sa

   Hoa trôi man mác biết là về đâu”

   Cảnh trong hai câu thơ trên là cảnh hoa trôi mặt nước. Kiều nhìn hoa mà không thấy đẹp, thấy tươi vì những bông hoa đó đã bị bứt ra khỏi cành, khỏi cây, khỏi sự sống và giờ đây đang trôi nổi, phiêu dạt trên mặt nước. Nhìn hình ảnh ấy gợi lên trong lòng nàng nỗi lo sợ cho thân phận bất hạnh của bản thân, không biết sẽ trôi dạt về đâu trên dòng đời vô định. Cũng giống như hoa, cuộc sống của Kiều giờ đây đã bị cắt đức khỏi mối liên hệ với gia đình, quê hương. Kiều không biết phải làm gì, đành phó mặc tất cả cho số phận. Kiếp người tựa kiếp hoa, tránh sao được dập vùi tan nát.

- Kiều nhìn ra xa rồi lại nhìn gần, nhìn ra bốn phía xung quanh nơi lầu Ngưng Bích với một cái nhìn bao quát hơn:

       “Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”

   Tác giả đã sử dụng từ láy “rầu rầu”, “xanh xanh” để miêu tả cảnh trong hai câu thơ này. Từ “rầu rầu” vốn là một từ gợi tả tâm trạng của con người. Nhưng ở đây tác giả lại dùng để miêu tả màu sắc. Đó là sắc cỏ tàn tạ, héo úa được trải dài trong một khoảng không gian vô tận nối liền từ “mặt đất” tới “chân mây”. Sống trong không gian héo tàn ấy khiến Kiều lo lắng, liên tưởng đến cuộc đời mình rồi cũng héo mòn, tàn tạ ở nơi đây. Kiều buốn chán, tủi thân về cuộc sống lạnh lung, vô định của mình

- Ở cảnh cuối cùng của đoạn trích, thiên nhiên nổi lên thật dữ dội, như đang bủa vây lấy Kiều:

     “Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

   Việc sử dụng từ láy “ầm ầm” đã diễn tả cảnh sóng gió giông bão. Không còn là gió thổi, gió lướt mà là “gió cuốn mặt duềnh” thật hung bạo, dữ dằn. Cũng không còn là sóng xô, sóng vỗ mà là sóng kêu “ầm ầm” dữ dội. Âm thanh tiếng sóng như đe dọa, thét gào, đang dồn đuổi, bủa vây lấy Kiều. Nhìn khung cảnh đó, Kiều vô cùng kinh sợ, hãi hùng. Kiều lo cho số phận của mình không biết sẽ bị xô đẩy về đâu, tương lai của mình rồi sẽ ra sao? Qua đó, người đọc cảm nhận được tài năng tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du

=> Như vậy, ở tám câu thơ cuối của đoạn trích, có thể khẳng định đó là một bức tranh tứ bình đầy ấn tượng với cách biểu hiện “tình trong cảnh ấy và cảnh trog tình này” , đồng thời thể hiện được tâm trạng “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Thành công nổi bật của Nguyễn Du trong tám câu thơ này là bút pháp tả cảnh ngụ tình thật rõ nét. Mỗi cảnh là một ý tăng dần theo suy nghĩ và mặc cảm của Kiều. Tác giả đã sử dụng bút pháp miêu tả tinh tế từ xa đến gần, từ cao xuống thấp, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, tâm trạng từ buồn man mác đến lo âu, kinh sợ hãi hùng. Với lối miêu tả ấy, Nguyễn Du được mệnh danh là bậc thầy ngôn ngữ.    

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
DP
14 tháng 9 2021 lúc 0:25

Kết lại đoạn trích tác giả thể hiện tâm trạng buồn lo của Kiều qua cái nhìn cảnh vật. 8 câu thơ cuối là một minh chứng cho bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình hay nhất truyện Kiều. 8 câu đều bắt đầu bằng điệp ngữ buồn trông tạo âm hưởng trầm buồn cho lời thơ. Bốn cặp lục bát như cảnh vật bốn phía đất trời hiện ra trong cảm nhận của Kiều. Kiều ngắm nhìn hoàng hôn khi lòng nàng được nỗi u sầu.

-"Buồn trông cửa bể chiều hôm / Thuyền ai thấp thoáng cách buồm xa xa ?" : Ngắm nhìn con thuyền nhỏ bé trên biển cả mênh mông Kiều chợt liên tưởng đến cuộc đời mình cũng như con thuyền nhỏ bé chơi với giữa biển đời đầy sóng gió với hành trình lưu lạc lênh đênh không biết đâu là bến đỗ bình an .Hình ảnh quê hương và mái nhà cha mẹ đã lùi xa tít tắp, không biết đến bao giờ mới có cơ hội trở về đoàn tụ với gia đình.

Kiều nhìn ngọn nước đang cuốn trôi cánh hoa và nàng lo cho thân phận mình:

" Buồn trông ngọn nước mới sa / Hoa trôi man mác biết là về đâu?"  Nhìn cánh hoa mỏng manh bị cuốn đi bởi dòng nước chảy xiết Kiều lại chạnh nghĩ đến số kiếp trôi nổi ,vô định của mình  cũng như cánh hoa kia bị dòng nước cuốn trôi không biết đi đâu về đâu .Câu thơ được viết dưới dạng câu hỏi tu từ Kiều hỏi nhưng không tìm được câu trả lời ,bởi giữa không gian mênh mông, trơ trọi ở lầu Ngưng Bích Kiều chỉ đối diện với chính mình không ai đồng cảm sẻ chia và trả lời nàng.

