Đề tài: Đánh giá về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Vợ chồng A Phủ.
1.Nêu những tác phẩm cùng đề tài, cùng chủ đề, nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài " Sông núi nước Nam "
2.Nêu những tác phẩm cùng đề tài, cùng chủ đề, nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài " Phò giá về kinh "
3.Nêu những tác phẩm cùng đề tài, cùng chủ đề, nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài, hoàn cảnh sáng tác " Bánh trôi nước "
4.Nêu những tác phẩm cùng đề tài, cùng chủ đề, nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài " Qua đèo ngang "
5.Nêu những tác phẩm cùng đề tài, cùng chủ đề, nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài " Bạn đến chơi nhà "
Ai nhanh mk tick cho !
Làm nhanh giúp mk với, mai mk kiểm tra rồi
1. - các tác phẩm cùng đề tài là :Bản tuyên ngôn độc lập
- cùng chủ đề :........ko bít
- nêu giá trị nội dung :khẳng định kẻ thù không được xâm lược, nếu còn không sẽ bị thất bại ê chề.
-nêu nghệ thuật của bài :Thể thơ ngắn gọn,xúc tích.
+cảm xúc dồn nén trong hình thức nghị luận trình bày ý kiến
+lựa chọn ngôn ngữ, giọng hùng hồn,đanh thép, dõng dạc.
Văn bản Sông Núi Nước Nam
Nam Quốc Sơn Hà
Lí Thường Kiệt
b) Đối tượng phân tích, đánh giá có thể là toàn bộ tác phẩm hoặc chỉ tập trung vào một số yếu tố nổi bật về nội dung đề tài, cảm hứng,... hình thức nghệ thuật (ngôn từ, kết cấu,...). Để viết bài nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học, ngoài các yêu cầu cơ bản đã nêu ở Bài 5 (trang 29), các em cần chú ý thêm một số điểm sau:
- Xác định đối tượng phân tích, đánh giá: toàn bộ tác phẩm hay một số yếu tố, thể loại của tác phẩm, tác giả và bối cảnh lịch sử, hoàn cảnh ra đời,...
- Xem xét cách triển khai bài phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm khác phân tích, đánh giá một số yếu tố như thế nào. Tham khảo gợi ý sau:
Các phần | Phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm | Phân tích, đánh giá một số yếu tố |
Mở bài | Giới thiệu tên tác phẩm, tác giả, bối cảnh lịch sử và khái quát giá trị lịch sử của tác phẩm | - Giới thiệu tên tác giả, tác phẩm, thể loại - Nêu yếu tố nổi bật sẽ phân tích, đánh giá |
Thân bài | - Nêu tóm tắt nội dung chính của tác phẩm - Phân tích giá trị của tác phẩm (nội dung và nghệ thuật) - Đánh giá (nhận xét, bình luận) về thành công của tác giả trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật | - Giới thiệu cụ thể một số yếu tố nổi bật mà bài viết phân tích, đánh giá - Phân tích cái hay, cái đẹp của các yếu tố đã nêu
- Đánh giá (nhận xét, bình luận) về vai trò, tác dụng của các yếu tố ấy trong tác phẩm |
Kết bài | - Khái quát về vị trí, ý nghĩa của tác phẩm đối với sự nghiệp văn học của tác giả. - Chỉ ra tác động của tác phẩm với người đọc và với cá nhân người viết | - Khái quát về giá trị của các yếu tố đã phân tích đối với tác phẩm
- Nêu ấn tượng và cảm xúc của người viết về các yếu tố đã phân tích. |
b) Các em chú ý thêm những yêu cầu để viết bài nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học ngoài những yêu cầu cơ bản đã học ở bài 5.
Đề bài chọn: Đánh giá nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).
Bài nói chi tiết
Chào thầy/ cô và các bạn. Mình là A, hôm nay mình sẽ thuyết trình về vấn đề giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong truyện ngắn Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân. Cả lớp mình cùng lắng nghe nhé!
