Những câu hỏi liên quan
H24
Xem chi tiết
KD
15 tháng 4 2018 lúc 19:57

Ngày xưa, không rõ vào thời nào, ở xã Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Cạn, người ta mở hội cúng Phật để cầu phúc. Bỗng xuất hiện một bà lão ăn xin, thân thể gầy còm như que sậy, lại còn bị lở lói như người bị bệnh hủi. Đi đến đâu bà cũng bị xua đuổi.

May sao, bà gặp được hai mẹ con bà goá vừa đi chợ về. Hai mẹ con thương tình đưa cụ về nhà, lấy cơm cho ăn rồi nghỉ lại. Khuya hôm ấy, hai mẹ con bà goá chợt tỉnh dậy, thấy chỗ của bà lão ăn xin sáng rực lên. Một con giao long to lớn đang cuộn mình, đầu gác lên xà nhà, đuôi thò xuống đất. Hai mẹ con rụng rời kinh hãi, đành nằm im phó mặc cho số phận. Sáng hôm sau tỉnh dậy, họ không thấy giao long đâu. Trên giường vẫn là bà cụ ăn xin. Khi sửa soạn ra đi bà nói "vùng này sắp có lụt lớn, ta cho hai mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc xung quang nhà mới tránh được nạn". Người mẹ liền hỏi: "Thưa cụ, vậy làm thế nào để cứu được mọi người khỏi chết chìm?" Bà cụ nhặt một hạt thóc cắn vỡ làm đôi đưa cho hai mẹ con vỏ trấu và bảo: "Cái này sẽ giúp hai mẹ con nhà chị làm việc thiện". Nói rồi cụ vụt biến mất.

Tối hôm đó, đám hội đang náo nhiệt bỗng có một cột nước từ dưới đất phun lên rất mạnh nhấn chìm tất cả trong biển nước. Chỉ có ngôi nhà của hai mẹ con là khô ráo. Hai mẹ con liền lấy hai mảnh vỏ trấu đặt xuống nước. Chúng biến thành hai chiếc thuyền để họ cứu người bị nạn. Ngày nay, chỗ đất bị sụt ấy là hồ Ba Bể, còn nền nhà của hai mẹ con thành hòn đảo giữa hồ. Người địa phương gọi là gò Bà Goá.

Qua câu chuyện trên em thấy hai mẹ con bà goá là người có tấm lòng thương người.

