Những câu hỏi liên quan
MN
Xem chi tiết
MN
Xem chi tiết
VP
Xem chi tiết
VP
Xem chi tiết
VP
Xem chi tiết
QB
Xem chi tiết
TP
20 tháng 5 2019 lúc 12:38

Ai đó đó đã từng nói: chi tiết nghệ thuật là hạt bụi vàng của tác phẩm. Nó có thể nhỏ bé như một hạt cát nhưng đủ để độc giả hình dung về một sa mạc mênh mông. Chi tiết nghệ thuật có thể chỉ như một giọt nước nhưng gợi được biển cả vô cùng vô tận. Chi tiết chiếc bóng trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là một chi tiết nghệ thuật đắt giá như thế.

+ Cái bóng có ý nghĩa thắt nút câu chuyện vì :

*Đối với Vũ Nương: Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó. Lời nói dối của Vũ Nương với mục đích hoàn toàn tốt đẹp.
*Đối với bé Đản: Mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin thít và không bao giờ bế nó.
*Đối với Trương Sinh: Lời nói của bé Đản về người cha khác (chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không thuỷ chung, nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để về nhà mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi để Vũ Nương phải tìm đến cái chết đầy oan ức.
+ Cái bóng cũng là chi tiết mở nút câu chuyện.
Chàng Trương sau này hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính là nhờ cái bóng của chàng trên tường được bé Đản gọi là cha.

Bao nhiêu nghi ngờ, oan ức của Vũ Nương đều được hoá giải nhờ cái bóng.

– Chính cách thắt, mở nút câu chuyện bằng chi tiết cái bóng đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức, giá trị tố cáo đối với xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với người phụ nữ càng thêm sâu sắc hơn.

Bình luận (0)
DT
26 tháng 10 2017 lúc 20:34

- Xây dựng được cốt truyện có phạm vi khái quát được hiện thực xã hội và đời sống ( chuyện Trương Sinh đi lính, cảnh ngộ neo đơn của người phụ trong thời loạn lạc, cuộc hôn nhân sắp đặt, thói gia trưởng của người đàn ông phong kiến…); tạo được tình huống đơn giản mà đặc sắc làm nổi bật được tính chất éo le, bi kịch trong cuộc đời người phụ nữ thời xưa; làm rõ được cái trớ trêu với hạnh phúc của con người.

- Miêu tả tính cách nhân vật một cách sắc sảo, già dặn. Nhân vật Vũ Nương hiện lên rõ nét cả về đức tính và thân phận. Việc nàng trỏ cái cái bóng nói là chồng để dỗ con, cái chết của nàng và việc nàng trở về trên sông… tuy không nhiều chi tiết nhưng đủ gây ấn tượng về một Vũ Nương chung thủy, tiết liệt nhưng vị tha… Nhân vật Trương Sinh cũng được khắc họa khá điển hình với tính ghen tuông và gia trưởng đến mức hồ đồ…

- Việc vận dụng linh hoạt các loại hình ngôn ngữ: đối thoại, độc thoại cùng sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố thực và kỳ ảo . Vai trò :góp phần làm nên thành công cho tác phẩm, tạo ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả.

Bình luận (0)
H24
18 tháng 7 2019 lúc 11:58

Ý nghĩa của chi tiết "cái bóng” trong Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)
- Cái bóng có ý nghĩa thắt nút câu chuyện vì :
• Đối với Vũ Nương: Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó. Lời nói dối của Vũ Nương với mục đích hoàn toàn tốt đẹp.
• Đối với bé Đản: Mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin thít và không bao giờ bế nó.
• Đối với Trương Sinh: Lời nói của bé Đản về người cha khác (chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không thuỷ chung, nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để về nhà mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi để Vũ Nương phải tìm đến cái chết đầy oan ức.
- Cái bóng cũng là chi tiết mở nút câu chuyện: Chàng Trương sau này hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính là nhờ cái bóng của chàng trên tường được bé Đản gọi là cha.
- Chính cách thắt, mở nút câu chuyện bằng chi tiết cái bóng (một thứ mờ nhạt, vô nghĩa) đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức, giá trị tố cáo đối với xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với người phụ nữ càng thêm sâu sắc hơn.

