Những câu hỏi liên quan
H24
Xem chi tiết
PT
3 tháng 11 2023 lúc 19:39

Loại cây trồng mà em yêu thích là cây hoa hồng. Dưới đây là quy trình chăm sóc cây hoa hồng, cùng với mục đích của từng bước:

1. Chọn vị trí và chuẩn bị đất:

- Mục đích: Đảm bảo cây hoa hồng được trồng ở vị trí phù hợp và có đất tốt để phát triển.

- Bước thực hiện: Chọn vị trí có ánh sáng mặt trời đầy đủ và đất giàu chất hữu cơ. Loại bỏ cỏ dại và các cặn bã trên đất trước khi trồng.

2. Trồng cây hoa hồng:

- Mục đích: Đặt cây hoa hồng vào đúng vị trí và đảm bảo cây được cung cấp đủ chất dinh dưỡng.

- Bước thực hiện: Đào lỗ trồng với độ sâu và rộng phù hợp. Đặt cây hoa hồng vào lỗ trồng và chắc chắn rằng gốc cây được che phủ đầy đủ bởi đất. Tưới nước sau khi trồng để giúp cây hồi phục nhanh chóng.

3. Tưới nước:

- Mục đích: Cung cấp đủ nước cho cây hoa hồng để duy trì sự tươi tắn và phát triển.

- Bước thực hiện: Tưới nước đều đặn, đặc biệt là trong mùa khô. Đảm bảo đất xung quanh cây ẩm ướt, nhưng tránh tưới quá nhiều nước gây ngập úng.

4. Bón phân:

- Mục đích: Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết để cây hoa hồng phát triển và nở hoa đẹp.

- Bước thực hiện: Bón phân hữu cơ hoặc phân hóa học chứa các chất dinh dưỡng cần thiết như nitơ, phốt pho, kali và các vi lượng. Bón phân theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc chuyên gia.

5. Cắt tỉa:

- Mục đích: Giữ cho cây hoa hồng có hình dáng đẹp và khỏe mạnh, cũng như khuyến khích sự phát triển của hoa.

- Bước thực hiện: Cắt tỉa các cành yếu, cây non và cành bị hỏng. Cắt tỉa cành chính để khuyến khích cây phát triển theo hình dáng mong muốn.

6. Kiểm soát sâu bệnh:

- Mục đích: Bảo vệ cây hoa hồng khỏi sâu bệnh và các loại côn trùng gây hại.

- Bước thực hiện: Theo dõi và kiểm tra thường xuyên cây hoa hồng để phát hiện sớm sự xuất hiện của sâu bệnh hoặc côn trùng. Sử dụng thuốc trừ sâu và phòng trừ côn trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc chuyên gia.

Quy trình chăm sóc cây hoa hồng trên giúp đảm bảo cây phát triển khỏe mạnh và nở hoa đẹp. Mỗi bước có mục đích riêng để đáp ứng nhu cầu của cây hoa hồng và giúp tạo ra một khu vườn hoa hồng tươi tắn và thú vị.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
TD
5 tháng 6 2021 lúc 14:15

Tả cây phượng

Ngay giữa sân trường tôi sừng sững một cây phượng. Tôi không biết “bác” được trồng từ lúc nào. Tôi chỉ biết rằng khi tôi cắp sách tới trưởng thì “bác” đã già, già lắm.

