Những câu hỏi liên quan
TL
Xem chi tiết

Ngày xửa ngày xưa, ở xã Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Kạn có phong tục mở hội cầu Phật vào dịp đầu năm. Dân làng ăn mặc đẹp đẽ, nô nức lên chùa thắp hương, khấn vái, mong được nhiều điều may mắn.

Một hôm, bỗng có một bà lão ăn xin từ đâu tới. Trông bà già thật gớm ghiếc. Thân hình bà gầy gò, lở loét, quẩn áo bẩn thỉu bốc mùi hôi thối. Vừa đi bà vừa thều thào xin ăn: “Tôi đói quá! Mong các ông các bà nhón tay làm phúc!”. Mọi người sợ hãi, xua đuổi bà ra khỏi đám đông.

Bà lão lê bước tới ngã ba thì gặp hai mẹ con cậu bé đi chợ về. Thấy bà lão ăn xin tội nghiệp, người mẹ đưa về nhà, lấy cơm cho ăn rồi mời nghỉ lại qua đêm.

Đến khuya, hai mẹ con nhìn ra chỗ bà già nằm thì thấy sáng rực lên. Một con giao long khổng lồ đầu gác lên xà nhà, đuôi thò xuống đất. Hai mẹ con kinh hãi rụng rời, đành nhắm mắt, nín thở, nằm im phó mặc cho số phận.

Sáng ra, họ chẳng thấy con giao long đâu cả. Trên chõng, vẫn là bà cụ ăn mày ốm yếu, lở loét. Bà cụ đang chuẩn bị ra đi, vẫy người mẹ lại gần, bà bảo rằng vùng này sắp có lụt lớn và đưa cho một gói tro bếp dặn đem rắc quanh nhà. Nghe vậy, người mẹ lo lắng hỏi làm thế nào để cứu người bị nạn. Bà cụ nhặt hạt thóc, cắn vỡ ra rồi đưa hai mảnh vỏ trấu và dặn dùng nó để làm việc thiện. Vụt một cái, bà cụ biến mất. Hai mẹ con bàng hoàng khôn xiết. Người mẹ mang chuyện kể cho dân làng nghe nhưng chẳng ai tin cả.

Quả nhiên, tối hôm đó, lúc mọi người đang sì sụp lễ bái thì một cột nước dưới đất phụt mạnh lên. Nước phun đến đâu, đất lở đến đấy. Dân làng kinh hoàng, chen nhau chạy tháo thân. Bỗng một tiếng ầm rung chuyển mặt đất, nhà cửa và muôn vật trong phút chốc chìm sâu trong biển nước.

Riêng ngôi nhà nhỏ của hai mẹ con tốt bụng vẫn khô ráo, nguyên vẹn và nền nhà mỗi lúc một cao lên. Người mẹ xót xa trước thảm cảnh, sực nhớ lời bà lão dặn, liền thả hai mảnh vỏ trấu xuống nước. Kì lạ thay, chúng biến thành hai chiếc thuyền. Thế là mặc gió lớn, mưa to, hai mẹ con ra sức cứu người bị nạn. Khi nước rút, chỗ đất bị sụp xuống biến thành hồ Ba Bể, còn nền nhà của hai mẹ con thành chiếc gò nổi giữa hổ, người ta gọi là gò Bà Goá.

Tk nhé.

Bình luận (0)
NT
6 tháng 9 2018 lúc 16:54

Ngày xưa, có lần dân làng Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Cạn mở ngày hội cúng Phật. Mọi người nô nức đi xem hội.

Bỗng nhiên, xuất hiện một bà cụ ăn mày không biết từ đâu đến. Trông bà thật gớm ghiếc, thân thể gầy còm, lở loét, mùi hôi thối xông ra rất khó chịu. Bà cụ chỉ phều phào mấy tiếng: “Tôi đói lắm, các ông, các bà ơi!”, rồi chìa tay ra bốn phía cầu xin.

Nhưng đến đâu bà cụ cũng bị xua đuổi. Lê bước khỏi đám hội, vào nhà nào bà cũng bị hắt hủi. May sao đến ngã ba, bà gặp mẹ con nhà kia vừa đi chợ về. Thấy bà lão ăn xin tội nghiệp, người mẹ thương tình đưa về nhà, lấy cơm cho ăn, rồi mời nghỉ lại qua đêm.

