Viết đoạn văn nêu cảm nhận về câu thơ " Đừng bắt nạt bạn ơi "
Viết đoạn văn 5-7 câu nêu cảm nhận về bài thơ: BẦM ƠI
Bầm ơi có rét không bầm, Heo heo gió núi lâm thâm mưa phùn Bầm ra ruộng cấy bầm run, Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non Trong mỗi nhịp đập của trái tim mình, ta luôn thấy hình bóng của mẹ yêu. Tình yêu của người mẹ hiền dành cho mỗi chúng ta không thể nói hết bằng lời. Qua khổ thơ trên, Tố Hữu đã viết về bầm, một cái tên vô cùng quen thuộc. Để làm rõ những ý nghĩa sâu xa của tình mẹ, Tố Hữu đã dùng các từ láy như" heo heo" , " lâm thâm". Dù cho trời rét đến đâu, dù cho sương muối có cứa nhọn vào bàn tay của bầm, bà vẫn một mình gặt mạ, một mình chịu rét chịu mưa để có thể một ngày được gặp lại đứa con của mình. 2 từ láy heo heo, lâm thâm dã được tố hữu làm rõ nét cái thời tiết khắc nghiệt của mưa phùm miền Bắc, làm rõ cái thấm khổ của người mẹ vì con mà chịu hi sinh tất cả, 2 từ láy ấy đã giúp cho bài thơ thêm có hồn, sinh động, sáng tạo và mang một ý nghĩa nhân đạo sâu sắc cho mội tấm lòng người đọc.
Viết đoạn văn diễn dịch từ 10-12 câu, phân tích và nêu cảm nhận về 6 câu thơ đầu của bài thơ "Khi con tu hú".
ĐỪNG SAO CHÉP VĂN MẪU Ạ;-;
Tham Khảo:
Đến với bài thơ "Khi con tu hú" của Tố Hữu, chúng ta ko thể ko hình dung ra bức tranh mùa hè đầy sức sống trong tâm trạng người tù yêu nước Cách mạng trong 6 câu thơ đầu:
"Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đag chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng ko"
Giọng thơ thật nhẹ nhàng nhưng tràn đầy sự náo nức. BPNT nhân hóa thật đặc sắc, BP liệt kê thật ấn tượng cùng phép tu từ ẩn dụ. Tất cả cho chúng ta thấy h/ả màu hè trong nỗi nhớ của nhà thơ đc bắt đầu bằng tiếng chim tu hú. Âm thanh quen thuộc ấy tác động mạnh mẽ đến tâm hồn người tù, để rồi đánh thức 1 mùa hè kỉ niệm trong lòng người, 1 thế giới tươi sáng, thân thuộc mở ra rực rỡ sắc màu: màu vàng của bắp của lúa, màu hồng của nắng, màu đỏ củ trái cây. Cùng với đó là màu xanh của trời, của cây lá, Bức tranh ấy còn chan hòa ánh sáng và ngọt ngào hương vị của trái cây, tràn ngập tiếng ve gọi bầy, tiếng ve ngân lên. Đặc biệt nhất là h/ả bầu trời cao rộng với những cánh chim diều sáo đag bay lượn. Đó là cánh chim diều, chim sáo nhưng phải chăng đó chính là cánh diều sáo tự do bay lượn trên bầu trời khoáng đạt. Phải là 1 người có tâm hồn tinh tế lắm thì Tố Hữu mới cảm nhận đc 1 thế giới rộn ràng,náo nức đến như vậy. Ôi, vẻ đẹp tâm hồn của người nghệ sĩ mới đẹp làm sao!
