Tìm đọc một bài vè hoặc một bài đồng dao về một loại cây hoặc một loại quả.
Tìm đọc một bài vè hoặc một bài đồng dao về các loài vật hoặc các loài cây.
Con cua mà có hai càng
Đầu, tai không có bò ngang cả đời
Con cá mà có cái đuôi
Hai vây ve vẩy nó bơi rất tài
Con rùa mà có cái mai
Cái cổ thụt ngắn, thụt dài vào ra
Con voi mà có hai ngà
Cái vòi nó cuốn đổ nhà, đổ cây
Con chim mà có cánh bay
Bay cùng nam, bắc, đông, tây tỏ tường
hãy viết một bài văn về cây , hoa hoặc loại quả ăn được mà bạn thích
đố ai biết được
Bài văn miêu tả cây cối thường có ba phần:
1. Mở bài: giới thiệu cây định tả.
2. Thân bài:
a) Tả bao quát hình ảnh của cây.
b) Tả từng bộ phận của cây (hoặc tả từng thời kì phát triển của cây)
3. Kết bài:
- Nêu ích lợi của cây. Tình cảm của em đối với cây.
- Ấn tượng của cây đối với mọi người.
Hok tốt!
Còn nếu bạn muốn có bài mẫu thì....
Bài làm
Trong vườn nhà em trồng rất nhiều cây ăn quả khác nhau. Mỗi loài cây đều có một đặc điểm và một công dụng riêng. Nhưng em thích nhất là cây xoài. Bởi cây có nhiều kỉ niệm gắn bó với em hơn cả.
Cây xoài nhà em rất cao. Gốc cây to bằng một vòng tay em, những nhánh nhỏ xum xuê chi chít lá như một chiếc ô xanh mát rượi. Lá xoài cứng, to, dài hơn cái điều chỉnh ti vi một chút, xanh tốt quanh năm. Đến mùa hè, xoài bắt đầu đơm hoa kết trái. Hoa xoài có màu trắng ngà, nhỏ xíu, kết thành chuỗi dài như hoa bàng. Những trái xoài non trông giống như những viên bi nõn ngọc.
Rồi ngày tháng qua đi, những quả xoài lớn dần, trông vui mắt như đàn gà con. Quả mọc thành chùm, chia thành những nhánh nhỏ màu xanh non, khi chín có màu vàng. Quả xoài chín ăn ngon lắm! Nước chan hòa, ngọt sắc, vị ngọt mê ly. Những quả xoài đầu mùa như gieo sự náo nức cho mọi người.
Đứng ngắm nhìn cây xoài lòng em chợt miên man nghĩ tới ngày xoài chín. Còn gì thích bằng được ăn những quả xoài mà do chính tay em cùng bố mẹ đã bỏ công chăm sóc. Em luôn mong cây xanh tốt và hàng năm cho ra thật nhiều trái thơm ngon để cả nhà cùng được thưởng thức. Em rất yêu quý cây xoài nhà mình!
Vườn nhà em có rất nhiều loại cây nhưng em thích nhất là cây ổi trồng ở đầu vườn.
Nhìn từ xa cây ổi như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây to, chắc khoẻ mọc thẳng. Cái gốc của cây to hơn thân, sần sùi. Cái rễ của cây như những con giun cắm sâu xuống đất để hút chất dinh dưỡng, vận chuyển ngược lên nuôi cây. Cái lá của cây to, mượt, những đường gân nổi rõ nét. Lá ổi mùa xuân có màu tươi dịu, khi sang mùa đông thì có màu xanh đậm. Khi có gió thổi qua, tiếng lá xào xạc như muốn nói với em điều gì đó.
Quả ổi tròn, to mọc ra từng chùm. Hạt của nó bé và tập trung vào giữa quả. Quả ổi có mùi thơm, khi ăn vào có vị ngọt, rất nhiều vitamin. Thỉnh thoảng, có vài chú chim sơn ca hay đến để bắt những con sâu và cất tiếng hót líu lo. Cây ổi chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn cho chúng em quả để ăn.