Đến giữa khuya, hai mẹ con bỗng thấy chỗ bà cụ nằm sáng rực lên. Nhưng lạ thay, ở đấy không còn bà lão ăn xin già yếu, lở loét nữa mà có một con giao long to lớn đang cuộn mình, đầu gác lên xà nhà, đuôi thò xuống đất. Mẹ con bà goá rụng rời kinh hãi, đành nhắm mắt nằm im, phó mặc cho số phận.

Sáng hôm sau tỉnh dậy, họ chẳng thấy giao long đâu cả. Trên chõng vẫn là bà cụ ăn mày ốm yếu. Bà cụ đang sửa soạn ra đi. Bà nói: “Vùng này sắp có lụt lớn. Ta cho hai mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc ngay xung quanh nhà mới tránh được nạn".

Người mẹ nghe vậy lấy làm lạ, bèn hỏi: "Thưa cụ, vậy làm sao để cứu mọi người khỏi chết chìm?”. Bà cụ suy nghĩ giây lát rồi nhặt một hạt thóc, cắn vỡ ra, đưa vỏ trấu cho hai mẹ con và bảo: “Hai mảnh vỏ trẩu này sẽ giúp mẹ con nhà chị làm việc thiện".

Nói rồi, vụt một cái, đã không thấy bà cụ đâu nữa. Hai mẹ con vội làm theo lời dặn rồi đi báo cho mấy người gần đó biết. Họ đều bật cười, cho đó là chuyện bâng quơ.

Tối hôm ấy, đám hội đang náo nhiệt, mọi người đang sì sụp lễ bái, bỗng có một cột nước từ dưới đất phun lên, mỗi lúc một mạnh. Đất xung quanh lở dần. Lúc đó. mọi người đều kinh hoảng, chen nhau chạy tháo thân. Nhưng không kịp nữa rồi. Đất dưới chân họ rung chuyển. Một tiếng ầm dữ dội nổi lên, nhà cửa, người và vật đều chìm sâu dưới nước.

Trong khi tất cả đều ngập trong biển nước thì ngôi nhà nhỏ của hai mẹ con người đàn bà goá vẫn khô ráo vì nền nhà của họ mỗi lúc một cao lên. Đau xót trước cảnh nước lũ bất ngờ tàn phá, hai mẹ con đem hai mảnh vỏ trấu ra. Vừa đặt xuống nước, vỏ trấu hoá thành hai chiếc thuyền lớn. Thế là mặc gió mưa, họ chèo thuyền đi khắp nơi, cố sức vớt những người bị nạn.

Chỗ đất sụt xuống ấy chính là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con thành một hòn đảo nhỏ trong hồ. Người địa phương gọi chỗ ấy là gò Bà Goá.

Bình luận (0)
NP
6 tháng 9 2018 lúc 16:55

Ngày xưa ngày xưa, có một bà già ăn mày thường xuất hiện ở đám hội ăn chay niệm Phật của người dân ở xã Nam Mẫu. Bà đi đến đâu cũng bị người ta xua đuổi, xa lánh vì bộ dạng gớm ghiếc: quần áo rách rưới không đủ để che tấm thân gầy gò, lở loét. Một mùi hôi thối tỏa ra từ bà rất khó chịu. Đến đâu bà cũng thều thào mấy câu: “Đói quá! Các ông các bà làm phước cho tôi chút gì với!”

Nhưng mãi đến chiều tối, người đàn bà ấy vẫn không được gì. Ra khỏi đám hội, bà thất thểu bước vào xóm. Nhưng đi đến nhà nào, bà cũng bị người ta đuổi ra, chửi mắng rất thậm tệ.
May thay, có hai mẹ con nhà nọ thương tình bà cụ già nên đưa bà vào nhà, lấy cơm cho bà ăn và trải chiếu trên chõng cho bà cụ nghỉ tạm.

Khuya hôm đó, hai mẹ con đang ngủ thì bà ta lại gõ cửa xin ngủ nhờ vì đi nhà nào cũng bị xua đuổi. Thế là hai mẹ con vui vẻ đồng ý còn mình thì ra chỗ khác nằm tạm. Người đàn bà vừa nằm thì liền ngáy như sấm. Hai mẹ con nhìn ra thì thấy chõng sang rực lên trong bóng tối. Thì ra đây không phải là bà già ăn mày nghèo lở loét nữa mà là một con giao long khổng lồ đang nằm cuộn mình, đầu gác lên xà nhà, đuôi chạm xuống đất.

sự tích hồ Ba Bể

Người mẹ thấy vậy vô cùng kinh hãi nhưng nhà thì cách xa chỗ của dân làng nên không biết kêu ai cứu đành trùm chăn kín và ngủ, phó mặc co may rủi.

