Xác định được luận đề, luận điểm; phân biệt được lí lẽ và bằng chứng khách quan với ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết.
Xác định luận đề và luận điểm trong văn bản.
- Luận đề: lòng yêu nước của nhân dân ta.
- Luận điểm: lòng yêu nước là truyền thống quý báu của nhân dân ta.
Xác định luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của văn bản.
- Luận đề: khẳng định nền độc lập của đất nước Đại Việt.
- Luận điểm, lí lẽ và bằng chứng:
+ Luận điểm 1: Tư tưởng của tác giả (yên dân và trừ bạo).
+ Luận điểm 2: Phân định rõ ràng về sự tồn tại của đất nước (có nền văn hiến riêng, lãnh thổ riêng, phong tục riêng, lịch sử riêng và có chế độ, chủ quyền riêng).
+ Luận điểm 3: Thể hiện ý chí, sức mạnh của nhân nghĩa và của độc lập dân tộc (“Lưu Cung tham công nên thất bại/Triệu Tiết thích lớn”, “Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô/Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã”...).
Câu 1. Hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản:
Luận điểm | Lí lẽ và bằng chứng |
Luận điểm 1: Chân lí độc lập chủ quyền của đất nước đã được tác giả khẳng định từ đầu bài thơ. | Phân tích từ "vương" trong bối cảnh xã hội phong kiến. |
Luận điểm 2: Câu thơ thứ hai tiếp tục khẳng định quyền độc lập và tính chất chính nghĩa của việc phần chia lãnh thổ. | Phân tích cách nói "định phận tại thiên thư". |
Luận điểm 3: Câu thơ thứ ba nêu lên hiện tượng, sự việc kẻ thù dám đến xâm phạm và khơi gợi tinh thần yêu nước, chỉ cho người nghe, người đọc hiểu được hành động ngang ngược của quân giặc và liên hệ đến ý thức trách nhiệm của mỗi người trước hiện tình đất nước. | Phân tích các từ ngữ như "nghịch lỗ", "Như hà". |
Luận điểm 4: Câu kết của bài thơ vang lên như một lời cảnh báo, lời hiệu triệu, lời tiên tri khẳng định quân Đại Việt nhất định thắng, quân giặc nhất định thua. | Phân tích các từ ngữ "nhữ đẳng", "thủ bại hư". |
Xác định các luận điểm chính và luận điểm phụ cho các vấn đề sau:
a) Lợi ích của việc tập thể dục đúng cách
b) Tác hại của hút thuốc lá
Đọc kĩ phần (2) của văn bản và trả lời các câu hỏi sau (có thể dùng lời văn, bảng biểu hoặc sơ đồ tư duy):
a. Luận điểm của phần này có mối quan hệ như thế nào với luận đề?
b. Xác định lí lẽ và bằng chứng được sử dụng để làm sáng tỏ luận điểm
c. Nhận xét về cách trích dẫn và phân tích bằng chứng của người viết
a. Mối quan hệ gắn bó mật thiết.
b.
Lí lẽ | Bằng chứng |
Cách thức trò chuyện đã ẩn tàng nhiều ý nghĩa sâu xa hơn là bản thân những lời trò chuyện. | Nêu ra số lần ông giáo và lão Hạc trò chuyện. Ông giáo là người kể chuyện. |
Giấu đến tận cùng số phận nhân vật, thỉnh thoảng hé mở vài cảnh huống gây sự hiểu lầm, rồi cuối cùng giải tỏa sự hiểu lầm ấy là một thành công đặc sắc của nghệ thuật tự sự Nam Cao ở truyện này. | Phân tích cuộc trò chuyện giữa các nhân vật |
Cái nhìn từ tấm lòng tác giả là mạch chủ đạo, chi phối và liên kết các điểm nhìn khác. | Phân tích sự thay đổi mạch kể chuyện. |
c. Cách trích dẫn và phân tích bằng chứng của người viết rất thuyết phục, xác thực và được trình bày theo một trình tự hợp lí.
Luận điểm được trình bày trong phần (3) góp phần làm sáng tỏ luận đề như thế nào? Nhận xét về cách lập luận được sử dụng trong phần này.
