Những câu hỏi liên quan
NT
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
NT
10 tháng 8 2016 lúc 19:55

 - Nhận xét về cách kết thúc “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng: “Truyện kết thúc có hậu, thể hiện được ước mơ của con người về sự công bằng trong cuộc đời”.
Song, ý kiến khác lại khẳng định: “Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kì ảo”.

 

Bình luận (0)
TH
Xem chi tiết
LM
24 tháng 10 2023 lúc 21:07

Mở bài đóng vai VŨ Nương :

Tôi tên là Vũ Thị Thiết, quê ở huyện Nam Xương. Mọi người hay gọi tôi bằng một cái tên thân thương hơn là Vũ Nương, họ cũng khen tôi là một người con gái đức hạnh, tôi vui lắm. Chồng tôi tên là Trương Sinh, chàng là một người có tính tình đa nghi vậy nên tôi luôn hành xử chu toàn nhất đối với chàng và gia đình. Thế mà bi kịch vẫn xảy ra đến với gia đình của chúng tôi , làm tôi vô cùng ấm ức và tự vẫn nhưng cuối cùng nó vẫn được hóa giải . Mọi người có thắc mắc về nó không? Vậy để tôi kể cho mọi người nghe, chuyện là :.... (viết tiếp thân bài)

- Mở bài TRƯƠNG SINH :
 Tôi tên Trương Sinh, tôi sinh ra và lớn lên trong gia đình giàu có . Tính tình tôi rất hay đa nghi mọi thứ xung quanh. Chính cái tính này của tôi mà tôi đã bóp nát đi gia đình ấm áp mà vốn dĩ tôi đang có và hại chết đi người vợ đức hạnh của mình - Vũ Nương. Nay tôi sẽ kể cho các bạn nghe về câu chuyện ấy, chuyện là :...(viết tiếp than bài)

Bình luận (0)
NA
Xem chi tiết
DB
4 tháng 8 2021 lúc 20:05

Tham Khảo:

Bố cục:

- Phần 1 (từ đầu… như đối với cha mẹ đẻ mình): Cuộc sống của Vũ Nương khi được gả về nhà Trương Sinh cho đến trước khi Trương Sinh trở về

- Phần 2 (tiếp… nhưng việc trót đã qua rồi): Số phận oan khuất của Vũ Nương

- Phần 3 (còn lại): Vũ Nương được giải oan

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 51 sgk ngữ văn 9 tập 1)

- Phần 1 (từ đầu… cha mẹ đẻ mình): Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, sự xa cách vì chiến tranh, phẩm hạnh của Vũ Nương trong thời gian xa cách

- Phần 2 (tiếp… trót đã qua rồi) : Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương

- Đoạn 3 (còn lại) Trương Sinh lập đàn giải oan cho Vũ Nương

Câu 2 (Trang 51 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Tác giả khắc họa vẻ đẹp tâm hồn Vũ Nương, đặt nhân vật vào những hoàn cảnh khác nhau để miêu tả

- Trong mối quan hệ vợ chồng trong cuộc sống hằng ngày, nàng không để xảy ra mối bất hòa

- Tiếp đến, tác giả đặt Vũ Nương vào trong tình huống chia li: khi tiễn chồng đi lính, nàng bày tỏ sự thương nhớ, mong chồng bình yên

- Khi vắng chồng, Vũ Nương là một người vợ thủy chung, người mẹ hiền, dâu thảo, hết lòng vì gia đình

    + Chăm sóc bé Đản

    + Lo thuốc thang cho mẹ chồng khi đau ốm, lo ma chay chu đáo khi mẹ chồng mất

- Khi bị nghi oan, Vũ Nương cố thanh minh để chồng hiểu nhưng không được

    + Nàng chọn cái chết để minh oan cho tấm lòng trinh bạch của mình

→ Nhân vật Vũ Nương là người vợ thủy chung, yêu thương chồng con hết mực

- Nhân vật Vũ Nương hiện lên là người phụ nữ hiền thục, một người vợ thủy chung, yêu thương chồng con, phụ nữ coi trọng danh dự, nhân phẩm trong sạch của mình

Câu 3 (trang 51 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Nỗi oan khuất của Vũ Nương do nhiều nguyên nhân đưa đến:

- Nguyên nhân trực tiếp do Trương Sinh quá đa nghi, hay ghen, gia trưởng, độc đoán, Trương Sinh không cho Vũ Nương cơ hội trình bày thanh minh

- Nguyên nhân gián tiếp là do xã hội phong kiến

    + Xã hội bất công, thân phận phụ nữ bấp bênh, mong manh, bi thảm

    + Không được bênh vực, chở che còn bị đối xử bất công

Câu 4 (trang 51 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện kịch tính, lôi cuốn.