Bình luận (0)
PH
Xem chi tiết
NA
15 tháng 7 2018 lúc 17:13

Nói về tác phẩm Lão Hạc thì là một trong nh7wungx truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân. Trong đó nhân vật chính là Lão Hạc. Theo em , chi tiết độc đáo và có nhiều ý nghĩa làm nổi bật chủ đề tác phẩm đó chính là cái chết của Lão Hạc.

Sau khi gửi lại Ông Giáo giữ hộ mảnh vường cho con và gửi tiền để ông giáo lo ma cho mình, Lão HẠc đã âm thầm chuẩn bị cho mình cái chết thao cách nghĩ và làm của LÃo. Lão đã xin Binh Tư một ít bả chó. Lão chết một cách vật vã và đau đớn . Lão vật vã tyển giường đầu tóc rũ rượi , quần áo sộc sệch, hai mắt long sòng sọc. Lão chu tréo bọt mét sùi ra, chốc chốc lại giật mạnh, lảy lên. Lão phải vật vã suốt hai tiếng đồng hồ mới chết.

Tại sao Lão Hạc lại chọn cách chết như vậy? Vì Lão Hạc thấy có lỗi với cậu Vàng. Sau khi bán cậu Vàng, lão sang nhà ông Giáo và kể cho Ông Giáo nghe, Lão Hạc đã bộc lộ những lời chua chát, ngậm mùi. Lão đã thương yêu Cậu Vàng như đứa cháu, đứa con của mình. Lão nghĩ Lão già cần tuổi này rồi mà vẫn đáng lừa một con chó.Lời nói của lão đã thể hiện một lỗi buồn về số phận hiện tại và tương lai mù mịt.

Cái chết của Lão Hạc là sự cảm thương, chia sẻ của tác giả đối với những người dân nghèo trong xã hội cũ đồng thời cũng lên án tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã đẩy người lương thiện vào cái chết một cách đáng thương tội nghiệp.

Mình chỉ viết được vậy thôi leuleu

Bình luận (4)
TN
15 tháng 7 2018 lúc 22:22

Đây là 1 bài văn nghĩ luận văn học đấy nhé bạn phan hồ thanh hoài, bạn phải trình bày bài văn dưới dạng 1 bài văn nghĩ luận, phải giải thích ý kiến trong dấu ngoặc, sau đó phân tích, bình luận và chứng minh. Bạn chọn chi tiết mà nhà văn Nam Cao tả lão Hạc khi lão chết với suy nghĩ của ông giáo về lão Hạc đó, chi tiết đó làm nổi bật lên nghệ thuật miêu tả của nhà văn, đồng thời nêu lên được giá trị tư tưởng cao cả, đoạn này bạn có thể phân tích được nhiều phương diện. Hôm nay mình bận quá chỉ góp ý được thế thôi nha!

Bình luận (2)
PH
15 tháng 7 2018 lúc 16:21

làm ơn giúp mình với ạ mình cần gấp

help mekhocroi

Bình luận (0)
PH
Xem chi tiết
NL
16 tháng 7 2018 lúc 9:25

I. Mở bài:
- Giới thiệu được tác giả
- Giới thiệu được tác phẩm "Chiếc lược ngà".
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận: Chi tiết "vết thẹo" trên khuôn mặt của ông Sáu.
II. Thân bài:
1. Vai trò của chi tiết trong truyện ngắn:
- Truyện ngắn là thể tài văn học gần gũi với đời sống hằng ngày, có tác dụng và ảnh hưởng to lớn đến đời sống và nhu cầu thẩm mỹ của độc giả. Ngoài việc đảm bảo những yêu cầu khắt khe của thể loại như: hình thức tự sự cỡ nhỏ, đảm bảo tính tình huống, nhân vật điển hình, thì truyện ngắn luôn đòi hỏi sự có mặt của các chi tiết nghệ thuật độc đáo, tiêu biểu.
- Chi tiết là một trong những yếu tố nhỏ nhất tạo nên tác phẩm. Để làm nên một chi tiết nhỏ có giá trị đòi hỏi nhà văn phải có sự thăng hoa về cảm hứng và tài năng nghệ thuật.
- Nghệ thuật là một lĩnh vực đặc thù: Tầm vóc của người nghệ sỹ có thể được làm nên từ những yếu tố nhỏ nhất. Nhà văn lớn có khả năng sáng tạo được những chi tiết nhỏ nhưng giàu giá trị biểu đạt, góp phần đắc lực trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm, quan niệm nghệ thuật của mình.
=> Đánh giá giá trị của chi tiết “vết thẹo” trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
2. Phân tích:
* Chi tiết “vết thẹo” xuất hiện 3 lần trong tác phẩm. Lần thứ nhất, phút đầu bé Thu gặp ba; lần thứ hai, qua cuộc trò chuyện với bà ngoại; lần thứ ba, Thu nhận ra ba, hôn cùng khắp, hôn cả vết thẹo.
* Chi tiết này góp phần tạo sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện. Vết thẹo trên mặt ông Sáu là chi tiết nghệ thuật đặc sắc, nối kết các tình tiết trong truyện, tạo nên nghệ thuật thắt nút, mở nút bất ngờ, hợp lý:
- Chỉ vì "vết thẹo" mà bé Thu không nhận ra ba, đối xử với ba một cách lạnh lùng, cự tuyệt.
- Khi được bà ngoại giải thích về "vết thẹo" trên gương mặt ba, mối nghi ngờ của bé Thu về ông Sáu đã được giải tỏa, khiến bé Thu nhận ra ba.
- Khi nhận ra ba, tình cảm, thái độ của em đã thay đổi hoàn toàn. Thu nhận cha, yêu cha, yêu vết thẹo, không muốn chia tay cha
=> Như vậy, chi tiết "vết thẹo" đã tạo nên kịch tính, tình huống truyện làm nên sức hấp dẫn, lôi cuốn của tác phẩm.
* Chi tiết nghệ thuật "vết thẹo" góp phần quan trọng làm rõ vẻ đẹp của các nhân vật:
- Ông Sáu yêu nước, dũng cảm,dám chấp nhận hi sinh.
- Bé Thu có cá tính mạnh mẽ, có tình yêu thương cha sâu sắc, mãnh liệt.
* Chi tiết "vết thẹo" còn thể hiện chủ đề, nội dung tư tưởng của tác phẩm:
- Vết thẹo là chứng tích của chiến tranh, chiến tranh đã gây ra nỗi đau về thể xác và tinh thần cho con người, đã chia cắt nhiều gia đình.
- Chứng tỏ chiến tranh có thể hủy diệt tất cả nhưng không thể hủy diệt được tình cảm con người: cụ thể là tình cha con, tình phụ tử thiêng liêng, sâu nặng.
3. Nhận xét, đánh giá:
- Chi tiết "vết thẹo" trong tác phẩm không chỉ đặc sắc về nội dung, mà còn độc đáo về nghệ thuật.
- Chi tiết cũng góp phần làm cho tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng sống mãi cùng thời gian.
III. Kết bài: khẳng định lại vấn đề.

Bình luận (4)
PH
15 tháng 7 2018 lúc 16:39

cứu mình vs.....khocroi

mk sẽ like và hậu tạleuleu

Bình luận (0)
NA
15 tháng 7 2018 lúc 17:12

Dài lắm

Bình luận (3)
DM
Xem chi tiết