Em rất thích cây ổi, hằng ngày em sẽ chăm sóc nó cẩn thận. Cây ổi là người bạn thân thiết nhất của em. Và khi nào lớn lên, em sẽ nhớ mãi những kỉ niệm về nó
Tìm đọc một bài thơ hoặc bài ca dao về quê hương, đất nước.
Bài tham khảo:
Bài thơ: Việt Nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn
......
Bài tham khảo 2:
Bài thơ: Quê hương – Đỗ Trung Quân
Quê hương là gì hả mẹ
Mà cô giáo dạy hãy yêu?
Quê hương là gì hả mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều?
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm
Tiếng ếch râm ran bờ ruộng
Con nằm nghe giữa mưa đêm
Quê hương là bàn tay mẹ
Dịu dàng hái lá mồng tơi
Bát canh ngọt ngào tỏa khói
Sau chiều tan học mưa rơi
Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi
Quê hương mỗi người đều có
Vừa khi mở mắt chào đời
Quê hương là dòng sữa mẹ
Thơm thơm giọt xuống bên nôi
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.
Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách
Chủ điểm Việt Nam quê hương em
(a) Tìm đọc một bài thơ hoặc bài ca dao viết về:
(b) Ghi chép từ ngữ, hình ảnh đẹp trong bài thơ hoặc bài ca dao vào Nhật ký đọc sách.
c. Cùng bạn chia sẻ:
Bài thơ hoặc bài ca dao đã đọc.
Nhật ký đọc sách.
d. Thi nghệ sĩ nhí: Đọc và nói 1 - 2 câu bày tỏ tình cảm, cảm xúc của em về con người hoặc cảnh đẹp được nhắc đến trong bài thơ hoặc bài ca dao.
a. Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" - Huy Cận (vẻ đẹp của con người lao động)
b. Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Thuyền ta lái gió với buồm trăng.
...
c. Bài thơ "Quê hương"
d. "Mặt trời xuống biển như hòn lửa"
Thật là một cảnh tượng đẹp lúc hoàng hôn, khi ngày sắp kết thúc. Mặt trời đỏ rực như hòn lửa.
Dựa vào kết quả quan sát ở Bài 3, tìm ý và lập dàn ý cho bài văn tả một cây hoa (hoặc cây ăn quả, cây bóng mát, cây lương thực, cây cảnh) mà em yêu thích.
Gợi ý:
1) Viết về gì?: Tả một cây hoa (hoặc cây ăn quả, cây bóng mát, cây lương thực, cây cảnh).
2) Sử dụng sơ đồ tư duy:
– Viết ra giấy bất kì từ nào thể hiện suy nghĩ hoặc kết quả quan sát của em (từ khoá).
– Sắp xếp ý:
+ Nối các từ khoá có quan hệ gần nhất với nhau.
+ Bỏ bớt những từ không phù hợp hoặc không cần thiết.
+ Sắp xếp các từ khoá theo thứ bậc từ ý lớn đến ý nhỏ.
3) Lập dàn ý dựa theo cấu tạo của bài văn tả cây cối đã học ở Bài 3.
Gợi ý: Dàn ý tả cây Quất
1. Mở bài
- Giới thiệu loài cây em định tả: Cây quất
2. Thân bài
- Tả hình dáng cây quất: Không quá cao, được trồng trong chậu sứ
+ Thân cây: Nhỏ, bằng ngón chân cái người lớn nhưng phân ra nhiều nhánh
+ Lá: Mọc xum xuê khắp các cành, màu xanh biếc, thon nhỏ, hơi dày, mặt lá nổi gân, lá gần giống lá chanh
+ Hoa quất: Trắng ngà, mọc thành từng chùm nhỏ
+ Trái quất: Hình tròn, khi còn non có màu xanh, khi chín ngả màu vàng cam
+ Mùi vị trái quất: Chua, thơm thanh mát, dễ chịu...
- Ý nghĩa của cây quất trưng trong ngày Tết: Tượng trưng cho sự sung túc, đủ đầy, may mắn, sức sống, hi vọng cho gia chủ.
3. Kết bài
Cảm xúc, suy nghĩ của bản thân đối với cây quất.
