Những câu hỏi liên quan
H24
Xem chi tiết
ND
4 tháng 10 2023 lúc 0:10

Tái sinh nhờ hàng xóm, láng giềng

     Cuối năm 2010, trong một lần đi hái cà phê thuê cho một gia đình khác trong vùng, anh Trần Xuân Quý (tổ dân phố 6, phường Thiện An, thị xã Buôn Hồ) bị ngã xuống giếng hoang cạn nước sâu hơn 10 mét. Khi hay tin chồng ngã giếng bị đa chấn thương đang được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa thị xã Buôn Hồ, vợ anh đã gom hết số tiền dành dụm của gia đình để mang đi chữa bệnh cho chồng. Song số tiền vợ chồng anh có được cũng chỉ vỏn vẹn vài trăm ngàn đồng, bởi gia cảnh nghèo, chỉ đi làm thuê để có cái ăn qua ngày, lấy đâu ra tiền dành dụm, nhà có mấy sào rẫy cà phê thì chưa đến ngày thu hoạch. May thay, lúc ấy Câu lạc bộ “Vòng tay nhân ái” (một câu lạc bộ được hình thành trên sự tự nguyện tham gia của các hộ dân ở tổ dân phố 6 nhằm giúp đỡ những người hàng xóm có hoàn cảnh khó khăn) hay tin đã đóng góp được 3,9 triệu đồng mang tặng anh Quý làm chi phí chữa bệnh. Không những thế, thấy hoàn cảnh gia đình anh neo người, vợ chăm chồng ở bệnh viện, có 2 con trai lại đang tuổi ăn tuổi học, các thành viên Câu lạc bộ “Vòng tay nhân ái” đã đóng góp hàng chục ngày công giúp gia đình anh thu hoạch cà phê, phơi khô và đóng bao cất giữ hộ, đồng thời, còn thay nhau trông coi nhà cửa, chăm lo từ cái ăn đến việc học hành của 2 cháu nhỏ. Ngày xuất viện trở về, nhìn nhà cửa gọn gàng ngăn nắp, mùa màng đã thu hoạch xong vợ chồng anh Quý vui mừng khôn xiết. Anh tâm sự: “Ngày tôi nhập viện, nếu không có sự giúp đỡ kịp thời của bà con hàng xóm, chưa chắc tôi đã qua được cơn nguy kịch. Không chỉ cho tiền, bà con còn giúp tôi công sức để thu hoạch mùa màng. Trước những tấm lòng, tình cảm ấy, tôi thấy gia đình mình như đang sống trong một gia đình lớn, ở đó có sự thương yêu đùm bọc của mọi người. Và cũng chính những tình cảm ấy đã tiếp thêm cho vợ chồng ý chí vươn lên. Đến bây giờ gia đình tôi đã được xóa tên trong danh sách hộ nghèo…”.

     Được biết, ngoài những việc làm tình nghĩa dành cho những gia đình gặp tai nạn bất ngờ, những thành viên Câu lạc bộ “Vòng tay nhân ái” ở tổ dân phố 6 còn tự nguyện đóng góp tiền để cùng nhau vượt khó làm giàu. Với 20 thành viên ban đầu, chưa đầy một năm sau khi hình thành, Quỹ của Câu lạc bộ đã thu được 12 triệu đồng và tổ chức cho 6 hộ vay để phát triển chăn nuôi, tăng thêm chi phí chăm sóc cây cà phê của gia đình. Không những thế, vào những ngày lễ tết họ còn đóng góp tiền, gạo, quà để đi thăm hỏi trẻ tàn tật, mồ côi trên địa bàn tổ dân phố. Rồi khi có ai đau ốm, họ lại đóng góp và cùng nhau đến thăm hỏi, động viên. Chia sẻ về hoạt động của Câu lạc bộ, Chủ nhiệm Lê Thị Tảo cho biết: “Những hoạt động Câu lạc bộ “Vòng tay nhân ái” đã và đang làm đều hướng đến một mục đích là thắp sáng lên ngọn lửa thương yêu trong cụm dân cư của mình để bất cứ ai, gia đình nào trên địa bàn cũng thấy và cảm nhận được tình thương yêu, sự sẻ chia mà bà con hàng xóm dành cho mình. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ phát triển thêm hội viên và phát triển thêm số quỹ của câu lạc bộ để ngày càng có nhiều gia đình hội viên được vay vốn và giúp đỡ được nhiều trường hợp khó khăn hơn…”.

