Những câu hỏi liên quan
DN
Xem chi tiết
ND
15 tháng 7 2017 lúc 5:44

Xem lại bài Sống chết mặc bay.

Bình luận (0)
PN
Xem chi tiết
LN
25 tháng 9 2016 lúc 11:45

1. Khi tiến hành trồng trọ, cần tiến hành các công việc theo một trình tự nhất định, được gọi là quy trình kĩ thuật trồng trọt. Khi trồng mà bỏ qua một bước trong quy trình kĩ thuật trồng trọt là không được. Vì như thế cây trồng sẽ không đạt năng xuất, như thế sẽ làm cây phát triển tươi và đạt năng xuất cao hơn.
2. Thực hiện đầy đủ, đúng các biện phát kĩ thuật trong quy trình kĩ thuật trồng trọt sẽ làm cho cây phát triển, đem lại nhiều lợi ít về mặt kinh tế cho những người dân lao động, ngoài ra còn đem lại những nguồn lương, thực phẩm cho con người và kể cả vật nuôi.

 

Bình luận (0)
NQ
14 tháng 9 2017 lúc 20:05

khi tiến hành trồng trọt cần phải tiến hành các công việc theo 1 trình tự nhất định được gọi là trồng trọt .Không,vì mỗi quy trình đều quan trọng và ko thực hiện 1 trong các nào đó trong quy trình thì cây sẽ ko phát triển đạt năng xuất.

mún trồng cây đạt kết quả ,cần phải bít và thực hiện đúng các biện pháp kĩ thuật trồng trọt

Bình luận (0)
TL
28 tháng 9 2019 lúc 20:15

1.Khi tiến hành trồng trọt ,cần tiến hành các công việc theo một trình tự nhất định ,được gọi là quy trình kĩ thuật trồng trọt

2.Cây đạt kết quả tốt chật lượng năng suất sản phẩm cao đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho người tiêu dùng

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
QL
30 tháng 1 2024 lúc 21:04

Bài nói tham khảo

Xin chào thầy cô và các bạn, trong buổi học nói và nghe hôm nay, em sẽ giới thiệu đến thầy cô và các bạn một bài thơ em vô cùng yêu thích. Bài thơ giúp ta hiểu được thế nào là một tình bạn chân thành. Và đó là bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

Nguyễn Khuyến quê ở Hà Nam, được mệnh danh “Tam nguyên yên đổ” và là nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Bài thơ “bạn đến chơi nhà” được sáng tác sau khi Nguyễn Khuyến về quê ở ẩn ca ngợi tình bạn đậm đà, trong sáng, chân thành vượt lên trên mọi thứ vật chất tầm thường của thi nhân với người bạn của mình. Mở đầu bài thơ là lời reo vui chào mời đầy phấn khởi, hồ hởi của tác giả khi bạn đến thăm nhà: “Đã bấy lâu nay, bác tới nhà”

Trạng ngữ chỉ thời gian “đã bấy lâu nay” để nói về khoảng thời gian dài nhà thơ không được gặp lại bạn, nó như một tiếng reo vui để khỏa lấp nỗi nhớ nhung sau bao lâu xa cách. Đại từ xưng hô “bác” giản dị tự nhiên thể hiện thái độ thân mật, gần gũi, niềm nở của nhà thơ đối với bạn của mình. Người tri kỉ được gặp lại có ai không vui mừng khôn xiết, chỉ một câu chào tự nhiên thôi cũng đủ cho thấy niềm sung sướng , hạnh phúc vô hạn của Nguyễn Khuyến khi được bạn đến thăm.

 

Sau lời chào mời thân thiết ấy, ngỡ rằng sẽ là mâm cao cỗ đầy, không ít nhất cũng sẽ là vài ba món thịnh soạn để đón khách quý nhưng thực tế lại không có gì. Chủ nhà bỗng chuyển sang giọng lúng túng khi nói về gia cảnh mình:

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta!”

