Những câu hỏi liên quan
H24
Xem chi tiết
TN
1 tháng 10 2023 lúc 21:41

Nguyễn Du (1766-1820): Nhà thơ, nhà văn nổi tiếng, tác giả của "Truyện Kiều" - một trong những tác phẩm văn học lớn nhất của Việt Nam.

Phan Đình Phùng (1847-1895): Nhà cách mạng, tướng lĩnh quân đội, đã lãnh đạo nhiều cuộc khởi nghĩa chống lại thực dân Pháp.

Hồ Chí Minh (1890-1969): Nhà cách mạng, nhà lãnh đạo của Việt Nam, đã đưa ra Tuyên ngôn độc lập và thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Võ Nguyên Giáp (1911-2013): Tướng quân đội, nhà chiến lược, đã lãnh đạo quân đội Việt Nam trong nhiều cuộc chiến tranh, đặc biệt là Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Bình luận (1)
NT
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
PH
9 tháng 11 2019 lúc 14:43

- Người Chăm biết sử dụng công cụ bằng sắt và dùng trâu, bò kéo cày, họ biết sáng tạo xe guồng nước, làm ruộng bậc thang ở sườn núi.

- Họ biết trồng cây ăn quả và cây công nghiệp.

- Khai thác lâm thổ sản (trầm hương, ngà voi, sừng tê…), làm gốm, đánh cá ven sông, biển.

- Trong thương mại, họ trao đổi buôn bán với Giao Châu, Trung Quốc, Ấn Độ…

Bình luận (0)
TP
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
DN
6 tháng 2 2017 lúc 21:15

a,Nông nghiệp
+Trồng lúa 2 vụ/1 năm
+Biết dùng trâu ,bò làm sức kéo
+Làm guồng,đưa người vào ruộng đồng
+Chăn nuôi,trồng trọt ,đánh bắt cá phát triển
+Dùng côn trùng ,diệt côn trùng
b,Thủ công
+Rèn sắt phát triển
+Làm đồ gốm : trang trí đồ gốm ,trang men
+Dệt vải (tơ chuối,tơ tre)
c,Thương nghiệp
+Nhiều khu chợ lớn được hình thành trao đổi giao lưu luôn bán trong khu vực

Bình luận (0)
DN
6 tháng 2 2017 lúc 21:16

ahihi

với cả cô ls dạy đấy

Bình luận (1)
ND
6 tháng 2 2017 lúc 19:37

trả lời giúp cái

Bình luận (0)
PR
Xem chi tiết
DX
16 tháng 3 2021 lúc 15:30

Sau thời kỳ phát triển toàn thịnh của Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền dưới thời Lê Thánh Tông, đến đầu thế kỷ XVI, triều Lê sơ bước vào thời kỳ suy yếu, khủng hoảng. Các ông vua Uy Mục, Tương Dực, Chiêu Tông rồi đến Cung Hoàng đều là những người hèn yếu, lười biếng, ham mê hưởng lạc, nhưng lại tham lam, tàn bạo. Tại địa phương, những cuộc nổi dậy chống triều đình nổ ra khắp nơi.

Trong bối cảnh rối ren, loạn lạc ấy đại diện cho tập đoàn phong kiến vùng ven biển Đông Bắc là Mạc Đăng Dung đã giành được ngôi vua, thiết lập một vương triều mới vào năm 1527. Tuy có ban hành được một số chính sách tích cực, nhưng nhà Mạc vẫn không đưa được đất nước ra khỏi tình trạng hỗn loạn.

Năm 1553, Nguyễn Kim đưa Lê Duy Ninh là cháu xa đời Lê Thánh Tông lên làm vua ở đất Ai Lao, sau đưa về Thanh Hóa khôi phục nhà Lê hình thành nên cục diện mà sử gọi là Nam - Bắc triều kéo dài từ 1533 đến 1592.

