Nghe – viết: Cảm xúc Trường Sa (4 khổ thơ đầu).
Khi nghe tin nhà tác giả đã bộc lộ cảm xúc bằng một khổ thơ đặc biệt, đó là khổ thơ nào, và khổ thơ đó đặt được ra sao? Ghi lại cảm xúc của tác giả trong khổ thơ đó.
Nghe – viết: Ngày khai trường (3 khổ thơ đầu)
Sáng đầu thu trong xanh
Em mặc quần áo mới
Đi đón ngày khai trường
Vui như là đi hội
Gặp bạn, cười hớn hở
Đứa tay bắt mặt mừng
Đứa ôm vai bá cổ
Cặp sách đùa trên lưng
Nhìn các thầy, các cô
Ai cũng như trẻ lại
Sân trường vàng nắng mới
Lá cờ bay như reo
Nội dung:Niềm vui, sự hào hứng của học sinh vào ngày khai trường
Cách viết:Viết đúng chính tả, chú ý từ ngữ dễ sai: hớn hở, trẻ lại, reo.
Khi nghe tin Lượm hi sinh người chú đã bộc lô cảm xúc trong một khổ thơ đặc biệt. Đó là khổ thơ nào, chỉ rõ sự đặc biệt trong khổ thơ đó.
Nghe – viết: Cái trống trường em (hai khổ thơ đầu)
? Tìm các dấu câu trong bài chính tả.
- Những chữ đứng đầu mỗi câu thơ phải viết hoa và tên bài thơ : Cái, Mùa, Suốt, Trống, Bồng, Trong, Bọn, Chỉ.
Dựa vào ý thơ của bài Cảm xúc Trường Sa, viết 2 – 3 câu về sự kiên cường của những người lính đảo.
Tham khảo!
Cuộc sống ngoài khơi xa, làm sao mà tránh khỏi những khó khăn, thiếu thốn. Những người chiến sĩ chỉ có những cái siết tay thắm tình đồng chí cảm thông với nhau giữa tiếng rì rào sóng vỗ; chỉ có những tiếng hát đồng đội xua tan cái giá lạnh của gió sương hải đảo cũng như nỗi cô đơn của người chiến sĩ; chỉ có những nỗi ngóng trông từng lá thư, cánh thiệp, từng món quà nhỏ, từng lời chúc…
Với mỗi người lính đảo, lòng dũng cảm, sự kiên cường chính là động lực giúp họ vững vàng hơn. Bởi giữa nơi trùng khơi, chỉ có niềm tin, tình yêu biển đảo quê hương, trọng trách với Tổ quốc, dân tộc mới thực sự là thành lũy vững chắc che chở cho họ. Chính sự quả cảm và tấm lòng sắt son vì sự vẹn toàn của chủ quyền đất nước đã tôi luyện, giúp họ có được tinh thần và ý chí vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, sự khắc nghiệt của thời tiết để luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
II. VIẾT (4.0 điểm) Viết một đoạn văn có độ dài khoảng 15 câu nêu cảm xúc của em sau khi đọc hai khổ thơ đầu bài thơ « Trăng ơi .....Từ đâu đến » của nhà thơ Trần Đăng Khoa.
Viết đoạn văn trình bày cảm xúc, suy nghĩ của em về nội dung của khổ thơ: "Ôi cái áo trúc bâu Đi qua nghe sột soạt Ôi cái quần chéo go Ống rộng dài quét đất"
Tham khảo:
Đoạn thơ nghe giản dị mà thật gần gũi nhường nào, những chi tiết tác giả miêu tả gắn bó thân thuộc với quê hương làng xóm, hơn thế nó là những kỷ niệm không bao giờ phai nhạt trong tâm trí trẻ thơ. Nỗi lo của bà thật cảm động xiết bao, đàn gà kia sẽ bị chết nếu như sương muối giá lạnh và cháu bà lại chẳng được may áo mới.
Ôi cái quần chéo go,
Ống rộng dài quết đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt
Cháu nhớ mãi sau mỗi lần gà được bán, bà lại ra chợ chọn mua cho cháu yêu bộ quần áo thật đẹp. Tình cảm yêu thương nồng hậu bà luôn dành trọn cho cháu, cho con. Tuổi thơ sống bên bà đây là quãng đời đầy ắp những kỷ niệm khó quên.
em hãy viết đoạn văn khoảng 15 câu nêu cảm xúc của em về 4 khổ thơ đầu trong bài thơ Bác ơi có sử dụng 1 trạng ngữ 1 câu ghép gạch chân chỉ rõ chú thích ( giúp mình với mọinguoi ) cần gấp
Em hãy viết một đoạn văn từ ( 150 đến 200 chữ ) ghi lại cảm xúc của em về khổ thơ đầu trong bài thơ Việt Nam Đất Nước ta ơi - Nguyễn Đình Thi
TK
Một trong những bài thơ lục bát mà em thích nhất chính là bài thơ Việt Nam quê hương của nhà thơ Nguyễn Đình Thi. Bài thơ được viết bằng thể lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, bay bổng nhưng cũng không kém phần sôi nổi, trầm hùng. Câu thơ mở đầu như câu hát ca ngợi da diết để lại cho em ấn tượng sâu sắc : " Việt Nam đất nước ta ơi...... sớm chiều". Nhà thơ đã tinh tế vẽ nên một bức tranh màu sắc hài hòa, tươi đẹp, rất đặc trưng của làng quê Việt. Giữa nền xanh biếc “biển lúa” là hình ảnh đàn cò trắng chao nghiêng rập rờn. Cánh cò ấy không cao vút tầng không mà “bay lả” giữa cánh đồng, dưới những đám mây mờ bị che phủ bởi đỉnh núi, mở ra khung cảnh về một đất nước thanh bình. Đánh đổi cho sự thanh bình ấy chính là máu, là nước mắt của biết bao những người con anh dũng kiên cường chiến đấu hết mình bảo vệ đất nước. Chỉ bằng 4 dòng thơ đầu thôi, cũng đủ khơi gợi cho chúng ta niềm tự hào về thiên nhiên, về mảnh đất Việt Nam yêu dấu
Dân tộc Việt Nam có phẩm chất tốt đẹp, điều đó đã được thể hiện qua bài ca dao:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Bài ca dao đã mượn hình ảnh hoa sen để ẩn dụ cho phẩm chất của con người. Mở đầu là một câu hỏi tu từ “Trong đầm gì đẹp bằng sen?” như một lời khẳng định rằng trong đầm có nhiều loài hoa rực rỡ, nhưng không có bất cứ loài hoa nào có thể sánh được với hoa sen. Hai câu ca dao tiếp theo vẽ nên vẻ đẹp rất đỗi bình dị mà thanh cao của chúng: lá xanh, bông trắng, nhị vàng. Cách sử dụng điệp ngữ “nhị vàng”, “bông trắng” và “lá xanh” nhằm gợi ra hình ảnh tả thực những cánh hoa xếp tầng tầng lớp lớp tạo nên những bông hoa. Câu thơ cuối cùng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, hoa sen vốn sinh trưởng trong môi trường đầm lầm - một nơi có rất nhiều bùn. Mà đặc tính của bùn là có mùi hôi tanh, rất khó chịu. Mặc dù sống trong môi trường như vậy, nhưng hoa sen vẫn có mùi thơm ngát dịu dàng. Cũng giống như con người Việt Nam có lối sống giản dị, mộc mạc. Nhưng họ lại có phẩm chất tốt đẹp, cao quý. Sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh cao. Chỉ một bài ca dao ngắn gọn nhưng đã thể hiện được những vẻ đẹp của con người Việt Nam.