Bình luận (0)
OE
15 tháng 4 2018 lúc 20:04

  Một nhà văn lớn đã ca ngợi người phụ nữ: “ Không có mặt trời thì hoa không nở, không có tình yêu thì không có hạnh phúc, không có đàn bà thì không có tình yêu, không có người mẹ thì cả nhà thơ và anh hùng đều không có”.
     Điều này khẳng định vai trò của người phụ nữ là đặc biệt quan trọng.  Với thiên chức làm mẹ; với bốn đức tính  công, dung, ngôn, hạnh; người phụ nữ luôn là người hiền hậu, chung thủy, đảm đang yêu thương chồng con và chăm lo cho gia đình rất toàn vẹn.
     Từ bốn đức tính đó mà người phụ nữ đã làm nên lịch sử. Nếu như trước kia người phụ nữ chỉ quanh quẩn trong nhà làm việc nhà, việc nội trợ, cuộc sống của họ không thoát khỏi lũy tre làng. Ngày nay thì sao? Ngoài việc nhà, chị em đã tham gia các công việc xã hội khác nhau để khẳng định vị trí của mình trong xã hội. Đồng thời họ đóng góp không nhỏ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Chính vì lẽ đó mà phụ nữ luôn được  đề cao và tôn vinh. Ngày nay, đất nước đang trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước lại tiếp tục không thể thiếu vắng vai trò của người phụ nữ.
      Phát huy truyền thống đáng quý của phụ nữ Việt Nam nói chung, phụ nữ Lào Cai nói riêng, với tinh thần dân tộc và ý thức độc lập, tự chủ mạnh mẽ, với bản sắc dân tộc đậm đà của mình họ đã có những đóng góp thực sự to lớn trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
     Có không ít người phụ nữ trên địa bàn tỉnh ta đã có những cống hiến như vậy, tất cả đều muốn chung tay đóng góp công sức, trí tuệ , năng lực vào việc xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh. Nhiều trong số họ là những thầy cô giáo, những người mang trên vai sứ mệnh trồng người mà toàn xã hội tin tưởng. Những người thầy đó không quản khó khăn, hết mình vì đàn em thân yêu. Tôi muốn nói đến một tấm gương như thế, đó chính là người đồng nghiệp của tôi, cô giáo Trần Thị Nguyệt, hiện đang công tác tại trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, thành phố Lào Cai.
    Cô là tấm gương tiêu biểu tâm huyết với nghề. Hơn 30 năm gắn bó với nghề , cô đã cùng các đồng nghiệp từng bước xây dựng trường lớp ngày càng khang trang, vững mạnh.Từ một ngôi trường đơn sơ, có rất ít học sinh, nay trở thành ngôi trường khang trang có tới gần 500 học sinh. Cô đã cùng các anh chị em, đồng chí của mình tự tay góp công góp sức xây dựng khuôn viên nhà trường; trồng và chăm sóc, bảo vệ bồn hoa cây cảnh;  trang trí lớp học; trồng rau xanh; vệ sinh trường lớp, … theo mô hình “  Xây dựng trường  học thân thiện, học sinh tích cực”.     
     Là một  giáo viên dạy Tiểu học, cô luôn nhẹ nhàng, ân cần với các em học sinh trong lời nói, từng hành động ở mọi lúc, mọi nơi. Với tâm niệm “ Tất cả vì học sinh thân yêu” cô đã cống hiến hết mình cho các em. Đó là dạy chữ, những tri thức mới, những năng lực, phẩm chất làm người. Để các em mở rộng tầm hiểu biết, để các em có hành trang bước vào tương lai đang đón chờ ở phía trước. Cô còn dành rất nhiều thời gian và công sức cho các em, đó là sự quan tâm đến các em có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt các em ở Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh. Cô đã tập thể các anh ,chị em trong trường và các em học sinh quyên góp  quần áo, … để các em có thêm quần áo mặc đến trường vào mùa đông giá lạnh, chăm lo từng giấc ngủ trưa cho các em. Chính tâm hồn cô đã sưởi ấm, động viên, thôi thúc sự hào hứng học tập của các em . Cô Nguyệt chính là ngọn lửa thắp sáng tâm hồn các em học sinh và là tấm gương cho các em học tập và noi theo. Đúng như câu nói “ Một thầy cô giáo như ngọn nến đốt chính mình để soi rọi cho người khác”.
      Ngoài các tiết dạy trên lớp, cô còn tâm sự và trò chuyện cùng các em học sinh trong giờ ra chơi để hiểu về các em hơn, thường xuyên quan tâm, rèn luyện kĩ năng sống cho mỗi học sinh, tổ chức các hoạt động tập thể, vui chơi lành mạnh. Qua đó, giúp các em phát triển nhân cách một cách toàn diện hơn. Học sinh luôn coi cô như người mẹ thứ hai của mình.
        Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc là ngôi trường với đặc thù nhiều học sinh thuộc Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh. Các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Nên ngày đêm cô trăn trở phải đổi mới, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, đặc biệt dạy học theo mô hình VNEN, trong đó lấy học sinh làm trung tâm để nâng cao chất lượng dạy học. Cô dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu giáo án, hoạt động ngoài giờ lên lớp, các phong trào thi đua…Chính vì những nỗ lực không ngừng đó mà cô luôn luôn đạt những thành tích đáng tự hào và luôn được đồng nghiệp, các em học sinh, phụ huynh tin yêu, quý mến.
     Một điều đáng trân trọng và đáng quý hơn, cô luôn gần gũi, thân thiện với các anh chị em đồng nghiệp. Cô sẵn lòng giúp đỡ mọi người không hề tính toán thiệt hơn hay mong trả lại, đúng  như câu nói “ Làm ơn ai há mong người trả ơn”. Đặc biệt cô đã dành cho đồng nghiệp những lời khuyên, những góp ý rút kinh nghiệm vừa thẳng thắn lại vừa chân thành như  người cô, người chị  thân thiết vậy. Vì lẽ đó mà phát huy được tinh thần  làm việc có trách niệm, hiệu quả của các anh chị em trong trường.
     Cống hiến cho việc trường như vậy, Việc gia đình cô rất vẹn toàn. Một mình cô nuôi con gái khôn lớn trưởng thành. Cô con gái ngoan, giỏi. Đó là niềm tự hào, là động lực lớn nhất cuộc đời cô.
       Thật không dễ dàng khi người phụ nữ hằng ngày đảm nhiệm hài hòa giữa công việc cơ quan và công việc gia đình. Thế mà cô nguyệt đã làm được điều đó. Hơn ai hết cô hiểu các em học sinh cần mình và gia đình cũng cần bản thân cô. Vì thế, cô luôn làm tròn bổn phận một người con đối với bố mẹ, trách nhiệm của một người mẹ hết mực yêu thương con. Cô chính là tấm gương sáng về người phụ nữ “ Giỏi việc nước, đảm việc nhà” cho tập thể cán bộ, giáo viên chúng tôi  học tập và làm theo.
      Có lần tâm sự với tôi, cô nguyệt đã nói: “ Nhìn các em vui chơi hồn nhiên, ngây thơ cô rất thương các em , chính vì thế dù mùa hè nóng bức hay mùa đông lạnh giá cô vẫn không nản lòng”. Không hiểu sao câu nói ấy cứ vang mãi trong tôi. Câu nói ấy như thôi thúc tôi không ngừng rèn luyện, phải phấn đấu để cống hiến nhiều hơn cho sự nghiệp giáo dục, cho đất nước Việt Nam yêu dấu cho dù tôi biết sự cống hiến của tôi là sự cống hiến vô cùng nhỏ bé.  

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
HA
9 tháng 6 2020 lúc 21:56

kể chuyện chỉ nói thôi mà, cần gì viết cho mệt ra! :((((((

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NT
10 tháng 6 2020 lúc 21:47

ý tui là viết ra cơ

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
HA
10 tháng 6 2020 lúc 21:55

uh, là thế đấy đọc kỹ đi!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
DL
Xem chi tiết
DL

 Cô của hai anh em thằng Giang, thằng Quỳ được bà con làng xóm gọi là Cô Ba Chìa.

