Những câu hỏi liên quan
QL
Xem chi tiết
KT
14 tháng 9 2023 lúc 23:39

Bài làm tham khảo:

Tú Xương là một nhà thơ được sinh ra và lớn lên trong giai đoạn có thể nói là bi thương nhất của đất nước – nước ta bị Pháp tấn công và thống trị. Trước cảnh đất nước bị tù đày ấy, thơ của ông là một bức tranh hiện thực vừa bày tỏ sự đau xót của một người con nước Nam, đồng thời cũng tố cáo tội ác đen tối của bọn thực dân. Và “Vịnh khoa thi hương” cũng là một tác phẩm như thế.

Mở đầu bài thơ là hai câu thơ giới thiệu kì thi Hương năm ấy:

“Nhà nước ba năm mở một khoa

Trường Nam thi lẫn với trường Hà”

Kì thi này được tổ chức một cách bình thường, cứ ba năm một lần. Nhưng điều bất thường của nó là, các thí sinh của trường Hà Nội cũng bị dồn về trường Nam Định để thi. Chỉ một từ “lẫn”, tác giả đã khéo léo nói lên tình trạng hồn loạn, bát nháo, tạp nham của khoa thi Hương năm ấy.

Và đúng là, việc thi cử ấy tạp nham thật:

“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

Ậm ọe quan trường miệng thét loa.”

Từ “lôi thôi” được đặt lên đầu câu, nhấn mạnh vẻ lếch thếch, không gọn gàng của các vị “sĩ tử”. Bình thường, những người đi thi đều là những người đọc sách, những người luôn gọn gàng, chỉn chu. Vậy mà nay, thí sinh đi thi với vẻ xốc xếch, với lọ chai lỉnh kỉnh, không còn cái vẻ tao nhã của người đọc sách. Chỉ một đối tượng, nhưng cũng đủ để chỉ sự xuống cấp của toàn xã hội. Thí sinh không còn vẻ nho nhã trí thức thì những vị giám khảo cũng không còn vẻ nghiêm túc, đáng kính như trước nữa, chỉ còn cái dáng “thét loa” như ngoài chợ, mà nói thì cũng “ậm ọe” chẳng thành câu. Một lần nữa, tính từ miêu tả “ậm ọe” lại được cho lên đầu câu giống như từ “lôi thôi” ở trên để làm nổi bật lên sự bất tài của đám quan trông trường thi. Chúng chỉ là những kẻ vênh váo, dựa hơi, chẳng có tài năng cũng chẳng có thực quyền. Trước mắt người đọc hiện lên hình ảnh của một trường thi nhốn nháo, quan trông thi thì luôn miệng hống hách, quát tháo, sĩ tử đi thi thì lôi thôi, lếch thếch, xiêu vẹo lều chõng lọ giấy đi thi. Thật là đáng buồn và đáng cười thay!

Trong cái nhốn nháo, tạp nham ấy, hai nhân vật “quan trọng” xuất hiện một cách hoành tráng:

“Lọng cắm rợp trời quan sứ đến

Váy lê quét đất mụ đầm ra”

Theo như lịch sử, kì thi năm Đinh Dậu 1897 có vợ chồng toàn quyền Pháp và vợ chồng tôn công sứ Nam Định đến dự. Đang trong không khí trường thi căng thẳng, vậy mà quan sứ và vợ vẫn được đón tiếp một cách long trọng, “lọng cắm rợp trời”, mưa không đến mặt, nắng không đến đầu. Kẻ xâm lược được đón tiếp một cách tốt nhất, đặt lên một vị trí cao nhất cho thấy một thực trạng đau lòng nước ta thời bấy giờ – một xã hội mà thực dân nắm quyền và xã hội phong kiến chỉ làm bù nhìn. Ở đây, Tú Xương dùng từ vô cùng đắt, gọi “quan sứ” một cách quan trọng, nhưng lại gọi vợ chúng là “mụ đầm”. “Mụ” là một từ để chỉ người đàn bà không ra gì, là cách gọi thô tục. Tú Xương “chửi” một cách vô cùng sắc bén. Vừa châm biếm, nhưng đó cũng vừa là nỗi đau xót, căm hận của một con người phải chứng kiến cảnh nước mất nhà tan.

Trước cảnh nhốn nháo, biến chất ấy, nhà thơ đã phải thốt lên rằng:

“Nhân tài đất Bắc nào ai đó,

Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.”

Hai câu thơ vừa là lời tự vấn bản thân, cũng là tự vấn những người đồng cảnh ngộ. Có mấy người còn nghĩ đến nỗi nhục của cảnh nước mất nhà tan, mà cùng nhau đứng lên hành động? Có bao nhiêu người vẫn đang mù quáng tin vào nhà nước, tin vào chính quyền mà không chịu nhìn vào thực tế?

Thơ của Tú Xương, là sự kết hợp của cả hiện thực và trữ tình. Từ việc tả lại kì thi Hương đã thoái hóa, biến chất, nhà thơ đã vẽ lên bức tranh đất nước bị tù đày, đàn áp bởi bọn thực dân, đồng thời cũng bày tỏ nỗi niềm đau xót trước cảnh nước mất nhà tan của một người, một thế hệ trí thức yêu nước trước cảnh nước mất nhà tan.