Sáng hôm sau tính dậy thì không thấy giao long đâu cả. Bà ăn mày đã dậy và sửa soạn chuẩn bị ra đi. Trước khi từ biệt, bà nói:

– Chúng nó thờ Phật mà hành xử độc ác. Chúng đáng bị trừng phạt. Chỉ có mẹ con bà là người tốt bụng. Đêm nay, khắp vùng này sẽ bị lũ tràn đến. Hãy cầm lấy gói tro này để rắc quanh nhà. Nội trong đêm nay thì đừng đi đâu cả hoặc lên núi mà tránh.

– Nhưng làm thế nào để cứu giúp moi người được?

– Bà hãy cầm lấy vỏ trấu này, cắn làm đôi, nó sẽ giúp mẹ con bà làm việc thiện

Nói xong, bà ta biến mất. Hai mẹ con họ đem chuyện kể cho mọi người thì ai nấy đều bật cười và không tin.

Quả nhiên, đêm hôm đó, lúc hội đang diễn ra náo nhiệt, nước lũ ở đâu tràn tới, chảy xiết. Đất đá đều bị lở ra, cuốn trôi nhà cửa, ruộng vườn. Thấy thế mọi người bỏ cả lễ bái, hốt hoảng chạy trốn tìm nơi ẩn nấp nhưng không kịp. Chỉ có riêng nhà của hai mẹ con nọ thì nổi lên giữa vùng trời nước mênh mông. Bỗng một tiếng ầm dữ dội phát ra, đất đá nhà cửa, người vật đều chìm nghỉm, nước tung tóe mù trời. Một con giao long to lớn nổi lên, bay vòng quanh xã Nam Mẫu.
Đau xót trước cảnh tượng nước lớn, hai mẹ con đem vỏ trấu thả xuống nước. Vừa xuống nước, hai mảnh trấu đã biến thành hai chiếc thuyền. Rồi mặc mưa gió, họ chèo thuyền đi cứu vớt dân làng đang gặp nạn.

Vùng nước ngập ấy ngày này gọi là hồ Ba Bể. Còn căn nhà cuả hai mẹ con tốt bụng thì trở thành một hòn đảo nhỏ giữa hồ gọi là gò Bà Góa

Bình luận (0)
HD
Xem chi tiết
EN
8 tháng 9 2018 lúc 8:07

Ngày xửa, ngày xưa, ở xã Nam Mẫu, thuộc địa phận tỉnh Bắc Cạn, người ta mở hội cúng Phật để cầu phúc. Bỗng xuất hiện một bà lão ăn xin không rõ từ đâu tới. Bà cụ gầy còm, lở loét như người bị bệnh phong. Đi tới đâu, bà cũng thều thào mấy tiếng nghe thật tội nghiệp:

“ Đói! Đói lắm các ông ơi, các bà ơi !” Thế mà bà đi đến đâu, mọi người cũng đều lảng tránh bà, thậm chí bà còn xua đuổi nữa.

Thật may cho bà cụ. Bà gặp được hai mẹ con một bà góa đi chợ về. Thấy bà cụ tội nghiệp quá, hai mẹ con đưa bà về lấy cơm nguội cho ăn rồi xếp chỗ ngủ cho bà cụ.

Đêm hôm ấy, hai mẹ con thấy chỗ bà cụ nằm bỗng sáng rực lên. Một con giao long to lớn nằm cuộn mình ở đấy. Cả hai rụng rời kinh hãi đành nằm im không động đậy, phó mặc cho số phận. Sáng hôm sau tỉnh dậy, chỗ nằm vẫn là bà cụ gầy còm, còn giao long thì đã biến mất. Bà cụ sửa soạn ra đi. Trước lúc tạm biệt hai mẹ con, bà cụ nói: “Vùng này sắp có một trận lụt lớn, ta cho hai mẹ con gói tro này, nhớ rắc ngay xung quanh nhà mới tránh được tai họa”. Người mẹ thấy lạ, vội hỏi: “ Vậy dân làng sẽ chết hết, làm sao để cứu họ, hở cụ?”. Bà cụ nhặt một hạt thóc cắn vỡ ra rồi đưa cho hai mẹ con và dặn: “Hai mảnh vỏ trấu này sẽ giúp mẹ con chị làm việc thiện.” Nói rồi, bà cụ biến mất.