Tử tù Huấn Cao là người cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình. Trước khi chịu án chém, ông bị đưa đến giam tại một nhà tù. Biết trong danh sách có ông Huấn Cao, người nổi tiếng viết chữ đẹp, viên quản ngục đã cho người quét dọn phòng giam nơi Huấn Cao và những người tử tù sẽ ở. Trong những ngày Huấn Cao ở tù, viên quản ngục đã biệt đãi ông và những người đồng chí của ông. Sở nguyện của viên quản ngục là xin được chữ viết của Huấn Cao. Lúc đầu, Huấn Cao tỏ ý khinh miệt, nhưng khi hiểu được tấm lòng viên quản ngục, ông quyết định cho chữ vào cái đêm trước khi bị xử chém. Trong đêm đó, ông Huấn Cao tay viết như rồng bay phượng múa trên tấm lụa bạch còn viên quản ngục và thầy thơ lại thì khúm núm đứng bên cạnh. Sau khi cho chữ, Huấn Cao khuyên viên quản ngục về quê để giữ cho "thiên lương" trong sáng. Viên quản ngục nghe lời khuyên của ông một cách kính cẩn "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh".
Chữ người tử tù là truyện ngắn đặc sắc kết tinh được tài năng và tầm vóc tư tưởng của nhà văn của Nguyễn Tuân. Thành công của tác phẩm không chỉ ở việc nhà văn đã xây dựng thành công tình huống truyện độc đáo mà còn bởi những nét đặc sắc về nội dung cũng như nghệ thuật.
Đầu tiên là nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo. Huấn Cao - một tử tù và viên quản ngục tình cờ gặp nhau và trở thành tri âm tri kỉ trong một hoàn cảnh đặc biệt: nhà lao nơi quản ngục làm việc. Tình huống độc đáo này đã làm nổi bật vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao, làm sáng tỏ tấm lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục đồng thời thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm: ca ngợi cái đẹp, cái thiện có thể chiến thắng cái xấu cái ác ngay ở nơi bóng tối bao trùm, nơi cái ác ngự trị.
Có thể nói, trong truyện ngắn này, nhà văn Nguyễn Tuân đã rất sáng tạo, không kém phần kì công khi xây dựng thành công khung cảnh cho chữ. Đó là cảnh xưa nay chưa từng thấy, cảnh cho chữ diễn ra trong chính ngục thất, nơi Huấn Cao bị giam giữ nhưng được miêu tả hết sức thiêng liêng, cổ kính làm cho cảnh cho chữ tạo ấn tượng sâu sắc hơn cả. Đoạn văn miêu tả cảnh cho chữ đã thể hiện được tài năng bậc thầy của Nguyễn Tuân không chỉ trong việc xây dựng tình huống mà còn ở việc lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ điêu luyện, bút pháp đối lập trong tạo dựng cảnh. Thủ pháp đối lập cùng ngôn ngữ tinh tế đã làm cho cảnh cho chữ hiện lên đầy đủ với vẻ đẹp trang trọng, uy nghi, rực rỡ.
Cuối cùng là nghệ thuật xây dựng nhân vật. Chữ người tử tù xoay quanh hai nhân vật chính là Huấn Cao và viên quản ngục, tuy không miêu tả quá nhiều nhưng nhà văn lại chọn lọc được những khoảnh khắc đắt giá, khi nhân vật bộc lộ được những phẩm chất, vẻ đẹp đặc biệt. Huấn Cao được miêu tả với những nét tính cách ấn tượng, đó là người anh hùng ngang tàng, kiêu bạc có tài năng hơn người nhưng cũng là người nghệ sĩ có tâm trong sáng. Viên quản ngục là đại diện của triều đình phong kiến nhưng ở ông lại có biệt nhỡn liên tài, có thiên lương trong sáng, đáng quý có thể lay động lòng người.
Qua Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân không chỉ tái hiện một câu chuyện đặc sắc mà còn thể hiện được thái độ trân trọng đối với người tài, cái tài, đồng thời thể hiện quan niệm và tư duy nghệ thuật đầy sâu sắc: cái tài phải gắn liền với cái tâm, cái đẹp phải đi đôi với cái thiện và thiên lương cao quý.
Bài nói của mình đến đây là kết thúc. Cảm ơn thầy/ cô và các bạn đã chú ý lắng nghe và mình rất mong sẽ nhận được lời góp ý, nhận xét của cả lớp để bài nói được hoàn thiện hơn.
Phân tích đánh giá chủ đề nội dung nghệ thuật của tác phẩm Nữ Oa tạo ra loài người
Giá trị nội dung:
- Thành công xây dựng một câu chuyện thần thoại giải thích về nguồn gốc của loài người: do Nữ Oa “ lấy bùn đất màu vàng bên bờ đầm, trộn nhuyễn với nước, mô phỏng theo hình dáng của mình in bóng trên mặt nước mà nặn thành đồ vật xinh xắn, đáng yêu.”