Hai anh em nó mồ côi cả bố và mẹ. Cô nó nuôi hai anh em nó từ ngày tấm bé. Đi thanh niên xung phong 11 năm ở Trường Sơn, sau năm 1975 trở về quê, cô quá lứa lỡ thì, lại hay bị đau ốm nên không đi lấy chồng, ở vậy nuôi hai đứa cháu nhỏ mồ côi.

Cô Ba Chìa nay đã 46 tuổi, người gầy đen. Cô búi tóc. Mái tóc đã điểm bạc. Cô có đôi mắt rất sáng, giọng nói nhỏ nhẹ, dịu dàng. Ngoài tiền lương trợ cấp ít ỏi, cô trồng rau và bán rau để nuôi hai cháu ăn học.

Cái quần đen, cái áo màu xanh đã bạc sờn, khi nào gặp, em cũng thấy cô Ba Chìa ăn mặc mộc mạc như thế. Cô thức khuya dậy sớm trồng rau, gánh rau ra chợ bán. Cô rất thương hai cháu. Cứ đến ngày rằm hằng tháng, cô Ba Chìa lại cho mỗi đứa 10.000 đồng để “nuôi lợn nhựa”. Đầu năm học, dịp tết, cô mua sắm sách vở mới, cặp, ba lô mới, giày dép mới, mũ mới cho hai cháu.

Thằng Giang học lớp Ba, thằng Quỳ học lớp Hai. Cả hai đứa đều là học sinh giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Hai anh em nó thường đến nhà tôi chơi, rủ tôi đi học. Bà tôi khen hai anh em thằng Giang, thằng Quỳ ngoan. Bà tôi nói với bố mẹ tôi: “Cô Ba Chìa phúc đức quá! Sao lại có người đàn bà tốt thế!”.