Tối hôm đó, lúc mọi người đang lễ bái thì bỗng nhiên có một dòng nước phun lên kèm theo một tiếng nổ long trời lở đất. Tất cả nhà cửa ruộng vườn đều chìm trong biển nước. Duy chỉ có ngôi nhà của hai mẹ con vẫn bình yên vô sự. Nước dâng lên bao nhiêu thì nền nhà dâng cao bấy nhiêu. Thấy cảnh dân làng bị nước lũ cuốn trôi, hai mẹ con rất đau đớn, xót xa. Chợt nhớ đến hai mảnh vỏ trấu bà cụ đưa cho, hai mẹ con liền lấy ra thả xuống nước. Kỳ lạ thay, hai mảnh vỏ trâu bỗng hóa thành hai chiếc thuyền lớn. Hai mẹ con mừng quá, vội lên thuyền chèo đi khắp nơi cứu người bị nạn. .

Chỗ đất bị sụt lở ấy đã biến thành cái hồ lớn mà ngày nay ta gọi là hồ Ba Bể. Cái nền nhà của hai mẹ con bà góa trở thành một hòn đảo nhỏ và được gọi là hòn Bà Góa. 

Hok tốt .

# EllyNguyen #

Bình luận (0)
MM
8 tháng 9 2018 lúc 8:09

Ngày xưa, có lần dân làng Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Cạn mở ngày hội cúng Phật. Mọi người nô nức đi xem hội. Bỗng nhiên, xuất hiện một bà cụ ăn mày không biết từ đâu đến. Trông bà thật gớm ghiếc, thân thể gầy còm, lở loét, mùi hôi thối xông ra rất khó chịu. Bà cụ chỉ phều phào mấy tiếng: “Tôi đói lắm, các ông, các bà ơi!”, rồi chìa tay ra bốn phía cầu xin.

Ngày xưa, có lần dân làng Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Cạn mở ngày hội cúng Phật. Mọi người nô nức đi xem hội.

Bỗng nhiên, xuất hiện một bà cụ ăn mày không biết từ đâu đến. Trông bà thật gớm ghiếc, thân thể gầy còm, lở loét, mùi hôi thối xông ra rất khó chịu. Bà cụ chỉ phều phào mấy tiếng: “Tôi đói lắm, các ông, các bà ơi!”, rồi chìa tay ra bốn phía cầu xin.

Nhưng đến đâu bà cụ cũng bị xua đuổi. Lê bước khỏi đám hội, vào nhà nào bà cũng bị hắt hủi. May sao đến ngã ba, bà gặp mẹ con nhà kia vừa đi chợ về. Thấy bà lão ăn xin tội nghiệp, người mẹ thương tình đưa về nhà, lấy cơm cho ăn, rồi mời nghỉ lại qua đêm.

Đến giữa khuya, hai mẹ con bỗng thấy chỗ bà cụ nằm sáng rực lên. Nhưng lạ thay, ở đấy không còn bà lão ăn xin già yếu, lở loét nữa mà có một con giao long to lớn đang cuộn mình, đầu gác lên xà nhà, đuôi thò xuống đất. Mẹ con bà goá rụng rời kinh hãi, đành nhắm mắt nằm im, phó mặc cho số phận.

Sáng hôm sau tỉnh dậy, họ chẳng thấy giao long đâu cả. Trên chõng vẫn là bà cụ ăn mày ốm yếu. Bà cụ đang sửa soạn ra đi. Bà nói: “Vùng này sắp có lụt lớn. Ta cho hai mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc ngay xung quanh nhà mới tránh được nạn".

Người mẹ nghe vậy lấy làm lạ, bèn hỏi: "Thưa cụ, vậy làm sao để cứu mọi người khỏi chết chìm?”. Bà cụ suy nghĩ giây lát rồi nhặt một hạt thóc, cắn vỡ ra, đưa vỏ trấu cho hai mẹ con và bảo: “Hai mảnh vỏ trẩu này sẽ giúp mẹ con nhà chị làm việc thiện".

Nói rồi, vụt một cái, đã không thấy bà cụ đâu nữa. Hai mẹ con vội làm theo lời dặn rồi đi báo cho mấy người gần đó biết. Họ đều bật cười, cho đó là chuyện bâng quơ.