Em tham khảo nhé:
Trong bài thơ "Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu, 6 câu thơ đầu đã thể hiện được bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp và rực rỡ. Thật vậy, trái ngược với hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên chân thực bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ của người tù cách mạng. Bức tranh thiên nhiên bắt đầu bắng câu thơ:"Khi con tu hú gọi bầy". Tương tự như trong thơ xưa, các nhà thơ, nhà văn thường dùng những hình ảnh chọn lọc để tạo được nét chấm phá, gợi tả vô cùng đặc sắc trong tác phẩm của mình ("Một tiếng chim kêu sáng cả rừng, Tiếng hát trong như tiếng hát xa"). Nhà thơ Tố Hữu đã bắt đầu bằng tiếng chim tu hút gọi bầy gây ấn tượng cho người đọc và đây là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả chọn lọc vô cùng đẹp như: lúa chiêm, trái cây và chúng đều đang ở trạng thái "đang chín, ngọt dần". Những hình ảnh thơ tiếp theo như "vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào, trời xanh và sáo diều bay bổng". Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên là bức tranh hoàn hảo, tuyệt đẹp,có sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp. Ôi, người đọc như cảm tưởng được âm thanh của tiếng chim tu hú, và tiếng ve ngân cũng như thấy được màu sắc của lúa chiêm đang chín vàng, trái cây đang chín dần, màu xanh tươi tốt của vườn râm, màu đào của nắng và màu vàng rực của ngô. Hình ảnh sáo diều trên trời dường như là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc, nó trái ngược hoàn toàn với hoàn cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ. Hơn nữa, bức tranh thiên nhiên này có thể là bức tranh thiên trong tưởng tượng hoặc là hồi tưởng những ngày còn được tự do của nhà thơ. Bức tranh thiên nhiên chính là bản lề của khát khao được tự do, thoát khỏi chốn ngục tù của nhà thơ. Tóm lại, bức tranh thiên nhiên mùa hè đã được tái hiện vô cùng chân thực và sinh động trong 6 câu thơ đầu bài thơ "Khi con tu hú".
Từ bài thơ "Bắt nạt" kết hợp với sự việc được chứng kiến ở thực tế, em hãy viết một đoạn văn về hiện tượng bắt nạt.
Cíu táu các pác ơi TvT
Em tham khảo:
Hiện nay có rất nhiều vấn đề đáng để chúng ta quan tâm như: ô nhiễm môi trường, nói tục chửi thể và một trong số đó không thể không kể đến bạo lực học đường. Vậy hiện trạng bạo lực học đường hiện nay của học sinh diễn ra như thế nào? Chúng ta dễ dàng bắt gặp những trường hợp đánh nhau, gây gổ, tụ tập để “trả thù”, “dằn mặt” nhau bằng các loại vũ khí nguy hiểm như dao, mã tấu, gậy,… khiến ai nấy đều lo lắng. Học sinh bây giờ chỉ cần có một chút hiềm khích thôi cũng có thể sẵn sàng lao vào ẩu đả và đánh nhau. Có lẽ nguyên nhân gây ra bạo lực học đường là do cha mẹ thiếu quan tâm đến con cái, nhà trường chưa sát sao trong việc giáo dục nhân cách học sinh. Hay cũng có thể do lứa tuổi này học sinh đang muốn tự khẳng định mình nên muốn đánh nhau để thể hiện bản thân. Tất cả những điều đó đều gây ra bạo lực học đường và gây ra hậu quả rất nghiêm trọng. Hậu quả khôn lường về cả thể chất, tiền bạc, lẫn tinh thần. Đã có rất nhiều học sinh bị đánh đến mức phải nhập viện hay phải nghỉ học, chuyển trường. Rõ ràng hậu quả của bạo lực học đường là vô cùng kinh khủng. Vậy để khắc phục được tình trạng đó thì có lẽ sự giáo dục của gia đình và nhà trường là vô cùng quan trọng và cần thiết. Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường em sẽ cố gắng học tập thật tốt để không xa vào những tệ nạn xã hội như vậy.