Nhìn từ xa, cây như một người khổng lồ, mái tóc màu xanh. Thân cây to, hai người ôm không xuể. vỏ cây xù xì nổi lên những u cục như người bị bướu. Nhưng ít ai biết rằng trong lớp vỏ xù xì đó dòng nhựa mát lành đang cuồn cuộn chảy để nuôi cây. Mùa xuân về, cây đâm chồi nảy lộc. Lá phượng giống lá me, mỏng, nhìn như những hạt cốm non. Những cành cây mập mạp như hàng trăm cánh tay đưa ra, đón ánh sáng mặt trời để sưởi ấm cho mình. Rồi những tiếng ve râm ran đầu tiên của mùa hạ cất lên, cây bắt đầu trổ hoa. Khi chưa muốn khoe vẻ đẹp của mình, hoa e lệ ẩn mình trong khi đài hoa xanh mỡ màng. Từng nụ, từng nụ uống sương đêm và tắm nắng mai rồi từ từ hé nở. Hoa phượng có năm cánh, mượt như nhung, toàn một màu đỏ thắm. Nhị hoa dài, xung quanh có một lớp phấn hung hung vàng. Hết mùa hoa, trên cây lấp ló những chùm quả phượng. Quả phượng giống quả bồ kết nhưng dài và to hơn.

Mỗi lần hoa phượng nở, lòng chúng tôi rộn lên bao cảm xúc, vừa vui lại vừa buồn, lại xen cả lo lắng. Tôi vui vì sắp được nghỉ hè, buồn phải xa ngôi trường, còn lo lắng vì mùa thi đang đến. Các bạn ơi! Hôm nay bắt đầu ngày thi rồi đây. Buổi trưa, tôi vui vẻ đến khoe điểm mười đỏ chói với “bác” phượng già.

Hàng ngày, chúng tôi tưới nước cho cây. Đôi lúc lại có một số cậu học trò tinh nghịch trèo lên cây để hái quả. Làm sao quên được những kỉ niệm êm đẹp về người “bạn già” luôn chia sẻ niềm vui nỗi buồn với chúng tôi trong học tập. Thế rồi, chúng tôi phải nghỉ hè, xa bạn bè, xa cô giáo, xa “bác” phượng kính yêu.

Tả cây phượng

Giữa sân trường tôi, đứng sừng sững một cây phượng đang nở rộ những đóa hoa đỏ thắm. Tôi không biết nó được trồng từ bao giờ, chỉ biết rằng, khi tôi mới đặt chân vào trường đã thấy nó đứng đấy như một chàng hiệp sĩ hiên ngang, che chắn nắng mưa cho tụi nhỏ trường tôi.

Cây phượng đã già lắm rồi. Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc vì cao tuổi. Nó giương những cánh tay che chở cho chúng tôi khỏi những tia nắng gay gắt của mùa hè đổ lửa. Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm bóng mát. Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. Tôi không biết ai đã đan những cành cây lại với nhau mà thành cái lọng khéo đến như vậy. Những chú ve thường ẩn mình trong vòm lá phượng và cất tiếng kêu ra rả suốt ngày.

Giữa khoảng trời mênh mông, những đóa hoa phượng đỏ rực nổi bật lên, rực thắm và dễ thương. Vào giờ ra chơi, những cánh hoa phượng được các bạn gái tách ra thành những chú bướm xinh xinh. Sau những trận mưa rào, hoa phượng rơi rải rác khắp sân trường tựa như cả mặt sân được trải lên một tấm thảm màu đỏ tươi, ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Cây phượng thay lá quanh năm. Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây. Mỗi lần như thế dường như tuổi thanh xuân lại trở về với cây phượng già, xóa đi sự già nua đã in hằn lên thân hình của nó. Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng những chùm hoa đỏ thắm. Nó đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò.

Mùa hè lại đến và những cánh phượng như những cánh bướm vẫn nằm trong những trang lưu bút của tụi nhỏ chúng tôi như một dấu ấn kỉ niệm đẹp mà trước lúc chia tay gửi lại cho nhau để nghỉ hè.

Tả cây phượng                                                                                                                                                                                       Ngay giữa sân trường tôi sừng sững một cây phượng. Không biết cây phượng đó được trồng từ lúc nào. Tôi chỉ biết rằng khi tôi cắp sách tới trường thì đã thấy cây, đã già, già lắm.