Tối hôm ấy, đám hội đang náo nhiệt, mọi người đang sì sụp lễ bái, bỗng có một cột nước từ dưới đất phun lên, mỗi lúc một mạnh. Đất xung quanh lở dần. Lúc đó. mọi người đều kinh hoảng, chen nhau chạy tháo thân. Nhưng không kịp nữa rồi. Đất dưới chân họ rung chuyển. Một tiếng ầm dữ dội nổi lên, nhà cửa, người và vật đều chìm sâu dưới nước.

Trong khi tất cả đều ngập trong biển nước thì ngôi nhà nhỏ của hai mẹ con người đàn bà goá vẫn khô ráo vì nền nhà của họ mỗi lúc một cao lên. Đau xót trước cảnh nước lũ bất ngờ tàn phá, hai mẹ con đem hai mảnh vỏ trấu ra. Vừa đặt xuống nước, vỏ trấu hoá thành hai chiếc thuyền lớn. Thế là mặc gió mưa, họ chèo thuyền đi khắp nơi, cố sức vớt những người bị nạn.

Chỗ đất sụt xuống ấy chính là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con thành một hòn đảo nhỏ trong hồ. Người địa phương gọi chỗ ấy là gò Bà Goá.

Bình luận (0)
TT
31 tháng 10 2021 lúc 9:38

Tham khảo :

Ngày xưa, có lần ở xã Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Kạn mở ngày hội cúng Phật. Mọi người nô nức đi xem hội. Ai cũng lo làm việc tốt lành để cầu phúc.

Hôm ấy, bỗng có một bà cụ ăn xin không biết từ đâu đến. Trông bà thật gớm ghiếc, thân thể gầy gòm, lở loét, mùi hôi thối xông ra rất khó chịu. Bà cụ phều phào mấy tiếng: " Đói lắm các ông, các bà ơi!", rồi giơ rá ra bốn phía cầu xin.

Nhưng đi đến đâu bà cụ cũng bị xua đuổi. Lê bước ra khỏi đám hội, vào nhà nào bà cũng bị hắt hủi. May sao đến ngã ba, bà gặp mẹ con nhà kia vừa mới đi chợ về. Thấy bà lão ăn xin tội nghiệp, người mẹ thương tình đưa về nhà, lấy cơm cho ăn, rồi mời bà nghỉ lại.

Khuya hôm đó, hai mẹ con bỗng thấy chỗ bà cụ nằm sáng rực lên. Nhưng lạ thay, ở đấy không còn bà lão ăn xin tội già yếu, lở loét nữa mà có một con giao long to lớn đang cuộn mình, đầu gác lên xà nhà, đuôi thò xuống đất. Mẹ con bà góa rụng rời kinh hãi, đành nhắm mắt nằm im, phó mặc cho số phận.

Nhưng sáng hôm sau tỉnh dậy, họ chẳng thấy thấy con giao long đâu cả. Trên chõng vẫn là bà cụ ốm yếu. Bà cụ đang sửa soạn ra đi. Bà nói:" Vùng này sắp có lụt lớn. Ta cho hai mẹ con chị gói tro này, nhớ giắc ngay xung quanh nhà mới tránh được nạn".

Người mẹ nghe thấy vậy lấy làm lạ, bèn hỏi:" Thưa cụ, vậy làm sao để cứu mọi người khỏi chết chìm ?" . Bà già suy nghĩ giây lát rồi nhặt một hạt thóc, cắn vỡ ra, đưa vở trấu cho hai mẹ con và bảo :" Hai mảnh vỏ trấu này sẽ giúp mẹ con nhà chị làm việc thiện".

Nói rồi, vụt một cái, đã không thấy bà cụ đâu nữa. Hai mẹ con vội làm theo lời dặn rồi đi kể chuyện mấy người gần đó biết. Họ đều cười và cũng cho đó là chuyện bâng quơ.

Tối hôm ấy, đám hội đang náo nhiệt, mọi người đang sì sụp lễ bái, bông có một cột nước từ dưới đất phun lên, càng về sau càng mạnh. Đất xung quanh lở dần. Lúc ấy, ai nấy mới kinh hoảng, chen nhau chạy tháo thân. Nhưng không kịp nữa rồi. Đất dưới chân họ rung chuyển. Một tiếng ầm dữ dội nổi lên, nhà cửa, người và vật đều chìm sâu dưới nước.