Vua Lê có Nguyễn Kim sau đó là họ Trịnh phò tá chiếm giữ vùng đất từ Thanh Hóa trở vào gọi là Nam triều. Sau khi Nam triều về cơ bản đã giành được thắng lợi trước họ Mạc thì mâu thuẫn giữa hai tập đoàn Trịnh - Nguyễn trở nên gay gắt tới mức làm bùng nổ cuộc xung đột vũ trang mới, kéo dài từ 1627 đến 1672. Kết cục của cuộc chiến tranh này là sự chia cắt đất nước thành hai miền. Mãi tới năm 1786, với sự kiện quân Tây Sơn tiến công ra Bắc, ranh giới sông Linh Giang (sông Gianh) mới bị xóa bỏ, tạo tiền đề cho sự thống nhất đất nước.

Nằm trong vùng cửa sông, có vị trí chiến lược quan trọng, lại có đồng bằng trù phú, đông người nhiều của, đã từng có kho lương thực và vũ khí rất lớn ở Vị Hoàng, Nam Định đã chứng kiến rất nhiều trận chiến lớn ác liệt giữa Nam - Bắc triều, Trịnh - Tây Sơn. Các trận chiến diễn ra ở vùng đất này chủ yếu là thủy chiến.

Trong chiến thắng vang dội giải phóng đất nước của quân Tây Sơn mùa xuân năm 1789 có phần đóng góp xứng đáng của nhân dân Sơn Nam Hạ nói chung, Nam Định nói riêng thể hiện qua văn bia ở các đình, đền trong vùng và đặc biệt là lễ hội ăn Tết “Mùng cùng” tại làng Lương Kiệt.

Bình luận (0)
YN
Xem chi tiết
KM
29 tháng 4 2021 lúc 11:23

Nghề rèn sắt vẫn phát triển. Trong công nghiệp, nhân dân đã biết sử dụng sức kéo của trâu bò, biết làm thuỷ lợi, trồng lúa mỗi năm hai vụ. Các nghề thủ công cổ truyền vẫn được duy trì, phát triển: nghề gốm, dệt vải và giao lưu buôn bán. Chính quyền đô hộ giữ độc quyền về ngoại thương.

Bình luận (0)
TN
Xem chi tiết
HV
14 tháng 10 2018 lúc 16:20

2. Nước Mĩ

a) Tình hình kinh tế

Cuối thế kỉ XIX, trong số các nước công nghiệp tiên tiến. Mĩ là nước có nền kinh tế phát triển hơn cả. Trong 30 năm (1865 - 1894), Mĩ từ hàng thứ tư vươn lên hàng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp - bằng 1/2 tổng sản lượng các nước Tây Âu và gấp 2 lần nước Anh. Sản xuất gang, thép, máy móc... chiếm vị trí hàng đầu thế giới.

Năm 1913, sản lượng gang, thép của Mĩ vượt Đức 2 lần, vượt Anh 4 lần ; than gấp 2 lần Anh và Pháp gộp lại. Độ dài đường sắt của Mĩ vượt tổng chiều dài đường sắt Tây Âu.

Nông nghiệp cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Nhờ điều kiện thiên nhiên thuận lợi (đất đai rộng và màu mỡ) kết hợp với phương thức canh tác hiện đại (chuyên canh, sử dụng máy móc và phân bón), Mĩ đã trở thành vựa lúa và nơi cung cấp thực phẩm cho châu Âu.

Trong khoảng 1860 - 1900, sản lượng lúa mì tăng 4 lần, ngô - 3,5 lần, lúa mạch - 5,5 lần ; giá trị nông sản xuất khẩu tăng gần 4 lần. Cuối thế kỉ XIX, Mĩ bán 9/10 bông, 1/4 lúa mạch trên thị trường thế giới. Mĩ cũng là nước cung cấp nhiều thịt, bơ và lúa mì nhất.

Như vậy, ngoài những thuận lợi về nông nghiệp, nước Mĩ còn có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú (đặc biệt là mỏ vàng, mỏ dầu lửa) ; có nguồn lao động dồi dào, tay nghề cao luôn được bổ sung bởi luồng người nhập cư, tiếp thu được nhiều thành tựu khoa học - kĩ thuật mới.

Sự cạnh tranh gay gắt trong sản xuất công nghiệp và những cuộc khủng hoảng kinh tế chu kì ở giai đoạn này đã thúc đẩy mạnh mẽ sự tập trung sản xuất và tư bản của Mĩ. Các nhà tư bản lớn liên minh với nhau thành những tơrớt. Họ trở thành những “vua công nghiệp”, đồng thời cũng là chủ những ngân hàng kếch xù. Có thế lực nhất là hai tập đoàn tư bản Moóc-gân và Rốc-phe-lơ.

“Công ti thép Mĩ của Moóc-gân thành lập năm 1903 kiểm soát 60% ngành công nghiệp thép, 60% việc khai thác quặng đồng, 66% việc sản xuất thép tấm và 50% thép thành phẩm...

Tơrớt dầu lửa "Stan-đa" của Rốc-phe-lơ kiểm soát 90% ngành sản xuất dầu với 7 vạn km ống dẫn dầu, hàng trăm tàu đi biển và kho hàng ở trong và ngoài nước... Hai tập đoàn trên còn lũng đoạn ngành ngân hàng ở Mĩ, nắm trong tay 1/3 toàn bộ của cải nước Mĩ.

Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, Mĩ đã vươn lên thành nước phát triển vé ngoại thương và xuất khẩu tư bản. Thị trường đầu tư và buôn bán của Mĩ là Ca-na-đa, các nước ở vùng biển Ca-ri-bê, Trung Mĩ và một số nước châu Á.

b) Tình hình chính trị

Chế độ chính trị ở Mĩ đề cao vai trò Tổng thống thống qua đại diện của một trong hai đảng thắng cử, thay phiên nhau cầm quyền - Đảng Cộng hoà (đại diện cho lợi ích của đại tư bản công nghiệp và tài chính) và Đảng Dân chủ (đại diện cho lợi ích của tư bản nông nghiệp và trại chủ). Cả hai đảng đều bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản và đều nhất trí trong những vấn đề cơ bản của chính trị tư sản, chỉ khác nhau về những biện pháp cụ thể.

Sự tranh cử giữa hai đảng đã tạo điều kiện cho giới cầm quyền lôi kéo về phía mình một bộ phận những người bất mãn, gây ảo tưởng về nền dân chủ trong nhân dân và gạt bỏ việc lên nắm chính quyền của một đảng thứ ba. Dù đảng nào cầm quyền, đời sống của người lao động đặc biệt là người da đen và thổ dân In-đi-an, vẫn tồi tệ và khổ sở.

Sau cuộc nội chiến 1861 - 1865, đời sống chính trị của người da đen được cải thiện phần nào. Song họ vẫn bị loại ra khỏi các cơ quan chính quyền và má: quyền công dân bởi những quy định khắt khe về quyền bầu cử (tài sản, mức thuế và trình độ văn hóa). Thêm vào đó, nạn phân biệt chủng tộc thời kì này đã đẩy họ vào tình cảnh hết sức tồi tệ.

Năm 1881, nước Mĩ ban hành đạo luật quy định người da đen phải ngồi toa riêng khi đi tàu, không được vào khách sạn, vườn hoa và những nơi công cộng dành cho người da trắng v.v...

Đây cũng là thời kì Mĩ đẩy mạnh việc thôn tính những đất đai rộng lớn ở miền Trung và miền Tây của thổ dân In-đi-an, mở rộng biên giới đến bờ Thái Bình Dương. Từ thập niên 80, Mĩ bành trướng ảnh hưởng ở khu vực Mĩ Latinh và Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha (1898) để tranh giành thuộc địa, chiếm Ha-oai, Cu Ba và Phi-líp-pin... Mĩ từng bước can thiệp vào công việc nội bộ của các nước Trung, Nam Mĩ thông qua việc áp dụng chính sách “cái gậy và củ cà rốt”, kết hợp sức mạnh của pháo hạm và đồng đôla. Để xâm nhập vào thị trường Trung Quốc sau khi các nước đế quốc đã chia nhau “phạm vi ảnh hưởng”, Mĩ đưa ra chính sách “mở cửa” nhằm tạo điều kiện cho hàng hoá Mĩ tràn vào quốc gia rộng lớn này, đem lại lợi nhuận cho tư bản Mĩ.



Bình luận (3)
H24
14 tháng 10 2018 lúc 16:20

Nước Mĩ có điều kiện thiên nhiên thuận lợi (đất đai rộng lớn, màu mỡ), kết hợp với phương thức canh tác hiện đại (chuyên canh, sử dụng máy móc và phân bón).

- Có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú: mỏ vàng, mỏ dầu,…

- Có nguồn lao động dồi dào, tay nghề cao luôn được bổ sung bởi luồng người nhập cư.

- Tiếp thu được nhiều thành tựu khoa học - kĩ thuật mới.

- Sự tập trung sản xuất và tư bản ở Mĩ diễn ra mạnh mẽ.

- Mĩ lợi dụng chiến tranh giữa các nước, bán vũ khí, thu về lợi nhuận cao.

- Nhà cầm quyền Mĩ đưa ra những chính sách phát triển kinh tế đúng đắn và phù hợp với tình hình nước Mĩ.

Bình luận (0)
H24
14 tháng 10 2018 lúc 16:22

bổ sung

Nước Mĩ

a) Tình hình kinh tế

Cuối thế kỉ XIX, trong số các nước công nghiệp tiên tiến. Mĩ là nước có nền kinh tế phát triển hơn cả. Trong 30 năm (1865 - 1894), Mĩ từ hàng thứ tư vươn lên hàng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp - bằng 1/2 tổng sản lượng các nước Tây Âu và gấp 2 lần nước Anh. Sản xuất gang, thép, máy móc... chiếm vị trí hàng đầu thế giới.

Năm 1913, sản lượng gang, thép của Mĩ vượt Đức 2 lần, vượt Anh 4 lần ; than gấp 2 lần Anh và Pháp gộp lại. Độ dài đường sắt của Mĩ vượt tổng chiều dài đường sắt Tây Âu.

Nông nghiệp cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Nhờ điều kiện thiên nhiên thuận lợi (đất đai rộng và màu mỡ) kết hợp với phương thức canh tác hiện đại (chuyên canh, sử dụng máy móc và phân bón), Mĩ đã trở thành vựa lúa và nơi cung cấp thực phẩm cho châu Âu.

Trong khoảng 1860 - 1900, sản lượng lúa mì tăng 4 lần, ngô - 3,5 lần, lúa mạch - 5,5 lần ; giá trị nông sản xuất khẩu tăng gần 4 lần. Cuối thế kỉ XIX, Mĩ bán 9/10 bông, 1/4 lúa mạch trên thị trường thế giới. Mĩ cũng là nước cung cấp nhiều thịt, bơ và lúa mì nhất.

Như vậy, ngoài những thuận lợi về nông nghiệp, nước Mĩ còn có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú (đặc biệt là mỏ vàng, mỏ dầu lửa) ; có nguồn lao động dồi dào, tay nghề cao luôn được bổ sung bởi luồng người nhập cư, tiếp thu được nhiều thành tựu khoa học - kĩ thuật mới.

Sự cạnh tranh gay gắt trong sản xuất công nghiệp và những cuộc khủng hoảng kinh tế chu kì ở giai đoạn này đã thúc đẩy mạnh mẽ sự tập trung sản xuất và tư bản của Mĩ. Các nhà tư bản lớn liên minh với nhau thành những tơrớt. Họ trở thành những “vua công nghiệp”, đồng thời cũng là chủ những ngân hàng kếch xù. Có thế lực nhất là hai tập đoàn tư bản Moóc-gân và Rốc-phe-lơ.