Bình luận (0)
DL
15 tháng 4 2018 lúc 22:00

cảm ơn bn đã giúp mình

Bình luận (0)
OS
15 tháng 4 2018 lúc 22:02
... Mẹ già như chuối chín cây,gió lay mẹ rụng con phải mồ côi,mồ côi khổ lắm ai ơi,đói cơm khát nước biết người nào lo...” Mỗi khi nghe câu hát ấy lòng con lại dâng trào vô vàn cảm xúc.Khiến con nghĩ tới mẹ,nghĩ tới công ơn sâu nặng của mẹ_người mà suốt cả cuộc đời vì con phải thức khuya dậy sớm chịu cực chịu khổ,ăn đắng nuốt cay,đi sớm về khuya,buôn tảo bán tần để tạo ra miếng cơm manh áo cho con khôn lớn lên người.... Hôm nay nhân ngày 20/10 ngày phụ nữ VN.con xin được viết những dòng cảm xúc từ sâu thẳm trong tráu tim con gửi tới người mẹ kính yêu của con. Mẹ à!Con thật hạnh phúc khi còn mẹ.Mẹ là người dành trọn tình yêu thương chăm sóc cho con từ miếng ăn cho đến giấc ngủ...mẹ là tất cr đối với con.Mười sáu năm qua mẹ nuôi con khôn lớn nhưng tới tận bây giờ con vãn chưa thể làm dduwowwcj điều gì để báo hiếu mẹ.Giowf đây con chỉ biết vieetsnhuwngx dòng cảm xúc trong lòng của con gửi tới mẹ_người phụ nữ con kính yêu nhất.Đây chính là những dòng tâm sự sâu kín nhất từ trái tim con. 16 năm con lớn lên là 16 năm,mỗi năm mẹ già đi 1 tuổi,là thêm nhiều nếp nhăn trên khuôn mặt khắc khổ,là thêm những vết chai sạn trên đôi bàn tay vất vả sớm hôm là thêm những sợi bạc trên mái tóc đã nhuốm màu thời gian,là thêm nhiều lỗi lo trong lòng,là thêm nhiều đắng cay trong cuộc đời .là thêm những dòng nước mắt chảy ngược vào tim,là thêm những giọt mồ hôi mặn chát thẫm đẫm đôi vai gầy để gánh hết những cực nhọc đắng cay trong cuộc đời.để chở về cho con những trái ngọt bình yên với những ấm áp an lành. Con biết mẹ không được hạnh phúc như những người phụ nữ khác.khi sinh con ra chưa được bao lâu thì bố đã không còn bên mẹ nữa.đó là mất mát lớn của gđình_là nỗi đau tinh thần lớn đối với mẹ.nhưng mẹ đã mạnh mẽ đứng dậy và nuôi 2 chị em con khôn lớn trưởng thành.Năm nay mẹ cũng gần 50 rồi.gần đi được nửa chặng đời người .vì gánh nặng cuộc đời dãi nắng dầm mưa là người đứng mũi chịu sào của gia đình lên mẹ đã già đi trước tuổi..công việc của mẹ thật giản dị đó không phải là lao động trí óc mà là lao động chân tay.dáng nguwoif cao cao nhưng gầy.làn da đã ngăm đen vì sóng gió.khuôn mặt của mẹ đã nhiều nếp hăn nhưng vẫn không hề làm mất đi vể hiền từ phúc hậu.Mẹ là người dạy con điều hay lẽ phải.mẹ dìu con đứng dậy sau những lần gục ngã .mẹ luôn dạy con phải bết đúng dậy sau những lần gục ngã,phải vượt qua mọi khó khăn để sống.Mẹ là ngọn đuốc soi sáng đường cho con đi .vì con mẹ làm việc quên ngày đêm để có tiền cho con ăn học,để cho con bằng với bạn bè bằng trang lứa... 1 hôm tình cờ con thấy rõ đôi bàn tay của mẹ.đôi bàn tay ấy đầy nghị lực.đoi bàn tay ấy cũng bị bao vết sâm hằn.những vết nứt nẻ.Bao nhiêu vết ấy là bấy nhiêu vất vả,gian lao.Đôi bờ vai gầy gầy đã gánh gồng bao mưa nắng.Thấy mẹ vậy con thấy thương yêu mẹ nhiều hơn,những lúc đó con thấy con có lỗi với mẹ rất nhiều:con ham chơi,học hành chểnh mảng,với những nông nổi đầu đời .... chính nhuwgx điều đó đã làm cho mẹ phải buồn phải khóc vì con. Con thấy mẹ luôn tay luôn chaansuoots ngày khong lúc nào nghỉ ngơi.Mẹ vừa phải nlo công việc đồng áng,lại phải lo cơm nước,sinh hhoatj cho gia đình .Vừa phải no kinh té cho con ăn học.Đôi lần con muốn nói với mẹ con xin nghỉ học để đi là.như vậy thì mẹ sẽ bớt vất vả hơn.Nhưng con không đủ can đảm để nói.con sợ mẹ buonf vì con có những suy nghĩ đó.Mẹ là người dành trọn tyêu thương cho con.Những lúc con llamf điều gì sai mẹ ko mắng tôi mà ân cần giảng giải.Tuy công việc của mẹ bận bịu nhung mẹ khong quên quan tâm tới việc học tập của con.Mẹ ơi mẹ biết khôngđã ba lần con muốn ôm mẹ vào lòng lắm nhưng con đều ngần ngại ko giám vì con lớn rồi.Biết bao lần con muốn được bé lại để lăn vào lòng mẹ,xà vào bầu sữa nóng rồi được mẹ du vào giấc ngủ say nồng. Hôm nay con muốn nói với mẹ những điều từ sâu thẳm trong trái tim con là con yêu mẹ rất nhiều.Dù 16 năm qua con chưa được nói ra nhưng con luôn tin rằng mẹ cảm nhận được tất cả bằng cả trái tim và tình yêu thương của người mẹ.Com yêu mẹ nhiều lắm.Trên thế gian nayfko một vĩ nhân nào,không một anh hùng nào mà cuộc đời không từng trải qua bàn tay và tình yêu thương của mẹ.comn cảm thấy con là người thật hạnh phúc vì con còn có một ánh mắt,một nụ cười,một vòng tay yêu thương của mẹ.vì con biết không có gì bình yên hơn vòng tay ,không có gì ấm áp hơn vòng tay mẹ,ko có gì dạt dào hơn tình yêu thương của mẹ,không có gì đắng hơn giọt nước mắt của mẹ,không có gì mặn hơn giọt mồ hôi của mẹ,và ko có gì sót xa hơn mái tóc của mẹ bạc.....Bây giờ con đã lớn rồi,sống xa mẹ,học tập xa nhà.con sẽ cố gắng học tập thật tốt.Con sẽ luôn ghi nhớ những điều mẹ dạy.Bởi những điều mẹ dạy luôn là ngọn lửa rực cháy trong lòng con.Con sẽ luôn lấy lí thuyết của mẹ để đưa vào cuộc sống...con thật tự hào vì con có một người mẹ như mẹ_mẹ là người con yêu quý nhất trên đời.... .con yêu mẹ.con chúc mẹ luôn mạnh khỏe và thật vui vẻ!!! Mẹ như biển cả mênh mông Con luôn ghi nhớ công ơn của người. Ngọc Tít.
Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
ND
4 tháng 10 2023 lúc 23:04

Qua câu chuyện về Những hạt thóc giống, em cảm thấy rất ngưỡng mộ sự trung thực của cậu bé. Cậu sẵn sàng dũng cảm nói ra sự thật, không ngại nguy hiểm, không ngại khó khăn. Cậu dám thừa nhận những lỗi lầm về mình. Cuối cùng, cậu bé đã được nhường lại ngôi vua nhờ lòng trung thực và sự gan dạ đáng quý của mình.

Bình luận (0)
BD
Xem chi tiết
TL
14 tháng 4 2018 lúc 19:23

 trong những người em từng gặp đến nay ,người có lòng nhân hậu nhất là bà em .

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
HS
8 tháng 4 2018 lúc 19:46

Hiện nay, ở miền Trung đang có lũ lụt rất lớn đã cướp mất của cải và đất hoa màu. Để chia sẻ với những người dân miền Trung, sau đây, em xin kể một câu chuyện nói về điều đó. Câu chuyện như sau:

Một buổi tối, khi hai mẹ con đang xem ti vi thì cái Hoa thốt lên:

- Mẹ ơi, miền Trung khổ thật, mẹ nhỉ!

- Ừ, con có biết rằng bây giờ, miền Trung đang chịu đựng một thiệt thòi rất lớn không?