Trong khi tất cả đều ngập trong biển nước thì ngôi nhà bé nhỏ của hai mẹ con nhà kia là khô ráo vì nền nhà của họ mỗi lúc một cao lên. Đau xót trước cảnh nước lũ bất ngờ tàn phá, hai mẹ con đem hai mảnh vỏ trấu ra. Vừa đặt xuống nước, vỏ trấu hóa ra thành hai chiếc thuyền. Thế là mặc gió mưa, họ chèo thuyền đi khắp nơi, có sức vớt những người bị nạn.

Chỗ sụt xuống ấy nay là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con thành một hòn đảo nhỏ trong hồ. Người địa phương gọi chỗ ấy là gò Bà Góa.

HT

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NL
Xem chi tiết
DD
8 tháng 3 2022 lúc 15:15

A

Bình luận (0)
H24
8 tháng 3 2022 lúc 15:15

B

Bình luận (0)
TA
8 tháng 3 2022 lúc 15:15

A

Bình luận (0)
DL
Xem chi tiết
NA
13 tháng 1 2022 lúc 15:16

A

Bình luận (0)
LM
13 tháng 1 2022 lúc 15:16

A

Bình luận (0)
GB
13 tháng 1 2022 lúc 15:17

A

Bình luận (0)
T6
Xem chi tiết
CC
19 tháng 10 2021 lúc 13:34

Đoạn căn hay bài văn thế

Bình luận (1)
4Q
27 tháng 1 2022 lúc 14:06

Mik hôk biết làm🆗

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
DN
Xem chi tiết
ND
2 tháng 7 2019 lúc 16:17

Hướng dẫn giải:

a. Mở đầu:

- Người dân Bắc Kạn mở hội cũng phật.

- Xuất hiện bà lão ăn xin đói rách, gầy còm, lở loét.

b. Diễn biến:

- Mọi người xua đuổi bà lão chỉ có hai mẹ con bà góa đưa cụ về và cho ăn.

- Đêm đến hai mẹ con thấy chỗ bà lão nằm xuất hiện con giao long khiến họ kinh sợ.

- Hôm sau, trước khi đi bà cụ đưa cho 2 mẹ con bà góa gói tro và 2 mảnh vỏ trấu rồi dặn dò dùng chúng để tránh nạn chết chìm. Rồi bà bão ra đi.

- Đêm đó trong vùng bị lũ lụt, 2 mẹ con thoát chết nhờ có những vật bà lão để lại. Họ chèo thuyền đi cứu dân dàng.

c. Kết thúc:

- Vùng đất bị sụt lở ấy hiện nay biến thành một cái hồ rộng lớn gọi là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con nổi lên như một cái gò giữa hồ, dân làng gọi là gò Bà Góa.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
NT
30 tháng 9 2018 lúc 10:35

mình ko rõ lắm!!!

nhưng mà hình như là do:

Ông bác Ba đập bể cái hồ đó xong ổng xây lại nên đặt hồ Ba bể!!

Bình luận (0)
UN
30 tháng 9 2018 lúc 10:42

lên mạng mà tra

Bình luận (0)
PD
30 tháng 9 2018 lúc 10:44

Ngày xửa ngày xưa, ở địa phận thuộc tỉnh Bắc Cạn mở ngày hội cúng phật để cầu phúc. Bỗng nhiên bà cụ ăn xin xuất hiện người bà gầy còm, lở loét, mùi hôi thối xông ra rất khó chịu. Đi đến đâu xin người ta cũng xua đuổi, không cho bà tí gì.

Diễn biến:

Lê ra khỏi đám hội, may mắn bà gặp mẹ con người nông dân nghèo đi làm đồng về thương tình đưa bà cụ về nhà, lấy cơm cho ăn và sắp xếp chỗ cho bà cụ nghỉ qua đêm.

Tối hôm đó, hai mẹ con thấy chỗ bà lão sáng rực lên. Một con giao long lớn cuộn mình nằm ở đấy. Cả hai mẹ con kinh sợ hãi, đành nằm im chờ đến sáng. Sáng ra, hai mẹ con chẳng thấy giao long đâu. Chỗ nằm ấy vẫn là bà cụ già bệnh tật. Bà đang sửa soạn ra đi. Bà nói với hai mẹ con: “ vùng này sắp có lụt lớn. Ta cho hai mẹ con gói tro này, nhớ rắc quanh nhà mới tránh được nạn “. Người mẹ thấy lạ vội hỏi: “ vậy làm sao cứu được dân làng, hở cụ? “ bà lão nhặt một hạt thóc, cắn vỡ ra, rồi đưa cho hai mẹ con và dặn. “ hai mảnh vỏ trấu này, sẽ giúp mẹ con chị làm việc thiện “.