Bình luận (0)
HT
25 tháng 11 2023 lúc 8:07

Họ hàng là người rất quý mến chúng ta , nên ta phải quý mến lại 

Bình luận (0)
HT
Xem chi tiết
LT
25 tháng 11 2023 lúc 9:21
bn tham khảo nhé
Câu chuyện "Tình cảm họ hàng trong làng xóm" kể về một ngôi làng nhỏ nằm giữa núi rừng, nơi mọi người sống gắn bó và tạo nên một tình cảm đặc biệt giữa các họ hàng và hàng xóm.
Trong ngôi làng, mọi người không chỉ là hàng xóm mà còn là những người thân, những người anh em ruột thịt. Họ luôn chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn và những khó khăn trong cuộc sống. Khi có ai đó gặp khó khăn, cả làng sẽ đoàn kết lại với nhau để giúp đỡ. Tình cảm họ hàng cũng được thể hiện qua những buổi liên hoan, họp mặt gia đình. Mọi người tụ tập, cùng nhau ăn uống, chia sẻ những câu chuyện, kỷ niệm và tạo dựng những kỷ niệm đáng nhớ. Những truyền thống và phong tục của làng cũng được duy trì và truyền lại từ đời này sang đời khác.Câu chuyện này nhấn mạnh tình cảm họ hàng và làng xóm là một giá trị văn hóa quý báu, giúp mọi người cảm thấy an yên, được yêu thương và hỗ trợ trong cuộc sống. Nó cũng nhắc nhở chúng ta về tình cảm gia đình và tình người, đồng thời khuyến khích chúng ta duy trì và chăm sóc tình cảm này để xây dựng một cộng đồng đoàn kết và hạnh phúc.
chúc bn học tốt !!!
 
Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
TL
1 tháng 10 2023 lúc 14:02

Tham khảo

* Câu chuyện “Chiếc giỏ đựng than” 

Ngày xưa, có một chú tiểu sống trên núi cùng với sư phụ tại một ngôi chùa nhỏ. Công việc của cậu hàng ngày đơn giản chỉ là gánh nước, nấu cơm, quét dọn bụi bặm và đọc sách cùng sư phụ của mình.

Cuộc sống cứ thế yên bình trôi qua, chú tiểu vẫn xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ của mình chỉ riêng việc đọc sách khiến cậu cảm thấy chán nản. Một hôm chú tiểu hỏi sư phụ: “Tại sao chúng ta phải đọc nhiều sách như vậy, con thấy việc đọc sách có ích gì đâu?”.

Sư phụ nghe vậy bèn mỉm cười nói với cậu ngày mai hãy mang cái giỏ này để xách nước thay vì cái thùng hay xách bấy lâu nay. Chú tiểu mặc dù không hiểu ý nghĩa nhưng vẫn vâng lời, ngày nào cũng mang cái giỏ đi để xách nước nhưng khi về đến nơi thì bao nhiêu nước cũng chảy hết qua cái lỗ trên giỏ.

Khi cậu thắc mắc về việc này thì sư phụ nói hãy cứ tiếp tục và cậu vâng lời nhưng chẳng được bao lâu. Nỗi thất vọng ngày càng lớn khi ngày nào cũng phải làm việc vô ích này khiến cậu chán nản, đến khi không chịu được nữa cậu nói với sư phụ rằng mình không làm nữa vào ngày mai.

Sư phụ mỉm cười, bảo chú tiểu lấy cái giỏ ra đây và ôn tồn nói: “Con nghĩ việc làm của con là vô ích sao? Hãy nhìn thử xem, cái giỏ này trước kia đựng than đen nhẻm nhưng từ ngày con lấy nó để xách nước nó đã sạch trong không còn lấm lem vết than như xưa nữa.

Việc đọc sách cũng vậy, lợi ích của nó không thấy được bằng mắt, không phải ngày một ngày hai để mong thành công nhưng không có nghĩa là quá trình này trải qua vô nghĩa. Con đọc một quyển sách mỗi ngày, tâm hồn sẽ được rửa trôi một ít, đến khi đủ thì sẽ sạch bong như cái giỏ than này”.

Chú tiểu hiểu ra, thầm cảm ơn Thầy và từ đó không còn chán ghét việc đọc sách nữa.

Bình luận (0)
HT
25 tháng 11 2023 lúc 8:03

Giới thiệu 1 câu chuyện ( hoặc bài thơ , bài văn , bài báo ) đã đọc ở nhà về tình cảm họ hàng , làng xóm

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
ND
4 tháng 10 2023 lúc 23:14

Ví dụ: Câu chuyện Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng.

