Hãy nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ.
* Học thuộc lòng các khổ 3 và 4
Hãy nêu cảm nghĩ của em về đặc điểm của các nhân vật trong những câu chuyện, bài thơ đã học ở Bài 1.
a) Nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa.
b) Nhân vật Hồng trong câu chuyện Làm chị.
c) Nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện Cái răng khểnh.
d) Nhân vật Minh trong câu chuyện Vết phấn trên mặt bàn.
a, Nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa là người muốn đi đây đi đó, muốn rong chơi khám phá ở nhiều nơi và dễ bị hấp dẫn bởi những điều mới lạ bên ngoài thế giới. Nhưng bạn nhỏ dù có đi xa đến đâu, chơi vui nhưng vẫn nhớ về mẹ, vẫn tìm đường về với mẹ. Có thể thấy dù muốn khám phá thế giới nhưng bạn nhỏ vẫn rất nhớ mẹ và yêu mẹ và là một chú bé rất hiếu thảo.
b. Hồng là một cô bé mới lớn với giàu tình cảm có chút trẻ con. Nhờ có sự chỉ dạy của mẹ mà Hồng đã thay đổi, trở thành một người con ngoan ngoãn, chăm chỉ, hiếu thảo và là một người chị mẫu mực cho em Thái.
c, Nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện Cái răng khểnh đã học được cách vượt qua tự ti, biến khiếm khuyết của bản thân thành điều bí mật khác biệt của riêng mình, để từ cảm giác xấu hổ vì cái răng khểnh đáng ghét, cậu đã có thể ngày ngày tự tin mỉm cười khoe răng.
d, Nhân vật Minh trong câu chuyện Vệt phấn trên mặt bàn là một cậu bạn có tính hiếu kỳ cao về người bạn mới. Nhưng tính hiếu kỳ đó đã khiến bạn của mình buồn một cách vô ý. Phải đến khi bạn mình không đến lớp nữa thì Minh mới suy nghĩ lại và nhận ra lỗi của mình. Nhưng đó cũng là bài học khiến cho Minh biết cách quan tâm đến cảm xúc của người khác hơn và muốn sửa lại lỗi lầm của mình.
Tìm ý và sắp xếp ý cho 1 trong 3 đoạn văn sau:
a) Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa.
b) Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Hồng trong câu chuyện Làm chị.
c) Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện Chiếc răng khểnh.
Dưới đây là ví dụ về tìm ý và sắp xếp ý về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa.
- Nêu cảm nghĩ chung về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa: Bạn ấy là tuổi Ngựa thích bay nhảy nhưng vẫn luôn nhớ về mẹ
- Bạn ấy có những suy nghĩ gì về tương lai: rong chơi theo những ngọn gió, những điều hấp dẫn về thế giới ngoài kia.....
- Bạn ấy nhắn nhủ điều gì với mẹ: dù có đi đâu con cũng nhớ về mẹ..
- Tính cách của bạn nhỏ: thích rong chơi nhưng vẫn nhớ về mẹ.....
Câu 1: Bài thơ “Sông núi nước Nam” phản ánh nội dung gì và bồi đắp tình cảm nào trong em?
Câu 2: Học thuộc lòng khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài thơ “Tiếng gà trưa”? Nêu cảm nghĩ của em về giá trị nội dung, nghệ thuật (đặc biệt là điệp ngữ).
Câu 3: Học thuộc lòng bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. Qua bài thơ ‘Bánh trôi nước” gợi em hiểu gì về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa?
Câu 4: Học thuộc lòng bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh. Nêu cảm nhận của em về giá trị nội dung, nghệ thuậtcủa bài.
Câu 5: Dựa vào văn bản “Một thứ quà của lúa non: Cốm” của Thạch Lam, hãy cho biết vì sao Cốm được xem là một thứ sản vật mang đậm nét văn hóa?
Mn giúp em/mih vs ạ
Mai là em phải nộp rồi
mn giúp em/mih vs ạ
cảm ơn mn nhiều ( ^ . ^ )
Học thuộc lòng khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài thơ “Tiếng gà trưa”? Nêu cảm nghĩ của em về giá trị nội dung, nghệ thuật (đặc biệt là điệp ngữ).
Mn giúp em vs ạ
Mn giúp em vs ạ. Em cảm ơn mn nhiều !
Dựa theo quy tắc bàn tay, hãy nêu những việc cần làm để viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa.
1. Viết về nhân vật bạn nhỏ tuổi ngựa.
2. Tìm ý
- Giới thiệu về nhân vật bạn nhỏ tuổi ngựa và nêu cảm nghĩ của em về nhân vật.