Trong thời gian gần đây xảy ra rất nhiều vụ bắt nạt trong học đường. Như lột đồ, đánh hội đồng rồi đăng clip lên mạng xã hội. Là một người học sinh em cảm thấy đây là hành động quá mức cho phép. Việt Nam nói riêng cũng như các nước nói chung cũng đang đau đầu về vấn nạn này. Bạo lực học đường là một hiện tượng học sinh dùng bạo lực để giải quyết vấn đề. Biểu hiện là đánh nhau giữa cá nhân học sinh và một nhóm học sinh khác. Nguyên nhân dễ thấy do tự bản bản thân các bạn học trò quá lớn, lúc nào cũng muốn thể hiện mình. Thêm đó là sự thiếu giáo dục của người thân, gia đình và nhà trường khiến các kẻ xấu có cơ hội tiếp cận các bạn hơn.Vì vậy mọi hành vi bạo lực học đường đều được gia đình nhà trường lên án mạnh mẽ. Việc ngăn chặn hành vi bạo lực học đường không chỉ có gia đình và nhà trường mà mỗi cá nhân đều phải ngăn chặn vấn nạn này.
NÀY E ƠI CHỈ LÀ 1 SỐ TRƯỜNG HỢP NHƯ VẬY , NHƯNG CHẮC 1 SỐ NƠI KO CÓ , KAKA
viết một đoạn văn khoảng 10 câu, nêu cảm nhận của em về câu thơ đầu của bài thơ "bạn đến chơi nhà"
Tham Khảo
Tình bạn cao cả vượt qua mọi vật chất của cụ Nguyễn Khuyến qua bài thơ ''Bạn đến chơi nhà'' em cảm thấy tình bạn là tình cảm trong sáng và quý giá được thể hiện qua một tình huống khó xử là nhà của cụ cái gì cũng có nhưng chúng đều không sử dụng được để bạn thông cảm cho hoàn cảnh của mình rồi hạ một câu kết "Bác đến chơi đây, ta với ta" để ngụ ý rằng người bạn của Nguyễn Khuyến đến đây để chơi với tác giả, khẳng định tình bạn là cao cả, là trên hết vượt qua mọi vật chất. Tác giả đề cao tình bạn chân thành qua một cùm từ nhưng nó chứa đựng một tình bạn đậm đà của cụ Nguyễn Khuyến đối với người bạn lâu ngày đến thăm. Qua bài thơ đó, em đã biết tình bạn là thứ không có gì có thể thay thế được.
https://documen.tv/question/em-hay-viet-mot-doan-van-ngan-khoang-7-10-dong-neu-cam-nhan-ve-cau-tho-bac-den-choi-day-ta-voi-tid1322290-92/
Tham khảo :
Đã được một lần cắp sách đến trường, ai trong mỗi chúng ta chả có bạn. Người mà gắn bó với ta suốt quãng đời đi học , se chia những niềm vui, nỗi buồn, không phân biệt giàu nghèo. Không nói đi đâu xa, trong văn học Việt Nam, Nguyễn Khuyến là một trong số những là thơ nổi tiếng nhất. Ông đã cho ra đời những bài văn , bài thơ hay. Thế nhưng, tác phẩm”Bạn đến chơi nhà” lại để cho người đời nhiều ấn tượng nhất. Bài thơ nói lên một tình huống khi bạn của tác giả đến chơi nhà. Mở đầu đoạn thơ, ta bắt gặp tình huống ấy:”Đã bấy lâu nay Bác tới nhà/Trẻ thời đi vắng chợ người xa”. Phải chăng, đây chính là người bạn thời còn trẻ của tác giả mà bấy lâu nay mới có dịp gặp lại. Nhưng thật éo le thay:”Ao sâu nước cả khôn chài cá/Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà/Cải chửa ra cây, cà mới nụ/ Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa/Đầu trò tiếp khách,trầu không có”. Ông cha ta có câu:”Miếng trầu là đầu câu chuyện”,nhưng trong tình huống này đây, tại nhà tác giả không có gì gọi là mời khách, miếng trầu cũng không hề có. Âý thế mà lạ thay, 2 người bạn cũ này vẫn ríu rít cười đùa với nhau hết chuyện, vẫn thân nhau như ngày nào đó thôi. Của cải vật chất không mua được tình bạn, không mua được những tiếng cười phát ra từ chính trái tim. Để rồi kết câu:”Bác đến chơi đây, ta với ta”. Nó như một tiếng cười xòa sau một lần nói chuyện. Cụm từ”ta với ta” ý chỉ nói tác giả và bạn, vật chất không có nhưng tình bạn lại chân thành, 2 người nói chuyện với nhau vui vẻ, tạo nên một cái kết thật đẹp và thật ý nghĩa! Tác giả thật tài tình khi đặt ra một tình huống éo le mà giải quyết vô cùng tốt đẹp. Tình bạn như vậy thật đáng trân trọng và giữ gìn.
