Tìm những chi tiết thể hiện tình yêu thương của bà dành cho con cháu.
Tình cảm của người bà dành cho người cháu được thể hiện qua những chi tiết nào? Người bà hiện lên với vẻ đẹp như thế nào trong bài Tiếng Gà Trưa?
Giúp mik với, mik đng cần gấp
Tình cảm của người bà dành cho người cháu là : Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới
còn câu hỏi kia bạn thông cảm , mik chưa có giúp bạn đc
Tìm các chi tiết thể hiện tình yêu thương mà Xiu dành cho Giôn-xi?
Người bà hiện lên qua những hình ảnh, chi tiết nào? Qua đó, em có cảm nhận như thế nào về người bà và những tình cảm người cháu dành cho bà?
Tham khảo!
- Người bà hiện lên qua những hình ảnh, chi tiết: tay bà khum soi trứng, bà lo lắng khi mùa đông đến đàn gà toi. Qua đó ta thấy hình ảnh người bà chịu thương chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống nhiều vất vả, lo toan.
- Tình cảm người cháu dành cho bà sâu nặng, thắm thiết, cháu yêu thương, quý trọng, biết ơn bà.
Trong văn bản “Tiếng gà trưa”, hình ảnh của người bà và tình yêu thương mà bà dành cho cháu đã được thể hiện thật giản dị, chân thực và xúc động.
Khơi nguồn bởi những cảm xúc đó, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 - 15 câu để bày tỏ tình cảm của em với người bà( người ông) thân yêu của mình. Trong đoạn văn có sử dụng một quan hệ từ( Gạch chân, chú thích rõ)
Em tham khảo:
Tình bà cháu là một tình cảm rất thiêng liêng, cao quý và tình cảm này đáng được chúng ta gìn giữ, trân trọng. Người bà luôn là người quan tâm, chia sẻ, dành những điều tốt đẹp nhất cho đứa cháu bé bỏng của mình. Chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh người bà thân thương, trìu mến này trong các tác phẩm văn học như bài "Tiếng gà trưa" (Xuân Quỳnh) với (quan hệ từ) bài thơ "Bếp lửa" (Bằng Việt). Hiện nay, bên cạnh những đứa cháu hiếu thảo, biết yêu thương, chăm sóc bà vẫn còn những đứa trẻ không biết trân trọng tình cảm quý giá này, thậm chí còn có kẻ chà đạp lên nó, vùi dập nó một cách không thương tiếc. Những người này cần bị xã hội lên án và chỉ trích. Bản thân em rất yê quý người bà của mình, bà như người mẹ thứ hai của em vậy. Bởi vì lẽ đó mà em luôn cố gắng học tốt, mang thật nhiều điểm cao về tặng bà!
nguồn mạng nhé !
Nhà thơ Xuân Quỳnh là một nữ thi sĩ nổi tiếng với những vần thơ giàu cảm xúc khi viết về tình yêu, tuy nhiên khi viết về tình cảm gia đình, thơ của bà lại rất nhẹ nhàng và lắng đọng. Bài thơ “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh được sáng tác năm 1968, với những hình ảnh gần gũi nhưng thấm đượm tình cảm bà cháu.
Mở đầu bài thơ là những vần thơ tự nhiên mà bình dị, thủ thỉ như kể chuyện về cuộc sống bình thường:
“Trên đường hành quân xa…
Nghe gọi về tuổi thơ”
Xuân Quỳnh là một cô gái thanh niên xung phong, cũng tham gia vào cuộc hành quân kháng chiến đi vào miền Nam cứu nước. Trên con đường hành quân mệt mỏi, khi được nghỉ dừng chân bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe được tiếng gà trưa nhảy ổ mang theo bao kỉ niệm và kí ức của tuổi thơ ùa về. Điệp từ “nghe” được nhắc lại đến ba lần, như để nhấn mạnh về chiều sâu của cảm xúc người lính trẻ, cứ mỗi lần xuất hiện từ “nghe” tiếng gà trưa như được lan tỏa ra xa hơn, vang vọng hơn. Tiếng gà ấy “làm xao động nắng trưa” tức là đã tác động đến cả ngoại cảnh, làm cho cái nắng trưa hè thêm phần dìu dặt, sống động hơn. Rồi tiếng gà ấy dẫn đến sự thay đổi cảm giác “bàn chân đỡ mỏi”, tiếng gà như một sự an ủi, vỗ về nhẹ nhàng, động viên tinh thần người chiến sĩ. Cuối cùng tiếng gà ấy thấm sâu vào tâm hồn “gọi về tuổi thơ”, tiếng gà là âm thanh của thực tại nhưng lại vọng về kí ức, đánh thức những kỉ niệm, cảm
xúc đã được giấu kín. Để rồi những kỉ niệm tuổi thơ theo dòng hồi tưởng mà ùa về:
“Tiếng gà trưa…
Lông óng như màu nắng”
Kỉ niệm tuổi thơ của tác giả thật bình dị, trong sáng, gắn liền với hình ảnh con gà mái mơ, mái vàng, ổ rơm những trứng hồng. Rồi người bà từ kỉ niệm đã hiện ra trong khổ thơ tiếp theo:
“Tiếng gà trưa…
Cho con gà mái ấp”
Tuổi thơ ấy tác giả đã được sóng trọn vẹn trong tình yêu thương của bà, tiếng bà mắng, hành động khum soi trứng và cả bóng dáng thân thuộc của bà, tất cả gợi lên một người bà tần tảo, chắt chiu, luôn chăm lo cháu.