- Kể lại chuyện “Ngựa con” rong chơi khắp nơi cùng ngọn gió.
- Tả cảnh đẹp mà “Ngựa con vui chơi”
- Cậu bé dù đi muôn nơi vẫn tìm đường về với mẹ.
3. Sắp xếp ý
Sắp xếp các ý đã tìm được thành một hệ thống ý mạch lạc, logic.
4. Viết đoạn văn
Nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa của nhà thơ Xuân Quỳnh là một bạn nhỏ đáng yêu và rất hiếu thảo với mẹ. Mở đầu bài thơ, con hỏi mẹ: “Mẹ ơi, con tuổi gì?”. Tò mò hỏi cho biết, ngây thơ hỏi cho hay. Cần gì nghĩa lý sâu xa. Con thơ hiếu động. Chẳng lúc nào “yên một chỗ” Chắc là “Ngựa con” chạy nhảy và “hí” suốt ngày? Ngựa con đi qua những dặm đường, những không gian bao la, những miền đất lạ. “Ngọn gió của trăm miền” ở bốn phương trời với bao hương vị, ở “trên những cánh đồng hoa”. Những bông hoa con hái được ở khắp các miền đất lạ dâng lên mẹ hiền là bông hoa của tâm hồn trong trắng, bông hoa của lòng hiếu thảo và bông hoa ước mơ, khát vọng lên đường. Khổ cuối bài thơ nói lên tình thương mẹ của Ngựa con. Dù cách xa mẹ muôn trùng núi, rừng, sông, biển, con vẫn luôn hướng về mẹ hiền, vẫn tìm về cố hương gặp mẹ.
5. Hoàn chỉnh đoạn văn.
Học sinh đọc lại đoạn văn và sửa chữa nếu có lỗi.
1. Chọn 1 trong 2 đề sau:
a) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật dũng cảm trong các câu chuyện em đã học ở Bài 12. Trang trí cho bài làm của em.
b) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hành động dũng cảm của một bạn nhỏ mà em biết. Trang trí cho bài làm của em.
2. Giới thiệu và thảo luận ( trao đổi ý kiến) về các đoạn văn đã viết.
3. Bình chọn
1.
Bài làm của HS
2.- Bước 1: HS nộp bài và tiến hành nhận xét, trao đổi bài lẫn nhau
- Bước 2: GV tổ chức nhận xét và sửa lỗi cho HS
3.
Sản phẩm của HS
Học thuộc lòng khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài thơ tiếng gà trưa Nêu cảm ngĩ của em về giá trị nội dung nghệ thuật đặt biệt là điệp ngữ
Từ Nhan đề và khổ thơ 4 + khổ thơ 5 của bài thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ Thanh Hải hãy nêu suy nghĩ của em về trách nhiệm của thanh niên trong xã hội hiện nay
Tham khảo:
Đất nước ta đang bước vào một thế kỷ mới, một thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới mới, vì vậy mỗi người đều phải chuẩn bị hành trang cho mình để vững vàng hơn khi bước vào thế kỷ này, trong đó, sự chuẩn bị của thanh niên là vô cùng quan trọng vì thanh niên là những thế hệ tương lai của đất nước. Hành trang là những trang bị, vật dụng cần thiết của mỗi người trong một chuyến đi xa. Nhưng hành trang ở đây được hiểu là tri thức, kỹ năng, thói quen, được coi là điều kiện cần và đủ để thanh niên có thể tự tin trước sự phát triển một cách chóng mặt của Khoa học – Kỹ thuật, của sự hội nhập kinh tế thế giới với tính kỷ luật và cường độ lao động cao. Việc chuẩn bị hành trang như vậy sẽ giúp cho chúng ta có thêm nhiều kiến thức, bổ sung thêm tri thức, kỹ năng cho mỗi người, bên cạnh đó giúp ta vững vàng hơn và không bị bỡ ngỡ khi bước vào thế kỷ mới. Đối với đất nước và xã hội, việc chuẩn bị hành trang sẽ là một bước đệm để đưa đất nước phát triển, giúp đất nước hòa nhập với nền kinh tế thế giới, thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu để sánh vai với các cường quốc năm Châu. Là thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta phải là những người đi đầu tiên phong trong học tập, học tập một cách có hiệu quả. Biết mở rộng vốn kiến thức của mình bằng việc thu thập các thông tin trên sách báo, ti vi, internet,… Nhanh chóng thu nhận thông tin từ các nước bạn bè để đưa ra các biện pháp giúp đất nước phát triển bằng hoặc hơn các nước bạn, nắm vững tri thức và kịp thời vận dụng các tri thức ấy vào sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Có như vậy thì đất nước ta mới phát triển trong thời kỳ nền kinh tế tri thức này. Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ mới của thanh niên là vô cùng cần thiết. Nó giúp cho đất nước thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu và có thể hội nhập với kinh tế thế giới một cách bình đẳng. Vì vậy mà chúng ta – thế hệ tương lai của đất nước hãy chuẩn bị hành trang thật tốt để bước vào thế kỷ mới một cách vững vàng nhất có thể.
