Những câu hỏi liên quan
QL
Xem chi tiết
HM
20 tháng 12 2023 lúc 17:09

- Lính đảo hát tình ca trên đảo của Trần Đăng Khoa là một bài thơ hay, để lại ấn tượng sâu sắc từ khi ra đời cho đến nay. Từ cấu tứ, hình ảnh, giọng điệu, tất cả đọc lên cứ vừa tếu táo, bông đùa nhưng lại cảm thương sâu sắc về cuộc đời người lính biển. Họ trở thành tượng đài bất khuất giữa trùng khơi, như một minh chứng cho lòng quả cảm, sự kiên cường của một dân tộc chưa bao giờ khuất phục, sẵn sàng “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Tình ca và hùng ca, hóm hỉnh và lắng đọng, trần trụi và đầy suy tư… là những trạng thái cảm xúc hài hòa, gắn kết xuyên suốt bài thơ.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
TA
4 tháng 3 2023 lúc 17:32

   Suy nghĩ của bản thân về cuộc sống vật chất và tâm hồn của những người lính đảo: Cuộc sống trên đảo Trường Sa khắc nghiệt, gian khổ “đến một cái cây cũng không sống được”, thành ra người lính cũng phải chấp nhận để thích nghi với môi trường. Thiếu thốn đủ thứ, trong đó có nước ngọt, vì vậy phần lớn họ phải cạo trọc đầu, thành ra “lính trẻ lính già đều trọc tếu như nhau”. Họ gọi đùa nhau là “sư cụ”, là “bà con xa với bụt ốc”, thế hóa thành vui nhộn vì cảnh tượng “sư cụ hát tình ca” mới đưa duyên và “sóng sánh” làm sao! Hình tượng người lính Trường Sa hiện lên thật lãng mạn và hào hoa. Họ hát tình ca trên đảo với biết bao tâm trạng và cảm xúc trào dâng: khát khao một tình yêu cháy bỏng, bày tỏ sự nồng nàn và chung thủy thiết tha. Cái giọng tình ca ở đây cũng thật kỳ lạ, cứ “ngang tàng như gió biển” nhưng lời lẽ tình tứ không chê vào đâu được, bồi hồi bỏng cháy “toàn nhớ với thương thôi”.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
ND
29 tháng 9 2023 lúc 12:09

Em hiểu hai dòng thơ là: Sự thấu hiểu của người dân trước những gian nguy mà người lính nhà giàn phải đương đầu.

Chọn A.

Bình luận (0)
PL
Xem chi tiết
DV
5 tháng 10 2023 lúc 13:40

                                              Bài làm

 Người lính trong bài đồng dao mùa xuân là những người anh hùng, những người đã hy sinh vì đất nước, vì dân tộc. Em cảm thấy rất ngưỡng mộ và tự hào về những người lính, về tinh thần yêu nước, quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm của họ.  Em cũng cảm nhận được sự gắn bó với thiên nhiên, với mùa xuân của những người lính.  Họ không chỉ chiến đấu mà còn biết hát, biết thơ, biết yêu đời.  Sự ngây thơ của một đứa trẻ bị che đi bởi sự mạnh mẽ, can trường của một người lính đã khiến em càng thêm yêu mến và kính trọng họ. Chính các người lính đã làm nên mùa xuân của đất nước, tương lai của nhân dân. Đó chính là những người vĩ đại nhất, cao cả nhất mà muôn đời dân tộc ta vẫn biết ơn và cảm phục.

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
QL
23 tháng 12 2023 lúc 12:05

Người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân của Tác giả Nguyễn Khoa Điềm là những người lính trẻ rất hồn nhiên. Các anh vẫn chưa một lần yêu, vẫn còn mê thả diều. Thế nhưng họ đã không tiếc sức trẻ để bảo vệ sự toàn vẹn cho tổ quốc. Các anh đã nằm lại nơi núi rừng để bảo vệ sự bình yên cho đất nước ngày hôm nay. Các anh chính là mùa xuân vĩnh hằng của đất nước.

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NT
3 tháng 10 2023 lúc 10:12

Hình tượng người lính Việt Nam ta đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các sáng tác thi ca nhạc họa. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng không ngoại lệ khi đưa hình tượng ấy vào trong thơ của mình một cách tự nhiên và đầy cảm xúc với bài thơ “Đồng dao mùa xuân”. Bài thơ chủ yếu viết về người lính dưới góc nhìn đầy chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó chính là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, họ chưa một lần yêu, còn mê thả diều, nhưng họ đã phải hi sinh tuổi xuân và máu xương của mình cho Đất nước. Họ đã nằm lại nơi chiến trường để đất nước được vẹn tròn, để nhân dân được độc lập. Trong cảm nhận của nhà thơ nói riêng, người đọc nói chung, dù họ đã mãi gửi thân xác nơi núi rừng Trường Sơn xa xôi, nhưng anh linh của họ thì vẫn còn mãi. Bởi chính họ - những người lính quật cường đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước ngày hôm nay.

 
Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
QL
23 tháng 12 2023 lúc 12:05

- Tình cảm đồng đội: Là sự đùm bọc, gắn bó của những người lính bên nhau giữa mưa bom, lửa đạn. Là sự sẻ chia khi cùng sát cánh chiến đấu, là sự tiếc nuối, bâng khuâng và vẫn dõi theo bạn bè khi lỡ hi sinh, tử trận => Đó là những tình cảm cao đẹp của người lính cụ Hồ trong chiến đấu.

- Tình cảm của nhân dân: không thể hiện trực tiếp mà thể hiện gián tiếp qua những dòng thơ đầy giá trị cảm xúc → Chính tình cảm yêu mến, trân trọng của nhân dân đã khắc họa lên chân dung người lính đẹp đẽ và thơ mộng như vậy.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
PD
27 tháng 10 2021 lúc 21:28
Thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ qua hình ảnh người lính trong bài thơ là những con người hiên ngang dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, luôn tiến lên phía trước vì mục đích và lý tưởng cao đẹp. Đồng thời những người chiến sĩ ấy còn là những con người trẻ trung tinh nghịch, hóm hỉnh, yêu đời, dù đứng trước nhiều hiểm nguy, khó khăn. Họ đã để lại cho chúng ta ấn tượng đẹp về anh bộ đội cụ Hồ.So sánh với hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí, ta thấy họ đều toát lên vẻ đẹp của những người lính. Khi Tổ quốc cần, họ sẵn sàng ra trận chiến đấu. Ở họ là lòng dũng cảm, gạn dạ, tình yêu quê hương, đất nước, tình đồng chí đồng đội gắn bó.Điểm khác nhau là trong bài thơ Tiểu đội xe không kính, ta thấy được sự vui tươi, hóm hỉnh, sôi nổi của những người lính trẻ. Một tinh thần lạc quan cách mạng của người lính thời đại kháng chiến chống Mĩ.
Bình luận (0)