- Con biết chứ. À, mẹ ơi! Ngày mai, mẹ cho con ăn cơm rang nhé, con không ăn phở nữa đâu. Con dành tiền cho người dân miền Trung cơ!

- Thôi, con thích ăn phở thì cứ ăn đi, còn con thích ủng hộ bao nhiêu thì mẹ cho.

Nhưng cái Hoa vẫn một mực không chịu:

- Con thích tự mình ủng hộ chứ không phải mẹ cho tiền như thế đâu!

Hình như câu nói đó đã làm mẹ nó phải động lòng.

Bỗng mẹ ôm chầm lấy cái Hoa, nói:

- Ôi,con gái của mẹ có trái tim nhân hậu quá! Thôi, được rồi, con muốn thế nào thì mẹ sẽ chiều.

Cái Hoa tươi cười:

- Con cảm ơn mẹ ạ!

Câu chuyện nhỏ ở trên có làm trái tim bạn,suy nghĩ của bạn ngân rung lên không, dẫu là rất khẽ thôi?

Khi xem ti vi, đọc báo, khi nhìn thấy cảnh miền Trung phải chống chọi với lũ, hẳn ai cũng quặn lòng đau xót. Nhưng sao ở chỗ này, chỗ kia vẫn có những đồng tiền bị tiêu xài phung phí. Hãy một lần lắng nghe trái tim ta để chia sẻ thêm một chút nữa, để ta được trong sáng, đẹp đẽ với tuổi thơ, cái tuổi thơ mà ai cũng đáng có được.

Bình luận (0)
KB
8 tháng 4 2018 lúc 19:46

Hiện nay, ở miền Trung đang có lũ lụt rất lớn đã cướp mất của cải và đất hoa màu. Để chia sẻ với những người dân miền Trung, sau đây, em xin kể một câu chuyện nói về điều đó. Câu chuyện như sau:

Một buổi tối, khi hai mẹ con đang xem ti vi thì cái Hoa thốt lên:

- Mẹ ơi, miền Trung khổ thật, mẹ nhỉ!

- Ừ, con có biết rằng bây giờ, miền Trung đang chịu đựng một thiệt thòi rất lớn không?

- Con biết chứ. À, mẹ ơi! Ngày mai, mẹ cho con ăn cơm rang nhé, con không ăn phở nữa đâu. Con dành tiền cho người dân miền Trung cơ!

- Thôi, con thích ăn phở thì cứ ăn đi, còn con thích ủng hộ bao nhiêu thì mẹ cho.

Nhưng cái Hoa vẫn một mực không chịu:

- Con thích tự mình ủng hộ chứ không phải mẹ cho tiền như thế đâu!

Hình như câu nói đó đã làm mẹ nó phải động lòng.

Bỗng mẹ ôm chầm lấy cái Hoa, nói:

- Ôi,con gái của mẹ có trái tim nhân hậu quá! Thôi, được rồi, con muốn thế nào thì mẹ sẽ chiều.

Cái Hoa tươi cười:

- Con cảm ơn mẹ ạ!

Câu chuyện nhỏ ở trên có làm trái tim bạn,suy nghĩ của bạn ngân rung lên không, dẫu là rất khẽ thôi?

Khi xem ti vi, đọc báo, khi nhìn thấy cảnh miền Trung phải chống chọi với lũ, hẳn ai cũng quặn lòng đau xót. Nhưng sao ở chỗ này, chỗ kia vẫn có những đồng tiền bị tiêu xài phung phí. Hãy một lần lắng nghe trái tim ta để chia sẻ thêm một chút nữa, để ta được trong sáng, đẹp đẽ với tuổi thơ, cái tuổi thơ mà ai cũng đáng có được

Bình luận (0)
HA
8 tháng 4 2018 lúc 19:53

Người phụ nữ nhân hậu nhất với ta và với người khác thì chỉ có mẹ là nhất.Cậu nên tả về mẹ mình.Kể về hình dáng,tiếp theo là kể hoạt động,tính cách(kể 1 đêm ốm mẹ chăm sóc em,kể hình ảnh mẹ làm việc vất vả vì cậu,kể lòng nhân hậu,tốt bụng của mẹ cậu vk mọi người)Thế thôi!

Mk bận rùi nên cậu tự viết nhé vì đâu phải mẹ tớ.

Chúc cậu học tốt nha! K cho mk nha nha! Cảm ơn!                                                            ^.^AHIHI^-^

Bình luận (0)
NC
Xem chi tiết
NH
24 tháng 2 2018 lúc 10:42

                                                                                           Bài làm:

 Trong công cuộc xây dựng đất nước, đã có biết bao người phụ nữ tài giỏi, họ đã vượt lên số phận của mình bằng ý chí và nghị lực để làm giàu cho chính mình và cho đất nước. Câu chuyện tôi kể cho các bạn nghe nói về chị Phan Huỳnh Minh Nguyệt sinh năm 1971, hiện chị là Giám đốc Công ty Cổ phần Duy Nguyễn và làm chủ Spa Sài Gòn Beauty Care, 152 Nguyễn Trọng Tuyển, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.

 Cha mẹ chị chia tay nhau khi chị còn rất nhỏ. Chị lớn lên bên cạnh bà ngoại. Nhà bà ngoại ngèo nên sau mỗi buổi học, chị phải phụ ngoại buôn bán kiếm sống.