3. Viết ra một bài thơ hoặc một bài đồng dao về một trò chơi dân gian mà con biết .
tham khảo ở link : https://download.vn/thuyet-minh-ve-tro-choi-dan-gian-42361
Kéo cưa lừa xẻ
Ông thợ nào khỏe
Về ăn cơm vua
Ông thợ nào thua
Về bú tí mẹ.
Bú tí mẹ không ngon
Bú tí con lợn xề.
Từ các bài đã học trong sách Ngữ văn 11, tập một, hãy kẻ bảng hoặc vẽ sơ đồ về các bài đọc hiểu theo thể loại và kiểu văn bản.
Tên tiểu loại / kiểu văn bản | Tên văn bản (ghi theo số thứ tự ở câu 1) |
Truyện | Chữ người tử tù, Tấm lòng người mẹ, Chí Phèo, Kép Tư Bền |
Truyện thơ | Lời tiễn dặn (trích Tiễn dặn người yêu), Nỗi niềm tương tư |
Thơ | Trao duyên, Hôm qua tát nước đầu đình, Sóng, Anh hùng tiếng đã gọi rằng, Thề nguyền, Tôi yêu em, Đọc Tiểu Thanh kí |
Văn bản thông tin | Phải coi luật pháp như khí trời để thở, Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ, Tạ Quang Bửu – Người thấy thông thái, Sông nước trong tiếng miền Nam |
Trả lời câu bài tập sau, giá trị bài tập 10-12GP
ĐỌC HIỂU (6 điểm)
Đọc văn bản:
“ Có những mùi hương trong cuộc đời chúng ta được định hình rất rõ.Thứ mùi hương đến từ một loại nước hoa, một loài cây cỏ, một thứ rau củ hoặc có khi là từ cơ thể một con người...Nhưng mùi hương từ Tết thì không như vậy, không thể định tính mà cũng không thể định lượng. Cho đến khi thật sự đứng trong không gian ấy, thời gian ấy với tất cả mọi xôn xao của đất trời và lòng người, chúng ta mới ngỡ ngàng nhận ra...
Thứ mùi hương đầu tiên khi nhớ về Tết đó chắc chắn là mùi nắng gió. Cái nắng vàng như màu mật ong sóng sánh quyện với cái gió nhè nhẹ, se se thêm chút lành lạnh... báo hiệu tháng Chạp vừa đến. Và rồi, gần như ngay lập tức, một loạt mùi hương của Tết năm cũ đột ngột trỗi dậy...
Nó là mùi củ kiệu ngâm tro qua đêm được Má gọt vỏ sạch sẽ phơi dưới nắng trước hiên nhà. Mùi kiệu thơm nhưng có chút hăng hăng dễ chịu chứ không gắt như củ hành. Một khi cho vào hũ dưa món hay làm riêng hũ kiệu ngâm dấm thì chỉ có kích thích vị giác lên đến tột đỉnh. Rồi nó là mùi của mứt gừng sên trên chiếc chảo lớn trong góc bếp, cứ liu riu với đám củi nhỏ bên dưới, mùi của đường nâu và vị cay nồng nhẹ của gừng theo ngọn gió bay khắp đầu làng cuối xóm. Sau đó nữa là mùi của miếng thịt thưng để dành ăn trong mấy ngày Tết. Thứ thịt ba rọi ngày xưa nhiều mỡ ít nạc là nguyên liệu chính làm món thịt thưng, cộng thêm chút gia vị từ gói Ngũ vị hương...có thể làm bất kỳ ai vô tình ngửi thấy cũng dễ cồn cào ruột gan vì cơn thèm ăn bất ngờ xuất hiện...
Và, như một thứ bình yên len lén thức dậy từ tận đáy lòng, đâu đó mùi hương trầm ai vừa thắp khiến cho mọi chộn rộn có thể im bặt trong khoảnh khắc. Người thấy lòng chùng xuống khi ngóng đợi tin người thân xa quê trên đường về quê nhà ăn Tết. Người thì thầm mong cầu mình sẽ vững chãi và thấu suốt hơn trong một năm mới sắp đến. Người lại bùi ngùi nhớ thương một hay nhiều điều đã đến và đi trong những ngày năm cũ vẫn chưa xa...