“Cứ hàng năm hàng năm…
Cháu được quần áo mới”
Khi mùa đông tới, nỗi lo của bà dồn hết vào đàn gà, chăm lo chu đáo để đánh đổi niềm vui cho cháu có được quần áo mới. Chi tiết ấy đã cho thấy đức hi sinh và nhẫn nại của bà, đồng thời cảm xúc của tác giả còn cho thấy niềm kính yêu vô bờ của người cháu đối với bà. Để rồi bắt nguồn từ tiếng gà trưa ấy, từ những kỉ niệm tuổi thơ và tình cảm yêu thương của người bà, người chiến sĩ trẻ của chúng ta đã có thêm động lực, sức mạnh tinh thần chiến đấu, trở thành người chiến sĩ chắc tay súng, thẳng tiến vào chiến trường miền Nam.
“Cháu chiến đấu hôm nay…
Ổ trứng hồng tuổi thơ”
Khổ thơ đã cho thấy mục đích chiến đấu của người cháu, chẳng vì gì lớn lao, mà vì những thứ giản dị, thân thuộc nhất, vì Tổ quốc, vì xóm làng và vì bà. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng, giản dị và đầm ấm, bài thơ “Tiếng gà trưa” đã cho người đọc cảm nhận được tình cảm bà cháu thiêng liêng, tha thiết, đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu làng, yêu nước của người chiến sĩ trẻ.
Sự thông cảm, tình thương yêu của nhà văn dành cho cô bé bán diêm được thể hiện qua việc miêu tả những chi tiết nào trong tác phẩm Cô bé bán diêm?
A. Miêu tả cảnh hai bà cháu cùng bay lên trời.
B. Miêu tả thi thể em bé với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười.
C. Miêu tả các mộng tưởng ở mỗi lần quẹt diêm.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Nếu rơi vào hoàn cảnh giống cô bé bán diêm,em sẽ lammf gì?
những chi tiết thể hiện tình yêu thương con người qua văn bản hai cây phong
- Ngay từ lần gặp đầu tiên, thầy Đuy-sen đã mỉm cười, niềm nở, mời các em vào xem trường. Đuy-sen là người thầy đầu tiên, người thầy khai tâm khai sáng cho An-tư- nai.
- Không chỉ là người trực tiếp giảng dạy, ngày ngày, thầy Đuy-sen còn bế các em qua suối, lưng thì cõng, tay thì bế để các em nhỏ có thể an toàn tới trường học. Ngay cả khi bọn nhà giàu ngu xuẩn, bộ mặt láo xược lên mặt chế giễu, cười cợt, thầy vẫn lạc quan kể chuyện vui cho học sinh quên đi mọi sự.
- Không chỉ không quan tâm, đôi co với những kẻ thiếu hiểu biết, thầy Đuy-sen còn không muốn học trò của mình bị ảnh hưởng bởi những câu nói của họ, tâm trạng không bị xấu đi.
- Để việc qua suối bớt nguy hiểm, thầy và An-tư-nai còn cố gắng tìm gỗ làm cầu cho học sinh qua suối, thầy đi chân không, làm không ngơi tay.
- Đuy-sen gửi gắm mong muốn An-tư-nai có thể lên thành phố lớn theo học, bởi thầy nhìn thấy tiềm năng và sự thông minh của cô học trò nhỏ.
Bên cạnh bố mẹ, ông bà là người yêu thương con cháu vô điều kiện. Ông bà luôn bên cạnh cháu con chăm sóc, bảo ban những điều hay, lẽ phải. Với những người cháu, tuổi thơ gắn liền với ông bà, với những câu chuyện cổ tích ý nghĩa, bài đồng dao mượt mà hay những đồng kẹo kéo, chiếc bánh đúc, bánh gói nóng hổi. Tình cảm mà ông bà dành cho cháu mà một thứ tình cảm rất thiêng liêng và cao qúy, và bài viết dưới đây
những tình cảm dịu ngọt của mẹ dành cho con được thể hiện qua những chi tiết nào trong văn bản cổng trường mở ra
Những chi tiết nào cho thấy ông bà và cô Lâm rất yêu quý con cháu?
Những chi tiết cho thấy ông bà và cô Lâm rất yêu quý con cháu là:
- Ông bà ôm tớ và nói: "Hè năm sau, anh em cháu nhớ về nhé!"
- Ông bà cùng cô Lâm bịn rịn tiễn bố mẹ và anh em tớ ra đầu ngõ.