Nêu những biểu hiện sự kế thừa và phát triển của nước Âu Lạc so với nước Văn Lang.
Hãy so sánh sự phát triển của nhà nước Văn Lang và Âu Lạc
Những điểm giống và khác nhau của nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc :
- Giống nhau :
+ Có tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).
+ Tuy còn đơn giản nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước
(quản lí).
- Khác nhau :
Thời Âu Lạc, quyền hành của nhà nước đã cao hơn và chặt chẽ hơn. Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước. Sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị và nhân dân sâu sắc hơn.
Nêu những thành tựu tiêu biểu về tổ chức xã hội và Nhà nước của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.
- Tổ chức xã hội:
+ Người Việt cổ quần tụ trong xóm làng (chiêng, chạ, mường, bản,...), gồm nhiều gia đình, dòng họ sinh sống trên cùng một khu vực.
+ Cư dân đoàn kết đắp đê, trị thuỷ, khai hoang mở rộng địa bàn cư trú và canh tác.
- Tổ chức nhà nước:
+ Thời Văn Lang: Kinh đô đặt tại Phong Châu (Phú Thọ). Đứng đầu nhà nước là Vua Hùng, giúp việc có các Lạc Hầu. Cả nước chia làm 15 bộ do Lạc tướng cai quản, dưới bộ là các chiềng, chạ do Bồ chính phụ trách.
+ Thời Âu Lạc: bộ máy nhà nước cơ bản giống với thời Văn Lang: đứng đầu nhà nước là An Dương Vương, giúp việc có các Lạc Hầu. Các đơn vị hành chính địa phương không có nhiều thay đổi so với nước Văn Lang. Tuy vậy nhà nước Âu Lạc đã có nhiều điểm tiến bộ hơn, như: lãnh thổ mở rộng hơn; có vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố
hãy nêu những điểm giống và khác nhau của nhà nước văn lang và nhà nước âu lạc
Em thử nêu những đặc điểm giống và khác nhau của nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc?
- Giống nhau:
+ Có tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).
+ Tuy còn đơn giản nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản đất nước.
- Khác nhau: Thời Âu Lạc, quyền hành của nhà nước đã cao hơn và chặt chẽ hơn. Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước. Sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị và nhân dân sâu sắc hơn.
* Giống nhau:
- Vua là người đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành. Bộ máy nhà nước được tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).
- Còn đơn giản, sơ khai nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước.
* Khác nhau:
Nội dung | Nhà nước Văn Lang | Nhà nước Âu Lạc |
Kinh đô | Bạch Hạc (Phú Thọ). | Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội). |
Quân đội | Chưa có. | Bộ binh, thủy binh, trang bị vũ khí bằng đồng như giáo, rìu chiến, dao găm, nỏ. |
Thành quách | Chưa có. | Thành Cổ Loa. |
Quyền lực của vua | Chưa cao. | Cao hơn, tập trung hơn. |
Phân hóa xã hội | Chưa có sự phân hóa sâu sắc. | Sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị và nhân dân sâu sắc hơn. |
⟹ Nhà nước Âu Lạc có sự tiến bộ hơn nhà nước Văn Lang về nhiều mặt. Thời Âu Lạc, quyền hành của nhà nước đã cao hơn và chặt chẽ hơn. Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước. Sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị và nhân dân sâu sắc hơn.
Những thành tựu của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của văn hóa dân tộc Việt Nam?
A. Định hình các giá trị văn hóa của người Việt
B. Phát triển nền văn hóa bản địa của người Việt
C. Cơ sở hình thành nền văn minh sông Hồng
D. Hoàn thiện nền văn hóa bản địa của người Việt
Đáp án A
Những thành tựu trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang- Âu Lạc đã hình thành nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc - nền văn minh đầu tiên của lịch sử dân tộc. Nó đã phác họa, định hình những giá trị văn hóa cơ bản của người Việt, là cơ sở để ta đấu tranh bảo vệ và phát triển ở những giai đoạn sau, giúp cho chúng ta nhiều lần mất nước nhưng không mất đi bản sắc dân tộc
Nêu những biểu hiện về sự chuyển biến xã hội trong thời kì Văn Lang - Âu Lạc ?