 Năm 11 tuổi, chị phải dậy từ một giờ sáng cùng ngoại đón xe đò đi Long Khánh, Đồng Nai mua chuối về bán. Sáu giờ về lại Sài Gòn, chị mới chuẩn bị tập vở đến lớp. Lên lớp 7, chị đạp xe mấy chục cây số mua rựu về bán lại cho các quán nhậu. Hồi đó chị nhỏ con và ốm yếu nhưng phải chở tới bốn can rựu đi bỏ mối. Tiền lời mỗi can đủ mua một ki-lô-gam gạo.

 Có lần, chị bị đụng xe, bốn can rựu bị vỡ, bắn tung tóe trên mặt đường. Hết vốn, chị chỉ biết ngồi khóc và đạp xe quay lại năn nỉ người bán cho mua chịu rồi trả dần.

 Bỏ mối rựu được hai năm, chị xin vào làm thuê cho chủ quán nhậu. Mặt dù làm việc vất vả nhưng lúc rảnh rỗi chị lại lấy sách ra học. Ngày qua ngày chị cứ làm như vậy cho đến khi chị thi đậu vào trường chuyên Lê Hồng Phong.

 Cuộc sống của mấy bà cháu chị trôi qua khốn khó. Gia đình chị không đủ tiền mua thịt cá nên bữa ăn hàng ngày chỉ toàn đồ chay.

 Học hết lớp 12, chị phải rời xa trường lớp, chị cần tiền để phụ bà nuôi em ăn học. Một người dạy miễn phí cho chị nghề may. Tuy nhiên trong chị vẫn ấp ủ một khác vọng được tiếp tục học. Nhờ chị chịu khó, nên khách hàng đặt may ngày càng đông. Cuộc sống đỡ vất vả, chị nảy ra ý định muốn đi học lại. Ban ngày may, tối đến học thêm Anh văn, vi tính. Lấy được bằng B Anh văn, chị xin vào làm ở một công ty nước ngoài. Công việc đòi hỏi phải tiếp xúc với người nước ngoài thường xuyên. Thấy kiến thức của mình quá ít, chị quyết lấy được tấm bằng đại học.

 Ước mơ cuối cùng thành hiện thực sau bốn năm, chị rất toại nguyện khi cầm trên tay tấm bằng cử nhân Đại học Ngoại ngữ Hà Nội.

 Chị lập gia đình năm 1994, chồng chị là công nhân cơ khí. Cưới nhau xong, anh thi vào Đại học Mở, ngành Công nghệ Thông tin. Chị chuyển sang làm thư kí giám đốc ở một công ty xuất nhập khẩu vi tính.

 Cả hai vợ chồng chị đều nỗ lực phấn đấu. Khi con trai chị được một tuổi, chị bàn với chồng mở công ty kinh doanh máy vi tính. Vét hết tiền trong nhà được mười triệu đồng, chị chạy vay thêm được năm mươi triệu đồng. Công việc king doanh suôn sẻ, chị trả được nợ ngay. Những tưởng cuộc đời mình từ đây sẽ được ổn định. Bất ngờ, chồng chị bị đột quỵ rồi qua đời. Chị rơi vào một cơn sốc nặng, lúc đó con chị mới hai tuổi. Đau buồn khiến chị quẫn trí, chị bỏ mặt việc kinh doanh cho nhân viên. Hai năm, ngày cũng như đêm chị nhốt mình trong phòng gặm nhấm nỗi đau. Con chị ngày một lớn. Chị giật mình phát hiện mình đã quá khờ khạo. Chị tự nhủ: "Phải tiếp tục đứng dậy, đương đầu với khó khăn để nuôi con nên người".

 Thế là chị lại lao vào công việc, quên ăn, quên ngủ. Làm việc trở lại, chị mới biết thị trường máy vi tính đã bão hòa, khó phát triển.

 Làm việc mệt mỏi, chị đi massage thư giãn. Từ đây chị chợt nảy ra ý định king doanh spa trên đường Pasteur.

 Thấy kinh doanh spa đông khách, chủ nhà lấy lại mặt bằng. Quyết không chịu thua, chị lại chạy đôn đáo tìm mặt bằng khác. Ròng rã hàng tháng trời, cuối cùng chị đã tìm được địa điểm mới.

 Nhìn chị làm việc hăng say, không ai biết hằng đêm chị vẫn khóc thầm cho mình. Đôi khi, chị thèm được nghe một câu an ủi, động viên mỗi khi gặp khó khăn.

 Dù sao tất cả những gì trải qua đã giúp chị có thêm nghị lực sống. Mong muốn duy nhất của chị bây giờ là nuôi con khôn lớn, thành tài.

Bình luận (0)
PL
24 tháng 2 2018 lúc 9:44

Hai Bà Trưng Năm 34 sau tây lịch, nhà Đông Hán sai Tô Định sang làm Thái thú quận Giao Chỉ. Tô Định là một người tham lam tàn bạo. Dân chúng vô cùng oán hận, Lạc hầu, Lạc tướng cũng căm hờn. Còn Lạc tướng huyện Châu Diên là Thi Sách, mưu tính việc chống quân Tàu. Tô Định hay được bèn giết Thi Sách đi. Vợ Thi Sách là Trưng Trắc nổi lên đánh Tô Định để báo thù cho chồng, rửa hận cho nước.

Trưng Trắc là con gái Lạc tướng Mê Linh, nay thuộc tỉnh Phúc Yên. Khi bà cùng em là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa thì các Lạc tướng và dân chúng hưởng ứng lất đông. Chẳng bao lâu, quân Hai Bà Trưng tràn đi khắp nơi, chiếm đưực 65 thành trì. Tô Định chỏng cự không lại trôn chạy về Tàu. Hai Bà lên ngôi vua, đóng đô ớ Mê Linh (năm 40 sau tây lịch). Dân chúng vui mừng độc lập. Trưng Nữ Vương trị vì được hơn một năm thì nhà Đông Hán sai danh tướng là Mã Viện đem binh sang đánh. Quân cùa Mã Viện là quân thiện chiến, quân ta thì mới nhóm lên, nhưng nhờ sự dũng cảm, quân ta thắng được mấy trận đầu. Quân giặc phải rút về đóng ở vùng Lãng Bạc (tức gần Hồ Tây ỡ Hà Nội bấy giờ). Sau đó, Mã Viện được thêm viện binh, dùng mưu lừa quân ta kéo lên mạn thượng du rồi đánh úp. Hai Bà thua trận nên rút quân về giữ Mê Linh. Mùa thu nàm 43, Mã Viện đem binh vây đánh thành Mê Linh. Quân ít, thế cùng. Hai Bà phải bỏ chạy. Mã Viện xua quân đuổi theo. Hai Bà nhảy xuống sông Hát (chỗ sông Đáy đổ ra sông Hồng Hà) trầm mình để khỏi sa vào tay giặc. Hai Bà Trưng làm vua không được bao lâu nhưng là hai vị anh thư cứu quốc đầu tiên của nước ta nên được hậu thế sùng bái đời đời. Hiện nay, ở làng Hát Môn, thuộc huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây và làng Đồng Nhân, gần Hà Nội, có đền thờ Hai Bà, hàng năm, đến ngày mồng sáu tháng hai âm lịch là ngày hội để nhớ ơn hai vị nữ tướng.  

 

Bình luận (0)
PL
24 tháng 2 2018 lúc 9:49

Võ Thị Sáu

Có nơi đâu đẹp tuyệt vời

Như sông như suối như người Việt nam

Đất nước Việt Nam trải qua hơn 4000 năm lịch sử với biết bao biến cố, thăng trầm, chịu rất nhiều cuộc xâm lăng của các nước lớn. Nhân dân ta tuy hiền lành tay cuốc, tay cày  nhưng khi có kẻ thù giày xéo quê hương, lòng yêu nước lại trỗi dậy “ kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, nhấn chìm bè lũ cướp nước và bán nước”. Trong làn sóng yêu nước ấy sinh ra biết bao vị anh hùng. Một trong những vị anh hùng làm em cảm phục là chị Võ Thị Sáu 

Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1933, tại xã Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Vũng Tàu-Côn Đảo. Tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi rồi nhanh chóng trở thành nữ chiến sĩ trinh sát nổi tiếng gan dạ của Đội Công an xung phong Đất Đỏ. Năm 1950, chị Sáu bị địch bắt trong lúc đang tham gia trận đánh tiêu diệt tề ở chợ quê gần nhà mình. Hơn 1 năm bị giam cầm trong khám Chí Hòa, "nếm" đủ thứ đòn roi và đủ "mùi" tra tấn..., nhưng chị Võ Thị Sáu vẫn nêu cao tấm gương dũng cảm vươn lên, không khuất phục kẻ thù. 

Tháng 4.1951, thực dân Pháp đưa chị Sáu ra tòa án binh xét xử. Phiên tòa không có luật sư, không có công chúng, chỉ với sự hiện diện của 2 tên tay sai hội tề làm nhân chứng với bồi thẩm đoàn, công tố và hiến binh, nhưng chánh án vẫn kết tội "Võ Thị Sáu tham dự vụ giết hại các nhà chức trách ở Đất Đỏ" và tuyên án tử hình. Lúc bấy giờ, bản án tử hình người con gái chưa đến tuổi thành niên đã gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước, kẻ thù run sợ không dám xử bắn chị Sáu tại Sài Gòn.

Sáng 21.1.1952, chị Sáu bị lính lê dương còng tay, áp tải xuống một chiếc tàu chở hàng Tết ra đảo. Trong 9 năm kháng chiến, đây là nữ tử tù đầu tiên, duy nhất và trẻ tuổi nhất bị giặc Pháp xiềng chặt vào boong tàu... đưa ra Côn Đảo hành hình! Sáng sớm ngày 22.1.1952, chị Võ Thị Sáu có mặt tại Côn Đảo, chúa đảo Jarty khét tiếng khôn ngoan, xảo quyệt..., không dám đưa người con gái nhỏ bé này về giam chung ở nhà banh mà cách ly tại xà lim sở Cò. Thời điểm ấy, chỉ còn đúng 5 ngày nữa là đón giao thừa, nhưng chúa đảo vẫn quyết định xử bắn tù nhân".