- Thể hiện sự sùng bái đối với Nữ Oa.
Giá trị nghệ thuật:
- Truyện sử dụng nhiều hình ảnh kỳ ảo thường được dùng trong thần thoại
- Phương thức biểu đạt miêu tả và tự sự được kết hợp nhuần nhuyễn.
- Cốt truyện hợp lí giúp những chi tiết kì ảo đưa vào chuyện dễ dàng tiếp cận với người đọc.
Tác phẩm "Nữ Oa tạo ra loài người" là một tác phẩm nghệ thuật có chủ đề nội dung đặc biệt và đáng chú ý. Dưới đây là một phân tích đánh giá về chủ đề nội dung nghệ thuật của tác phẩm này:
1. Sự sáng tạo: Chủ đề nội dung của tác phẩm "Nữ Oa tạo ra loài người" mang tính sáng tạo và độc đáo. Nó khám phá khái niệm về nguồn gốc của loài người và đặt ra câu hỏi về sự tồn tại và ý nghĩa của chúng ta trong thế giới này. Điều này tạo ra một sự tò mò và thách thức cho người xem.
2. Sự phản ánh xã hội: Tác phẩm này có thể được hiểu là một phản ánh xã hội về vai trò của phụ nữ trong xã hội và quyền lực của họ trong việc tạo ra và duy trì sự sống. Nó đặt câu hỏi về sự bình đẳng giới tính và quyền tự quyết của phụ nữ trong việc quyết định về sự tồn tại của loài người.
3. Ý nghĩa sâu sắc: Chủ đề nội dung của tác phẩm này đưa ra những câu hỏi và suy ngẫm sâu sắc về nguồn gốc và ý nghĩa của cuộc sống. Nó khám phá khía cạnh tâm linh và triết lý của con người, đặt câu hỏi về mục đích và ý nghĩa của chúng ta trong vũ trụ rộng lớn.
4. Tầm quan trọng văn hóa: Tác phẩm này có tầm quan trọng văn hóa lớn, vì nó đề cập đến một chủ đề mang tính toàn cầu và liên quan đến tất cả mọi người. Nó khám phá những giá trị và niềm tin cơ bản của con người và tạo ra một sự kết nối văn hóa và tinh thần giữa các quốc gia và dân tộc.
Nội dung sau về tác phẩm Vợ chồng A Phủ đúng hay sai?
“Vợ chồng A Phủ là sản phẩm của chuyến thâm nhập thực tế, cùng ăn, cùng ở, cùng gắn bó với đồng bào các dân tộc miền núi Tây Bắc suốt 8 tháng của Tô Hoài trên núi cao đến các bản làng mới giải phóng”.
A. Đúng
B. Sai
Viết năm 1952, đây là sản phẩm của chuyến thâm nhập thực tế, cùng ăn, cùng ở, cùng gắn bó với đồng bào các dân tộc miền núi Tây Bắc suốt 8 tháng của Tô Hoài trên núi cao đến các bản làng mới giải phóng
Đáp án cần chọn: A
viết đoạn văn với câu chủ đề: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du là 1 tác phẩm giàu giá trị
cả về nội dung và nghệ thuật.
"Truyện Kiều" của Nguyễn Du là một tác phẩm văn học Việt Nam nổi tiếng và có giá trị về cả nội dung và nghệ thuật. Tác phẩm kể về cuộc đời bi thảm của Kiều, một cô gái trẻ xinh đẹp và tài năng, bị ép buộc vào những hoàn cảnh khó khăn và đau khổ. Từ đó, tác giả đã khắc họa một cách tinh tế những nỗi đau, sự hy sinh và lòng trung thành của nhân vật chính. "Truyện Kiều" cũng được coi là một tác phẩm nghệ thuật với những câu thơ uyển chuyển, sắc sảo và ý nghĩa sâu sắc. Tác phẩm đã góp phần làm nên văn học Việt Nam và được coi là một biểu tượng văn hóa của dân tộc.
viết bài luận(khoảng 500 chữ) phân tích,đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Lúa và cỏ
Lớp bạn tổ chức buổi giới thiệu đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học. Làm thế nào để có thể nghe và nắm bắt ý kiến, quan điểm của người khác về một tác phẩm văn học, sau đó, có thể nêu nhận xét và đánh giá xác đáng? Trong phần bài học dưới đây bạn sẽ được học về những kĩ năng này.