     Cụ tổ bên ngoại của Trừng, người họ Phạm, húy là Bân, có nghề y gia truyền, giữ chức Thái y lệnh để phụng sự Trần Anh Vương. Ngài đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo. Gặp người bệnh tật cơ khổ, ngài cho ở nhờ nhà, cho cơm cháo, chữa trị cho. Dẫu bệnh có dầm dề máu ủ nhưng ngài ko hề né tránh. Bệnh nhân tới chữa khỏe mạnh rồi mới đi.Cứ như vậy, trên giường ko lúc nào vắng bệnh nhân.

     Bỗng liền năm đói kém, dịch bệnh nổi lên, ngài lại dựng thêm nhà cho những kẻ khốn cùng đói khát, bệnh tật ở, cứu sống hơn ngàn người. Ngài được mọi người cảm tạ.

Một lần, có người đến gõ cửa, mời gấp:

– Nhà có người đàn bà, bỗng nhiên nguy kịch, máu chảy như xối, mặt mày xanh lét.

Nghe vậy, ngài theo người đó đi ngay. Nhưng ra cửa thì gặp sứ giả do vương sai tới, bảo rằng:

-Trong cung có bậc quý nhân bị sốt, vương triệu đến khám.

Ngài nói:

-Bệnh đó không gấp. Nay mệnh sống của người nhà này chỉ trong từng khoảnh khắc. Tôi cứu họ trước, lát nữa sẽ đến chữa cho bậc quý nhân đó.

Quan Trung sứ tức giận nói:

– Phận làm tôi sao được nói như vậy? Ông định cứu tính mạng người ta mà ko cứu tính mạng mình sao?

Ngài đáp:

– Tôi có mắc lỗi, chả biết làm gì. Nếu người kia ko được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu. Tôi xin chịu tội.

Nói xong ngài đi cứu người kia. Họ quả được sống. Lát sau, ngài đến yết kiến, vương quở trách. Ngài tạ tội, bày rõ lòng thành của mình.

Vương mừng nói:

Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót nhân dân của ta.

Về sau, quan cháu ngài làm nghề lương y đến hàng ngũ phẩm, tứ phẩm có tới 2, 3 vị. Người đời khen ngợi họ ko để sút sa nghiệp nhà.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
ND
7 tháng 10 2023 lúc 4:13

Gợi ý: 

Ma-gien-lăng đi vòng quanh thế giới

Bình luận (0)
HT
25 tháng 11 2023 lúc 10:38

 

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
ND
5 tháng 10 2023 lúc 11:00

-        2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về lòng dũng cảm.

+ Bài thơ về lòng dũng cảm: Lượm.

+ Câu chuyện về lòng dũng cảm: Truyện cổ tích Thạch Sanh – Lý Thông.

-        1 bài văn (bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các con vật: (Bài văn miêu tả con chó)

Biết em rất yêu quý chó nên kỳ nghỉ hè vừa rồi về chơi với bà ngoại, bà cho em một con chó rất dễ thương, lúc đó chú chó mới được 3 tháng tuổi, em nhìn chú chó là đã thích ngay rồi, em xin bà và khi về bế chú chó theo, em đặt tên cho chú là Misa.

Misa lớn rất là nhanh. Lúc bà cho em, nó chỉ to bằng bắp chân của em bây giờ chú không những lớn nhanh mà còn rất khỏe khoắn, chú có một thân hình đẹp cân đối, bộ lông của chú mượt và mịn như nhung. Hai cái lỗ tai của Misa nhọn, luôn vểnh lên nhìn rất đáng yêu như để nghe ngóng mọi động tĩnh xung quanh mình, Misa rất thông minh và ngoan ngoãn. Chiếc mũi của chú ướt ướt luôn hếch lên để đánh hơi lạ. chú ta có một hàm răng sắc, khi nhìn thấy chú chắc chắn không có tên trộm nào đến gần.

Chú đi đứng rất nhẹ nhàng và chạy rất nhanh. Sáng nào cũng vậy, Misa đùa với chú mèo đen ngoài sân. Đùa chán, chú lại tìm chỗ nào đó mát để nằm. Misa nằm sấp gác mõm lên hai chân trước của mình, lim dim ngủ, tưởng như chú ngủ rất ngon nhưng không phải thế nhé! chú sẽ luôn luôn đứng phắt dậy khi khi nghe có tiếng động hoặc ngửi thấy mùi lạ nào đó. Nếu là người lạ, chú ta liền tỏ ra hung dữ nhe nanh, gầm gừ như muốn nói: “Hãy ra khỏi đây nhanh nào!” nhưng ngược lại đối với thành viên trong gia đình em khi đi đâu vê chỉ cần đến đầu ngõ thôi, chú đã biết và luôn luôn chạy ngay ra cổng đón, chú còn chạy quanh người đuôi thì ngoáy tít lên vì vui sướng, những lúc đó thật là vui, bài văn tả con chó mà em yêu quý nhất.