Đến ngày xử bắn, khoảng Bốn giờ sáng, xếp Lé mở cửa xà lim. Chị Sáu đã sẵn sàng trong bộ quần áo bà ba trắng toát. Chúa đảo Giắc-ty, cò cô-pơ-lanh chúa ngục Pác-xi, chủ sở điều tra Đuy-lây, cố đạo Pháp cùng bọn gác-điêng... Bọn chúng đến đông đủ vì hiếu kỳ? Vì ngạc nhiên? Vì kính phục? Vì đầu tiên có một người phụ nữ còn dưới tuổi thành niên bị bắn ở ngoài đảo khơi xa cách đất liền này. Chúng sợ việc hành quyết chị Sáu trong đất liền sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu, Giắc-ty hỏi chị Sáu:

- Có khai gì nữa không?

- Không.

Chúa ngục Pác-xi róc rượu đưa mời chị Sáu:

- Một lát nữa cô sẽ bị xử bắn. Cô uống đi một cốc, hơi rượu sẽ làm cô thêm can đảm.

Chị Sáu mỉm cười, trả lời:

- Rất cảm ơn? Nếu các ông cần rượu để có thêm can đảm, xin mời cứ tự nhiên.

Pác-xi kinh ngạc, trố mắt nhìn cô gái.

Bọn chúng dẫn chị đi trước, hai tay không bị xích. Xếp Lé đeo súng đi kèm. 

Cố đạo Tây xin phép được làm lễ rửa tội cho chị Võ Thị Sáu. Chị nói:      

- Tôi không có tội. Yêu nước không phải là một tội.

Nhìn những người đang đào huyệt cho chị, chị dừng lại hỏi họ: 

- Huyệt của tôi ?

Những người đào huyệt nghẹn ngào không dám trả lời.

Chị rút bông hoa gài trên mái tóc, đưa cho mấy người lính tù.

- Tặng mấy anh bông hoa này. Cảm ơn các anh đã đào huyệt cho tôi. Hôm nay mấy anh mới đào một cái nhỏ. Nhưng ngày mai, mấy anh cần đào một cái huyệt thật to…

Những người tù ngơ ngác nhìn nhau. Chị Sáu nháy mắt, hất hất về phía bọn Pháp:

- Một cái huyệt thật to để chôn những kẻ bắn tôi hôm nay…

Chị đã đến với cái chết bằng lời ca. Với khí phách hiên ngang, bất khuất. Trước họng sung, chị hô vang những lời ca cuối cùng “ Hồ chủ tịch muôn năm” .

Và chị nằm xuống, mãi mãi nghe sóng vỗ rì rào,  

Người con gái trẻ măng

Giặc đem ra bãi bắn

Đi giữa hai hàng súng

Vẫn ung dung mỉm cười

Ngắt một đóa hoa tươi 

Chị cài lân mái tóc

Đầu ngẩng cao bất khuất

Ngay trong phút hi sinh

Bây giờ dưới gốc dương

Chị nằm nghe biển hát  

Cái chết của chị Võ Thị Sáu cùng bao tấm gương anh hùng khác đã trở thành bất tử. Chị đã hi sinh nhưng tấm gương yêu nước, bất khuất kiên trung của chị còn sống mãi trong lòng nhân Việt Nam, sống mãi với thời gian. Noi gương chị, lớp lớp thiếu niên cúng em nguyện sẽ ra sức học tập, rèn luyện để dựng xây đất nước ta ngày càng giàu mạnh.

 

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
ND
15 tháng 10 2023 lúc 15:16

Nguyễn Trãi là một vị anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa kiệt xuất, nhân vật toàn tài số một của lịch sử Việt Nam thời phong kiến, đồng thời ông cũng là một nhà văn nhà thơ xuất chúng. Trong sự nghiệp văn học, ông không chỉ để lại những áng văn chính luận kiệt xuất mà còn để lại những bài thơ trữ tình đầy cảm xúc. Có thể kể đến như: Bình Ngô đại cáo, Thư lại dụ Vương Thông lần nữa, Cảnh ngày hè… Với văn chính luận, Nguyễn Trãi viết với một ngôn ngữ sắc sảo, đanh thép, trúng ý đồ; luận điểm, luận cứ và luận chứng cụ thể nên có sức thuyết phục cao, không thể bác bỏ. Lối viết thay đổi linh hoạt tuỳ hoàn cảnh, mục đích viết và đối tượng hướng tới. Còn đối với tác phẩm trữ tình, ông lại có góc quan sát hết sức tỉ mỉ, tinh tế, ông lắng nghe và cảm nhận cuộc sống bằng nhiều giác quan khác nhau và bằng cả cái tâm. Các tác phẩm luôn ẩn chứa tâm tình, mong muốn khát vọng cho nhân dân được bình an, giàu đủ.

Bình luận (0)
VC
Xem chi tiết
LH
15 tháng 3 2023 lúc 21:23

Trên thế giới này, có biết bao nhiêu là người tốt, họ làm những công việc thiện nguyện giúp đỡ những người khó khăn. Họ sẵn sàng vươn tay ra giúp đỡ người nghèo khó, trong số những người tốt ấy, người tốt mà em biết đó chính là.......... . Cậu ấy luôn luôn giúp đỡ người khác, hành động tốt làm cho họ mìm cười. Chơi cùng với cậu ấy một thời gian dài, em cảm thấy cậu ấy xứng đáng là một người tốt bụng, được biết đến và ca ngợi.

Phần ...... cậu tự điền nhé!

 

Bình luận (0)