-" Buồn trông nội cỏ rầu rầu /Chân mây mặt đất một màu xanh xanh" tác giả sử dụng hai từ láy "rầu rầu" và "xanh xanh" để miêu tả cảnh trong hai câu thơ này đó là thảm cỏ úa tàn héo hắt như màu cỏ trên mộ Đạm Tiên "rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh" Kiều như mô hồ linh cảm đến một tương lai mờ mịt vô vọng đang đón đợi mình phía trước. Bởi cảnh vật lúc này thật ảm đạm với màu sắc nhạt nhòa, đơn điệu với không gian thăm thẳm ,mông lung.

" Buồn trông gió cuốn mặt duềnh/ Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi" từ láy tượng thanh "ầm ầm" như đe dọa của bủa vây lấy cuộc đời Kiều .Hình ảnh ẩn dụ "sóng" và "gió" nói đến những tai ương hiểm họa đang ập đến cuộc đời Kiều .Dường như lúc này Kiều đang lo sợ, hãi hùng trước tương lai đầy song gió của mình Kiều càng vùng vẫy Kiều càng rơi vào bế tắc.

=> cảnh được miêu tả từ xa đến gần ,từ tĩnh đến động, phù hợp với diễn biến tâm trạng của nàng Kiều từ chỗ buồn bâng khuâng ,man mác vì tình cảnh tha hương nơi đất khách quê người đến tâm trạng buồn bã về số kiếp trôi nổi bèo bọt và cuối cùng là nỗi lo lắng sợ hãi về tương lai phía trước.

Tài năng của Nguyễn Du không hề tả tình mà qua cảnh vật ta thấy rõ nỗi niềm tâm trạng của nhân vật .Bức tranh ngoại cảnh cũng là bức tranh tâm cảnh đó là bút pháp tả cảnh ngụ tình .

 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
Xem chi tiết
BB
Xem chi tiết
AH
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
LZ
Xem chi tiết
H24
11 tháng 10 2021 lúc 8:27

Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích hay đoạn trích  Chị em Thúy Kiều?? Hai cái này nó khác nhau mà!

Bình luận (2)
H24
11 tháng 10 2021 lúc 8:30

Tham khảo:

Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng bích trích Truyện Kiều chứ không phải đoạn thơ Kiều ở lầu Ngưng Bích trích Chị em Thúy Kiều nhé!

Trong bài thơ "Kiều ở lầu Ngưng Bích", tám câu thơ giữa đã thể hiện tâm trạng nhớ nhung Kim Trọng và gia đình cùng hoàn cảnh tội nghiệp đáng thương của Kiều ở nơi đất khách quê người. Hai câu thơ "Tưởng người dưới nguyệt chén đồng/Tin sương luống những rày trông mai chờ" tái hiện kỷ niệm đôi lứa từng được cùng Kim Trọng uống rượu dưới ánh trăng vằng vặc. Đó là nỗi nhớ tình đầu đậm sâu của mình. Nhớ về chàng Kim, Kiều nhớ về chén rượu thề nguyền đính ước, minh chứng tình yêu đẹp đẽ của họ dưới ánh trăng. Dù cho Kiều đã trao duyên cho em mình nhưng có lẽ nàng Kiều vẫn chưa thể quên đi tình yêu của mình. Nàng còn lo sợ cho chàng Kim chờ mong tin tức của mình trong vô ích. Càng thương nhớ chàng Kim bao nhiêu thì hai câu thơ tiếp theo thể hiện sự xót thương của Kiều cho chính số phận, cuộc đời của mình "Bên trời góc bể bơ vơ/Tấm son gột rửa bao giờ cho phai". Kiều không chỉ thương cho số phận ba chìm bảy nổi bơ vơ tột cùng của mình mà còn thương cho sự trong trắng, trinh bạch của đời mình đã bị phá hủy, không thể gột sạch được. Hình ảnh "tấm son" là hình ảnh ẩn dụ của tấm lòng trinh bạch của Kiều, nay đã chẳng thể trở về sự trong trắng nguyên vẹn, ấm êm ngày xưa. Cuối cùng, 4 câu thơ còn lại đó chính là nỗi nhớ thương của Kiều dành cho bố mẹ của mình:

"Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ"

Hình ảnh "người tựa cửa" đó là hình ảnh của bố mẹ mà Kiều tưởng tượng đang đứng trông chờ nàng trở về. Hình ảnh "quạt nồng, ấp lạnh" và câu hỏi tu từ cho thấy nỗi lo lắng, bận tâm của Kiều về việc ai sẽ chăm sóc cho bố mẹ thay nàng. Nhớ về bố mẹ, ta thấy được nỗi đau đớn, xót xa của nàng Kiều khi giờ đây, bố mẹ chẳng có ai để ủ ấm chăn vào mùa đông và quạt mát cho bố mẹ vào mùa hè nữa. Hai câu thơ "Sân Lai cách mấy nắng mưa/ Có khi gốc tử đã vừa người ôm" có sử dụng điển tích "Sân Lai, gốc tử" cho thấy tấm lòng hiếu thảo của nàng đối với cha mẹ nơi quê nhà. Hình ảnh "cách mấy nắng mưa" cho thấy sự cách biệt cha mẹ ở cả không gian và thời gian của Kiều. Ở nơi đất khách quê người, nàng không chỉ lo lắng cho cha mẹ mà còn cảm thấy đau đớn tột cùng, xót xa cho chính mình. Tóm lại, tám câu thơ giữa bài thơ đã cho thấy tâm trạng đau đớn, xót xa đến tột cùng của nàng Kiều ở nơi đất khách quê người.

Bình luận (1)