    + Những chi tiết hé mở, chuẩn bị thắt nút đến khi nút thắt được tạo ra cho truyện trở nên hấp dẫn, sinh động

    + Ngôn ngữ đối thoại, độc thoại của nhân vật khiến câu chuyện trở nên sinh động

- Cách khắc họa tâm lí, tính cách nhân vật (lời Vũ Nương bao giờ cũng chân thành, dịu dàng…)

Câu 5 (trang 51 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Những yếu tố truyền kì:

- Chuyện nằm mộng của Phan Lang

- Chuyện Phan Lang và Vũ Nương dưới động của Linh Phi… lập đàn giải oan

    + Vũ Nương hiện lên ngồi trên kiệu hoa, cờ tán, võng lọng rực rỡ lúc ẩn, lúc hiện “bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất”

 

- Tác giả đã sử dụng cách đưa yếu tố kì ảo vào câu chuyện kết hợp với các yếu tố tả thực

Tạo hiệu quả nghệ thuật về tính chân thực của truyền kì vào câu chuyện kết hợp với các yếu tố tả thực

Tạo ra một thế giới ước mơ, khát vọng của nhân dân về sự công bằng, bác ái

Luyện tập

    Vũ Nương là người con gái thùy mị nết na, Trương Sinh đem lòng yêu mến nên cưới nàng về. Chưa được bao lâu, Trương Sinh đi lính, để lại mẹ già và đứa con chưa kịp chào đời cho Vũ Nương chăm sóc. Ở nhà, Vũ Nương chăm lo thuốc thang cho mẹ chồng, khi mẹ mất nàng lo ma chay chu đáo cho mẹ, còn chăm sóc cả đứa con thơ. Tới khi Trương Sinh trở về, đứa con không chịu nhận bố và nói rằng đã có bố khác thì lúc này chàng sinh nghi và trách mắng, đuổi Vũ Nương đi. Dù Vũ Nương đã hết lời minh oan nhưng Trương Sinh không tin theo, cuối cùng, nàng tắm gội sạch sẽ và ra bến Hoàng Giang tự tử. Cảm động trước tấm lòng của nàng, thần Linh Phi đã mang nàng về thủy cung, ở đây nàng được gặp Phan Lang- người hàng xóm. Nàng nhờ Phan Lang chuyển lời về cho Trương Sinh rằng hãy lập đàn giải oan cho nàng bên bến Hoàng Giang. Về phần mình, Trương Sinh về sau hiểu ra chuyện khi đứa con chỉ vào chiếc bóng và nhận đó là cha. Chàng lập đàn giải oan cho Vũ Nương, nàng trở về giữa dòng, nói vài điều rồi biến mất.

Bình luận (0)
HC
Xem chi tiết

I. Kiến thức cơ bản

Câu 1. Bố cục của truyện:

- Đoạn 1: Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, sự xa cách vì chiến tranh, phẩm hạnh của Vũ Nương trong thời gian xa cách (từ đầu đến "cha mẹ đẻ mình").

- Đoạn 2: Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương (Qua năm sau… trót đã qua rồi.

- Đoạn 3: Vũ Nương được giải oang (còn lại.

Câu 2. Để khắc hoạ vẻ đẹp tâm hồn của Vũ Nương, tác giả đã đặt nhân vật này vào những hoàn cảnh khác nhau để miêu tả:

- Trước hết, tác giả đặt nhân vật vào mối quan hệ vợ chồng trong cuộc sống hằng ngày, nàng không để xảy ra mối bất hòa.

- Tiếp đến, tác giả đặt Vũ Nương vào trong tình huống chia li: khi tiễn chồng đi lính, nàng bày tỏ sự thương nhớ, và chỉ mong chồng bình yên trở về.

- Khi vắng chồng, Vũ Nương là một người vợ thuỷ chung, một người mẹ hiền, dâu thảo, ân cần, hết lòng chăm sóc mẹ chồng lúc ốm đau. Khi mẹ chồng mất "Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình."

- Khi bị chồng nghi oan, Vũ Nương đã cố phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình, nhưng không có kết quả. Lúc bị dồn đẩy đến bước đường cùng, nàng đành mượn dòng nước sông quê để giãi tỏ tấm lòng trong trắng. Hành động tự trẫm mình của nàng là một hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự.

Tóm lại, qua các hoàn cảnh, nhân vật Vũ Nương hiện lên là một người phụ nữ hiền thục, một người vợ thuỷ chung, yêu thương chồng con hết mực, một người con dâu hiếu thảo, hết lòng vì cha mẹ, gia đình, đồng thời cũng là người phụ nữ coi trọng danh dự, phẩm hạnh, quyết bảo vệ sự trong sạch của mình.

Câu 3. Nỗi oan khuất của Vũ Nương do nhiều nguyên nhân đưa đến:

- Nguyên nhân trực tiếp là do Trương Sinh quá đa nghi, hay ghen, gia trưởng, độc đoán. Trương Sinh đã không cho Vũ Nương cơ hội trình bày, thanh mình.

- Nguyên nhân gián tiếp là do xã hội phong kiến – Một xã hội gây ra bao bất công ấy, thân phận người phụ nữ thật bấp bênh, mong manh, bi thảm. Họ không được bênh vực chở che mà lại còn bị đối xử một cách bất công, vô lí, …

Câu 4. Cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện tạo kịch tính, lôi cuốn. Từ những chi tiết hé mở, chuẩn bị thắt nút đến khi nút thắt ngày một chặt hơn đã tạo cho truyện trở nên hấp dẫn, sinh động. Những đoạn đối thoại, độc thoại của nhân vật được sắp xếp rất đúng chỗ, làm cho câu chuyện kể trở nên sinh động, góp phần khắc họa tâm lý nhân vật, tính cách nhân vật (lời nói của Vũ Nương bao giờ cũng chân thành, dịu dàng, có tình có lý, lời đứa trẻ hồn nhiên, thật thà…).

Câu 5. Những yếu tố truyền kỳ trong truyện là: chuyện nằm mộng của Phan Lang, Chuyện Phan Lang và Vũ Nương dưới động rùa của Linh Phi,… chuyện lập đàn giải oan, Vũ Nương hiện về ngồi trên kiệu hoa, cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện, rồi "bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.".

Nguyễn Dữ đã sử dụng cách đưa yếu tố truyền kì vào câu chuyện kết hợp với các yếu tố tả thực để tạo hiệu quả nghệ thuật về tính chân thực của truyện. Tác giả muốn tạo cơ sở để minh oan cho Vũ Nương, khẳng định lòng trong trắng của nàng. Đồng thời tạo ra một thế giới ước mơ, khát vọng của nhân dân về sự công bằng, bác ái.

P/s tham khảo nha

Bình luận (0)
NA
19 tháng 11 2017 lúc 20:01

Soạn bài chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Đại ý và bố cục của văn bản Chuyện người con gái Nam Xương. a. Đại ý: Truyện viết về số phận oan nghiệt của một người phụ nữ có nhan sắc, đức hạnh dưới chế độ phong kiến, chỉ vì lời nói ngây thơ của một đứa trẻ mà bị chồng nghi ngờ, xỉ nhục, bị đẩy đến chỗ chọn cái chết để giãi bày tấm lòng trong sạch. Truyện cũng đề cao ước mơ ngàn đời của nhân dân là người tốt bao giờ cũng được đền trả xứng đáng, dù chỉ là ở một thế giới huyền bí. b. Bố cục của truyện. Đoạn 1: Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, sự xa cách vì chiến tranh, phẩm hạnh của Vũ Nương trong thời gian xa cách (từ đầu đến “cha mẹ đẻ mình”). Đoạn 2: Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương (Qua năm sau… trót đã qua rồi). Đoạn 3: Vũ Nương được giải oang (còn lại). Câu 2. Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Ở mỗi hoàn cảnh, Vũ Nương lại bộc lộ những đức tính tốt đẹp. Trong cuộc sống vợ chồng bình thường nàng luôn “giữ gìn khuôn phép, không lúc nào để vợ chồng phải đến thất hòa”. Lời dặn dò khi chồng đi lính thật ân tình, đằm thắm, làm mọi người xúc động. Khi xa chồng, Vũ Nương là người vợ thủy chung yêu chồng tha thiết. Nỗi buồn nhớ của nàng cứ dài theo năm tháng. Nàng còn là người mẹ hiền, dâu thảo, một mình vừa nuôi con nhỏ, vừa tận tình chăm sóc mẹ chồng yếu đau. Lời trăng trối của bà mẹ chồng trước khi chết thể hiện sự ghi nhận nhân cách và đánh giá cao công lao của nàng đối với gia đình. Khi bị chồng nghi oan, Vũ Nương đã cố phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình. Vũ Nương nói đến tình nghĩa vợ chồng, khẳng định tấm lòng thủy chung trong trắng, cầu xin chồng đừng nghi oan. Lúc bị dồn đẩy đến bước đường cùng, nàng đành mượn dòng nước sông quê để giãi tỏ tấm lòng trong trắng. Hành động tự trẫm mình của nàng là một hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự. Như vây, Vũ Nương rõ ràng là một người phụ nữ nết na, hiền thục, lại đảm đang tháo vát, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình. Nàng mang những phẩm hạnh tốt đẹp, cao quý của người phụ nữ Việt Nam. Một con người như thể đáng ra phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, vậy mà lại phải chết một cách oan uổng đau đớn. Câu 3. Qua cách xử sự của Trương Sinh ta thấy Trương Sinh là một người hồ đồ, độc đoán, chỉ nghe một đứa trẻ lên ba mà không phán đoán phân tích, bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ, không tin cả những nhân chứng bênh vực cho nàng, nhất quyết không nói ra duyên cớ để có cơ hội minh oan, mắng nhiếc và đuổi nàng đi. Trương Sinh đã trở thành một kẻ vũ phu thô bạo đã bức tử Vũ Nương. Nỗi oan khuất của Vũ Nương do nhiều nguyên nhân đưa đến. Nhưng tựu chung là do xã hội phong kiến – Một xã hội gây ra bao bất công ấy, thân phận người phụ nữ thật bấp bênh, mong manh, bi thảm. Họ không được bênh vực chở che mà lại còn bị đối xử một cách bất công, vô lí, chỉ vì lời nói ngây thơ của đứa trẻ, vì sự hồ đồ, ghen tuông của người chồng mà đến nỗi phải kết liễu cuộc đời mình. Câu 4. Cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện tạo kịch tính, lôi cuốn. Từ những chi tiết hé mở, chuẩn bị thắt nút đến khi nút thắt ngày một chặt hơn đã tạo cho truyện trở nên hấp dẫn, sinh động. Những đoạn đối thoại, độc thoại của nhân vật được sắp xếp rất đúng chỗ, làm cho câu chuyện kể trở nên sinh động, góp phần khắc họa tâm lý nhân vật, tính cách nhân vật (lời nói của Vũ Nương bao giờ cũng chân thành, dịu dàng, có tình có lý, lời đứa trẻ hồn nhiên, thật thà…). Câu 5. Những yếu tố truyền kỳ trong truyện là: chuyện Phan Lang nằm mộng, gặp Vũ Nương, hình ảnh Vũ Nương thể hiện ở bên Hoàng Giang… Các yếu tố truyền kỳ được kể đan xen với những yếu tốt thực (địa danh, thời điểm, sự kiện lịch sử, trang phục mĩ nhân, tinh cảnh nhà Vũ Nương…) khiến cho thế giới kỳ ảo, lung linh, mơ hồ trở nên gần với đời thực hơn. Những yếu tố truyền kỳ được đưa vào truyện làm hoàn chỉnh thêm những nét đẹp phẩm giá của nhân vật Vũ Nương: dù đã ở thế giới khác vẫn quan tâm đến chồng con, khao khát được phục hồi danh dự. Những yếu tố truyền kỳ cũng tạo cho truyện một kết thúc có hậu, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân về lẽ công bằng, về sự chiến thắng cuối cùng của cái thiện. Tuy vậy tính bi kịch vẫn tiềm ẩn ở ngay trong các yếu tố hoang đường kỳ ảo này.

 

Bình luận (0)
HC
19 tháng 11 2017 lúc 20:03

Thanks mọi ng,nhưng mk cần tự làm nhé,ko cóp mạng đâu.My love! :)

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
TF
27 tháng 10 2018 lúc 19:50

“Chi tiết nhỏ làm nen tác phẩm lớn” là một trong những cách xâydựng tình huống truyện vô cùng đọc đáo của hai nhà văn là Nguyễn Dữ với“Chuyện người con gái Nam Xương” và O Hen- ri với “Chiếc lá cuối cùng”.Tuy nhiên có một điều trái ngược nhau giữa hai câu chuyện mà chính vì điềuđó đã để lại trong lòng người đọc một ấn tượn khó phai mờ. Đó là chi tiết cáibóng trong truyện của Nguyễn Dữ đã giết chết một con người, còn chi tiếtchiếc lá trong truyện của O Hen-ri lại cứu sọng một con người.Cùng với hai câu chuyện hai tác giả của chúng ta đã khiến đọckhông khỏi ngạc nhiên với nghệ thuật xây dựng tình huống truyện vô cùngtinh tế. Cái bóng và chiếc lá chỉ là một chi tiết nhỏ nhưng nó lại là nút thắtmở của câu chuyện. Cũng chính nhờ nó mà đọc giả có thể hiểu được giá trịmà hai nhà văn muốn truyền đạt.Vũ Nương - nhân vật chính trong “Chuyện người con gái NamXương” là một cô gái nết na, thùy mị, tư dung tốt đẹp, cô mang cho mìnhnhững phẩm giá tốt đẹp của người phụ nữ ngày xưa. Nhưng trớ trêu thay côlại là một người “hồng nhan bạc mệnh”, số phận lại không để nàng đượchưởng sự hạnh phúc mặc dù nàng đã làm rất nhiều. Lo lắng chăm sóc chomẹ chồng, cố gáng chu toàn mọi thứ trong gia đình. Vũ Nương yêu thươngcon, yêu thương chồng “ba năm giữ gìn một tiết”. Chính vì sự chân thật vàgiản dị của nàng, nên cứ mỗi đêm đến Vũ Nương trỏ bóng mình trên tườngvà nói với đứa con trai rằng đó là cha nó. Và chi tiết cái bóng đã bắt đầu xuấthiện ngay lúc này. Nó xuất hiện một cách vô cùng tự nhiên nhưng ngờ chínhvì nó mà đã xảy ra một tình huống vô cùng éo le. Sau thời gian đi lính,Trương Sinh – chồng của nàng trở về. Vốn có tính hay ghen, lúc này TrươngSinh đã vô cùng tức giận khi nghe những lời nói vô tình của con trẻ “ngườimà đêm nào cũng đến, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, mẹ Đản đứng cũng đứng vàkhông bao bế đản cả”. Và giờ đây chi tiết cái bóng là nút thắt của câuchuyện, nút thắt cho sự ghen tuông mù quáng của Trương Sinh đã lên đến tộtđỉnh. Chàng đã mắng nhiếc và đánh đuổi nàng Vũ Nương đi chỉ vì một lý dochưa rõ được ngọn ngành là như thế nào. Mặc cho những lời nói giúp củahàng xóm hay những lời than, lời minh oan rớm máu của người vợ”tô sonđiểm phấn từng đã nguôi lòng”. Trương Sinh đã không màng tới thậm chícòn không tìm hiểu nguyên nhân của nó mà cứ nghĩ oan cho vợ. Không còncách nào khác, người phụ nữ bạc mệnh phải tìm đến con đường chết để bảo

 

Bình luận (0)
ON
Xem chi tiết
DH
14 tháng 9 2023 lúc 21:25

Than ôi! Ta thấy thương cảm làm sao cho số phận của Vũ Nương - một người vợ thủy chung, đảm đang lại phải nhận cái chết trong oan ức, tức tưởi.

Bình luận (0)
TD
Xem chi tiết
KT
Xem chi tiết