Những câu hỏi liên quan
QL
Xem chi tiết
KT
16 tháng 9 2023 lúc 0:48

- Tạo ra các tình huống xung đột giữa các nhân vật để làm nổi bật hậu quả của sự giả dối.

- Sử dụng ngôn từ mang tính châm biếm

- Sử dụng câu từ châm biếm và tạo ra các tình huống xung đột trong truyện.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
ND
15 tháng 9 2023 lúc 17:16

Các thủ pháp trào phúng của thể loại hài kịch, truyện cười qua các văn bản đã học trong bài: Tạo tình huống kịch, dùng điệu bộ gây cười, dùng thủ pháp phóng đại, chơi chữ…

 
Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
KT
16 tháng 9 2023 lúc 12:06

- Thủ pháp trào phúng: nghệ thuật gây cười

- Tác dụng: Khẳng định cá tính mạnh mẽ, tài năng của nữ sĩ Hồ Xuân Hương 

Bình luận (0)
DH
16 tháng 9 2023 lúc 12:15

Thủ pháp trào phúng: Một câu hỏi tu từ rất “đắt”, xuất hiện đúng lúc, đặt đúng chỗ làm cho sự giễu cợt, hài hước nhân lên mười lần.

Tác dụng: 

- Đền Thái thú đứng "cheo leo" , đây là từ láy đặc sắc, nó chỉ một thế đứng cao nhưng không có nơi bấu víu, dễ đổ ụp xuống. Câu thơ ấy, Hồ Xuân Hương đã tước bỏ hết tính chất thiêng liêng, cung kính của một ngôi đền và thể hiện thái độ coi thường đối với vị Thái thú ở nơi tha hương này.

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
KT
15 tháng 9 2023 lúc 0:47

- Những đặc điểm cần chú ý của thể loại thơ Đường luật

Khái niệm

Thường được viết bằng hai thể thất ngôn (mỗi câu bảy chữ) và ngũ ngôn (mỗi câu năm chữ). Có hai dạng thơ phổ biến: bát cú (mỗi bài tám câu) và tứ tuyệt (mỗi bài bốn câu).

Bố cục

- Bát cú gồm bốn phần: đề, thực, luận, kết, mỗi phần có hai câu (gọi là liên).

- Tứ tuyệt được xem như ngắt ra từ một bài bát cú, có bố cục bốn phần (mỗi phần một câu): khởi, thừa, chuyển, hợp

Niêm

Có nghĩa đen là dính, vì làm cho hai câu thơ thuộc hai liên kết dính với nhau theo nguyên tắc

Vần

Thơ Đường luật ít dùng vần trắc. Bài thất ngôn bát cú thường chỉ gieo vần bằng ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8; còn bài thất ngôn tứ tuyệt ở cuối các câu 1, 2, 4.

Nhịp

Thường ngắt nhịp chẵn trước, lẻ sau, nhịp 4/3 (với thơ thất ngôn) hoặc 2/3 (với thơ ngũ ngôn)

Đối

Ở phần thực và luận, các chữ ở các câu thơ phải đối nhau về âm, về từ loại và về nghĩa

 

- Một số thủ pháp nghệ thuật trào phúng được sử dụng trong các bài thơ Đường luật ở Bài 7:

Văn bản

Thủ pháp nghệ thuật trào phúng

Mời trầu

Cái tôi khao khát sống mãnh liệt đó cũng là lí do bà thể hiện sự trào phúng của mình trong bài thơ. Với bà, thơ trào phúng, trước hết là sự giải tỏa nỗi lòng, sau đó còn là một thứ vũ khí để đấu tranh với các thói hư tật xấu, là tấm khiên để bảo vệ những người phụ nữ khác trong xã hội

Vịnh khoa thi Hương

Không có gì hứa hẹn sự trang nghiêm cần có của những kì thi như thế này. Hai câu đề thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm kín đáo và cũng bộc lộ một nỗi buồn sâu lắng trong tâm hồn tác giả.

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
KT
16 tháng 9 2023 lúc 0:42

- Thủ pháp trào phúng được tác giả thể hiện qua rất nhiều chi tiết, từ hành động đến lời nói của các nhân vật.

- Những lời nói của nhân vật thể hiện rõ tính cách, lại càng làm tăng thêm bộ mặt giả nhân giả nghĩa.