Đêm hôm đó, mọi người đang lễ phật cầu phúc thì bỗng nhiên có một dòng nước phun lên. Nước mỗi lúc một mạnh. Một tiếng nổ lớn đất chung quanh nứt ra…tất cả đều chìm trong biển nước. Duy nhất chỉ có ngôi nhà hai mẹ con người nông dân vẫn bình yên vô sự. Nước dâng lên bao nhiêu thì nhà cao lên bấy nhiêu. Nhìn thấy dân làng bị nước lũ cuốn, người mẹ nhớ đến lời dặn của bà cụ lấy hai vỏ trấu thả xuống nước. Bỗng nhiên, hai mảnh vỏ trấu biến thành hai chiếc thuyền lớn, hai mẹ con vội chèo thuyền đến cứu người và vật.

Kết thúc:

Chỗ đất sụt ấy sau này là hồ Ba Bể. Mục đích của câu chuyện giải thích sự hình thành của hồ Ba Bể và ca ngợi lòng nhân ái của hai mẹ con người nông dân nghèo, khẳng định người có lòng nhân ái sẽ được đền đáp.

Bình luận (0)
LT
Xem chi tiết
PT
21 tháng 2 2018 lúc 19:26

kể chuyện 

truyện ngắn 

câu truyện 

gây chuyện 

truyện cổ tích 

cốt truyện 

~ học tốt ~

Bình luận (0)
VT
21 tháng 2 2018 lúc 19:27

kể chuyện

truyện ngắn

câu chuyện

gây chuyện

truyện cổ tích

cốt truyện

Bình luận (0)
LA
21 tháng 2 2018 lúc 19:28

1. kể chuyện

2. truyện ngắn

3. câu chuyện

4.gây chuyện

5.truyện cổ tích

6.cốt chuyện

nhớ cho mk

Bình luận (0)
HZ
Xem chi tiết
TM
23 tháng 11 2021 lúc 12:50
     Ngày xưa có một người con trai thần Long Nữ tên là Lạc Long Quân thuộc giống rồng. Thân ở dưới nước và ở cả trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và ăn ở.

Ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng hạ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nàng đến thăm vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lại. Hai người gặp nhau, yêu nhau và trở thành vợ chồng.

Ít lâu sau Âu Cơ mang thai và sinh ra một cái bọc trăn trứng, nở ra trăm người con, người nào cũng đều hoàn hảo, đẹp lạ thường.

Lạc Long Quân vì nhớ mẹ và không quen ở trên cạn nên đành từ biệt Âu Cơ và đàn con trở về Thuỷ Cung.

Âu Cơ ở lại nuôi đàn con, tháng ngày chờ đợi Lạc Long Quân trở lại, nhưng nỗi nhớ chồng khiến nàng buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi chồng lên than thở:

- Sao chàng đành bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi đàn con nhỏ?

Lạc Long Quân nói:

- Ta vốn ở miền nước thẳm, nàng thì ở chốn núi cao, nhiều điều khác nhau, khó mà ở cùng nhau một nơi được lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc gì cần giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn, đây là giao ước của vợ chồng, con cái.

Âu Cơ ưng thuận. Trước khi đưa năm mươi con lên núi, nàng nói với chồng:

- Thiếp xin nghe lời chàng. Vợ chồng ta đã sống với nhau thắm thiết, nay phải chia hai, lòng thiếp thật là đau xót.

Lạc Long Quân cũng cố nén nỗi buồn trong buổi chia li, chàng khuyên giải vợ:

- Tuy xa nhau nhưng tình cảm đôi ta không hề phai nhạt, khi nào cần chúng ta lại gặp nhau.

Âu Cơ vẫn quyến luyến, rồi buồn bã nói:

- Thiếp rất nhớ chàng và thương các con, biết đến khi nào chúng ta mới gặp nhau.

Lạc Long Quân nắm chặt tay vợ, an ủi:

- Nàng đừng làm mủi lòng ta. Xa nàng và các con lòng ta cũng đau lắm! Âu cũng là mệnh trời, mong nàng hiểu và cảm thông cùng ta.

Âu Cơ và các con nghe theo lời cùng nhau chia tay lên đường.

Lạc Long Quân và các con về nơi biển cả, Âu Cơ đưa các con về đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang.

Cũng bởi sự tích này mà người Việt Nam ta đều luôn tự hào mình là dòng dõi con Rồng cháu Tiên, coi tổ tiên mình là vua Hùng.