[...]
Nhưng mùi hương của Tết không chỉ là sự ấm áp mà còn là những dằn vặt, tiếc nuối...vì biết mình đã sai, đã không thể sửa, đã để vuột mất...những gì có thể nắm giữ hoặc mong muốn được trọn vẹn hơn. Khi chúng ta lớn lên thì Ba Má sẽ già đi. Khi chúng ta mong được sống cuộc đời của mình thì nghiễm nhiên mọi thứ sẽ dần xa khỏi những dấu yêu bền chặt. Khi chúng ta cầm một thứ mới mẻ trên tay thì sẽ có vài thứ khác cũ xưa đành phải bỏ xuống...Nên, chắc chắn sẽ có những mùi hương mà Tết năm cũ đầy thi vị nhưng Tết năm nay lại khiến chúng ta cứ chực trào nước mắt...
Tết, theo thời gian, lại vắng dần đi từng tiếng cười nói, từng gương mặt, từng cái ôm siết và từng yêu thương mà chúng ta ngỡ là vĩnh viễn.
Nơi này là niềm vui hạnh ngộ thì nơi khác có thể là buốt giá quạnh hiu, dù cùng một không gian và thời gian. Vậy nên, chỉ mong ngay lúc này đây, khi chúng ta ở trong những mùi hương của Tết, hãy nắm lấy nó thật chặt. Ôm nó không phải bằng tay mà bằng sự mở rộng hết mức của tâm hồn. Gắn bó với nó không chỉ bằng lời nói sẻ chia mà bằng cả việc thu nạp vào trong ánh mắt từng biến động...
Hãy ở lại với Tết nhiều nhất và lâu nhất. Bất kể mùi hương chúng ta cảm nhận của Tết xưa với Tết nay có thể đã thêm nhiều khác biệt...”
( Trích Mùi hương của Tết - Nguyễn Phong Việt , Chúng ta sống là vì...
NXB Thế giới, 2023)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Tình cảm, cảm xúc chủ đạo, bao trùm đoạn trích là
A. Hân hoan, phấn khởi. B. Hoài niệm, suy tư.
C. Đau buồn, lo âu. D. Nhung nhớ, tự hào.
Câu 2. Phần in đậm trong văn bản có sự kết hợp của các phương thức biểu đạt:
A. Tự sự, nghị luận. B. Miêu tả, biểu cảm.
C. Biểu cảm, nghị luận. D. Biểu cảm, thuyết minh.
Câu 3. Cấu trúc của văn bản nghị luận gồm các thành tố:
A. Cấu tứ, hình ảnh, luận đề, luận điểm.
B. Tình huống truyện, luận điểm, bằng chứng, lí lẽ.
C. Luận đề, luận điểm, lí lẽ, ngôi kể.
D. Luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng.
Câu 4. Câu “ Nó là mùi củ kiệu ngâm tro qua đêm được Má gọt vỏ sạch sẽ phơi dưới nắng trước hiên nhà.” là
A. Bằng chứng. B. Luận đề
C. Lí lẽ. D. Luận điểm.
Trả lời câu hỏi/thực hiện yêu cầu:
Câu 5. Khi nhớ về “một loạt mùi hương của năm cũ”, tác giả đã nhắc đến những mùi hương nào?
Câu 6. Nêu nội dung chính của văn bản.
Câu 7. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ trong câu “ Cái nắng vàng như màu mật ong sóng sánh quyện với cái gió nhè nhẹ, se se thêm chút lành lạnh... báo hiệu tháng Chạp vừa đến.”.
Câu 8. Trong quá trình chép lại văn bản, có bạn đã chép sai một câu như sau: “Mùi hương của Tết, một mùi hương đặc biệt bởi tùy thuộc cảm nhận của mỗi người”. Hãy xác định lỗi sai và sửa lại cho đúng.
Câu 9. Từ nội dung văn bản, em tìm thấy thông điệp gì có ý nghĩa cho bản thân ?