- Các hành động giả vờ cũng được thể hiện một cách rất mỉa mai, làm nổi bật được sự tương phản sâu sắc.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
ND
15 tháng 9 2023 lúc 17:17

Truyện cười Nói dóc gặp nhau:

a. Tác phẩm phê phán thói khoác lác, ba hoa trong xã hội.

b. Thủ pháp trào phúng: Dùng thủ pháp phóng đại (chi tiết miêu tả chiếc ghe và cây đa).

c. Chi tiết làm em thú vị nhất: Nếu không có cây cao như thế thì lấy đâu ra gỗ để đóng chiếc ghe của anh? Vì chi tiết này nhằm châm biếm, phê phán sự nói dóc của anh thứ nhất.

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
HM
13 tháng 9 2023 lúc 19:31

- Xung đột kịch: xung đột giữa sự thật thà và bệnh ảo tưởng.

- Nhân vật: các nhân vật có sự không tương xứng giữa bên trong và bên ngoài (Ông Nha tỏ ra hiểu biết nhưng thực chất là người ảo tưởng)

- Hành động: mâu thuẫn với phẩm chất.

- Thủ pháp trào phúng: những lời phát biểu của ông chủ tịch xã được phóng đại đến mức khoa trương.

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
DH
13 tháng 9 2023 lúc 18:40

- Trong truyện, nhân vật chính "tôi" vốn chẳng bị sao, nhưng vì muốn giả vờ mình là người có tri thức, anh ta đã đi khám mắt và kết quả bác sĩ lại đưa cho anh ta một cặp kính sai

- Câu chuyện đã tạo nên những yếu tố gây cười, đặc biệt là ông bác sĩ dường như khám không ra bệnh nhưng lại mắng nhau trước mặt bệnh nhân. Cuối cùng, kết quả là bệnh nhân không có bệnh gì cả.

- Tác giả đã áp dụng những phương pháp gây cười một cách linh hoạt, sử dụng nhiều yếu tố bất ngờ và phóng đại để tăng tính hài hước cho câu chuyện.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
DH
14 tháng 9 2023 lúc 19:51

Tham khảo:

Chi tiết sĩ tử và quan trường được khắc hoạ rất sắc nét, bộc lộ tính cách kỳ thi và tính chất xã hội, đồng thời đây cũng là một chi tiết đầy tính chất trào phúng. Sĩ tử là người đi thi, quan trường là những ông quan coi thi, chấm thi có trách nhiệm trong việc thi cử. Bằng nghệ thuật đảo ngữ cùng với nghệ thuật trào phúng, tác giả đã vẽ nên trước mắt người đọc hình ảnh người thí sinh lôi thôi với những chai lọ trên vai thật là xốc xếch. Chữ “lôi thôi” này đặt ở đầu câu, gây ấn tượng mạnh, làm cho hình ảnh "vai đeo” chụp được tư thế và tư cách của những kẻ một thời được mang danh là kẻ sĩ, tiêu biểu cho ý thức xã hội phong kiến. “Lọ” ở đây người có người hiểu là lọ mực, có người hiểu là lọ đựng nước uống mà thí sinh phải mang theo. Dù là hiểu theo nghĩa nào, hình ảnh “vai đeo lọ” vẫn nổi lên thật mỉa mai cái vẻ xiêu vẹo, gãy đổ, lếch thếch, chẳng ra gì của những ông cử tương lai.

Bình luận (0)
ND
14 tháng 9 2023 lúc 19:49

Đoạn văn tham khảo

Bài thơ Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu đã miêu tả lễ xướng danh khoa thi tại trường Nam 1897, thể hiện thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ đối với chế độ khoa cử nhốn nháo:

“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ

Ậm ọe quan trường miệng thét loa”

Chỉ một từ “lôi thôi” được đảo ra phía trước, nhấn mạnh là hình ảnh của sĩ tử bị chìm trong sự nhếch nhác. Sĩ tử mà bút mực đâu không thấy, chỉ nổi bật lủng lẳng một cái lọ (vì đường xa, phải đeo theo lọ nước uống). Hàng ngàn “sĩ tử vai đeo lọ” thì lôi thôi thật, là bức tranh biếm họa để đời về anh học trò đi thi trong thời buổi thực dân nhố nhăng. Còn quan trường thì “ậm ọe” giọng như mửa, sĩ tử thì đông vì dồn cả hai trường thi lại nên quan trường phải “thét loa” lại còn lên giọng đe nẹt sĩ tử nên thành ra “ậm ọe” tởm lợm thật đáng ghét. Thái độ trào lộng của nhà thơ thật rõ ràng. Đối với “sĩ tử”, Tú Xương thấy nhếch nhác đáng thương; đối với “quan trường”, Tú Xương khinh ghét ra mặt. Quan trường của một kì thi quốc gia bát nháo mà còn “ậm ọe” không biết nhục.

Bình luận (0)