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
KT
14 tháng 9 2023 lúc 23:31

- Tác giả: Trần Tế Xương (1870- 1907) thường gọi là Tú Xương, quê làng Vị Xuyên, Mỹ Lộc, Nam Định. Sống 37 năm chỉ đỗ tú tài nhưng sự nghiệp thơ ca của ông trở thành bất tử. Sáng tác của ông gồm 2 mảng: trữ tình và trào phúng.
- Bối cảnh lịch sử: Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân lại tiếp tục bùng nổ dữ dội trong những năm cuối thế kỉ XIX.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
TA
13 tháng 9 2023 lúc 23:29

Tham khảo!

Chọn bài thơ “Bạn tới chơi nhà” – Nguyễn Khuyến

Đã bấy lâu nay bác tới nhà.

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

Ao sâu nước cả, khôn chài cá,

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

Bác đến chơi đây ta với ta.

a.

- Về niêm: Chữ thứ 2 của câu 2 và câu 3 (thời – sâu), câu 4 và câu 5 (rộng – chửa), câu 6 và câu 7 (vừa – trò), câu 1 và câu 8 (bấy – đến) cùng thanh.

- Về luật: Luật trắc

- Về đối: câu 3 và câu 4, câu 5 và câu 6

b. 3 phần

- Phần 1 (6 câu đầu): Giới thiệu tình huống bạn đến chơi

- Phần 2 (6 câu tiếp): Hoàn cảnh gia đình khi bạn đến chơi

- Phần 3 (Câu cuối): Khẳng định tình bạn chân thành

c.

- Chủ đề: Ngợi ca tình bạn chân thành thắm thiết, đậm đà, mộc mạc và tràn đầy niềm vui dân dã của tác giả.

- Đặc sắc nghệ thuật:

+ Tạo tình huống bất ngờ, thú vị

+ Giọng thơ chất phác, hồn nhiên, ẩn sau câu chữ là ánh mắt lấp lánh cùng nụ cười hồn hậu, ấm áp, chân tình của nhà thơ

+ Sự kết hợp nhuần nhuyễn, tinh tế giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ bác học

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
KT
14 tháng 9 2023 lúc 23:29

- Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

- 4 phần: Khởi, thừa, chuyển, hợp.

- Chủ đề: Ý thức cá nhân, tinh thần đấu tranh đòi hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
TA
13 tháng 9 2023 lúc 18:22

Tham khảo!

- Bố cục bài thơ: gồm 6 khổ thơ.

+ Khổ 1: không gian và thời gian khi “tôi” về quê.

+ Khổ 2, 4: bức tranh thiên nhiên và con người nơi làng quê.

+ Khổ 3, 5: hình ảnh người mẹ trên con đường về quê.

+ Khổ 6: những tâm tư, tình cảm của tác giả về nơi cội nguồn.

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
TA
13 tháng 9 2023 lúc 18:29

Tham khảo!

- Bố cục: 

+ Khổ 1+2: Bức tranh thiên nhiên mùa xuân ở Chiêm Hóa.

+ Khổ 3+4: Vẻ đẹp con người trong mùa xuân.

+ Khổ 5: Giới thiệu lễ hội xuân ở vùng Chiêm Hóa.

- Mạch cảm xúc: kết cấu giản đơn, bình dị, đi từ khung cảnh thiên nhiên đến con người và những rung cảm, nét đặc sắc riêng về cảnh sắc khi bước sang xuân tại quê hương.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
ND
16 tháng 9 2023 lúc 9:25

Tham khảo

Bài thơ được chia thành 4 phần:

- Phần 1 (Khổ 1): Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc và hồi ức của người cháu.

- Phần 2 (Khổ 2, 3, 4, 5): Hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa.

- Phần 3 (Khổ 6): Suy ngẫm về cuộc đời bà và hình ảnh bếp lửa.

- Phần 4 (Khổ cuối): Người cháu đã trưởng thành và đi xa nhưng vẫn luôn nhớ về bà.

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
MP
13 tháng 9 2023 lúc 17:32

- Bố cục của văn bản gồm 3 phần:

+ Phần 1 (từ đầu đến …trực tiếp tràn vào khu dân cư): dẫn dắt vấn đề nói đến và giải thích hiện tượng lũ lụt.

+ Phần 2 (tiếp đến …gây nên nhiều thiên tai): nêu nguyên nhân gây ra lũ lụt.

+ Phần 3 (phần còn lại): tác hại của lũ lụt.

- Dựa vào nhan đề của văn bản để xác định được bố cục của văn bản.

- Đánh số thứ tự:

1. Phần sa pô và đề mục Lũ lụt là gì?

2. Đề mục: Nguyên nhân gây ra lũ lụt

3. Đề mục: Tác hại của lũ lụt

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
KT
14 tháng 9 2023 lúc 23:32

- Sắc thái: trữ tình có tác dụng lay tỉnh lương tâm, lương tri của các sĩ tử.

- Tế Xương thấy rõ sự nhục nhã của hoàn cảnh, của thân phận mà căm ghét bọn giặc ngoại bang. Nhắc nhở đừng quên nỗi nhục mất nước.

Bình luận (0)