- Từ khi thuật luyện kim được phát minh và nghề nông trồng lúa nước ra đời con người phải chuyên tâm làm một công việc nhất định sự phân công lao động đã được hình thành : phụ nữ ngoài việc nhà, thường tham gia sản xuất nông nghiệp và làm đồ gốm, dệt vải. Nam giới, một phần làm nông nghiệp, đi săn, đánh cá ; một phần chuyên hơn làm công việc chế tác công cụ, đúc đồng, làm đồ trang sức..., về sau, được gọi chung là làm nghề thủ công.
- Từ khi có sự phân công lao động, sản xuất ngày càng phát triển, cuộc sống con người ngày càng ổn định ; ở các vùng đồng bằng ven các con sông lớn hình thành các làng bản (chiềng, chạ các làng bản ở vùng cao cũng nhiều hơn trước. Dần dần hình thành các cụm chiềng. chạ hay làng bản có quan hệ chặt chẽ với nhau được gọi là bộ lạc. Vị trí của người đàn ông trong sản xuất và gia đình, làng bản ngày càng cao hơn. Chế độ phụ hệ dần dần thay thế cho chế độ mẫu hệ.
Hồ Thị Phong Lan24 tháng 3 2016 lúc 10:18
- Từ khi thuật luyện kim được phát minh và nghề nông trồng lúa nước ra đời con người phải chuyên tâm làm một công việc nhất định sự phân công lao động đã được hình thành : phụ nữ ngoài việc nhà, thường tham gia sản xuất nông nghiệp và làm đồ gốm, dệt vải. Nam giới, một phần làm nông nghiệp, đi săn, đánh cá ; một phần chuyên hơn làm công việc chế tác công cụ, đúc đồng, làm đồ trang sức..., về sau, được gọi chung là làm nghề thủ công.
- Từ khi có sự phân công lao động, sản xuất ngày càng phát triển, cuộc sống con người ngày càng ổn định ; ở các vùng đồng bằng ven các con sông lớn hình thành các làng bản (chiềng, chạ các làng bản ở vùng cao cũng nhiều hơn trước. Dần dần hình thành các cụm chiềng. chạ hay làng bản có quan hệ chặt chẽ với nhau được gọi là bộ lạc. Vị trí của người đàn ông trong sản xuất và gia đình, làng bản ngày càng cao hơn. Chế độ phụ hệ dần dần thay thế cho chế độ mẫu hệ.
Từ khi thuật luyện kim được phát minh và nghề nông trồng lúa nước ra đời, con người phải chuyên tâm làm một công việc nhất định. Sự phân công lao động đã được hình thành cụ thể :
Phụ nữ làm việc nhà, thường tham gia sản xuất nông nghiệp và làm đồ gốm, dệt vải vì người Việt cổ không chỉ độc canh cây lúa mà còn trồng các loại rau củ, cây trái như khoai, đậu, trồng dâu, nuôi tằm. Nam giới, một phần làm nông nghiệp, đi săn, đánh cá ; một phần chuyên hơn làm công việc chế tác công cụ, đúc đồng, làm đồ trang sức…, về sau, được gọi chung là nghề thủ công.
Từ khi có sự phân công lao động, sản xuất ngày càng phát triển, cuộc sống con người ngày càng ổn định ; ở các vùng đồng bằng ven các con sông lớn hình thành các làng bản (chiềng, chạ), các làng bản ở vùng cao cũng nhiều hơn trước. Dần dần hình thành các cụm chiềng, chạ hay làng bản có quan hệ chặt chẽ với nhau được gọi là bộ lạc. Vị trí của người đàn ông trong sản xuất và gia đình, làng bản ngày càng cao hơn. Chế độ phụ hệ dần dần thay thế cho chế độ mẫu hệ.
Ý nào sau đây không thể hiện đúng sự khác biệt giữa nhà nước Âu Lạc so với nhà nước Văn Lang? A.Có thành trì vững chắc B.Quân đội mạnh, vũ khí tốt C.Thời gian tồn tại dài hơn D.kinh đô chuyển xuống đường đồng bằng GIÚP MÌNHHHHHHH
So sánh sự giống và khác nhau của tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang và Âu Lạc ?
* Giống nhau:
- Vua là người đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành. Bộ máy nhà nước được tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).
- Còn đơn giản, sơ khai nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước.
* Khác nhau:
-Thời Âu Lạc, quyền hành của nhà nước đã cao hơn và chặt chẽ hơn. Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước. Sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị và nhân dân sâu sắc hơn.
~ bạn tham khảo nhé, chúc bạn học tốt