Nhìn từ xa, cây như một người khổng lồ, mái tóc màu xanh. Chà! Thân cây to, hai người ôm không xuể. vỏ cây xù xì nổi lên những u cục như người bị bướu ấy. Nhưng ít ai biết rằng trong lớp vỏ xù xì đó dòng nhựa mát lành đang cuồn cuộn chảy để nuôi cây. Mỗi độ mùa xuân về, cây đâm chồi nảy lộc. Lá phượng giống lá me, mỏng, nhìn như những hạt cốm non. Những cành cây mập mạp như hàng trăm cánh tay đưa ra, đón ánh sáng mặt trời để sưởi ấm cho mình. Rồi những tiếng ve râm ran đầu tiên của mùa hạ cất lên, cây bắt đầu trổ hoa. Khi chưa muốn khoe vẻ đẹp của mình, hoa e lệ ẩn mình trong khi đài hoa xanh mỡ màng. Từng nụ, từng nụ uống sương đêm và tắm nắng mai rồi từ từ hé nở. Hoa phượng có năm cánh, mượt như nhung, toàn một màu đỏ thắm. Nhị hoa dài, xung quanh có một lớp phấn hung hung vàng. Đến hết mùa hoa, trên cây lấp ló những chùm quả phượng. Quả phượng giống quả bồ kết nhưng dài và to hơn.

Tôi rất yêu quý cây phượng lâu năm này. Hàng ngày cây giúp chúng tôi có chỗ học tập, vui chơi thật thoáng mát. Mỗi độ hoa nở là chúng tôi lại được ngửi mùi thơm quyến rũ, ngắm màu đỏ rực đầy nhiệt huyết của tuổi học trò. Mai này xa ngôi trường yêu dấu, tôi sẽ mãi không quên được nó.

Tả cây bàng                                                                                                                                                                                              Lớp em, đứa nào cũng thích cây bàng ở trước sân trường.Chẳng hiểu cây được trồng từ năm nào mà nay ngọn đã vượt mái hiên nhà văn phòng. Nói là ngọn nhưng chỉ là cái tân lá tròn như cái bánh giầy to tướng che mát một góc sân. Vào những ngày hè oi bức, đứng dưới gốc bàng như đứng dưới một cái ô che nắng. Dưới tán lá xanh um, những cành bàng xòe ra tứ phía như những gọng ô lớn vậy. Có vài cành không theo kịp chúng bạn chạm tới tán lá, là là ngang đầu người lớn. Ở gần nách cành, những cành này to bằng cánh tay em, nhẵn thín vì những vết chân nhún nhảy hoặc những bàn tay nắm lấy để đu người của các bạn nam cao lớn. Thân bàng to bằng một vòng tay em nhưng xù xì, lồi lõm. Giữa thân có mấy cái u lồi ra như những củ nâu to ai gắn vào đó. Những cái u lồi ra đó thật tiện cho mấy bạn nghịch ngợm thích leo trèo, bám vào thân cây, đặt chân lên mấy bậc đã với tới tán bàng. Rễ bàng lan rộng gần bằng tán bàng. Nhiều cái rễ rộp lên to bằng thân cây hồng, uốn lượn trên mặt đất. Đó cũng là những chiếc “ghế” cố định cho chúng em ngồi đánh bài trong giờ ra chơi hay nghỉ giải lao trong các buổi lao động.

Tiết thu đến, lá bàng chuyển dần sang màu vàng rồi hung hung và đỏ sẫm lúc đông về. Cả tán bàng sum suê chỉ còn lại những cành trơ trụi khẳng khiu trông như bàn tay của những ông già khó tính.

Dưới gốc bàng, phủ đầy những lớp lá khô cong như những cái bánh tráng. Chiều chiều, bác lao công quét gom lại để nấu nước cho các thầy cô giáo uống. Chỉ mấy hạt mưa bay đầu mùa em đã nghe các chồi non tí tách nứt mầm. Các búp bàng trông giống những ngọn nến xanh lung linh khắp đầu cành. Ấy là lúc mùa xuân đến. Chẳng bao ngày nữa, tán bàng xòe rộng che mát cho chúng em vui chơi, nô đùa ở sân trường.

Rồi đây, đến ngày xa mái trường thân yêu, em sẽ mang theo nhiều kỉ niệm của thời thơ ấu bên gốc bàng thân thuộc giữa sân trường này như một hồi ức đẹp.

Tả cây bàng 

Trong sân trường em có trồng rất nhiều cây bóng mát: cây bàng, đa, bằng lăng. Nhưng gần gũi nhất đối với em vẫn là cây bàng già trồng ở trước cửa lớp em.

Từ xa nhìn lại, cây bàng như một chiếc ô màu xanh khổng lồ che mát cho chúng em vui chơi. Dáng cây cao và thẳng. Cành cong và nhỏ như chiếc đũa. Cành cây tỏa ra mọi phía tạo thành một bóng mát che kín góc sân. Cây bàng còn giống như bác bảo vệ cầm súng để bảo vệ trường rất ngộ nghĩnh. Mới ngày nào, nó còn bé tí vậy mà bây giờ đã trở thành bác bàng già và trưởng thành rất nhanh chóng. Thật tuyệt vời! Mỗi một mùa, cây bàng lại có một dáng vẻ riêng của nó.

Rễ cây ngoằn nghèo, ăn sâu xuống lòng đất để hút chất dinh dưỡng cho cây. Thân bàng màu nâu, xù xì, nổi lên những u cục và các vết sẹo cũ. Thân cây to, một vòng tay em ôm không xuể. Trải qua bao năm tháng, cây bàng vẫn đứng vững và chống chọi với những cơn bão và mưa gió. Cây bàng thật mạnh mẽ và kiên cường! Cành cây chia thành nhiều nhánh. Mỗi nhánh cây um tùm lá. Những lá xanh thẫm to hơn bàn tay của em.

Mùa xuân, cây bàng thức dậy khá muộn so với các loài cây khác. Những lộc non chồi biếc tràn ngập trên từng cành cây. Mùa hè, cây bàng bắt đầu ra hoa. Hoa bàng màu trắng ngà, nhỏ li ti. Chỉ cần một làn gió nhẹ thổi qua, hoa bàng rụng trắng cả sân trường. Khi hoa bàng rụng, quả bắt đầu nhú. Khi quả chín, nó mang một màu vàng lẫn xanh. Những giờ giải lao, chúng em thường nhặt những quả bàng để chơi chắt chơi chuyền hay để ăn. Quả bàng ăn không quá ngon, hơi chát nhưng lại khá mềm. Ăn quả bàng luôn gợi cho chúng em cảm giác thật thích thú. Khi mùa thu tới, lá bàng chuyển sang màu vàng rồi chuyển sang màu đỏ khi đông sang. Lá bàng rụng lả tả khắp sân trường.

Em rất yêu cây bàng trường em. Vì cây bàng đã tỏa bóng mát và là nơi lí tưởng để cho chúng em vui chơi thỏa thích. Dù mai sau có lớn khôn, hình ảnh cây bàng và mái trường tiểu học vẫn luôn ở trong tâm trí em.

Tả cây đa cổ thụ

Sừng sừng sân đình làng là một cây đa cổ thụ lớn. Không biết cây đa đã ở đây từ bao giờ nhưng nó đã trở thành một phần không thể thiếu ở nơi đây.

Thân cây to và có nhưng tán dài vươn rộng, phủ rợp cả sân đình. Không biết cây đã qua bao mùa lá rụng nhưng từ khi em ra đời cây đã to lớn vô cùng. Nhìn từ xa, cây như một mái nhà xanh bao phủ hết những khoảng trống bên dưới. Thân cây to lớp vỏ nâu sần sùi, hai người vòng tay ôm không xuể. Cành cây đâm ra từ phía, có những cành đâm thẳng lên trời, vì vậy mà cây có tán lá rộng vô cùng. Lá đa to bằng lòng bàn tay, có màu xanh sẫm. Trên tán cây, tiếng chim ríu rít bởi có rất nhiều loài chim về đây làm tổ. Rễ đa dài và nổi ngoằn ngoèo trên mặt đất như những con rắn hổ mang khổng lồ. Trên cành đa phủ xuống những nhánh rễ dài, nhìn như chiếc rèm thưa xung quanh gốc đa già cổ kính. Nhìn cây đa, em cứ ngỡ là một vị thần đang ngày đêm bảo vệ cho quê hương em, luôn mang đến cuộc sống yên bình và tràn ngập tiếng cười.

Cây đa to lớn và tạo thành bóng mát dài, hàng ngày, những bác nông dân sẽ chọn vị trí dưới gốc đa để nghỉ ngơi giữa buổi vụ mùa. Bóng đa tỏa mát cả sân đình, làm dịu đi cái oi nồng ngày hạ, bởi vậy nơi đây cũng là chốn vui đùa của trẻ thơ. Những ngày hè oi ả tưởng chừng không ai muốn đặt chân ra ngoài thì nơi đây lại vô cùng đông vui, náo nhiệt. Nơi gốc đa làng ấy cũng tổ chức biết bao sự kiện, lễ hội của làng xóm, là nhân chứng lịch sử của mảnh đất quê từ bao đời. Gốc đa ấy tự bao giờ đã trở thành hình ảnh quen thuộc và gần gũi đến thế, là biểu tượng cho làng quê, cho nông thôn Việt Nam.

Gốc đa làng cổ kính là một hình ảnh em sẽ mãi không bao giờ quên. Dù mai sau có đi xa thì em sẽ mãi không quên bóng mát của bác tre già, sẽ mãi không quên những ngày thơ ấu nô đùa dưới gốc cây và cũng mãi không quên được những kỉ niệm gắn bó với quê hương, với cây tre bến nước, với bạn bè gia đình nơi quê hương.

Tả cây gạo

Nắng xuân luôn biết cách sưởi ấm cho đất trời để vạn vật bừng sáng sau giấc ngủ đông. Những tia nắng ấm áp ấy cũng thổi bùng muôn nụ nhỏ trên cành cây hoa gạo thành những đốm lửa đỏ rực. Nhờ thế, cây hoa gạo cổ thụ đầu làng tôi đã khoác một chiếc áo mới vô cùng lộng lẫy.

Nhìn từ xa, cây gạo đỏ rực như một đuốc lớn đang bùng cháy. Quanh năm, cây hoa gạo khoác lớp vỏ nâu đen, xù xì như da cóc. Gốc cây hoa gạo to tròn, phải vài ba người ôm mới xuể. Gốc lồi lõm, sần sùi theo năm tháng. Từ gốc, thân gạo mọc lên thẳng tắp rồi tỏa ra muôn cành lớn nhỏ. Các cành lớn mập mạp nâng đỡ các cành nhỏ. Các cành nhỏ mọc vươn dài ra khắp phía như những cánh tay dang ra đón nắng, đón mưa, đùa vui cùng gió. Một số cành còn tỏa xuống tận gần gốc tạo thành một vòng cung tròn rộng lớn. Mùa này, lá cây hoa gạo khá ít. Những chiếc lá nho nhỏ, xanh non mỡ màng như những ngôi sao xanh lấp lánh bên hoa. Hoa gạo năm cánh đỏ thắm, mịn màng chụm vào nhau ở nhụy. Nhụy hoa cùng màu với cánh nhưng điểm thêm những chấm tím than ti li ở ngọn. Từng bông hoa gạo đỏ đã dệt nên một tấm áo choàng đỏ rực phủ lên cây gạo. Không chỉ có những bông hoa đã bung nở, bao búp phượng vẫn còn e ấp ngủ. Chắc chúng đợi nắng ấm rọi chiếu, đợi đàn chim hót tới đánh thức mới mở mắt xòe cánh. Bông hoa gạo thơm nồng, quyến rũ, gọi bầy chim kéo tới dạo chơi. Từng đàn chim sáo, cu gáy hay quạ đen lũ lượt liệng bay quanh cây gạo. Chú vành khuyên khẽ sà xuống, đậu trên một chiếc cành nhỏ rồi cất vang tiếng hót. Chắc không ít người đã từng nghe:

“Bao giờ cho đến tháng ba
Hoa gạo rụng xuống bà già cất chăn”

Hoa gạo nở rộ, rụng đỏ đầy đường chính là báo hiệu bầu trời đã nắng ấm. Cứ như muôn cánh hoa gạo đỏ rực đã gọi sự ấm áp đó về với làng xóm quê tôi vậy.

Tả cây xà cừ

Sân trường em có rất nhiều loại cây bóng mát, tỏa bóng râm khắp sân trường. Nhờ thế, những giờ ra chơi của chúng em vẫn diễn ra sôi động kể cả trong những ngày trời nắng gắt. Em thích nhất là ngồi dưới gốc cây xà cừ ở giữa sân.

Đây là một cây cổ thụ ở trường em, từ thời anh chị em còn học tiểu học cây đã được trồng lâu lắm rồi. Cây xà cừ rất lớn, tỏa bóng râm cả một vùng rộng. Nhìn từ xa, cây như một chiếc ô khổng lồ sừng sững giữa sân trường. Cây cao bằng ngang tầng hai của tòa nhà chính, thân cây to, hai người ôm không xuể. Thân màu nâu sẫm, sần sùi và có đốm bạc, đôi chỗ lớp vỏ bong ra để lộ bên trong một lớp thân nhỏ màu nâu nhạt. Từ thân chính, cây chĩa ra thành 3 cành lớn tỏa ra ba phía. Những cành này cũng đã lớn, to gần bằng gốc cây bàng. Những cành nhỏ cứ thế đua nhau mọc ra đan xen nhau, từ dưới nhìn lên tựa như đang lạc vào một khu rừng nguyên sinh, cành lá nhiều không đếm xuể. Có cành hơi sà xuống thấp, gió thổi la đà. Lá cây xà cừ như các loại lá cây thường, không to như lá bàng, lá màu xanh lá chuối, phủ kín các cành cây, gió thổi qua nghe xào xạc . Dưới gốc cây là những chiếc rễ to sần sùi lên xuống nhìn như những con trăn vậy. Ngày nắng hay ngày mưa, cây xà cừ vẫn đứng sừng sững giữa sân trường như một người vệ sĩ đầy khỏe khoắn và quyền lực. Những ngày xuân, cây xà cừ thay lá, những chiếc lá vàng rụng xuống hết cũng là lúc mà chồi non giăng đầy, một màu xanh non tươi mới và giàu sức sống. Em hay cùng bạn bè xuống đây chơi nhảy dây, đọc sách và trò chuyện, vừa râm lại vừa thoáng mát. Ánh nắng len lỏi qua tán cây chỉ còn là những tia nắng nhỏ. Chúng em hay nhặt những quả xà cừ làm con quay xem của ai được lâu hơn, giờ ra chơi vì thế mà càng vui nhộn.

Em rất yêu quý cây xà cừ ở trường em, chúng em thường âu yếm gọi cây bằng một cái tên thân thương "Bác xà cừ". Em và các bạn sẽ chăm sóc bác xà cừ thật tốt để bác luôn tỏa bóng mát và làm đẹp cho ngôi trường của em.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TB
Xem chi tiết
TB
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
HC
14 tháng 10 2019 lúc 17:31

Yêu cầu kĩ thuật việc trồng cây:

- Thời vụ: Chọn cây con đủ tiêu chuẩn, cao từ 60 – 100cm, sạch bệnh đem trồng vào mùa xuân (tháng 2 – 4) ở các tỉnh phía Bắc và đầu mùa (tháng 4 – 5) ở các tỉnh phía Nam.

- Khoảng cách: Tuỳ theo giống, đất đai mà khoảng cách trồng khác nhau: 10m x 10m hoặc 12m x 12m, 14m x 14m.

- Đào hố bón phân lót: Hố trồng xoài phải đào to, đường kính từ 80 – 90cm, sâu từ 50 – 60cm vì rễ sâu và rộng. Bón phân lót từ 20 – 30kg phân hữu cơ cùng với 1kg phân lân/1 hố.

Yêu cầu kĩ thuật việc chăm sóc cây:

- Làm cỏ, xới xáo: Tiến hành làm cỏ, vun xới quanh gốc cây để diệt cỏ dại, làm mất nơi ẩn náu của sâu bệnh hại, bệnh và làm đất tơi xốp.

- Bón phân thúc bằng phân chuồng hoai hoặc phân hoá học đảm bảo tỉ lệ N : P K là 1 : 1 : 1 (mỗi cây bón 300 – 500g). Cây càng lớn lượng phân tăng dần. Một năm bón 2 lần vào thời gian trước khi cây ra hoa và sau khi thu hoạch quả.

- Tưới nước: Xoài là cây chịu được hạn nhưng cần tưới nước thường xuyên, nhất là khi cây còn nhỏ và vào mùa hanh khô.

- Tạo hình, sửa cành: Tiến hành tỉa sớm các cành nhỏ, cành bị sâu, bệnh. Không để cây xoài ra nhiều cành thấp để giữ cho cây xoài được thông thoáng.

- Phòng trừ sâu, bệnh: Cây xoài bị các loại sâu, bệnh phá hoại như : rầy, rệp, ruồi đục quả, bệnh thán thư, đốm đen vi khuẩn, bệnh thối quả, khô đọt… Trong đó, rầy nhảy hút chích lá và bệnh thán thư là nguy hiểm, vì chúng gây thiệt hại vào lúc ra hoa, đậu quả.

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
HC
24 tháng 5 2017 lúc 15:33

Yêu cầu kĩ thuật việc gieo trồng:

- Thời vụ trồng: phụ thuộc vào khí hậu từng vùng sinh thái.

- Khoảng cách: Đối với đất tốt ở vùng đồng bằng, trồng với khoảng cách 8m x 8m. Đối với đất đồi, trồng với khoảng cách 7m x 7m hay 6m x 8m

Tuỳ thuộc vào loại đất mà có khoảng cách trồng và mật độ khác nhau.

- Đào hố, bón phân lót: Tiến hành đào hố, kích thước hố tuỳ theo từng loại đất. Sau đó trộn lớp đất mặt đào lên với phân bón (phân hữu cơ và phân hoá học) để bón lót vào hố trước khi trồng 1 tháng.

Yêu cầu kĩ thuật việc chăm sóc:

- Làm cỏ vun sới: Tiến hành làm cỏ, vun xới quanh gốc cây để diệt cỏ dại, làm mất nơi ẩn náu của sâu, bệnh và làm đất tơi xốp. Hàng năm có thể dùng bùn ao hay phù sa vun vào gốc một lớp mỏng từ 5 – 10cm từ gốc cây rộng ra cho hết tán cây.

- Bón phân thúc vào 2 thời kì quan trọng là khi ra hoa (tháng 2 – 3) và sau khi thu hoạch quả (tháng 8 – 9) bằng phân chuồng hoại từ 30 – 50kg/cây và phân hoá học với lượng tối đa cho 1 cây: 1,5 – 2kg đạm; 1 – 1,5kg lân; 1,5 – 2kg kali.

- Tưới nước: Tháng đầu tiên sau khi trồng cần tưới nước giữ ẩm cho cây theo định kì 1 – 2 ngày/lần. Tháng thứ hai định kì 3 – 5 ngày/lần. Tưới từ ngoài vào trong gốc.

- Tạo hình, sửa cành: Cắt bỏ các cành vượt, cành bị sâu bệnh, cành nhỏ.

- Phòng trừ sâu bệnh: bọ xít, sâu đục quả…

Bình luận (0)
TS
Xem chi tiết