- Góp phần đi sâu phân tích hoạt động giao tiếp của các nhân vật, về tình thế lựa chọn của lão Hạc trong truyện
- Cách lập luận giúp làm rõ hơn giá trị tư tưởng trong tác phẩm.
Luận điểm ở phần 3 đã đi sâu phân tích hoạt động giao tiếp của các nhân vật, về tình thế lựa chọn của lão Hạc trong truyện (giữa cái sống và cái chết cùng những hệ luỵ của chúng). Vấn đề này giúp làm rõ hơn giá trị tư tưởng trong tác phẩm Lão Hạc.
Dựa vào nhan đề và các phần của văn bản, hãy chỉ ra luận đề và những luận điểm được triển khai trong văn bản.
Luận đề | Giá trị sâu sắc về tư tưởng và nghệ thuật tiềm ẩn trong tác phẩm Lão Hạc |
Luận điểm | - Nhà văn đã đưa hoạt động giao tiếp trở thành đối tượng nhận thức và mô tả trực tiếp tính cách nhân vật - Thông qua nội dung các cuộc trò chuyện ấy, tác giả đã gián tiếp thể hiện một tình thế lựa chọn của lão Hạc. |
Vấn đề chính mà văn bản đưa ra để bàn bạc, trao đổi là gì (xác định luận đề)?
Bàn về vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya.
Hệ thống luận điểm của bài viết được triển khai như thế nào (chú ý tới nhan đề, bố cục bài viết, lí lẽ, bằng chứng được sử dụng cho từng luận điểm)?
Nhan đề | Bao quát nội dung toàn bài |
Bố cục | - Phần 1: Hồn thơ trong bài thơ Nắng mới. - Phần 2: Chi tiết "Nắng mới" và cái "áo đỏ" trong bài thơ Nắng mới. - Phần 3: Nét cười trong bài thơ Nắng mới. - Phần 4: Khái quát lại nội dung toàn bài. |
Luận điểm | - Nắng mới đã hội tụ được những vẻ đẹp nơi tâm hồn thơ Lưu Trọng Lư: thành thực phiêu lưu trong cõi mộng, cứ để lòng mình tràn lan trên mặt giấy. - Hai chữ "nắng mới" vừa ghi nhận một thời điểm đặc biệt trên dòng chảy thời gian vừa diễn tả không gian - Mẹ là tâm điểm của nỗi nhớ về tuổi thơ trong nắng mới, là nét son trong "những ngày không" đi suốt cuộc đời với nhà thơ. |
Lí lẽ | - Nắng mới đã rọi vào cái tình cảm muôn thuở mà bao giờ cũng mới mẻ. - Thời điểm ấy.....mung lung đến thế. - Dáng vào ra của mẹ...đa cảm. |
Bằng chứng | - Mô típ bài thơ. - Chủ thể trong bài thơ. - Phân tích khổ thơ hai khổ thơ: "Mỗi lần nắng mới hắt bên song... những ngày không."; "Tôi nhớ mẹ tôi...trước giậu phơi." - Phân tích khổ thơ "Hình dáng mẹ...giậu thưa. - So sánh với bài thơ của Hoàng Cầm. |
Tìm đọc một văn bản nghị luận bàn về xã hội, ghi vào vở luận đề, các luận điểm, các kiểu đoạn văn được sử dụng ở văn bản đó.
Ví dụ văn bản: Phải chăng chỉ có ngọt nào mới làm nên hạnh phúc – Phạm Thị Ngọc Diễm.
- Luận đề: Phải chăng chỉ có ngọt ngào làm nên hạnh phúc?
- Luận điểm:
+ Ngọt ngào là hạnh phúc
+ Hạnh phúc không chỉ đến từ những điều ngọt ngào ấy, nó còn có thể được tạo nên bởi những vất vả, mệt nhọc, thậm chỉ là nỗi đau.
- Các kiểu đoạn văn:
+ Đoạn 1: Đoạn văn diễn dịch
+ Đoạn 2: Đoạn văn quy nạp
+ Đoạn 3: Đoạn văn hỗn hợp
+ Đoạn 4: Đoạn văn diễn dịch
+ Đoạn 5: Đoạn văn quy nạp
+ Đoạn 6: Đoạn văn hỗn hợp