Lời kể của anh thanh niên về công việc của mình trên trạm khí tượng.
Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
cô mình ra đề như sau :
Hãy tưởng tượng mình gặp anh thanh niên trong Lặng Lẽ Sa Pa hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó?
dàn ý đây ạ:
- MB : Nghĩ ra một hoàn cảnh gặp anh thanh niên (một chuyến tham quan với lớp ở SaPa và tình cờ gặp người thanh niên làm trên trạm khí tượng, hoặc tương lai em muốn làm công việc như anh thanh niên nên trong dịp nghỉ hè, nghỉ lễ đã làm 1 chuyến đi để được gặp anh thanh niên,...)
- TB: (tùy vào tình huống giả định mà em đặt ra để sắp xếp ý)
+ Mô tả người thanh niên (gầy, mặc áo khoác ấm, môi nở nụ cười thân thiện...)
+ Có thể gắp anh ở nhà anh hoặc ở trạm thì em có thể tả sơ qua về nơi đó
+ Tạo mạch nối tiếp cho câu chuyện bằng cách anh thanh niên mời em 1 tách trà ấm giữa cái rét của Sa Pa (nếu em đi vào dịp hè thì miễn nhé) và em bắt đầu hỏi thăm về công việc của anh (dựa vào văn bản kể lại theo cách của em). Trong quá trình kể em có thể thêm thắt một số câu nói hội thoại giữa em và anh thanh niên nhưng không nên quá nhiều sẽ làm bài văn rời rạc, lạc đề
+ Em có thể hỏi "Chắc cuộc sống ở đây khó khăn lắm?" và kể lại câu trả lời của anh thanh niên. Có thể hỏi thêm là anh có buồn ko khi phải hi sinh hạnh phúc cá nhân
+ Cứ dựa vào nội dung văn bản đã học để nói về cuộc sống và công việc của anh thanh niên, thỉnh thoảng cần xen vào miểu tả nét mặt vui tươi, cười rạng rỡ khi anh nói đến công việc của mình (điều này cũng cho thấy dù điều kiện làm việc khó khăn nhưng anh rất yêu cv này nên rất lạc quan) hay đôi khi trầm tư, suy nghĩ gì đó, nhìn xa xăm...
+ Em cũng có thể hỏi là tại sao khi ông họa sĩ ngỏ ý muốn vẽ anh thì anh lại giới thiệu những người khác (vì anh cho đây là cv của mình, vì yêu cv, vì tưởi trẻ là cống hiến nên anh thấy nó chẳng có gì là lớn lao, cao cả và rằng còn có những người yêu cuộc sống, yêu cv hơn anh)
+ để kết thúc em có thể gợi ý là ko muốn làm phiền anh nhiều hay trời chiều em phải xuống núi cho kịp
- KB: khâm phục anh thanh niên cả trong cuộc sống và cv với điều kiện khó khăn. rút ra bài học cho bản thân (yêu lấy cv mà mình đã chọn, khi còn trẻ, còn sức thì hãy cống hiến hết mình cho xã hội...)
các bạn hoàn thành bài giúp mình được k? Mai mình thi rồi
ngữ văn lớp 9 thì như ngữ văn lớp 5 e biết
Vẻ đẹp trong cách sống, trong tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên một mình trên trạm khí tượng giữa núi cao trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
- Vẻ đẹp trong cách sống, trong tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa:
+ Cách sống của anh thanh niên: yêu quý con người, hết lòng với mọi người, trách nhiệm với công việc, sống giản dị trong đời sống thường nhật
+ Tính cách: chân thật, hồn hậu, trong sáng
+ Những suy nghĩ của anh thanh niên sống khiêm nhường, quý trọng lao động, tràn đầy lòng tin yêu cuộc sống
Dựa vào bài Lặng Lẽ Sa Pa trả lời: Tình huống của truyện? Trong đoạn trích, thiên nhiên Sa Pa được miêu tả như thế nào? Truyện kể về những con người nào? Họ là ai? Hoàn cảnh sống và nơi làm việc của anh thanh niên Trong công việc anh thanh niên hiện ra là người như thế nào? trả lời nhanh giúp em vớiii
Câu 3. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên được thể hiện trong đoan trích sau: (..) Công việc của cháu cũng quanh quẩn ở mấy chiếc máy ngoài vườn này thôi. Những cái máy vườn trạm khi tượng nào cũng cỏ. Dãy núi này có ảnh hưởng quyết định với gió mùa đông bắc đối với miền Bắc nước ta. Cháu ở đây có nhiệm vụ do gió, do mưra, do nắng, tính mây, do chấn dộng mặt dất, cự vào việc bảo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đầu ...) Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây cỏ cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chị muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sảng. Xách đèn ra vườn, giỏ tuyết và lặng im ở bên ngoài như chi chực mình ra là ào ào xô tới. Cải lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nổ như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhảt chối muốn quẻt di tất cả, ném vứt lung tung.. Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hìng hực như chảy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được. (...) IHồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cùng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bảy giờ làm nghề này chảu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta việc, ta với công việc là đói, sao gọi là một mình dược? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chỉ chưới kia. Công việc của cháu gian khổ thể đẩy, chứ cất nó đi, cháu buồn dến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm" hở bác? Minh sinh ra là gì, minh đẻ ở đâu, mình vi ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thể đấy.