Với cách nói đầy hóm hỉnh, Nguyễn Khuyến đã cường điệu hóa những cái không có: Ông cũng muốn có một mâm cơm thịnh soạn để tiếp đón bạn nhưng chẳng may trẻ không có nhà, không có ai để sai bảo mà chợ thì ở xa ông không thể tự đến đó. Lúc này, nhà chủ lại bắt đầu nghĩ đến những món ăn cây nhà lá vườn sẵn có để thiết đãi bạn, nhưng trớ trêu thay nhà có cá nhưng ao sâu nước lớn không thể câu được, nhà có gà nhưng vườn rộng rào thưa không thể đuổi bắt, có cải, có cà, có bầu, có mướp nhưng tất cả đều còn mới mọc.

Nhà thơ rất quý mến bạn, muốn tiếp đón bạn chu đáo, thịnh soạn nhưng hoàn cảnh éo le của thực tại không cho phép ông làm điều đó. Đến cả miếng trầu, nét đẹp văn hóa của người Việt để khởi đầu cho mọi câu chuyện mà nhà chủ cũng không có nốt, ý thơ mở rộng như khẳng định sự tuyệt đối cái không có.

Qua cách nói dí dỏm của nhà thơ, có vẻ như gia đình ông có rất nhiều thứ nhưng thực chất lại chẳng có gì. Cách nói ấy vừa khéo léo trình bày hoàn cảnh của mình để bạn có thể hiểu và cảm thông, cũng vừa là cách để nhà thơ thi vị hóa cái nghèo, cái khó của mình, ông bằng lòng với cuộc sống ấy, tuy khổ cực nhưng thanh thản, an nhiên.

Ông luôn yêu đời và trân trọng cuộc sống ấy. Với nhịp thơ 4/3 tạo âm hưởng nhịp nhàng, khoan thai cùng phép liệt kê, đối lập, các tính từ, từ phủ định đoạn thơ đã cho thấy cuộc sống nghèo mà sang của một bậc ẩn sĩ, đồng thời cho thấy sự vui tươi, hóm hỉnh của một cuộc thiết đãi bạn hiền thiếu thốn vật chất nhưng chan chứa tình cảm chân thành, thắm thiết. Qua đoạn thơ, bức tranh làng quê Việt Nam hiện lên thật đẹp, thật thanh bình, giản dị, gần gũi.

Đến câu thơ cuối, cảm xúc như lắng lại, mọi thứ vật chất lùi về chỉ còn tình bạn tri kỉ chân thành sâu sắc lên ngôi: “Bác đến chơi đây ta với ta”. Một lần nữa từ “bác” lại xuất hiện thể hiện niềm trân trọng, quý mến của tác giả đối với vị khách đặc biệt của mình.

Bác từ phương xa tới đây, còn gì quý hơn, bác đến với tôi bằng tấm chân tình, bằng lòng tri âm chứ đâu phải vì vật chất. Chính vì thế tình bạn giữa nhà thơ và bạn hiền càng trở nên cao đẹp và thiêng liêng, tình bạn vượt lên trên mọi thứ vật chất tầm thường. Chữ “ta” được nhắc lại hai lần để nói về tôi, về bác, về hai chúng ta. Hai người khác nhau nhưng có trái tim và tâm hồn cùng đồng điệu, hòa hợp như không còn khoảng cách, hai ta mà là một. Câu thơ như một tiếng cười xòa hồn hậu để khẳng định tình bạn trong sáng, đậm đà của hai người tri kỉ.

Trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” bằng việc sáng tạo tình huống bất ngờ, ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, giọng thơ hóm hỉnh nhà thơ đã cho người đọc cảm nhận được về một tình bạn đẹp đáng quý, đáng trọng trong thi ca Việt Nam. Tình bạn như thế cho đến thời đại ngày nay vẫn là một tấm gương sáng, một bài học quý để cho chúng ta noi theo.

Trên đây là toàn bộ phần giới thiệu của em về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Rất cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp để bài thuyết trình được hoàn thiện hơn.

Bình luận (0)
T8
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết
NN
19 tháng 10 2016 lúc 15:08

1.các bước trong quy trình kĩ thuật chăn nuôi:

b1- chuẩn bị: chuồng trại,dụng cụ chănn uôi và con giống để nuôi theo mục đích chăn nuôi.

b2- nuôi dưỡng,chăm sóc,vệ sinh phòng bệnh và quản vật nuôi.

b3- thu hoạch,sử dụng,bảo quản,chế biến sản phẩm chăn nuôi.