em hãy viết đoạn văn khoảng 15 câu nêu cảm nhận về bài thơ PHÒ GIÁ VỀ KINH
đừng chép sách giải hay lên google nhé !
Mik lên Cốc Cốc nha bạn !
Không chép sách giải hoặc lên google !
Hai cụm từ : Đoạt sáo (cướp giáo) và cầm Hồ (bắt giặc) được đặt ở đầu mỗi câu thơ giống như những nốt nhấn trong khúc ca đại thắng. Giọng thơ sảng khoái, hào hùng, phản ánh khí thế bừng bừng của dân tộc ta thời ấy. Từ vua quan, tướng sĩ đến dân chúng ai cũng hả hê, sung sướng, tự hào.
Hai câu thơ ngũ ngôn tứ tuyệt với nhịp thơ nhanh, gấp và các động từ biểu thị động tác mạnh mẽ, dứt khoát (đoạt: cướp lấy; cầm: bắt) thể hiện nhịp độ dồn dập, sôi động, quyết liệt của chiến trận. Tác giả không dừng lâu ở những chiến công và cũng không tỏ ra say sưa với chiến thắng nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được niềm phấn khởi, kiêu hãnh vô bờ toát lên từ âm hưởng của bài thơ.
Mùa hè năm Ất Dậu là một mốc son trọng đại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Hiện thực sôi động đã truyền cảm hứng vào những Vần thơ hùng tráng khiến bài thơ mang đậm phong vị anh hùng ca.
Nhà thơ đã sử dụng thủ pháp liệt kê và phép đối để làm nổi bật hai sự kiện lịch sử mang tầm chiến lược. Chiến thắng Chương Dương diễn ra sau nhưng lại được nói đến trước là do nhà thơ đang sống trong không khí hào hùng của chiến tháng Chương Dương vừa diễn ra. Kế đó, nhà thơ làm sống lại không khí sôi động của chiến thắng Hàm Tử trước đó chưa lâu.
P/s : Không nhận gạch đá !
17 | Dòng nào nêu đúng nhất lý do “đừng bắt nạt” trong bài thơ “Bắt nạt”? |
| A. Bắt nạt khiến tình bạn rạn nứt, tan vỡ |
| B. Không ai thích bắt nạt |
| C. Không ai cần bắt nạt, bắt nạt rất hôi và dễ lây |
| D. Bắt nạt làm cho con người bị tổn thương |
18 | Bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” mang màu sắc: |
| A. Thực tế | B. Viễn tưởng | C. Bông đùa | D. Huyền thoại |
19 | Nội dung chủ yếu của tác phẩm thơ là gì? |
| A. Nhân vật và sự việc được kể lại |
| B. Những đặc điểm tiêu biểu của đối tượng được khắc họa. |
| C. Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước cuộc sống |
| D. Quan điểm, tư tưởng về một vấn đề |
viết 1 đoạn văn quy nạp nêu cảm nhận của em về đoạn thơ ông đồ khổ thơ 3 vs 4 giúp mình vs ạ :( đừng coppy nha :((
Các bạn giúp mình với!!!
Viết đoạn văn( 5-9 câu) nêu cảm nhận của em về bài thơ " Con chào mào "
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về 3 khổ thơ đầu của bài "À ơi tay mẹ" trong đó có sử dụng 1 câu "mở rộng vị ngữ".