Nhà em tất cả các thành viên ai cũng thích Misa. Chú như một thành viên quan trọng trong gia đình em. Trước khi đi ngủ, chú luôn đi vòng quanh kiểm tra quanh nhà xem có gì đó bất thường không khiến nhà em luôn yên tâm ngủ sau một ngày làm việc, học tập mệt mỏi, căng thẳng.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
ND
9 tháng 10 2023 lúc 11:25

 Học sinh có thể tham khảo chuyện:

TỪ VIÊN SỎI ĐẾN CHỮ SỐ

( Theo sách Lược sử toán học - từ ý tưởng đến thực hành)

Hoặc đoạn văn sau:

Thomas Alva Edison (11 tháng 2 năm 1847 – 18 tháng 10 năm 1931) là một nhà phát minh và thương nhân đã phát triển rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống trong thế kỷ 20. Ông được một nhà báo đặt danh hiệu "Thầy phù thủy ở Menlo Park", ông là một trong những nhà phát minh đầu tiên ứng dụng các nguyên tắc sản xuất hàng loạt vào quy trình sáng tạo, và vì thế có thể coi là đã sáng tạo ra phòng nghiên cứu công nghiệp đầu tiên. Một số phát minh được gán cho ông tuy ông không hoàn toàn là người đầu tiên có ý tưởng đó, nhưng sau khi bằng sáng chế đầu tiên được thay đổi nó trở thành của ông (nổi tiếng nhất là bóng đèn), trên thực tế là công việc của rất nhiều người bên trong công ty của ông. Tuy nhiên, Edison được coi là một trong những nhà phát minh giàu ý tưởng nhất trong lịch sử, ông giữ 1.093 bằng sáng chế tại Hoa Kỳ dưới tên ông, cũng như các bằng sáng chế ở Anh Quốc, Pháp, và Đức. Năm 1922, tờ "Times" ở New York tổ chức một cuộc bình chọn cho độc giả và Thomas Alva Edison được bầu làm người đứng đầu trong 12 vĩ nhân của nước Mỹ, bởi cứ 11 ngày ông cho ra đời một phát minh mới.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
ND
4 tháng 10 2023 lúc 23:02

Câu chuyện "Người bán quạt may mắn"

     Chuyện kể rằng: Thuở xưa ở Trung Quốc có ông Vương Hi Chi viết chữ đẹp nổi tiếng. Một hôm, ông ngồi nghỉ dưới một gốc cây bên vệ đường. Tình cờ, có một bà lão đi bán quạt cũng gánh hàng đến nghỉ ở gốc cây ấy. Bà lão tâm sự với ông rằng từ sáng đến giờ chưa bán được cái nào, ế quá. Chiều nay, chắc cả nhà phải nhịn đói. Nói xong bà mệt quá ngủ thiếp đi. Trong thời gian bà ngủ, Vương Hi Chi liền lấy bút mực ra, viết chữ để thơ vào tất cả gánh quạt của bà. Khi tỉnh dậy, bà thấy gánh quạt trắng của mình bị ông Vương bôi đen lên cả. Bà tức giận bắt ông phải bồi thường. Ông Vương không nói gì, chỉ mỉm cười, rồi lẳng lặng bỏ đi. Nào ngờ gánh quạt của bà, chỉ trong một thời gian ngắn đã được bán rất chạy. Có người còn hỏi mua giá đến ngàn vàng. Bà lão tiếc đứt ruột không có mà bán. Trên đường trở về, bà thầm nghĩ chắc là trời thương mình nên mới sai tiên ông đến giúp mình quạt mới bán nhanh như thế.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
ND
5 tháng 10 2023 lúc 14:10

Đôi dép Bác Hồ

     Đôi dép của Bác “ra đời’’ vào năm 1947, được ‘’chế tạo’’ từ một chiếc lốp ô tô quân sự của thực dân Pháp bị bộ đội ta phục kích tại Việt Bắc. Đôi dép đo cắt không dày lắm, quai trước to bản, quai sau nhỏ rất vừa chân Bác.

     Trên đường công tác, Bác nói vui với các cán bộ đi cùng:

- Đây là đôi hài vạn dặm trong truyện cổ tích ngày xưa... Đôi hài thần đất, đi đến đâu mà chẳng được.

     Gặp suối hoặc trời mưa trơn, bùn nước vào dép khó đi, Bác tụt dép, xách tay. Đi thăm bà con nông dân, sải chân trên các cánh đồng đang cấy, đang vụ gặt, Bác lại xắn quần cao lội ruộng, tay xách hoặc nách kẹp đôi dép... Mười một năm rồi vẫn đôi dép ấy... Các chiến sĩ cảnh vệ cũng đã đôi ba lần “xin’’ Bác đổi dép nhưng Bác bảo “vẫn còn đi được’’ cho đến lần đi thăm Ấn Độ, khi Bác lên máy bay, ngồi trong buồng riêng thì mọi người trong tổ cảnh vệ lập mẹo giấu dép đi, để sẵn một đôi giày mới...

     Máy bay hạ cánh xuống Niu-đê-li, Bác tìm dép. Mọi người thưa: Có lẽ đã cất xuống khoang hàng của máy bay rồi... Thưa Bác....

- Bác biết các chú cất dép của Bác đi chứ gì. Nước ta còn chưa được độc lập hoàn toàn, nhân dân ta còn khó khăn, Bác đi dép cao su nhưng bên trong lại có đôi tất mới thế là đủ lắm mà vẫn lịch sự - Bác ôn tồn nói.

Vậy là các anh chiến sĩ phải trả lại dép để Bác đi vì dưới đất chủ nhà đang nóng lòng chờ đợi...

     Trong suốt thời gian Bác ở Ấn Độ, nhiều chính khách, nhà báo, nhà quay phim... rất quan tâm đến đôi dép của Bác. Họ cúi xuống sờ nắn quai dép, thi nhau bấm máy từ nhiều góc độ, ghi ghi chép chép... làm tổ cảnh vệ lại phải một phen xem chừng và bảo vệ “đôi hài thần kỳ” ấy.

     Năm 1960, Bác đến thăm một đơn vị Hải quân nhân dân Việt Nam. Vẫn đôi dép “thâm niên” ấy, Bác đi thăm nơi ăn, chốn ở, trại chăn nuôi của đơn vị. Các chiến sĩ rồng rắn kéo theo, ai cũng muốn chen chân, vượt lên để được gần Bác hơn. Bác vui cười nắm tay chiến sĩ này, vỗ vai chiến sĩ khác. Bỗng Bác đứng lại:

- Thôi, các cháu giẫm làm tụt quai dép của Bác rồi...

Nghe Bác nói, mọi người dừng lại cúi xuống yên lặng nhìn đôi dép rồi lại ồn ào lên:

- Thưa Bác, cháu, cháu sửa...

- Thưa Bác, cháu, cháu sửa được ạ...

Thấy vậy, các chiến sĩ cảnh vệ trong đoàn chỉ đứng cười vì biết đôi dép của Bác đã phải đóng đinh sửa mấy lần rồi...Bác cười nói:

- Cũng phải để Bác đến chỗ gốc cây kia, có chỗ dựa mà đứng đã chứ! Bác “lẹp xẹp” lết đôi dép đến gốc cây, một tay vịn vào cây, một chân co lên tháo dép ra:

- Đây! Cháu nào giỏi thì chữa hộ dép cho Bác...Một anh nhanh tay giành lấy chiếc dép, giơ lên nhưng ngớ ra, lúng túng. Anh bên cạnh liếc thấy, “vượt vây” chạy biến... 

Bác phải giục:

- Ơ kìa, ngắm mãi thế, nhanh lên cho Bác còn đi chứ. Anh chiến sĩ lúc nãy chạy đi đã trở lại với chiếc búa con, mấy cái đinh:

- Cháu, để cháu sửa dép...Mọi người dãn ra. Phút chốc, chiếc dép đã được chữa xong. Những chiến sĩ không được may mắn chữa dép phàn nàn:

- Tại dép của Bác cũ quá. Thưa Bác, Bác thay dép đi ạ..

Bác nhìn các chiến sĩ nói:

- Các cháu nói đúng... nhưng chỉ đúng có một phần... Đôi dép của Bác cũ nhưng nó chỉ mới tụt quai. Cháu đã chữa lại chắc chắn cho Bác thế này thì nó còn ‘’thọ’’ lắm! Mua đôi dép khác chẳng đáng là bao, nhưng khi chưa cần thiết cũng chưa nên... Ta phải tiết kiệm vì đất nước ta còn nghèo...

Bình luận (0)
HT
25 tháng 11 2023 lúc 8:14

   

Bình luận (0)