Câu 10. Em có đồng ý với lời nhắn nhủ “ Hãy ở lại với Tết nhiều nhất và lâu nhất” không? Vì sao?
Câu 1. Tình cảm, cảm xúc chủ đạo, bao trùm đoạn trích là
-B. Hoài niệm.
Câu 2. Phần in đậm trong văn bản có sự kết hợp của các phương thức biểu đạt:
-C. Biểu cảm, nghị luận.
Câu 3. Cấu trúc của văn bản nghị luận gồm các thành tố:
-D. Luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng.
Câu 4. Câu “Nó là mùi củ kiệu ngâm tro qua đêm được Má gọt vỏ sạch sẽ phơi dưới nắng trước hiên nhà.” là
-A. Bằng chứng.
Trả lời câu hỏi/thực hiện yêu cầu:
Câu 5. Khi nhớ về “một loạt mùi hương của năm cũ”, tác giả đã nhắc đến những mùi hương nào?
-Tác giả nhắc đến mùi hương của nắng gió, củ kiệu ngâm, mứt gừng, thịt thưng và một số mùi khác liên quan đến không khí Tết.
Câu 6. Nêu nội dung chính của văn bản.
-Văn bản mô tả những mùi hương đặc trưng của Tết và nhấn mạnh sự thay đổi của thời gian đối với những trải nghiệm và cảm xúc trong những dịp Tết.
Câu 7. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ trong câu “Cái nắng vàng như màu mật ong sóng sánh quyện với cái gió nhè nhẹ, se se thêm chút lành lạnh... báo hiệu tháng Chạp vừa đến.”
-Biện pháp tu từ trong câu này tạo ra hình ảnh sống động, mô tả chân thực về mùa xuân bắt đầu, và làm tăng sự hấp dẫn của mô tả.
Câu 8. Trong quá trình chép lại văn bản, có bạn đã chép sai một câu như sau: “Mùi hương của Tết, một mùi hương đặc biệt bởi tùy thuộc cảm nhận của mỗi người”. Hãy xác định lỗi sai và sửa lại cho đúng.
-Câu chép lại không có lỗi sai.(Hoặc do em không tìm thấy :>> )
Câu 9: Từ nội dung văn bản, tôi cảm nhận thông điệp chính là sự quan trọng của việc giữ gìn và trân trọng những giá trị, những kỷ niệm của quá khứ. Mỗi mùi hương của Tết đều là một kí ức đặc biệt, và qua thời gian, chúng trở thành những dấu vết của cuộc sống và tình cảm. Việc ôm lấy những mùi hương này không chỉ là để nhớ về quá khứ mà còn là để tận hưởng sự ấm áp và ý nghĩa của những khoảnh khắc trải qua.
Câu 10: Đối với tôi, lời nhắn nhủ "Hãy ở lại với Tết nhiều nhất và lâu nhất" chắc chắn có ý nghĩa lớn. Tết không chỉ là thời điểm để sum họp, kết nối với gia đình và người thân, mà còn là cơ hội để ta dừng lại, nhìn lại quãng đường đã đi và đặt ra những nguyện vọng cho tương lai. Việc ở lại lâu nhất có thể giúp tăng cường gắn kết gia đình, làm mới tinh thần, và tận hưởng đầy đủ hương vị tình thân trong không khí Tết.
1. Từ các bài đã học trong sách Ngữ văn 11, tập một, hãy lập bảng hoặc vẽ sơ đồ về các bài đọc hiểu theo thể loại và kiểu văn bản.
tham khảo
STT | Kiểu văn bản | Các bài đọc hiểu |
1 | Thơ | Sóng |
Lời tiễn dặn | ||
Tôi yêu em | ||
Nỗi niềm tương tư | ||
2 | Thơ văn Nguyễn Du | Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp |
Trao duyên | ||
Đọc Tiểu Thanh kí | ||
Anh hùng tiếng đã gọi rằng | ||
3 | Truyện | Chí Phèo |
Chữ người tử tù | ||
Tấm lòng người mẹ | ||
4 | Văn bản thông tin | Phải coi luật pháp như khi trời để thở |
Tạ Quang Bửu - người thầy thông thái | ||
Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ |