Những câu hỏi liên quan
LV
Xem chi tiết
H24
27 tháng 3 2021 lúc 23:32

tham khảo ý

 Khổ thơ đầu: Khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp tràn đầy sức sống.

- “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” câu hỏi tu từ mang âm hưởng Huế, đã mở ra mạch cảm xúc cho cả bài thơ, đó có thể là lời trách móc, mời mọc của cô gái Huế, cũng có thể là lời tự vấn và dự cảm không may của chính nhà thơ về cuộc đời mình.

- “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”: Hình ảnh nắng ban mai rực rỡ, phủ đầy không gian đem đến sự ấm áp, bừng sức sống.

- “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”: Gợi ra cái sự trù phú, non tươi, mỡ màng tràn đầy sinh khí của khu vườn thôn Vĩ, từ “ai” làm cho câu thơ thêm tình tứ, có hồn hơn.

- “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”: Nỗi niềm mong nhớ của nhà thơ về cô gái Huế, người tình trong mộng bấy lâu với những nét vẽ đậm nhạt mang khung hướng “thi trung hữu họa”.

Bình luận (0)
LD
Xem chi tiết
NM
27 tháng 11 2016 lúc 19:34

a) Em thích nhất khổ thơ 5 trong bài Tiếng gà trưa :

Cứ hàng năm hàng năm

Khi gió mùa đông tới

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới

** Cảm nhận : Khổ thơ trên cho em thấy tình cảm của người bà dành cho người cháu thật bao la, sâu nặng, bà luôn quan tâm, lo lắng, yêu thương người cháu nhỏ của mình.

b) Cảm nghĩ về tình bà cháu trong bài thơ Tiếng gà trưa

Tình cảm bà cháu là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng và vô cùng sâu nặng. Tình cảm đó đã hằn sâu trong kí ức tuổi thơ của người chiến sĩ. Do vậy, trên đường hành quân xa, chỉ một tiếng gà cục tác đà gợi dậy những kĩ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, đáng nhớ về bà. Đó là sự chắt chiu, tần tảo với bao nỗi lo, bao niềm mong ước của bà với tình thương bao la dành cho cháu. Những kĩ niệm đó thật bình dị mà thiêng liêng! Nó nhắc nhở, lay động bao tình cảm đẹp dâng lên trong lòng người chiến sĩ trên đường hành quân ra mặt trận chiến đấu. Tình cảm tôt đẹp đó sẽ mãi là hành trang theo bước chân của người chiến sĩ, tiếp thêm sức mạnh cho anh trong cuộc chiến đấu hôm nay.

Bình luận (4)
LP
27 tháng 11 2016 lúc 19:46

Em thích nhất là khổ thơ cuối:

“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.”

Trong khổ thơ cuối này Tác giả đã dùng điệp từ ‘vì” để nhấn mạnh về mục đích chiến đấu của người cháu. Không phải vì những điều gì lớn lao mà chỉ vì những điều thân thuộc của anh. Vì lòng yêu tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc, vì bà và vì những kỉ niệm tuooit thơ gắn bó. Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng đầy kiên quyết. ở đây ta thấy hình ảnh người cháu như lớn lao hơn, đã đủ sức để bảo vệ những gì đáng quý của mình. Hình ảnh của anh thật đẹp, thật cao thượng.

Chúc bạn hc tốt!

Bình luận (0)
TP
28 tháng 11 2016 lúc 20:03

a)

"Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

“Cục… cục tác cục ta”

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ"

Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.

b)Tình cảm bà cháu là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng và vô cùng sâu nặng. Tình cảm đó đã hằn sâu trong kí ức tuổi thơ của người chiến sĩ. Do vậy, trên đường hành quân xa, chỉ một tiếng gà cục tác đà gợi dậy những kĩ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, đáng nhớ về bà. Đó là sự chắt chiu, tần tảo với bao nỗi lo, bao niềm mong ước của bà với tình thương bao la dành cho cháu. Những kĩ niệm đó thật bình dị mà thiêng liêng! Nó nhắc nhở, lay động bao tình cảm đẹp dâng lên trong lòng người chiến sĩ trên đường hành quân ra mặt trận chiến đấu. Tình cảm tôt đẹp đó sẽ mãi là hành trang theo bước chân của người chiến sĩ, tiếp thêm sức mạnh cho anh trong cuộc chiến đấu hôm nay.

 

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
TA
3 tháng 3 2023 lúc 18:20

- Câu chuyện diễn ra trong những không gian và thời gian là:

+ Không gian: Dòng sông, con đò, cây cầu 

+ Thời gian: Ngày dì Mây trở về, chập tối, đêm, sáng, chiều chiều, đêm mưa, tháng ba lại về, cuối thu, đêm sông Châu.

- Ý nghĩa của những hình ảnh dòng sông, con đò, cây cầu xuất hiện trong truyện.

+ Hình ảnh dòng sông, con đò, cây cầu như chứng nhân quan trọng chứng kiến mọi thăng trầm, biến cố đổi thay của những người dân nơi đây.

+ Hơn hết đó còn là những sự vật âm thầm chứng kiến những thăng trầm cuộc đời nhân vật chính, dòng sông Châu là nơi chứng kiến tình yêu đẹp đẽ, trong trẻo, thơ mộng của chú San và dì Mây, bến đò là nơi dì Mây chèo đò đưa chú San đi học. Bến đò cũng là nơi đón dì Mây từ chiến trường bom đạn trở về, dòng sông là nơi chứng kiến, cảm thương trước hoàn cảnh nghiệt ngã, đau thương của dì Mây, khi chứng kiến chú San đi lấy vợ đúng ngày mình trở về.

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
TV
Xem chi tiết
2P
Xem chi tiết
VG
11 tháng 12 2021 lúc 15:45

Bn có thể tham khảo ở trên mạng đấy 

Bình luận (1)
2P
11 tháng 12 2021 lúc 15:48

mik đag cần gấp

Bình luận (1)
VG
11 tháng 12 2021 lúc 16:02

Mẫu 1

Bài thơ Hoa Bìm của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu là một áng thơ rất đẹp. Bài thơ được viết bởi thể thơ lục bát dân dã quen thuộc. Trong đó, nhà thơ sử dụng những hình ảnh hết sức mộc mạc và gần gũi. Đó là những chi tiết nhỏ bé, bình dị đến mức dễ bị bỏ qua. Nhưng chính sự tinh tế của nhà thơ, đã giúp ông tái hiện lại tất cả trong tác phẩm Hoa Bìm, từ đó tạo nên một bức tranh làng quê thân thương trong kí ức. Trong bức tranh ấy, có bờ giậu với những đóa hoa bìm tim tím, có con chuồn chuồn ớt, có cây hồng trĩu quả, có con nhện giăng tơ, có con cào cào, con dế mèn, con đom đóm. Xa xa, có cả con thuyền giấy trôi chập chờn trên dòng sông nước đục. Và mơ màng những trưa hè oi ả, ngồi lim dim trong khu vườn rộng lớn. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp bình yên của những làng quê nông thôn Việt Nam. Với lời thơ mộc mạc, không hoa mĩ, cầu kì, tác giả Đức Mậu đã thành công khắc họa vẻ đẹp trong sáng, gần gũi của quê hương trong kí ức tuổi thơ của mình.

Bình luận (0)
HV
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
MN
27 tháng 3 2021 lúc 21:00

Tham khảo:

1,

Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh - một tác giả có mặt trong phong trào Thơ mới và sau cách mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào. Ông được biết đến qua những bài thơ về quê hương miền Nam yêu thương với tình cảm chân thành và vô cùng sâu lắng. Ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù

2,

Ngắm trăng là bài thơ được Bác sáng tác trong lúc đang bị giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch. Nhưng đọc bài thơ ta thấy Bác thể hiện được phong thái ung dung ngắm cảnh thiên nhiên trong hoàn cảnh tù giam ngột ngạt, bức bối và chịu nhiều khổ cực. Qua bài thơ chúng ta còn thấy tình thần thép của Bác Hồ. Với một điều kiện thiếu thốn như " Trong tù không rượu cũng không hoa", đối với các nhà thơ đều có cảm hứng sáng tác khi có rượu có hoa nhưng người thi nhân vẫn có thể thưởng trăng. Bác Hồ đã khẳng định " cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ" thấy được cảnh đẹp của thiên nhiên khiến cho lòng người không thể cầm được mà thưởng thức. Hai câu đầu thể hiện được tình yêu thiên nhiên của Bác còn hai câu cuối lại thể hiện được tinh thần thép của Bác. Người ta thường nói đến câu thơ này là một cuộc vượt ngục bằng tnh thần. Bác Hồ muốn giao hòa với thiên nhiên tươi đẹp ngoài kia. Nếu chúng ta thay từ " ngắm" bằng một từ nào khác thì chắc chắn ý thơ sẽ khác hẳn, vì từ ngắm cho ta thấy phong thái ung dung, tự tại của bác ở trong tù.  Nếu đọc thơ của Bác chúng ta đều thấy rằng trăng là người bạn luôn luôn xuất hiện trong thơ Bác. Nhờ có trăng làm bạn nơi nhà tù đề Bác thể hiện tâm tư, tình cảm của mình. Vậy nên, một bài thơ hay không chỉ có hình ảnh thiên nhiên đẹp mà nó còn phải nói lên tư tưởng tình cảm của tác giả. 

3,

Phép điệp ngữ: 

-Câu thứ nhất: "Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan": có ngĩa là đi đường mới biết đường khó. Cụm từ "tẩu lộ" được sử dụng hai lần nhằm nhấn mạnh ý :"Đi đường mới biết gian lao"

-Câu thứ hai và câu thứ 3: "Trùng san chi ngoại hựu trùng san

  "Trùng san đăng báo cao  phong hậu"

Có nghĩa là :" Hết lớp núi này lại đến lớp núi khác"-khi đã vượt hết các lớp núi sẽ lên đến đỉnh cao chót vót". 

-Hiệu quả các phép điệp ngữ được dùng nhiều lần là: khắc họa đậm nét cảnh tượng núi non trùng điệp, qua lớp núi này lại đến lớp núi khác,từ đó nhấn mạnh sự gian nan vất vả của người đi đường.

Bình luận (0)
NT
15 tháng 12 2021 lúc 20:36

banhqua

Bình luận (0)