1.nêu cảm nghĩ về nhân vật dế mèn (bài học đường đời đầu tiên)
2.nêu cảm nghĩ về nhân vật Ph-răng (buổi học cuối cùng)
4.nêu cảm nghĩ về nhân vật thầy Ha-Men (buổi học cuối cùng)
5.nêu cảm nghĩ về nhân vật Kiều Phương (bức tranh của em gái tôi)
6.nêu cảm nghĩ nhân vật người anh trai (bức tranh của em gái tôi)
Giúp mình với, mai mình thi r, nếu các bạn k bt đề nào thì làm đề bạn bt trong 6 đề này cx đc
Đề 1:
Dế Mèn phiêu lưu kí tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài trong đó đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên để lại nhiều ấn tượng và ý nghĩa sâu sắc, đặc biệt là nhân vật Dế Mèn và bài học đầu đời.
Dế Mèn từ khi sinh ra đã được mẹ cho sống riêng để tập tính sống độc lập, chú rất thích cuộc sống tự do, thoải mái. Nhờ ăn uống điều độ đúng cách chẳng mấy chốc mà lớn nhanh như thổi trở thành thanh niên cường tráng, khỏe mạnh. Để thỏa mãn tính tò mò, thích khám phá chú sục sạo nhiều nơi và xem xét mọi thứ hay đơn giản là nhìn ngắm trời đất. Bắt đầu từ đây Dế Mèn đã hung hăng, nghịch ngợm, không coi ai ra gì.
Chính Dế Mèn đã chọc ghẹo chị Cốc nhưng lại đổ tội cho Dế Choắt một chú dế ốm yếu phải gánh tội thay, chị Cốc đã mổ đến chết Dế Choắt không cho cơ hội thoát thân. Trước khi chết, Dế Choắt có lời khuyên sau cùng gửi đến Dế Mèn nên từ bỏ thói hung hăng, khoác lác, chọc ghẹo kẻ khác nếu không sớm muộn cũng rước họa vào thân.
Dế Mèn biết sống tự lập, biết phòng xa khi đào hang sâu, biết lo cho bản thân nhưng không nghĩ đến người khác, khoác lác, tự cao tự đại, với bản tính của mình chú đã gây hại cho người kẻ yếu hơn. Nhưng sau cùng cái chết của Dế Choắt đã làm cho Dế Mèn ân hận và tỉnh ngộ. Chính Dế Mèn đã hiểu bản tính của mình đã gây họa cho người vô tội. Sự phục thiện Dế Mèn trong phần cuối của đoạn trích chính là bài học đường đời đầu tiên đầy thấm thía với chú.
Ai cũng sẽ mắc sai lầm, Dế Mèn cũng vậy, nhân vật Dế Mèn trong truyện vừa đáng trách mà cũng đáng thương, khi vượt qua những bài học cuộc sống Dế Mèn sẽ trưởng thành và sống tốt đẹp hơn.
Đề 2:
Hình ảnh chú bé Phrăng trong văn bản " Buổi học cuối cùng của nhà văn An-phông-xơ Đô-đê đã để lại trong lòng em ấn tượng sâu sắc. Phrăng là một chú bé vô tư hồn nhiên. Tuy đã trễ giờ đến lớp, Phrăng lúc đó còn mải chơi, cậu có ý định trốn học và rong chơi ngoài đồng nội. Cậu vẫn là một đứa trẻ con ham cơi, vô tư, hiếu động, vô lo vô nghĩ. Tuy vậy, Phrăng là một người có lòng yêu nước tha thiết. Khi nghe thầy thông báo về buổi học cuối cùng, cậu cảm thấy sửng sốt, choáng váng và tức giận. Cậu ân hận vì đã bỏ phí thời gian học tập. Khi nghe thầy Ha-men giảng, Phrăng cảm thấy mình chưa bao giờ hiểu đến thế. Lúc này, tâm trạng của Phrăng có sự biến đổi sâu sắc, cũng là lúc mà tình yêu nước mà tác giả gửi gắm qua nhân vật được thể hiện rõ nhất.
Đề 3:
Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi mún đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:
“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”