 
Bình luận (0)
LN
16 tháng 3 2022 lúc 13:46

THAM KHẢO :

“Thạch Sanh” là một truyện rất hay mà em luôn nhớ đến bây giờ. Câu chuyện này đã được cô giáo em kể thật hấp dẫn vào cuối tiết học như sau đây.

Ngày xưa, có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng, hay giúp mọi người, Ngọc Hoàng bèn sai Thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó, người vợ có mang nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh mà mất. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.

 

Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc da, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh.

Một hôm, có người hàng rượu tên là Lý Thông. Lý Thông gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em để lợi dụng. Thạch Sanh vui vẻ nhận lời và đến sống chung với mẹ con Lý Thông.

Bấy giờ trong vùng có con chằn tinh có nhiều phép lạ thường ăn thịt người. Quan quân không làm gì được, dân làng hàng năm phải nộp một người cho chằn tinh.

Năm ấy, đến lượt Lý Thông nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh đi canh miếu để chết thay. Thạch Sanh thật thà, nhận lời đi ngay. Nửa đêm, chằn tinh hiện ra. Thạch Sanh dùng búa chém chết chằn tinh. Chàng chặt đầu chằn tinh và lấy được một bộ cung tên bằng vàng mang về nhà. Mẹ con Lý Thông lúc đầu hoảng sợ vô cùng, nhưng sau đó Lý Thông nảy ra một kế dụ Thạch Sanh trốn đi vì đã chém chết con trăn của vua nuôi đã lâu.

Thạch Sanh lại thật thà tin ngay. Chàng từ giã mẹ con Lý Thông, trở về dưới gốc đa. Còn Lý Thông hí hửng đem đầu con yêu quái vào kinh đô nộp cho vua. Hắn được vua khen và phong cho làm Quận công.

Năm ấy, vua mở hội lớn để chọn chồng cho công chúa nhưng không may nàng bị con đại bàng khổng lồ quắp đi. Đại bàng bay qua túp lều của Thạch Sanh và bị chàng dùng tên vàng bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo dấu máu, tìm được chỗ ở của đại bàng.

Từ ngày công chúa bị mất tích, vua vô cùng đau khổ, hứa gả công chúa và truyền ngôi cho ai tìm được công chúa. Lý Thông tìm gặp lại Thạch Sanh và được chàng cho biết chỗ ở của đại bàng. Thạch Sanh xuống hang để cứu công chúa. Chàng giết chết con quái vật rồi lấy dây buộc vào người công chúa, ra hiệu cho Lý Thông kéo lên. Không ngờ, sau đó Lý Thông ra lệnh cho quân sĩ dùng đá lấp kín cửa hang lại. Thạch Sanh tìm lối ra và tình cờ cứu được con trai vua Thủy Tề. Chàng được vua Thủy Tề tặng cho cây đàn.

Hồn chằn tinh và đại bàng gặp nhau tìm cách báo thù. Chúng ăn trộm của cải trong kho nhà vua, đem tới giấu ở gốc đa để vu vạ cho chàng. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.

Lại nói chuyện nàng công chúa từ khi về cung, trở nên buồn rầu, chẳng nói chẳng cười. Bao nhiêu thầy thuốc giỏi cũng không chữa được. Một hôm, khi nghe tiếng đàn vẳng ra từ trong ngục, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. Nhà vua lấy làm lạ, gọi Thạch Sanh đên. Chàng kể hết sự tình. Vua sai bắt hai mẹ con Lý Thông giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Giữa đường, chúng bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung.

Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Hoàng tử các nước chư hầu đến cầu hôn không được, liền tức giận họp binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh lấy cây đàn ra gảy. Binh lính mười tám nước bủn rủn tay chân, không đánh nhau được nữa, các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh thết đãi những kẻ thua trận bằng một niêu cơm tí xíu. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi mà không hết. Bọn chúng bái phục và kéo nhau về nước.

Về sau, vua nhường ngôi cho Thạch Sanh.

Càng nghe câu chuyện, em càng yêu quý tính tình hiền lành, tốt bụng của Thạch Sanh và càng căm ghét những kẻ vong ân bội nghĩa như mẹ con Lý Thông. Em tự hứa với lòng là sẽ noi theo tấm gương tốt để trở thành người có ích cho xã hội vì em hiểu được ý nghĩa sâu xa của truyện cổ tích này là ở hiền gặp lành” và “ác giả ác báo”.

Bình luận (0)