em cảm nhận thấy đây là một chàng thanh niên nhiệt huyết yêu đời, mộc mạc , chất phát , suy nghĩ luôn lạc quan tươi trẻ . Đồng thời lối suy nghĩ của anh thanh niên này cũng rất hay.
Qua lời kể của anh thanh niên, em nhận thấy công việc đó đòi hỏi người làm việc như thế nào?
A. Ti mỉ, chính xác
B. Có tinh thần trách nhiệm cao
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Anh thanh niên bật cười khanh khách:
- Các từ ấy đều là của bác lái xe. Không, không đúng đâu. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.
Anh hạ giọng, nửa tâm sư, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:
- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy.
câu 1: chỉ ra một phép liên kết câu về mặt hình thức được sử dụng trong các câu in đậm (gọi tên phép liên kết và chỉ ra từ ngữ thể hiện của phép liên kết đó)
câu 2: đoạn trích trên gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với quê hương, đất nước trong thời đại ngày nay?
Câu 1: Phép liên kết được sử dụng trong các câu in đậm là phép lặp
Câu 2: Đoạn trích trên cho thấy trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với quê hương, đất nước trong thời đại ngày nay là rất quan trọng.Như anh thanh niên trong đoạn trích đã nhấn mạnh, công việc của mỗi người gắn liền với việc của bao người khác, và chỉ khi mỗi người đóng góp hết mình thì đất nước mới phát triển được.Thế hệ trẻ cần có trách nhiệm, tinh thần tự giác và sáng tạo để đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
“Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa”. “Nghề này” trong lời nói của anh thanh niên là công việc gì? Em hiểu điều gì về công việc đó? Trước khi làm ngề này, anh thanh niên nghĩ điều gì? Tại sao sau khi làm nghề, anh lại “không nghĩ như vậy nữa”?
Nêu ngắn gọn công việc của anh thanh niên? Nhận xét về công việc của anh.
Anh thấy có đoạn này hợp với yêu cầu bài em nhe , nên là em có thể viết thêm mở bài và kết để bài theo ý mình nhé
" Công việc của cháu cũng quanh quẩn ở mấy chiếc máy ngoài vườn này thôi. Những cái máy vườn trạm khí tượng nào cũng có. Dãy núi này có ảnh hưởng quyết định với gió mùa đông bắc đối với miền Bắc nước ta. Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Đây là máy móc của cháu. Cái thùng đo mưa này, ở đâu bác cũng trông thấy, mưa xong đổ nước ra cái cốc li phân mà đo. Cái này là máy nhật quang ký, ánh sáng mặt trời xuyên qua cái kính này, đốt các mảnh giấy này, cứ theo mức độ, hình dáng vết cháy vết cháy mà định nắng. Đây là máy vin, nhìn khoảng cách giữa các răng cưa mà đoán gió. Ban đêm không nhìn mây, cháu nhìn gió lay lá, hay nhìn trời, thấy sao nào khuất, sao nào sáng, có thể nói được mây, tính được gió. Cái máy nằm dưới sâu kia là máy đo chấn động vỏ quả đất. Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng máy bộ đàm: bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là “ốp”. Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung… Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được."