“Công ti thép Mĩ của Moóc-gân thành lập năm 1903 kiểm soát 60% ngành công nghiệp thép, 60% việc khai thác quặng đồng, 66% việc sản xuất thép tấm và 50% thép thành phẩm...

Tơrớt dầu lửa "Stan-đa" của Rốc-phe-lơ kiểm soát 90% ngành sản xuất dầu với 7 vạn km ống dẫn dầu, hàng trăm tàu đi biển và kho hàng ở trong và ngoài nước... Hai tập đoàn trên còn lũng đoạn ngành ngân hàng ở Mĩ, nắm trong tay 1/3 toàn bộ của cải nước Mĩ.

Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, Mĩ đã vươn lên thành nước phát triển vé ngoại thương và xuất khẩu tư bản. Thị trường đầu tư và buôn bán của Mĩ là Ca-na-đa, các nước ở vùng biển Ca-ri-bê, Trung Mĩ và một số nước châu Á.

b) Tình hình chính trị

Chế độ chính trị ở Mĩ đề cao vai trò Tổng thống thống qua đại diện của một trong hai đảng thắng cử, thay phiên nhau cầm quyền - Đảng Cộng hoà (đại diện cho lợi ích của đại tư bản công nghiệp và tài chính) và Đảng Dân chủ (đại diện cho lợi ích của tư bản nông nghiệp và trại chủ). Cả hai đảng đều bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản và đều nhất trí trong những vấn đề cơ bản của chính trị tư sản, chỉ khác nhau về những biện pháp cụ thể.

Sự tranh cử giữa hai đảng đã tạo điều kiện cho giới cầm quyền lôi kéo về phía mình một bộ phận những người bất mãn, gây ảo tưởng về nền dân chủ trong nhân dân và gạt bỏ việc lên nắm chính quyền của một đảng thứ ba. Dù đảng nào cầm quyền, đời sống của người lao động đặc biệt là người da đen và thổ dân In-đi-an, vẫn tồi tệ và khổ sở.

Sau cuộc nội chiến 1861 - 1865, đời sống chính trị của người da đen được cải thiện phần nào. Song họ vẫn bị loại ra khỏi các cơ quan chính quyền và má: quyền công dân bởi những quy định khắt khe về quyền bầu cử (tài sản, mức thuế và trình độ văn hóa). Thêm vào đó, nạn phân biệt chủng tộc thời kì này đã đẩy họ vào tình cảnh hết sức tồi tệ.

Năm 1881, nước Mĩ ban hành đạo luật quy định người da đen phải ngồi toa riêng khi đi tàu, không được vào khách sạn, vườn hoa và những nơi công cộng dành cho người da trắng v.v...

Đây cũng là thời kì Mĩ đẩy mạnh việc thôn tính những đất đai rộng lớn ở miền Trung và miền Tây của thổ dân In-đi-an, mở rộng biên giới đến bờ Thái Bình Dương. Từ thập niên 80, Mĩ bành trướng ảnh hưởng ở khu vực Mĩ Latinh và Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha (1898) để tranh giành thuộc địa, chiếm Ha-oai, Cu Ba và Phi-líp-pin... Mĩ từng bước can thiệp vào công việc nội bộ của các nước Trung, Nam Mĩ thông qua việc áp dụng chính sách “cái gậy và củ cà rốt”, kết hợp sức mạnh của pháo hạm và đồng đôla. Để xâm nhập vào thị trường Trung Quốc sau khi các nước đế quốc đã chia nhau “phạm vi ảnh hưởng”, Mĩ đưa ra chính sách “mở cửa” nhằm tạo điều kiện cho hàng hoá Mĩ tràn vào quốc gia rộng lớn này, đem lại lợi nhuận cho tư bản Mĩ.


Bình luận (1)
MN
Xem chi tiết