Bước 1: Chuẩn bị nghe
Trước khi nghe ý kiến của người nói, bạn nên:
• Tìm hiểu về tác phẩm mà người nói sẽ trình bày.
• Liệt kê tất cả những gì bạn đã biết về tác phẩm và những gì cần trao đổi với người trình bày.
• Chuẩn bị bút, giấy để ghi chép.
• Tìm vị trí thích hợp để bạn có thể theo dõi và tương tác với người nói một cách tốt nhất.
Bước 2: Lắng nghe và ghi chép
Trong khi nghe người nói trình bày ý kiến, quan điểm của họ, bạn nên:
• Lắng nghe để nắm bắt ý kiến, quan điểm của người nói.
•Trong tác bằng ánh mắt với người nói, tập trung vào những nội dung quan trọng.
• Không vội nhận xét, kết luận,..
• Tìm kiếm những dấu hiệu ngôn ngữ để nắm bắt ý kiến, quan điểm của người nói:
- Các kiểu câu như: Ý kiến, quan điểm của tôi là... Tôi nghĩ. Theo tôi. Tôi cho rằng... - Những ý kiến được trình bày ở phần mở đầu và kết thúc.
- Những ý mà người nói nhấn mạnh, nói chậm hoặc kết hợp với phương tiện phi ngôn ngữ.
• Tổ chức, sắp xếp các thông tin thu nhận được trong khi nghe để tìm hiểu ý nghĩa của thông tin bằng cách: tìm mối quan hệ giữa các ý, dự đoán ý tiếp theo, đánh dấu ý kiến quan trọng
• Suy ngẫm về giá trị của những ý kiến, quan điểm của người nói. Kết hợp nghe và ghi chép:
• Ghi chép thông tin chính dưới dạng từ, cụm từ, viết tắt hoặc dàn ý, sơ đồ, bảng biểu (tham khảo mẫu dưới đây):
Bước 3: Trao đổi, nhận xét, đánh giá• Nhận xét, đánh giá về những điểm thú vị trong ý kiến, quan điểm của người nói.
• Khi trao đổi, bạn nên:
- Xác nhận lại ý kiến, quan điểm của người nói.
- Trình bày điểm tương đồng, thống nhất (nếu có) giữa ý kiến, quan điểm của bạn với người nói.
- Nêu những điều chưa rõ hoặc chưa thống nhất với ý kiến, quan điểm của người nói.
• Tránh ngắt lời, dùng giọng điệu nhẹ nhàng.
• Tôn trọng ý kiến, quan điểm của người nói, tránh công kích cá nhân.
Đề 1: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm truyện.
Đề 2: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một màn kịch mà bạn đã học hoặc đã đọc.
Đề 1: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm truyện.
Bài viết tham khảo
Văn bản Lời má năm xưa là một trong những văn bản hay và đầy ý nghĩa khi nói về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
Văn bản gợi lại câu chuyện tuổi ấu thơ của một chàng trai khi còn là một cậu bé đã lỡ bắn một con chim thằng chài bên bến sông. Nhờ có sự khuyên bảo của má, anh đã vớt nó về, băng bó chữa trị vết thương rồi cố gắng cứu sống nó, nhưng sự áy náy và ân hận về hành động này vẫn còn và đi theo anh đến mãi sau này. Từ chi tiết đó ta thấy được sự giáo dục của những người lớn trong gia đình là vô cùng quan trọng. Người mẹ chính là người đã cứu sống chú chim chài một cách gián tiếp. Nhờ lời nói và sự thấu hiểu, tình yêu thương và lòng vị tha bao dung bà đã giúp con mình hiểu rằng cần phải yêu thương và quý mến các loài vật trên cuộc sống này dù là những loài nhỏ bé nhất
Văn bản không chỉ mang tới những giá trị đặc sắc về mặt nội dung mà còn sâu sắc về cả phương diện nghệ thuật. Văn bản bộc lộ tâm trạng ăn năn, hối hận và day dứt của nhân vật “tôi” khi nhớ lại hành động mình đã làm với chú chim thằng chài, từ đó cho thấy cậu bé là một người giàu tình cảm, giàu lòng trắc ẩn và lương thiện. Qua văn bản tác giả cũng cung cấp cho người đọc thông tin về loài chim thằng chài (chim bói cá) một loài chim với nhiều phẩm chất tốt đẹp biết hi sinh và giúp đỡ đồng loại, biết tự lập từ rất sớm. Tác giả đã khắc họa hình ảnh người má của nhân vật tôi (người đã thực sự cứu sống chú chim thằng chài trong cơn nguy kịch) với sự lương thiện, thông minh, sâu sắc và thấu hiểu của một người mẹ đã thức tỉnh đứa con ngây dại của mình. Qua đó cho thấy mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên là mối quan hệ gần gũi, gắn bó thân thiết và khuyến khích con người nên biết gìn giữ, bảo vệ môi trường
Có thể thấy văn bản Lời má năm xưa là một văn bản hay có giá trị về cả phương diện nội dung và nghệ thuật.
Đề 2: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một màn kịch mà bạn đã học hoặc đã đọc.
Bài viết tham khảo
Trích đoạn chèo Thị Mầu lên chùa là một trích đoạn đặc sắc của nghệ thuật chèo nói riêng và của nghệ thuật kịch hát Việt Nam nói chung. Sự đặc sắc của Thị Mầu lên chùa là sự đặc sắc đến từ chủ đề, nội dung và hình thức nghệ thuật biểu hiện.
Cái hay trong chủ đề của trích đoạn Thị Mầu lên chùa nằm ở chỗ, Thị Mầu đã say mê và tìm cách ve vãn tiểu Kính Tâm. Nghĩa là, giữa lề lỗi, lễ giáo phong kiến đè nặng lên người con gái, lại có một Thị Mầu dám khát vọng và thể hiện tình yêu của mình ra bên ngoài. Thị Mầu chính là một sự đặc sắc, sự đối lập với Thị Kính. Cái hay nữa ở đây là, Thị Mầu lại đi thích tiểu Kính Tâm! Thật ngược đời, tréo ngoe. Nhưng dù tréo ngoe như vậy thì trích đoạn này cũng tràn đầy sự vui vẻ, đặc sắc so với những màn khác trong vở chèo Quan âm Thị Kính. Quan điểm của tác giả dân gian, như một cách để cởi trói cho người phụ nữ trong lễ giáo phong kiến, khỏi những lề lối của vòng cương tỏa, đã được gửi gắm qua nhân vật Thị Mầu.
Nét đặc sắc trong hình thức nghệ thuật của trích đoạn này được thể hiện rõ nhất chính là ở sự biểu hiện. Nói cách khác là nghệ thuật sân khấu. Nếu chỉ soi xét về kịch bản của Thị Mầu lên chùa, ta sẽ thấy được những điểm đáng chú ý. So với nghệ thuật Tuồng, ngôn ngữ trong Chèo dễ hiểu hơn, gần gũi với tiếng nói của nhân dân. Đó là những lời nói, điệu hát mà có thể sử dụng, chèn thêm được cả lục bát, mang nặng tâm tình người Việt.
Cái hay của chèo còn khác biệt với kịch nói ở chỗ đó là có những tiếng đế. Tiếng đế này là sự tương tác của khán giả, là một sự cộng hưởng, cùng tác giả. Giới hạn giữa sân khấu và khán giả ở đây bị thu hẹp. Trong khi đó, ở kịch nói mà cụ thể là ảnh hưởng từ phương Tây, khán giả không được quyền lên tiếng, đồng sáng tạo với vở kịch diễn. Điều này cũng đã được thể hiện trong trích đoạn Thị Mầu lên chùa.
Có thể thấy, những nét đặc sắc trong nghệ thuật chèo đã được thể hiện khá rõ trong trích đoạn Thị Mầu lên chùa. Những sự đặc sắc ấy đến từ chủ đề nghe có phần trái ngược (một cô gái đi ve vãn chú tiểu), đến từ sự biểu hiện của loại hình kịch hát. Kịch nói là sự ảnh hưởng, du nhập của phương Tây trong quá trình hiện đại hóa văn học, nghệ thuật ở Việt Nam. Thế nhưng, kịch hát vẫn có những hấp dẫn riêng, không chỉ vì đó là cái truyền thống, mà còn ở chính nghệ thuật của nó.