Ko thể bỏ qua 1 bc nào trong quy trình.Vì:mỗi bc trong quy trình kĩ thuật chăn nuôi có nhiều công việc cụ thể khác nhau.

2. thực hiện đầy đủ các bc trên sẽ đạt kết quả cao trong chăn nuôi và thu đc nguồn lợi nhuận,kinh tế cao cho gđ

CHÚC BẠN HOK TỐT haha

Bình luận (1)
HA
Xem chi tiết
DN
16 tháng 9 2016 lúc 18:20

Thực hiện đầy đủ, đúng các biện pháp kĩ thuật trong quy trình trồng trọt có tác dụng là đảm bảo cho cây trồng phát triển và sinh trưởng, đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây, phòng tránh được tác hai do sâu gây ra.

Bình luận (0)
NT
16 tháng 9 2016 lúc 19:27

- Có tác dụng tăng năng suất cây trồng, tăng chất dinh dưỡng cho cây giúp cây phát triển nhanh và tươi tốt

Bình luận (0)
CG
25 tháng 9 2016 lúc 12:35

 - Có tác dụng là giúp tăng năng xuất cây trồng , tăng chất dinh dưỡng giúp cây phát triển xang tốt . phòng tránh sâu bệnh cho cây trồng 

Bình luận (0)
KN
Xem chi tiết
TH
14 tháng 1 2023 lúc 21:28

Tác động của cách mạng khoa học-kĩ thuật 

* Tích cực 

- Cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động. 

- Nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người với những hàng hóa mới và tiện nghi sinh hoạt mới…

- Đưa tới sự thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động…

- Thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa, đưa các quốc gia dân tộc xích lại gần nhau, đẩy mạnh giao lưu về mọi mặt…

 * Hạn chế:

- Chế tạo vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống

 - Ô nhiễm môi trường…;nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động và tai nạn giao thông…

- Dịch bệnh mới cùng những đe dọa về đạo đức xã hội và an ninh đối với 

là học sinh em cần làm:

- Là thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước phải không ngừng học tập, nắm chắc kiến thức khoa học cơ bản, phát triển năng lực bản thân…

- Tích cực học hỏi, tiếp thu cái mới, nâng cao trình độ hiểu biết, để có khả năng tiếp thu kiến thức tiên tiến thúc đẩy khoa học - kĩ thuật đất nước, có cơ hội đóng góp vào sự nghiệp CN hóa, hiện đại hóa đất nước…

- Phải chuẩn bị hành trang cho mình để vững vàng hơn khi bước vào thế kỷ mới đó là tri thức, kỹ năng…

- Rèn luyện bản thân để trở thành công dân toàn cầu, hội nhập tích cực…

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
PH
8 tháng 11 2018 lúc 7:19

- Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện nay đã và đang có những tác động tích cực đối với cuộc sống con người. Nó cho phép thực hiện những bước nhảy vọt về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người, đưa đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

- Tuy nhiên, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật cũng mang lại những hậu quả tiêu cực (chủ yếu do con người tạo ra) : chế tạo các loại vũ khí hủy diệt, ô nhiễm môi trường, những tai nạn lao động và giao thông, các loại dịch bệnh mới...

Bình luận (0)
TD
Xem chi tiết
MN
16 tháng 3 2021 lúc 11:29

1. Tích cực:

- Dẫn đến những bước nhảy vọt về sản xuất và năng suất lao động.

- Nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người.

- Đưa đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

2. Tiêu cực: 

- Chế tạo các loại vũ khí hủy diệt. 

- Ô nhiễm môi trường.

- Những tai nạn lao động và giao thông.

- Các loại dịch bệnh mới...

Bình luận (0)
TD
7 tháng 1 2022 lúc 15:02

1, Tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật:

 - Tích cực: + Giúp con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống. + Đưa tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động, tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư lao đọng trong các ngành dịch vụ tăng lên. - Tiêu cực: + Tạo ra các loại vũ khí, phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt lớn. + Vấn đề nhiễm môi trường, nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, dịch bệnh, những đe dọa về đạo đức, an ninh xã hội đối với con người
Bình luận (0)